Tin{nl}tổng hợp - Vấn đề đập nước trên dòng Mekong, nhất là ở vùng thượng{nl}nguồn bên Trung Cộng, hiện tiếp tục là nỗi ám ảnh ngày càng đáng ngại{nl}đối với khu vực hạ nguồn Mekong. Trong thời gian gần đây, vấn đề xây{nl}đập thủy điện trên dòng Mekong xem chừng như lại được khơi dậy mạnh mẽ{nl}trong số các chuyên gia, những tổ chức từ Liên Hiệp Quốc tới phi chính{nl}phủ, và nhất là hàng triệu cư dân ố đặc biệt ngư và nông dân sống dọc{nl}theo khu vực hạ nguồn.
Vào tháng trước, chuyên gia Michael Richardson{nl}thuộc Viện Nghiên Cứu Ðông Nam Á tại Singapore có bài tựa đề những đập{nl}nước tại Trung Cộng biến Mekong thành con sông gây bất hòa, qua đó cảnh{nl}báo rằng việc Trung Cộng ráo riết hoàn tất đập thủy điện thứ tư là đập{nl}Tiểu Loan cao nhất thế giới tại vùng Thượng Nguồn Mekong đã nhanh chóng{nl}làm tăng thêm nhiều quan ngại về ảnh hưởng môi sinh trong khu vực. Nhất{nl}là quy mô mà Trung Cộng khai thác thủy lực và làm thay đổi dòng chảy tự{nl}nhiên của sông Mekong đã gây báo động cho những nước hạ nguồn Việt Nam,{nl}Cam Bốt, Thái Lan và Lào, nơi có trên 60 triệu người sống lệ thuộc vào{nl}nguồn tài nguyên từ con sông này. {nl}{nl}{nl}
Chuyên gia{nl}Richardson lưu ý rằng mặc dù các viên chức Bắc Kinh luôn trấn an những{nl}nước Ðông Nam Á là những đập nước của Trung Cộng tại tỉnh Vân Nam ố sẽ{nl}mang lại ảnh hưởng thuận lợi về môi sinh, giúp vùng hạ nguồn hạn chế lũ{nl}lụt, tình trạng bờ sông sạt lở, nạn khan hiếm nước trong mùa khô. Nhưng{nl}theo bản phúc trình của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc và Viện{nl}Kỹ Thuật Á Châu thì vùng vựa lúa Ðồng Bằng Sông Cửu Long tại Việt Nam{nl}và cả vùng Biển Hồ phong phú cá tôm của xứ Chùa Tháp sẽ gặp nguy cơ rất{nl}lớn do sự đổi thay chu kỳ lũ lụt và khô hạn của sông Mekong.
Trên{nl}công luận gần đây cả trong và ngoài nước có nhiều tin báo động lo lắng{nl}về việc các nước thượng lưu sông Mekong, đặc biệt là Trung Cộng đã và{nl}đang xúc tiến việc xây một loạt các đập thủy điện sẽ tác động lớn đến{nl}các nước ở hạ lưu. Trung Cộng một mặt trấn an các nước hạ lưu Mekong{nl}rằng sự hiện diện những đập thủy điện tại Vân Nam sẽ mang lại cho họ{nl}nhiều thuận lợi, cũng cùng luận điệu như Bắc Kinh từng rêu rao theo{nl}đuổi hành động hòa bình tại Biển Ðông. Mặt khác Hoa Lục ráo riết hoàn{nl}tất hệ thống đập nước của họ, đồng thời nhất mực không tham gia Ủy Hội{nl}Sông Mekong gọi tắt là MRC, vì nếu trở thành thành viên của ủy ban này,{nl}việc xây đập nước bừa bãi của Bắc Kinh trên vùng thượng nguồn sẽ bị đem{nl}ra mổ xẻ. Nhắc đến vấn đề xây đập nước bừa bãi, thì bản phúc trình của{nl}Liên Hiệp Quốc công bố hồi tháng 5 vừa qua lưu ý rằng việc Trung Cộng{nl}xây đập nước bừa bãi khiến đe dọa nghiêm trọng đến tương lai của dòng{nl}Mekong vốn đã gặp phải tình trạng đáng ngại về lượng nước, nguồn thủy{nl}sản, hệ sinh thái, môi sinh, biến đổi khí hậu.
Vẫn{nl}theo bản phúc trình thì kế hoạch đầy tham vọng của Trung Cộng là thực{nl}hiện một loạt 8 đập nước trên vùng thượng nguồn Mekong, kể cả đập Tiểu{nl}Loan cao nhất thế giới độc chiếm dòng sông, có thể là mối đe dọa lớn{nl}nhất đối với con sông Mekong dài 4800 cây số chảy qua 6 nước, trong đó{nl}Việt Nam nằm ở vị trí cuối nguồn. Theo Ủy hội sông Mekong MRC, thì nếu{nl}lượng nước khổng lồ ở khu vực thượng nguồn, khi bị giữ lại ở các đập{nl}thủy điện hay tháo ra trong mùa lũ, đều gây thảm họa cho vùng hạ nguồn,{nl}mà nặng nhất là Việt Nam. Tổ chức Bảo vệ Các Dòng Sông Quốc Tế cũng báo{nl}động rằng việc xây các đập thủy điện chẳng khác nào là một hình thức{nl}bức tử đối với ngành ngư nghiệp phong phú cùng sinh kế của hàng triệu{nl}ngư dân bên dòng Mekong.(SBTN)
{nl}{nl}