Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
BÁO TRUNG CỘNG ÐĂNG BÀI NÓI VIỆT NAM PHẢI THỰC SỰ NHỚ ƠN MÔ HÌNH TRUNG CỘNG
Tin{nl}Bắc Kinh - Nhật báo Người Việt hôm nay chạy một bản tin liên quan đến{nl}tờ Nhân Dân Nhật Báo của Bắc Kinh đăng một bài nhận định trên trang báo{nl}điện tử, nói Việt Nam bắt chước 100% mô hình của Trung Cộng, và Việt{nl}Nam cần thực sự nhớ ơn quốc gia đàn anh này. Tờ Nhân Dân Nhật Báo là cơ{nl}quan ngôn luận chính thức của Ðảng Cộng Sản Trung Cộng mở đầu rằng mô{nl}hình Trung Cộng là độc nhất vô nhị. Trong nhiều năm qua, mô hình này{nl}được xem là đề tài nóng, và mặc dầu chưa ai có định nghĩa rõ ràng thế{nl}nào là mô hình Trung Cộng, nhìn chung, mô hình này liên hệ đến sự phát{nl}triển được xây dựng trên điều kiện cụ thể của quốc gia, gắn liền với hệ{nl}thống Xã Hội Chủ Nghĩa, hấp thu vốn và kinh nghiệm các quốc gia Tây{nl}Phương, mở cửa ra thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích{nl}doanh nghiệp tư nhưng vẫn giữ vững chủ trương của đảng Cộng sản. Bài{nl}viết kể ra có ba nước bắt chước Trung Cộng là Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn.{nl}Bài viết cũng nói rõ Cuba và Bắc Hàn chỉ bắt chước một phần, còn Cộng{nl}sản Việt Nam thì bắt chước 100% từ năm 1986.
Nhân{nl}Dân Nhật Báo còn viết: Một học giả kỳ cựu về nghiên cứu Trung Cộng của{nl}Việt Nam nói với báo chí Hồng Kong năm 1997 rằng bà ta được yêu cầu{nl}nghiên cứu tất cả mọi bước cải cách và mở cửa của Trung Cộng, rồi báo{nl}cáo lại cho Ủy Ban Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Báo cáo này đóng{nl}vai trò kim chỉ nam cho quyết định của Hà Nội vào năm 1986. Việt Nam{nl}không chỉ học kinh nghiệm cải cách của Trung Cộng, mà còn học cả lý{nl}thuyết xây dựng Ðảng, lý thuyết cùng kinh nghiệm chống tham nhũng của{nl}Ðảng Cộng Sản Trung Cộng.
Bài{nl}báo cũng nói là chính Ðào Duy Quát, tổng biên tập báo Ðiện Tử Ðảng Cộng{nl}Sản Việt Nam, gần đây tự có kết luận về kinh nghiệm mở cửa của Trung{nl}Cộng, và kết luận rằng Việt Nam cần phải thực sự nhớ ơn mô hình Trung{nl}Cộng, nhờ mô hình này mà Việt Nam có sự phát triển kinh tế nhanh và nền{nl}chính trị thì ổn định. Ðiều này cũng cho thấy sự thần phục của Cộng sản{nl}Việt Nam đối với quan thày Trung cộng là rõ rệt, và cũng giải thích{nl}được sự khiếp nhược của những cán bộ Cộng sản Việt Nam trước những lấn{nl}luớt của Trung cộng trong thời gian qua.(SBTN) {nl}{nl}