Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
9 NGƯỜI BẮC HÀN XIN TỊ NẠN TRONG TÒA ÐẠI SỨ ÐAN MẠCH Ở VIỆT NAM
{nl}{nl}{nl}
Tin Hà Nội - có 9 người Bắc Hàn đã vào tòa đại sứ Ðan{nl}Mạch ở thủ đô Hà Nội của Cộng sản Việt nam để xin tị nạn chính trị, sau{nl}khi họ trốn khỏi đất nước Cộng sản ở vùng Ðông Bắc Á để tìm thực phẩm{nl}và tự do. Ông Kim Sang-heon, một người tranh đấu cho nhân quyền tại Nam{nl}Hàn giúp đỡ cho những người đào tị từ miền bắc nói ông đã gởi gởi 9{nl}người Bắc Hàn vào tòa đại sứ Ðan Mạch tại Hà Nội. Ông Peter Hansen, Ðại{nl}sứ Dan Mạch xác nhận với hãng tin Reuters là những người Bắc Hàn đã vào{nl}tòa đại sứ vào sáng nay, nhưng không trả lới các câu hỏi của các phóng{nl}viên.
Trong một bản tin mà hãng Reuters loan đi nói hôm thứ Năm nói có{nl}9 người vào tòa đại sứ Ðan Mạch trong đó có một cặp vợ chồng, một người{nl}mẹ, một người con gái và 5 cá nhân khác, họ lã những người từ Bắc Hàn{nl}đào thoát từ nhiều địa điểm khác nhau để tìm kiếm thực phẩm và tự do{nl}hầu tránh khỏi sự đàn áp và bắt bớ của chính quyền Cộng sản độc tài.{nl}Bản tuyên bố nói một số người đã bị cảnh sát Trung Cộng bắt để trục{nl}xuất về Bắc Hàn và họ có nguy cơ sẽ bị giam giữ trong nhiều tháng trời{nl}trong tình trạng được mô tả là vô cùng tàn bạo. Một người tị nạn nói họ{nl}thà chết vì tự do chứ không chờ đợi trong tuyệt vọng. Bộ Thống Nhất Nam{nl}Hàn cho biết hơn 16 ngàn người Bắc Hàn đã đào thoát sang Nam Hàn kể từ{nl}khi chiến tranh Cao ly kế thúc vào năm 1953, đa số là trong thời gian{nl}khoảng gần 10 năm qua.
Ngày càng có{nl}thêm người tìm cách đào thoát khỏi Bắc Hàn vì tình trạng kinh tế tệ hại{nl}hơn, và thành phần trung gian cũng như những người tranh đấu cho nhân{nl}quyền càng có thêm kinh nghiệm trong nỗ lực giúp đỡ họ. Bộ ngoại giao{nl}Nam Hàn đã không bình luận gì về đợt dào tị mới này và họ thường tìm{nl}cách né tránh nói về những người đào tị Bắc Hàn. Bộ ngoại giao Cộng sản{nl}Việt nam cũng không bình luận gì về việc này vì sợ làm mất mặt quốc gia{nl}Cộng sản đồng minh là Bắc Hàn, nhưng cũng sợ làm buồn lòng Nam Hàn là{nl}quốc gia buôn bán rất nhiều với Việt Nam. Ða số những người đào tị từ{nl}Bắc Hàn là thành phần nghèo khổ, họ thường trốn sang vùng biên giới{nl}canh phòng lỏng lẻo ở khu vực rộng lớn thưa thớt dân cư ở miền đông nam{nl}Hoa Lục.
Họ thường tìm cách sang Nam{nl}Hàn qua một quốc gia đệ tam, vì chính quyền Bắc Kinh liệt kê họ vào{nl}dạng tị nạn kinh tế nên thường cưỡng bách họ hồi hương. Mới đây những{nl}người đạo tị đã tìm cách sang Thái Lan, mặc dù nhiều người vẫn tìm cách{nl}trốn vào các tòa đại sứ tại Hoa Lục, Việt Nam, Lào và Mông Cổ để được{nl}tái định cư tại Nam Hàn. Trước đây vào năm 2004 đã có hàng trăm người{nl}tỵ nạn Bắc Hàn trốn được đến Việt Nam, Hà Nội đã dấu nhẹm chuyện này và{nl}sau đó dàn xếp để chính quyền Nam Hàn đã dùng phi cơ chở 468 người tị{nl}nạn rời khỏi Việt Nam, nhưng tin cũng lọt ra ngoài và việc này đã gây{nl}phẫn nộ cho Bình Nhưỡng, đưa đến việc Bắc Hàn rút đại sứ về nước và cắt{nl}đứt mọi liên hệ với Hà Nội. Tuy nhiên sau đó thì dần dần hai bên cũng{nl}làm hòa trở lại sau khi Việt Nam viện trợ lương thực cho Bắc Hàn.(SBTN){nl}