{nl}
Tin{nl}Hà Nội - Việt Nam có hơn 3,000 cây số bờ biển và được đánh giá là có{nl}tài nguyên biển phong phú, dồi dào. Tuy nhiên gần đây, theo đánh giá{nl}của các nhà khoa học, Việt Nam là một trong những nước mà các rạn san{nl}hô đang bị đe doạ nghiêm trọng do tình trạng ô nhiễm môi trường và khai{nl}thác tràn lan. Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học hiện là Chủ tịch{nl}Ủy ban Hải dương học của Việt Nam, nhận định là nếu Việt Nam không có{nl}các biện pháp hữu hiệu thì 20 năm nữa vùng biển Việt Nam sẽ không còn{nl}san hô nữa. Khi được hỏi dựa trên căn cứ nào mà ông đưa ra nhận định{nl}nêu trên, chuyên gia này cho biết người Việt Nam đã khai thác san hô để{nl}bán, không ai quản lý tài nguyên quý, và chính sách phát triển đời sống{nl}của người dân nghèo ven biển không đủ, nên làm cho san hồ càng cạn kiệt{nl}nhanh. Thứ tư là do nhiệt độ lên cao nên san hô ở nhiều nơi chết.
Cuối{nl}cùng, nguyên nhân thứ năm là tốc độ phá rừng lớn làm trầm tích trôi ra{nl}biển với cường độ mạnh và cách quản lý hiện nay thì chỉ khoảng 20 năm{nl}nữa và có khi chỉ 10 đến 15 năm nữa thì rặng san hô ven bờ Việt Nam là{nl}không còn. Cho đến nay Việt Nam không có luật quản lý ven bờ cũng không{nl}có chiến lược quản lý nên ai muốn làm gì thì làm, ai muốn phát triển gì{nl}thì phát triển. Do vậy, không chỉ có san hô mà tất cả những gì ven bờ{nl}từ quỹ đất, quỹ nước đến tài nguyên, khoáng sản đều sẽ nhanh chóng suy{nl}tàn và cạn kiệt. San hô là giá đỡ cho các ngành kinh tế cá, du lịch, và{nl}tạo ra oxy, Việt Nam chưa có luật quản lý vùng ven bờ và chưa có chiến{nl}lược quản lý đầy đủ, không có nước nào như thế cả.(SBTN)
{nl}{nl}