Tin Hà Nội - Vào đầu tháng này công ty Indochina{nl}Capital Vietnam Holdings Limited đã tuyên bố quyết định rút vốn tại thị{nl}trường Việt Nam để đóng quỹ và thanh lý toàn bộ danh mục đầu tư trong{nl}vòng 12 đến 18 tháng tới. Quyết định này đã làm cho nhà cầm quyền Cộng{nl}sản Việt Nam hết sức mất mặt, và cho thấy một số công ty quốc tế đang{nl}bỏ chạy khỏi Việt Nam. Hà Nội cho rằng đây là kết quả của hoạt động{nl}kinh doanh yếu kém của Indochina Capital trong mấy năm gần đây. Quỹ này{nl}được thành lập năm 1999, hoạt động tới nay đã được 10 năm.
Tuy{nl}nhiên tính đến ngày 31 tháng 7 năm 2009, giá trị tài sản của ICV tại{nl}Việt Nam là 243 triệu đôla, chỉ bằng một nửa so với giá trị ban đầu.{nl}Việc thị trường chứng khoán và bất động sản ở Việt Nam sụp đổ từ giữa{nl}năm 2007 và kéo dài tới mãi đầu năm 2009 đã đẩy hầu hết các quỹ đầu tư{nl}hoạt động ở Việt Nam vào tình trạng khó khăn. Năm 2008, thị trường{nl}chứng khoán Việt Nam có mức giảm tồi tệ nhất trên thế giới. Giá trị của{nl}nhiều quỹ đầu tư vì thế đã xuống dốc thê thảm. Tệ nhất là PXP Vietnam{nl}Fund với mức giảm tới 71% giá trị trong năm 2008, sau đó là Dragon{nl}Capital với mức giảm 61%. Cũng trong năm này, Indochina Capital mất 53%{nl}giá trị. Từ đầu năm 2009 trở lại đây, thị trường chứng khoán ở Việt Nam{nl}vẫn lên xuống bất thường. Báo cáo của công ty LCF Rothschild cho biết{nl}các quỹ đầu tư của Việt Nam có tốc độ hồi phục rất chậm, tăng trưởng{nl}của các quỹ này chỉ đạt 25%. Việc công ty Indochina Capital rút vốn đã{nl}gây xáo động lớn đối với thị trường chứng khoán của Việt Nam. Theo{nl}thống kê của Mekong Capital, có khoảng 60 quỹ đầu tư hiện đang hoạt{nl}động tại Việt Nam, trong đó phần lớn là các quỹ trong nước với trị giá{nl}tài sản bé nhỏ.
Trong số các quỹ nước ngoài,{nl}nổi bật nhất hiện nay vẫn là Vina Capital, Dragon Capital, PXP, và{nl}Prudential Vietnam. Việc khôi phục được lòng tin của các nhà đầu tư{nl}tiềm năng ngoại quốc vào thị trường chứng khoán của Việt Nam được coi{nl}là rất khó khăn trong những ngày tới.(SBTN)
{nl}{nl}