Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
CÁC GIÁO DÂN XỨ TAM TÒA ÐƯỢC TRẢ VỀ NHƯNG CUỘC SỐNG BỊ ÐE DỌA
{nl} Tin Hà Nội - Cũng liên quan đến vấn đề tôn giáo, trong tuần qua Tòa Giám Mục Xã Ðoài, giáo phận Vinh, ra thông cáo cho biết tỉnh Quảng Bình đã thả tất cả những giáo dân xứ Tam Tòa bị bắt từ ngày 20 tháng 7 do họ xây dựng một khu lều che nắng trên nền nhà thờ Tam Tòa cũ. Tuy nhiên, theo thông cáo đó thì những tài sản của giáo dân vẫn chưa được trả lại. Người cuối cùng trong số 19 giáo dân bị cơ quan công an địa phương bắt giữ tại nền nhà thờ Tam Tòa hồi ngày 20 tháng 7 vừa qua được thả ra là bà Cao Thị Tình. Bà này là thủ quỹ của giáo xứ Tam Tòa và cũng là vợ của một người trong nhóm 19 người bị bắt là ông Mai Xuân Thú. Sau khi được thả ra, vào sáng ngày thứ hai vừa qua, bà Cao Thị Tình cho biết bà đã bị bắt viết một bài tự thú đổ hết tội cho giáo dân. Bà kể lại rằng trước đây khi đi lễ chủ nhật nhà nguyện đặt tại nhà ông Trần Công Lý gần nền nhà thờ Tam Tòa đã bị một số đối tượng ngăn cản, thậm chí đánh đập, cướp sách hát của họ.
Tuy vậy trong bốn tuần gần đây, giáo dân bắt đầu tập trung để lễ nguyện đều đặn mỗi tuần vào ngày chủ nhật tại nhà nguyện được cho phép cũng tại nah này. Linh mục chính xứ Lê Thanh Hồng cho biết trong 4 tuần qua thì hai tuần đầu lễ xong cũng có một số công an đến hỏi han, trước đây giáo dân đi lễ rất đông nhưng nay sau vụ bạo động thì giáo dân đi lễ ít vì còn hoang mang, như vậy sinh hoạt tôn giáo chưa trở lại bình thường như trước đây được. Tuần thứ hai thì họ cũng đến và trong tuần đó thì ngài nhận được giấy mời và giấy triệu tập của công an nhưng ngài từ chối không đi họp. Tuần thứ ba họ cũng đến sau lễ, tuần thứ tư thì công an không đến nữa nhưng những người trong tiểu khu cũng trà trộn trong giáo dân. Ðối với bà Cao Thị Tình thì dù nay được về nhà thế nhưng nhà nước vẫn cho người rỉ tai tố cáo gia đình bà là phản động, từ khi bà về thì những ai thân thiết cũng không dám đến. Về công ăn việc làm thì bà cũng cho biết trước đây bà buôn bán tại chợ; nhưng khi họ được thả về thì có người nói họ đập phá hết rồi đừng ra đó nữa mà bị đánh.
Linh mục Phao lồ Nguyễn Ðình Phú thuộc hạt Kỳ Anh ở Hà Tĩnh, người bị đánh khi đến Tam Tòa vào ngày 27 tháng 7, nói nhà nước tiếp tục tuyên truyền với người dân địa phương là những người Công giáo là xấu, là phản động, trong khi Công an và cán bộ nhà nước thì vẫn tránh né khi được tiếp xúc để hỏi họ về vai trò giữ gìn sự yên ổn cho mọi thành phần công dân. Tại nhà thờ Tam Tòa, một hàng rào mới đã được dựng lên quanh khu nền nhà thờ cũ, nơi đây đã được sửa chữa khang trang thành một khu vườn hoa với một hàng rào vây quanh khu chứng tích đó. Nhiều giáo dân địa phận Vinh sau khi xảy ra biến cố Tam Tòa cũng nói thẳng với các linh mục của họ là con đường tử vì đạo nếu cần, là con đường ngắn nhất đưa họ về trời bên cạnh Ðấng mà họ tin thờ.(SBTN)