Tin{nl}Hà Nội - Khoảng 60 người, gồm 36 lao động về trước hạn từ Nga cùng{nl}người nhà dã tụ tập tại một công ty xuất khẩu lao động trong suốt tuần{nl}qua, họ đã chịu cảnh màn trời, chiếu đất ngay ngoài sân của trung tâm{nl}và cho biết họ từ Nga về nước đã hai tháng, nhưng 36 người vẫn chưa{nl}được Trung tâm Hợp tác lao động với nước ngoài đưa ra phương án bồi{nl}thường. Tại trụ sở công ty, hàng chục người lao động kẻ đứng, người{nl}ngồi khiến cảnh tượng trở nên nhốn nháo. Tất cả đã chuẩn bị sẵn và nói{nl}họ sẽ ở lại đây cho đến khi được bồi thường mới ra về, ai nấu cũng mang{nl}đồ đạc đầy đủ gồm quần áo, vật dụng cá nhân lỉnh kỉnh trong các ba lô,{nl}túi xách. Sáng, trưa, chiều, tối, người lao động lại chia nhau đi ăn và{nl}chờ dợi lãnh đạo công ty đến để hô hào đòi quyền lợi. Ðại diện 36 lao{nl}động cho biết cả nhóm về nước từ ngày 19 tháng 6 và đã nhiều lần đề{nl}nghị công ty giải quyết dứt điểm hợp đồng.
Song{nl}năm lần bảy lượt, yêu cầu của người lao động đều rơi vào im lặng. Không{nl}còn cách nào khác nên họ phải dùng tới biện pháp này và sẽ tập trung{nl}tại công ty cho đến khi nào công ty chịu giải quyết mới giải tán. Người{nl}lao động cho biết để được sang Nga làm việc, số lao động trên phải chi{nl}số tiền là 3 ngàn đô-la. Trong đó, có tới 34 lao động là người Bắc{nl}Ninh, còn 2 lao động trú tại Hà Nội. Họ đã phải vay tiền khắp nơi, nay{nl}tay trắng về nước nên họ cũng chưa biết làm gì để lấy tiền trả nợ. Các{nl}lao động yêu cầu trung tâm phải trả tiền lương 5 tháng làm việc là gần{nl}2000 đô-la một người và các chi phí khác khoảng 1000 đô-la một người.
Hợp{nl}đồng người lao động ký với trung tâm sang Nga làm việc cho chủ sử dụng{nl}lao động là Công ty APC từ tháng 9 năm ngoái, nhưng khi sang Nga, người{nl}lao động lại không làm việc cho Công ty APC như hợp đồng mà được chuyền{nl}tay qua hết công ty này sang công ty khác. Trên thẻ lao động thì toàn{nl}phong cho họ những vị trí như giám đốc, trưởng phòng, cố vấn kinh{nl}doanh, nhân viên kinh doanh chứ không phải thợ xây như hợp đồng lao{nl}động. Cũng chính vì điều này mà người lao động đã bị cơ quan chức năng{nl}Nga truy đuổi ba bốn lần vì làm việc không đúng chức năng và không đúng{nl}địa điểm như thẻ lao động cấp. Cũng theo hợp đồng, người lao động được{nl}nhận lương từ 450 đến 550 đô-la, nhưng trong thực tế ngoài 300 đô-la{nl}được ứng thì tất cả đều không nhận được một đồng lương nào.
Công{nl}ty tìm mọi cách bắt lỗi người lao động và trừ lương nên tiền công hơn 5{nl}tháng làm việc tại Nga của họ chỉ còn 67 đô-la một tháng. Từ ngày 19{nl}tháng 6, tất cả 36 lao động đã về nước trước hạn. Khi đến văn phòng này{nl}thì được biết công ty cũng không có ai đại diện, chỉ còn một số nhân{nl}viên hành chính làm việc. người lao động cũng cho biết đã có đơn kiện{nl}lên Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao Ðộng, Xã Hội và Thương{nl}binh của Cộng sản Việt Nam nhưng cho tới nay vẫn chưa có câu trả lời{nl}cũng như một lời hứa hẹn giúp đỡ nào.(SBTN)
{nl}{nl}