Tin{nl}Hà Nội - Tại hội nghị tổng kết công tác giáo dục diễn ra ở Hà Nội mới{nl}đây, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nhìn nhận rằng sau 22 năm phương{nl}pháp quản lý giáo dục bậc đại học Việt Nam vẫn giậm chân tại chỗ. Phát{nl}biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Hà Nội là Nguyễn Tấn Dũng và Phó thủ tướng{nl}kiêm Bộ trưởng Giáo dục là Nguyễn Thiện Nhân đều cho rằng nền giáo dục{nl}Việt Nam còn quá nhiều bất cập, và đặt vấn đề cần phải rà soát, tổ chức{nl}lại công tác giáo dục đại học trên toàn quốc. Vấn đề cải tiến phương{nl}cách quản lý trong giáo dục đã được giới hữu trách Việt Nam nói tới từ{nl}bao nhiêu năm nay rồi, mấy chục năm qua cả thế giới cũng đã tập trung{nl}cải cách hai lãnh vực quản lý và tài chánh. Ở Việt Nam, bài toán cơ bản{nl}là chuỵên phân phối quyền lực, giữa nhà nước với cấp lãnh đạo trường{nl}đại học, mà một khi phân phối hợp lý thì phía bộ giáo dục lại sợ bị mất{nl}quyền lực, đó là lý do khiến tình trạng giậm chân tại chỗ khó tránh{nl}khỏi.
Cũng tại hội nghị tổng kết năm học vừa{nl}qua và thi hành nhiệm vụ cho năm học tới, bộ trưởng giáo dục Nguyễn{nl}Thiện Nhân nhấn mạnh toàn ngành phải có giải pháp chuyển biến quản lý{nl}cấp bộ và cấp địa phương, vì dư luận nói quy mô thì có nhưng chất lượng{nl}đứng yên. Việt Nam hiện có trên 400 trường đại học và cao đẵng và nếu{nl}cần đi kiểm tra thì cũng sẽ mất thì phải mất 3 năm mới làm xong công{nl}tác đó, nhiều người cho rằng nhà nước nên giao quyền tự chủ cho các hội{nl}đồng quản trị đại học chư không nên lạm quyền và nắm hết mọi thứ như{nl}hiện nay.(SBTN) {nl}{nl}