Trong{nl}khi đó tính đến chiều ngày hôm nay, miền Trung và Tây Nguyên đã có 20{nl}người chết, mất tích và bị thương, thiệt hại vật chất rất nặng do cơn{nl}mưa lũ vừa qua. Tính ra cho đến trưa hôm nay đã có 7 người chết, 4{nl}người mất tích và 9 người bị thương do đợt mưa kéo dài từ ngày thứ năm{nl}tuần trước cho đến nay. Ðịa phương có số người gặp nạn nhiều nhất là{nl}Quảng Ngãi với 8 trường hợp, tiếp đó là Gia Lai 5 trường hợp. Các tỉnh{nl}miền Trung và Tây Nguyên toàn khu vực đã có 1470 nhà bị ngập, Ðà Nẵng{nl}chiếm đến 1400 nhà, 65 nhà bị tốc mái, hư hỏng và 6 nhà bị cuốn trôi{nl}đều nằm ở tỉnh Quảng Ngãi. Mưa lũ đã làm sạt lở, trôi, bồi lấp hơn 36{nl}ngàn thước đất của các công trình giao thông và làm 72 cây số đường{nl}giao thông nông thôn bị hư hỏng, trong đó Quảng Trị và Quảng Ngãi là{nl}hai tỉnh bị thiệt hại nặng nhất. {nl}{nl}{nl}
Ðặc biệt hầu{nl}hết các địa phương trong khu vực đều bị thiệt hại nặng về sản xuất nông{nl}nghiệp với tổng số 19 ngàn lúa bị ngập, 10 ngàn mẫu rau màu các loại bị{nl}hư hại. Chưa kể 242 tấn cá tôm bị trôi; 800 mẫu diện tích ao nuôi hải{nl}sản bị ngập; 7 tàu thuyền, sà lan bị chìm hoặc lật. Mặc dù các tỉnh{nl}Bình Ðịnh, Ðăk Lăk, Ðăk Nông, Gia Lai và Kon Tum chưa có báo cáo tổng{nl}giá trị thiệt hại nhưng qua thống kê ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa{nl}Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và TP Ðà Nẵng thì con số thiệt hại đã{nl}lên đến trên 300 tỷ đồng. Ðến trưa ngày hôm nay dù mưa đã dứt nhưng{nl}nhiều khu dân cư trên địa bàn Quảng Nam vẫn còn ngập sâu trong nước{nl}Toàn bộ các đường về các xã vùng cao tại địa bàn miền núi vẫn chưa được{nl}mở lại. Tại các phường nội thị và các xã vùng đông của thành phố Tam Kỳ{nl}tỉnh Quảng Nam nước vẫn còn ngập sâu. Hiện có hơn 1200 ngôi nhà còn{nl}chìm trong nước.
Hôm nay tin cho biết giá thực{nl}phẩm ở Việt Nam đã tăng vọt do ảnh hưởng của mưa và lũ lụt tại miền{nl}Trung. Tại các chợ trên địa bàn, giá tôm nuôi hạ thê thảm, khoảng 5000{nl}đến 8000 đồng một ký. Trong khi đó, giá rau các loại tăng cao nhưng{nl}không có để bán.
Các mặt hàng thực phẩm như{nl}cá, thịt, rau quả đều tăng giá gấp 2 đến 3 lần so với ngày thường. Tại{nl}chợ Cồn lớn nhất Ðà Nẵng, giá rau muống đã lên tới 8000 đồng một bó,{nl}tăng 4000 đồng; rau cải 10,000 đồng một ký tăng 4000 đồng một ký; rau{nl}mồng tơi, rau ngót từ 4 đến 5000 đồng một bó, tăng gấp đôi so với{nl}trước; hành, ngò tăng giá gấp 3 lần thường ngày. Nhiều người bán còn{nl}tung tin đồn ômai mốt không có rau để mua. Do giá rau cao nên nhiều{nl}người tiêu dùng ở Ðà Nẵng đã thay bằng khoai tây, cà rốt, bắp cải của{nl}Gia Lai, Ðà Lạt hoặc phía Bắc. Mưa lũ trong nhiều ngày qua đã làm hơn{nl}200 mẫu rau màu ở các huyện vùng ven Ðà Nẵng và hơn 2300 mẫu rau màu ở{nl}tỉnh Quảng Nam lân cận bị ngập úng và hư hỏng. Mưa còn làm hư hỏng{nl}nhiều đoạn đường ở khu vực miền Trung ố Tây Nguyên nên lượng rau xanh{nl}từ Ðà Lạt và các tỉnh phía Nam nhập về Ðà Nẵng giảm gần 40%.
Trong{nl}khi đó số người nghỉ bán lại nhiều do một số chợ ở nội và ngoại thành{nl}như Ðống Ða, Hải Hồà bị bao vây bởi biển nước. Ðặc biệt, mặt hàng hải{nl}sản rất khan hiếm, ở hầu hết các chợ ít hàng tươi mà chỉ còn những mặt{nl}hàng hải sản đông lạnh. Theo dự báo của ngành khí tượng thuỷ văn, những{nl}ngày tới trời vẫn còn tiếp tục mưa ở nhiều nơi. Cùng với việc các vùng{nl}rau bị tàn phá, hoạt động sản xuất, đánh bắt hải sản gặp khó khăn, dự{nl}báo nhiều loại thực phẩm ở Ðà Nẵng nói riêng, khu vực miền Trung nói{nl}chung sẽ còn khan hiếm hơn và giá cả sẽ còn tăng cao.(SBTN)
{nl}{nl}