Tin Canberra - Trong tuần qua báo chí trong nước đồng{nl}loạt đăng tin về việc cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an đã khởi{nl}tố vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia. Các báo cũng{nl}cho hay lực lượng chức năng đã bắt, triệu tập, mời làm việc 27 đối{nl}tượng. Ðược biết trong số những người này, một số người đã bị bắt từ{nl}tháng 9 năm ngoái đến nay chưa xét xử. Tuy nhiên vào tháng 7 ông Nguyễn{nl}Xuân Nghĩa và 5 người khác đã bị truy tố tội tuyên truyền chống nhà{nl}nước theo điều 88 bộ luật Hình Sự.
Mới đây nhất, 5 người là Trần Huỳnh{nl}Duy thức, Lê Công Ðịnh, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung và Trần Anh{nl}Kim cũng bị khởi tố và bắt tạm giam về hành vi chống Nhà nước. Từ Úc{nl}châu, giáo sư Carlyle Thayer là chuyên gia về Việt Nam tại học viện{nl}Quốc Phòng Úc Ðại Lợi nhận xét về chiến dịch mới này và cho rằng chiến{nl}dịch được chia làm hai đợt, tháng 9 năm ngoái và tháng 5 năm nay.{nl}{nl}{nl}
Ông{nl}cho biết những người này chưa bị kết tội nặng hơn là có hoạt động lật{nl}đổ chế độ hay làm gián điệp cho nước ngoài, và đặc biệt đề cập tới vai{nl}trò báo chí trong việc đưa tin về các vụ án chính trị này. Ông Thayer{nl}nói từ khi nhân vật Tô Huy Rứa được đưa vào Chính trị bộ vào năm ngoái,{nl}người ta thấy có một sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với báo chí trong{nl}nước. Họ Tô là trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, bị coi là người hợp{nl}tác chặt chẽ với Trung cộng trong vấn đề tư tưởng.
Kể{nl}từ khi nhân vật này gia nhập Chính Trị Bộ, nhiều người đã cho rằng việc{nl}này sẽ dẫn đến việc thắt chặt việc kiểm soát báo chí, trí thức, học giả{nl}và thanh niên sử dụng mạng Internet. Việt Nam đang tìm cách lật lại chỉ{nl}trích về nhân quyền và tự do tôn giáo, bằng cách khẳng định chủ quyền{nl}của mình trong lãnh vực luật pháp. Giáo sư Thayer cho rằng vẫn có một{nl}sự thiếu hụt trong cách tuyên truyền của báo chí Việt Nam, vì không chỉ{nl}ra được những bằng chứng cho thấy những người chống đối muốn dùng bạo{nl}lực để lật đổ chế độ. Hà Nội cũng thất bại trong việc chứng minh rằng{nl}các đảng phái ở nước ngoài như đảng Dân Chủ Việt Nam hay đảng Việt Tân{nl}là những đảng chủ trương bạo động. Giáo sư Thayer cho rằng đáng chú ý{nl}hơn cả là các cáo buộc khác, như các nhân vật bị bắt đã xuyên tạc chính{nl}sách, bôi nhọ lãnh đạo đảng và nhà nước, hay chia rẽ đoàn kết nội bộ{nl}đảng.
Một ca'ch khác, các nhân vật bất đồng{nl}chính kiến đã đưa ra các chủ đề tế nhị như bauxite, quan hệ Việt Nam và{nl}Trung cộng, và tham nhũng ở tầng lớp lãnh đạo cao cấp. Ông Thayer kết{nl}luận rằng đợt trấn áp bất đồng chính kiến hiện nay là mở đầu chiến dịch{nl}của phe bảo thủ về tư tưởng và khối an ninh trong đảng, nhằm hình thành{nl}các chính sách và ảnh hưởng việc lựa chọn lãnh đạo trước Ðại hội đảng{nl}vào đầu năm 2011 sắp tới.(SBTN)
{nl}{nl}