Tin{nl}Hà Nội - Trong lúc xảy ra những vụ bắt giữ liên tục những người có các{nl}hành động chống Trung Cộng xâm phạm Trường Sa và Hoàng Sa, nhà nước{nl}Cộng sản Việt Nam dưới cái nhìn của nhiều người đều cho rằng đây là{nl}hành động có sự áp lực của Trung Cộng vì những bài viết của các blogger{nl}hay phóng viên trên mạng đã ảnh hưởng rất lớn đến dư luận gây hình ảnh{nl}xấu cho người láng giềng lớn của Việt Nam. Tuy nhiên trên tờ báo Lao{nl}Ðộng và mới đây là tờ VNExpress lại có những bài viết tố cáo Trung{nl}cộng, đưa tới những hành động mâu thuẫn mà nhiều người vẫn chưa thể{nl}hiểu được. Trên tờ Lao Ðộng số phát hành ngày 3 tháng 9 lại công khai{nl}có bài viết cổ võ tinh thần dân tộc thông qua cuộc triển lãm về Hoàng{nl}Sa Trường Sa được tổ chức tại Saigon vài ngày trước đây.
Bài{nl}viết của tác giả Lê Thanh Phong có tựa đề là Lớn nổi thành người, trong{nl}đó tác giả cho rằng các bạn trẻ phải biết về những ngư dân bị tàu lạ{nl}húc chìm trên vùng ngư trường của nước mình, bị bắt vì đánh cá của quê{nl}hương mình, và quan trọng nhất là phải biết cương vực lãnh thổ của cha{nl}ông xác lập đang bị người ta vẽ lại theo ý đồ và tham vọng lấn chiếm.{nl}Ðây là lần đầu tiên một tờ báo chính thống công nhận việc chính phủ{nl}Việt Nam Cộng Hòa từng có những nỗ lực về vấn đề bảo vệ Hoàng Sa Trường{nl}Sa, và lớn tiếng kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam đừng nên thờ ơ trước những{nl}biến động hồi gần đây về vấn đề biển đảo và hãy ý thức trách nhiệm của{nl}mình trong việc giữ gìn đất nước và xây dựng quốc gia. Bài báo này chỉ{nl}xuất hiện trên trang mạng của tờ Lao Ðộng nhưng sau đó 2 ngày đã bị rút{nl}xuống mà không đưa ra lý do.
Ngay sau đó vào{nl}ngày hôm qua, tờ VNExpress cũng cho đăng một bài viết với tựa đề Trung{nl}Cộng muốn biến biển Ðông thành ao nhà, trong đó tố cáo Trung cộng mặc{nl}nhiên coi 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của mình và{nl}muốn biến biển Ðông thành sân sau của mình. Bài báo trích lời ông Trần{nl}Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới của nhà nước trả lời phỏng vấn{nl}về đường lưỡi bò trên bản đồ của Trung cộng phổ biến bao gồm cả Hoàng{nl}Sa Trường Sa, chiếm tới 80% diện tích Biển Ðông, và lời tuyên bố là{nl}Trung Cộng có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Nam{nl}Trung Hoa tức Biển Ðông và các vùng nước kế cận, và cả quyền chủ quyền{nl}và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và{nl}lòng đất đáy biển ở đó. Mặc dù việc đưa ra bản đồ có đường lưỡi bò{nl}không dựa trên bất cứ căn cứ khoa học, pháp lý nào, Trung Cộng vẫn{nl}thường xuyên tung bản đồ đó ở trong nước và trên một số diễn đàn quốc{nl}tế, và tìm mọi cách giành lấy sự mặc nhiên thừa nhận của dư luận chính{nl}thức và không chính thức đối với đường biên giới này.
Tiến{nl}sĩ Trần Công Trục có gần 30 năm công tác tại Ban biên giới và giữ chức{nl}Trưởng ban trong 10 năm. Ông từng trực tiếp tham gia đàm phán giải{nl}quyết biên giới trên bộ, biên giới trên biển trong vịnh Bắc Bộ với{nl}Trung Cộng, đàm phán phân chia thềm lục địa với Nam Dương và Cam Bốt.{nl}Ông cũng đã thú nhận là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trước đây đã có{nl}những hoạt động thực hiện chủ quyền của mình trên các quần đảo Hoàng Sa{nl}và Trường Sa với tư cách một chính phủ một cách liên tục và hòa bình.{nl}Nhiều người theo dõi tình hình tại Việt Nam cho rằng những sự kiện này{nl}cho thấy đang có sự chia rẽ trầm trọng trong nội bộ đảng Cộng sản, một{nl}phe thì đi theo Trung cộng ra lệnh bắt bớ những người chống đối, nhưng{nl}cũng có phe che chở cho một số những ký giả viết những bài báo chống{nl}Trung cộng mãnh liệt như hai bài báo nói trên.(SBTN)
{nl}{nl}