Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
QUỸ TOÀN CẦU VÌ TRẺ EM KHIẾM THÍNH TRỢ GIÚP TRẺ EM VIỆT NAM
{nl}{nl}{nl}
Tin{nl}Hoa Thịnh Ðốn - Dù bị khiếm thính bẩm sinh, nhưng bà Paige Stringer vẫn{nl}có thể sử dụng giọng của mình để nói và tai của mình để nghe và bà đã{nl}đạt được những thành công mà những người có thính lực bình thường phải{nl}ngưỡng mộ. Là người sáng lập Quỹ Toàn cầu vì Trẻ em Khiếm thính, bà{nl}Stringer đã cùng với các cộng sự thực hiện nhiều dự án trợ giúp người{nl}khiếm thính trên toàn cầu. Hiện tại quĩ này đang phối hợp với Trung tâm{nl}Thuận An để thiết kế một chương trình đào tạo cho các giáo viên dạy trẻ{nl}em khiếm thính tại Việt Nam. Ngay từ khi còn nhỏ bà Paige Stringer đã{nl}phải sử dụng các máy trợ thính và nhiều sự hỗ trợ khác để phát triển{nl}khả năng ngôn ngữ của mình.
Tuy nhiên bà vẫn{nl}không nản chí hay từ bỏ những ước mơ của mình. Bà đã tốt nghiệp cao học{nl}và làm trong ngành marketing với nhiều vị trí khác nhau tại các công ty{nl}nổi tiếng trong danh sách 500 công ty hàng đầu của Mỹ trước khi trở{nl}thành một cây bút tự do. Trong một chuyến du hành tới Ðông Nam Á vào{nl}năm 2008, bà nhận thấy rằng những hạn chế về đào tạo giáo viên, thiếu{nl}máy trợ thính và thiếu nhận thức về khiếm thính có ảnh hưởng rất lớn{nl}tới cuộc sống của hàng ngàn trẻ em bị khiếm thính ở khu vực này. Chính{nl}những nhận thức này và kinh nghiệm bản thân đã khiến bà quyết tâm thành{nl}lập Quỹ Toàn cầu cho Trẻ em Khiếm thính.
Khi{nl}tới thăm Trung tâm dành cho trẻ em khiếm thính Thuận An, bà đã dự một{nl}buổi hòa nhạc do các sinh viên đại học biểu diễn. Bà đã thấy một em nhỏ{nl}không thể nghe được nhạc bởi máy trợ thính của em bị hỏng, em đã bước{nl}tới sân khấu và đặt hai bàn tay lên thùng loa. Các nhạc công lúc đó đã{nl}đẩy em ra vì không hiểu rằng em bé đang cố cảm thụ âm nhạc bằng xúc{nl}giác của mình. Bà Stringer và tổ chức của bà đã phối hợp với Trung tâm{nl}Thuận An nhằm phát triển một chương trình đào tạo các giáo viên dạy các{nl}em nhỏ khiếm thính ở Việt Nam. Theo dự định mỗi năm sẽ có một khóa đào{nl}tạo giáo viên như vậy được tổ chức ở Việt Nam và chương trình có thể{nl}được sẽ mở rộng trong tương lai.(SBTN)