Tin{nl}Hà Nội - Báo chí trong nước thú nhận trên thị trường Hà Nội hiện nay{nl}xuất hiện nhan nhản hàng kim khí điện máy chuyển về từ biên giới, đa số{nl}là hàng giả, hàng nhái. Nhiều gia đình sử dụng các mặt hàng gia dụng,{nl}điện tử, điện lạnh được thiết kế giống hệt các thương hiệu nổi tiếng{nl}nhưng nhãn hiệu được viết chệch đi một vài chữ như Sonny với hai chữ N,{nl}Panasoni thiếu một chữ C ở cuối, Shaap thiếu chữ R, Hitachic thêm chữ C{nl}ở cuối, vân vân. Giám đốc một trung tâm điện máy tại Hà Nội nhận xét{nl}tình trạng này khiến việc đầu tư vào trung tâm điện máy ở khu vực phía{nl}Bắc khó khăn hơn phía Nam rất nhiều.
Quản lý{nl}đối ngoại Công ty Loreal Việt Nam cũng than mỹ phẩm giả thương hiệu{nl}Loreal, Lancôme, Maybeline xuất hiện rất nhiều tại thị trường Hà Nội,{nl}nhưng điều đáng lo ngại hơn là một số cửa hàng còn ngang nhiên trưng{nl}bảng hiệu bảo đảm bán hàng chính hãng. Khi họ can thiệp thì các cửa{nl}hàng không chịu gỡ bảng hiệu xuống, nhiều chủ cửa hàng còn thách thức{nl}có người mua thì có người bán, không việc gì phải đóng cửa. Kết quả{nl}khảo sát thị trường về hàng giả do Công ty Nielsen và tổ đặc trách{nl}quyền sở hữu trí tuệ Ý tại Việt Nam thực hiện mới đây cho thấy tại thị{nl}trường Việt Nam, các sản phẩm dệt may, giày dép, mỹ phẩm, gia dụng,{nl}rượu và thức uống có cồn, kim khí điện máy và dược phẩm bị giả nhiều{nl}nhất. Trong đó mặt hàng dệt may giả bày bán nhiều tại Saigon tỷ lệ lên{nl}tới 27%; dược phẩm giả và hàng điện tử giả bán nhiều tại Hà Nội tỉ lệ{nl}lên đến gần 50%.
Cũng theo kết quả cuộc khảo{nl}sát, dù biết là hàng giả nhưng người tiêu dùng vẫn mua vì có đến 81%{nl}cho rằng giá rẻ và thiết kế đẹp không thua hàng thật nên họ quyết định{nl}mua hàng giả. Nhiều trường hợp người có thu nhập cao cũng mua phải hàng{nl}giả vì không thể phân biệt với hàng thật. Cửa khẩu Việt Trung là nơi{nl}xuất phát hàng giả đổ vào các tỉnh phía Bắc và 83% hàng giả bán tại Hà{nl}Nội đều có nguồn gốc từ Trung Cộng.(SBTN)
{nl}{nl}