Tin tổng hợp - Sau khi tràn qua Phi Luật Tân gây{nl}thiệt mạng hơn 200 người và làm khoảng 450,000 người trở thành vô gia{nl}cư, bão Ketsana tiếp tục đổ vào Việt Nam và gây ra một số thiệt hại cho{nl}khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Bão Ketsana là bão thứ chín trong năm{nl}nay ở Việt Nam. Theo một vài thống kê sơ bộ, được loan tải trên báo chí{nl}Việt Nam, bão Ketsana đã gây tử vong cho hơn 30 người, một số người mất{nl}tích và hàng trăm người bị thương. Gió bão còn làm sập hàng ngàn căn{nl}nhà, gây hư hỏng khoảng 2000 căn nhà khác, cùng nhiều trường học. Làm{nl}hư hại hàng chục ngàn mẫu lúa và hoa màu.
Tại Quảng Ngãi, mưa bão làm 2{nl}người chết, 12 người bị thương, làm chìm 11 tàu trong đó có một tàu vận{nl}tải trọng tải 1.500 tấn. Gió lớn tới mức hất văng và lật ngửa một xe{nl}hơi. Tại đảo Lý Sơn, gió bão đã làm hàng ngàn căn nhà, phòng làm việc{nl}của trụ sở xã, chợ bị tốc mái. Ở Quảng Nam đã có 3 người dân thiệt mạng.
Ðiều{nl}đáng lo là nước sông ở các huyện phía Bắc Quảng Nam đang dâng cao,{nl}khiến nhiều hồ chứa nước, đập thủy điện bị tràn và uy hiếp khu vực hạ{nl}lưu. Tại Ðà Nẵng, mưa bão đã làm hai người chết, 9 tàu và thuyền ở các{nl}quận Liên Chiểu, Sơn Trà bị vỡ và chìm. Nước đang cô lập 600 gia đình ở{nl}khu vực này với bên ngoài. Ðồng thời gió mạnh sóng lớn đe dọa gây xói{nl}lở tại khu vực huyện Hoà Vang. Còn ở Thừa Thiên Huế, mưa bão đã làm 2{nl}người chết, 3 người bị thương. Lụt nặng khiến huyện Phú Vang bị chia{nl}cắt hoàn toàn với thành phố Huế. Nhiều xã tại huyện Phú Lộc bị cô lập.{nl}Toàn bộ các làng, xóm ven cửa biển Tư Hiền bị chìm trong mực nước{nl}khoảng hơn 1 thước.
Ngược lên Tây Nguyên, tại{nl}Lâm Ðồng, bão số 9 đã làm một người chết, 8 người bị thương. Ở Ðắk Lắk,{nl}toàn bộ huyện Ma Dõrak bị mất điện vì một số trụ điện trung thế bị gãy,{nl}khoảng 500 căn nhà mất mái, khá nhiều trường học, công sở bị hư hại.{nl}Khoảng hơn 1000 mẫu lúa ngô và 1000 mẫu mía mất trắng. Tỉnh Kon Tum dẫn{nl}đầu khu vực Tây Nguyên về thiệt hại nhân mạng với 12 người chết, một{nl}người mất tích. Ðó là những thống kê sơ khởi và thông tin được báo chí{nl}Việt Nam ghi nhận cho đến trưa và chiều ngày hôm nay. Tại thành phố Hội{nl}An thuộc tỉnh Quảng Nam, một người cho biết đến bây giờ thì bão giảm{nl}dần về cấp gió. Bây giờ còn cấp 6 cấp 7, trời bằt đầu tạnh mưa nhưng{nl}nước sông Thu Bồn do ảnh hưởng của bão nên mực nước trên báo động 3 và{nl}dự báo từ đêm nay đến sáng mai thì sẽ lên trên nửa mét nước nữa so với{nl}mức báo động 3. Như vậy là thành phố Hội An vừa phải giải quyết hậu quả{nl}của bão, vừa phải đối phó với lụt.
Ðến giờ phút{nl}này thì chưa có người nào thiệt mạng, nhà cửa thì tốc mái một ít nhưng{nl}cây cối gãy đổ và các đường dây diện hạ thế, trung thế, cao thế bị hư{nl}hại nhiều. Nhiều người cho biết bão Ketsana cũng giống như bão Xangsane{nl}cách đây hai năm, cho dù không mạnh bằng về tốc độ nhưng thực tế mạnh{nl}hơn về cấp gió, lại mang theo mưa lớn nên nó kết hợp giữa bão và lũ{nl}lụt. Dự báo cho rằng bão số 9 sẽ đổ bộ từ cấp 12 đến cấp 13, nhưng thực{nl}tế thì chỉ ở cấp 10 đến cấp 11 mà thôi. Bão cũng đổ vào sớm hơn những{nl}dự báo thời tiết của cơ quan theo dõi khí tượng trong nước, đưa đến{nl}những chỉ trích về những hoạt động của cơ quan này là không chính xác.
Tin{nl}chiều nay cho biết con số người chết hiện được loan báo ở mức 30 người{nl}nhưng có thể còn tăng cao, hơn 170,00 người phải di tản khi bão số 9{nl}đánh vào các tỉnh miền Trung Việt Nam. Truyền hình Việt Nam nói ít nhất{nl}32 người thiệt mạng, trong khi Vietnam Airlines phải hủy mọi chuyến bay{nl}ra Ðà Nẵng. Tại tỉnh Quảng Ngãi, hơn 5000 người từ các xã ven biển từ{nl}Bình Sơn tới Ðức Phổ cũng phải di tản. Huyện đảo Lý Sơn là bị ảnh hưởng{nl}nặng nhất với hàng ngàn ngôi nhà bị tốc mái, cây cối hoa màu thiệt hại{nl}nặng. Báo trong nước loan tin trước các đợt sóng biển cao đến 7 thước,{nl}hàng trăm tàu cá nằm ở các bãi ngang ven biển Quãng Ngãi bị đánh chìm.{nl}Người dân mất trắng tài sản. Một số địa phương, trong đó có các xã Tịnh{nl}Hòa, Tịnh Kỳ huyện Sơn Tịnh, xã Bình Châu huyện Bình Sơn bị cô lập hoàn{nl}toàn do cây cối đổ rạp, nước lũ lên cao làm ngập quốc lộ 24B.
Giao{nl}thông trên một số đường tại thành phố Quảng Ngãi bị tê liệt do cột{nl}điện, cây cối bị đổ. Ban đầu tâm bão được dự đoán đi vào Thừa Thiên Huế{nl}và Ðà Nẵng, nhưng sau đó bão đổ bộ vào giữa Quảng Ngãi và Ðà Nẵng, vùng{nl}bị ảnh hưởng của bão bao trùm toàn bộ các tỉnh thuộc miền Trung Việt{nl}Nam, từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng{nl}Nam. Các tỉnh chịu nhiều mưa trong hai ngày qua là Thừa Thiên-Huế,{nl}Quảng Trị và Quảng Bình, nơi lượng mưa có thể đạt từ 500 đến 600{nl}milimét. Các trường học miền Trung cho học sinh nghỉ học để tránh bão.{nl}Ðà Nẵng có trên 35,000 người phải di tản, Hai tàu cá của dân đã bị bão{nl}đánh vỡ do không chịu neo đậu vào nơi chỗ an toàn.
Mưa{nl}xối xả trong hai ngày hôm qua và hôm nay đã khiến nước các sông miền{nl}Trung lên nhanh. Mực nước sông Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi đã vượt mức báo{nl}động nguy hiểm nhất tới gần 2 thước, vượt cả đỉnh cao lịch sử năm 1964.{nl}Trung tâm dự bão khí tượng thủy văn trung ương cho biết lượng mưa hai{nl}ngày qua tại các tỉnh Quảng Trị, Bình Ðịnh, Gia Lai và Kon Tum nhận{nl}được từ 100 đến 200 milimét, riêng vùng tâm bão từ Thừa Thiên Huế đến{nl}Quảng Ngãi tới 300 đến 500 milimét, nhièu nhất là tại Nam Ðông tỉnh{nl}Thừa Thiên Huế lên tới 700 milimét. Mưa lớn khiến mực nước ở các sông{nl}miền Trung và Tây Nguyên đang ở mức rất cao. Nước ở các sông của Thừa{nl}Thiên Huế, Quảng Nam, Ðà Nẵng đều vượt báo động 3 là mức nguy hiểm{nl}nhất. Tại Tây Nguyên, mực nước sông Pôkô vượt báo động 3 gần 5 thước và{nl}cao hơn đỉnh nước năm 2006 đến 1.4 thước. Nước sông Ðakbla 596 thước{nl}tức bằng mức lịch sử năm 1996.
Dù bão tan,{nl}nhưng hoàn lưu bão còn tiếp tục gây mưa to nên khả năng các sông miền{nl}Trung và Tây Nguyên còn tiếp tục lên nhanh. Dự báo đêm nay và sáng mai,{nl}các sông từ Thiên Thiên Huế đến Quảng Ngãi sẽ vượt mức báo động nguy{nl}hiểm nhất, các sông ở Gia Lai, Kon Tum cũng có thê gây lụt lội lớn. Như{nl}vậy, những ngày tới người dân miền Trung phải đối mặt với ngập lụt,{nl}nhiều khu vực bị chia cắt. Theo kinh nghiệm của những người dân ở đây,{nl}thiệt hại do lũ lụt thường lớn gấp nhiều lần so với bão. Lũ lụt thường{nl}kéo dài, một số khu vực miền núi rất dễ xảy ra đất chuồi vùi lấp nhiều{nl}nhà dân vì rừng đã bị khai hoang không còn những cản trở thiên nhiên để{nl}ngăn cản giòng nước.(SBTN)
{nl}{nl}