Tin{nl}New York - Trong lúc Chủ tịch nhà nước Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Minh{nl}Triết đến New York tham dự cuộc họp của Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc{nl}trong lúc Việt Nam chuẩn bị đảm nhận lần thứ hai chức chủ tịch luân{nl}phiên của Hội đồng Bảo an trong tháng 10. Một số chuyên gia cho rằng,{nl}đảm nhận vị trí chủ tịch giúp Việt Nam cảm nhận thanh thế ở tầm quốc tế{nl}cũng như tạo lập liên minh, nhưng đồng thời nước này cũng phải thể hiện{nl}rõ quan điểm trong các vấn đề được đem ra thảo luận. Ðại sứ Cộng sản{nl}Việt Nam tại Hoa Kỳ là Lê Công Phụng, được báo chí trong nước trích lời{nl}nói rằng chuyến công du của Nguyễn Minh Triết sang Hoa Kỳ tham dự các{nl}phiên thảo luận ở Liên Hiệp Quốc là vô cùng quan trọng không chỉ đối{nl}với quan hệ Việt Mỹ, mà còn để Việt Nam tăng cường quan hệ với các quốc{nl}gia khác. Theo tin cho biết Nguyễn Minh Triết dự trù sẽ có cuộc gặp{nl}song phương với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bên lề hội nghị nhưng{nl}việc này đã không xảy ra.
Giáo sư Carl{nl}Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia,{nl}nhận định rằng Việt Nam sẽ nói lên tiếng nói đại diện cho cả châu Á và{nl}các nước đang phát triển tại phiên họp lần này ở Liên Hiệp Quốc vì được{nl}bầu vào Hội đồng Bảo an với đa số phiếu của các nước thành viên, nhưng{nl}Nguyễn Minh Triết đã không phát biểu về yêu cầu của các nước đang phát{nl}triển mà chỉ nói bâng quơ về việc Việt Nam ủng hộ chương trình giải{nl}giới nguyên tử của thế giới, nhưng cũng ủng hộ việc các nước có quyền{nl}thủ đắc kỹ thuật nguyên tử để tạo năng lượng cho người dân.
Hội{nl}đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc gồm 15 thành viên được coi là nơi ra quyết{nl}định trung tâm tại Liên Hiệp Quốc, với quyền hạn thông qua các nghị{nl}quyết bắt buộc thi hành, áp đặt lệnh trừng phạt cũng như gửi các phái{nl}đoàn gìn giữ hòa bình tới toàn thế giới. Việt Nam bắt đầu nhiệm vụ của{nl}thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an hồi tháng Giêng năm 2008.{nl}Giáo sư Thayer cho rằng với vai trò Chủ tịch luân phiên của Hội đồng{nl}Bảo an, Việt Nam phải đối mặt cũng như phải thể hiện quan điểm rõ ràngõ{nl}đối với một loạt các vấn đề từ can thiệp quân sự ở châu Phi, giải trừ{nl}vũ khí nguyên tử toàn cầu, nhưng ở vai trò này Việt Nam khó có thể nêu{nl}lên những vấn đề khu vực như tranh chấp hải đảo. Ông Thayer nhận định{nl}vấn đề tranh chấp ở biển Ðông không nằm trong chương trình nghị sự và{nl}nó sẽ bị chặn bởi các thành viên khác, đại diện Việt Nam khó có thể nêu{nl}lên vấn đề này.
Trong một chương trình nghị{nl}sự dày đặc gồm các vấn đề như Somalia, Sudan, Iran hay Trung Ðông, châu{nl}Á cũng như vấn đề biển Ðông chưa phải là vấn đề nóng bỏng. Ngoài ra,{nl}vấn đề này lại liên quan tới Trung Cộng mà nước này có quyền phủ quyết,{nl}nên không ai nghĩ Việt Nam sẽ tìm cách để đưa chủ đề này ra Hội đồng.{nl}Việt Nam chỉ có thể tìm cách ỏtạo lập liên minh với một số quốc gia có{nl}thể cân bằng quyền lực với Trung Cộng thông qua các vận động hậu{nl}trường. Trên cương vị Chủ tịch luân phiên lần hai của Hội đồng Bảo an,{nl}Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của Cộng sản Việt Nam Phạm Gia{nl}Khiêm sẽ chủ tọa buổi họp đầu tiên trong tháng 10 về chủ đề Phụ nữ, hòa{nl}bình và an ninh. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hiện có năm thành viên{nl}thường trực có quyền phủ quyết gồm Anh, Trung Cộng, Pháp, Nga và Hoa{nl}Kỳ. Ngoài ra, còn có 10 thành viên không thường trực, trong đó có Việt{nl}Nam, được bầu cho nhiệm kỳ hai năm.(SBTN) {nl}{nl}