{nl}{nl}{nl}
Tin Hà Nội - có 9 người Bắc Hàn đã vào tòa đại sứ Ðan{nl}Mạch ở thủ đô Hà Nội của Cộng sản Việt nam để xin tị nạn chính trị, sau{nl}khi họ trốn khỏi đất nước Cộng sản ở vùng Ðông Bắc Á để tìm thực phẩm{nl}và tự do. Ông Kim Sang-heon, một người tranh đấu cho nhân quyền tại Nam{nl}Hàn giúp đỡ cho những người đào tị từ miền bắc nói ông đã gởi gởi 9{nl}người Bắc Hàn vào tòa đại sứ Ðan Mạch tại Hà Nội. Ông Peter Hansen, Ðại{nl}sứ Dan Mạch xác nhận với hãng tin Reuters là những người Bắc Hàn đã vào{nl}tòa đại sứ vào sáng nay, nhưng không trả lới các câu hỏi của các phóng{nl}viên.
Trong một bản tin mà hãng Reuters loan đi nói hôm thứ Năm nói có{nl}9 người vào tòa đại sứ Ðan Mạch trong đó có một cặp vợ chồng, một người{nl}mẹ, một người con gái và 5 cá nhân khác, họ lã những người từ Bắc Hàn{nl}đào thoát từ nhiều địa điểm khác nhau để tìm kiếm thực phẩm và tự do{nl}hầu tránh khỏi sự đàn áp và bắt bớ của chính quyền Cộng sản độc tài.{nl}Bản tuyên bố nói một số người đã bị cảnh sát Trung Cộng bắt để trục{nl}xuất về Bắc Hàn và họ có nguy cơ sẽ bị giam giữ trong nhiều tháng trời{nl}trong tình trạng được mô tả là vô cùng tàn bạo. Một người tị nạn nói họ{nl}thà chết vì tự do chứ không chờ đợi trong tuyệt vọng. Bộ Thống Nhất Nam{nl}Hàn cho biết hơn 16 ngàn người Bắc Hàn đã đào thoát sang Nam Hàn kể từ{nl}khi chiến tranh Cao ly kế thúc vào năm 1953, đa số là trong thời gian{nl}khoảng gần 10 năm qua.
Ngày càng có{nl}thêm người tìm cách đào thoát khỏi Bắc Hàn vì tình trạng kinh tế tệ hại{nl}hơn, và thành phần trung gian cũng như những người tranh đấu cho nhân{nl}quyền càng có thêm kinh nghiệm trong nỗ lực giúp đỡ họ. Bộ ngoại giao{nl}Nam Hàn đã không bình luận gì về đợt dào tị mới này và họ thường tìm{nl}cách né tránh nói về những người đào tị Bắc Hàn. Bộ ngoại giao Cộng sản{nl}Việt nam cũng không bình luận gì về việc này vì sợ làm mất mặt quốc gia{nl}Cộng sản đồng minh là Bắc Hàn, nhưng cũng sợ làm buồn lòng Nam Hàn là{nl}quốc gia buôn bán rất nhiều với Việt Nam. Ða số những người đào tị từ{nl}Bắc Hàn là thành phần nghèo khổ, họ thường trốn sang vùng biên giới{nl}canh phòng lỏng lẻo ở khu vực rộng lớn thưa thớt dân cư ở miền đông nam{nl}Hoa Lục.
Họ thường tìm cách sang Nam{nl}Hàn qua một quốc gia đệ tam, vì chính quyền Bắc Kinh liệt kê họ vào{nl}dạng tị nạn kinh tế nên thường cưỡng bách họ hồi hương. Mới đây những{nl}người đạo tị đã tìm cách sang Thái Lan, mặc dù nhiều người vẫn tìm cách{nl}trốn vào các tòa đại sứ tại Hoa Lục, Việt Nam, Lào và Mông Cổ để được{nl}tái định cư tại Nam Hàn. Trước đây vào năm 2004 đã có hàng trăm người{nl}tỵ nạn Bắc Hàn trốn được đến Việt Nam, Hà Nội đã dấu nhẹm chuyện này và{nl}sau đó dàn xếp để chính quyền Nam Hàn đã dùng phi cơ chở 468 người tị{nl}nạn rời khỏi Việt Nam, nhưng tin cũng lọt ra ngoài và việc này đã gây{nl}phẫn nộ cho Bình Nhưỡng, đưa đến việc Bắc Hàn rút đại sứ về nước và cắt{nl}đứt mọi liên hệ với Hà Nội. Tuy nhiên sau đó thì dần dần hai bên cũng{nl}làm hòa trở lại sau khi Việt Nam viện trợ lương thực cho Bắc Hàn.(SBTN){nl}
{nl}{nl}