{nl}{nl}{nl}
Tin{nl}Hà Nội - Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã ghi nhận thêm 138 trường{nl}hợp nhiễm cúm H1N1. Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo trong một cuộc họp giao ban{nl}với Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm quốc gia đã thông báo cho biết{nl}hiện có 50 trường học trong cả nước ghi nhận đã có sự xuất hiện của{nl}dịch cúm H1N1. Số học sinh có xét nghiệm dương tính với H1N1 là 450 em.{nl}Học sinh nhiễm bệnh đã khiến cho 19 trường tại Hà Nội và 18 trường tại{nl}Saigon buộc phải đóng cửa để tránh lây nhiễm. Dịch cúm H1N1 cũng đã{nl}tràn xuống nhiều tỉnh miền Nam. Tỉnh Bình Dương đã có 67 người mắc cúm{nl}H1N1, trong đó có 22 người mới phát hiện đa số là học sinh.
Thị{nl}xã Thủ Dầu Một đang có số người mắc cúm H1N1 cao nhất trong toàn tỉnh{nl}với 17 trường hợp, đa số cũng là học sinh. Mỹ Tho cũng đã có 21 học{nl}sinh dương tính cúm H1N1; Trường tiểu học Thiên Hộ Dương và Trường tiểu{nl}học Nguyễn Trãi là hai trường có nhiều học sinh nhiễm bệnh. Toàn thành{nl}phố Mỹ Tho có gần 400 học sinh bị nghi nhiễm cúm đang chờ kết quả xét{nl}nghiệm. Hiện nay thành phố Mỹ Tho đã có hàng trăm em học sinh tự ý nghỉ{nl}học do phụ huynh lo sợ trước sự lây lan của bệnh này. Tỉnh Tiền Giang{nl}cũng vừa quyết định tạm đóng cửa thêm trường Tiểu học Nguyễn Trãi một{nl}tuần vì kết quả xét nghiệm của 6 học sinh trường này cho kết quả dương{nl}tính với cúm H1N1.
Trong khi đó những tin khác{nl}cho biết dịch sốt xuất huyết có dấu hiệu tái phát, dịch bệnh này đang{nl}có dấu hiệu lây lan rất mạnh tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Saigon.{nl}Theo thống kê từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận hơn 51,000 người{nl}nhiễm sốt xuất huyết. Riêng Hà Nội, có gần 3000 người nhiễm bệnh đã{nl}được điều trị. Theo thống kê và phân tích của Sở Y tế Hà Nội, dịch sốt{nl}xuất huyết năm 2009 đột ngột tăng mạnh, cao hơn gần 12 lần so với cùng{nl}kỳ năm ngoái. Phó giám đốc sở Y tế Hà Nội cho hay tính đến hết tháng 8,{nl}cả thành phố đã có 2985 người nhiễm sốt xuất huyết, không có người nào{nl}tử vong. 100% quận huyện đã có bệnh nhân sốt xuất huyết. Tỷ lệ sốt xuất{nl}huyết tăng cao cùng với mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường và tốc độ đô{nl}thị hóa. Do đó sốt xuất huyết đa số tập trung tại các quận nội thành{nl}nơi có mật độ dân cư đông đúc, nhiều lao động nhập cư ở tập trung,{nl}không bảo đảm vệ sinh.
Ngoài ra các huyện{nl}ngoại thành có tốc độ đô thị hóa cao như Từ Liêm, Thanh Trì, dịch cũng{nl}bùng phát nhanh. Theo thống kê của Sở y tế Hà Nội, tuy số người mắc{nl}bệnh tăng cao đột ngột nhưng các ổ dịch hiện vẫn rải rác, chưa bùng{nl}phát thành ổ dịch lớn. Tính đến nay ổ dịch tại thôn Triều Khúc huyện{nl}Thanh Trì Hà Nội là ổ dịch có số bệnh nhân cao nhất. Giám đốc Trung tâm{nl}y tế dự phòng Hà Nội cho biết sốt xuất huyết đã có mặt ở Hà Nội từ năm{nl}1998. Thông thường theo chu kỳ từ 9 đến 11 năm, dịch sẽ bùng phát một{nl}lần trên quy mô lớn. Không chỉ riêng Hà Nội, tại các địa phương có tốc{nl}độ đô thị hóa và dân số tăng cao, sốt xuất huyết cũng đang hoành hành{nl}và lên đến mức cao nhất.(SBTN)
{nl}{nl}