Tin Saigon - Hôm nay thông tín viên SB-TN từ trong{nl}nước gởi ra bản tin về việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sắp đưa{nl}nhóm Lê Công Ðịnh ra xét xử...
(video insert
sbtn.net)
Vụ{nl}bắt giữ các nhà đối lập, nổi bật trong các câu chuyện bàn tán của dân{nl}chúng là luật sư Lê Công Ðịnh, lại một lần nữa ồn ào trở lại, sau khi{nl}Nhà nước Cộng sản Việt Nam tổ chức một đợt truyền thông mới, tấn công{nl}vào những người này. Lần này, nổi bật trong các bản tin vào ngày 19{nl}tháng 8, bốn nhân vật đang được nhiều người quan tâm là Lê Công Ðịnh,{nl}Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim đã thay nhau thực{nl}hiện các lời thú tội trước ống kính truyền hình và báo chí, theo sự sắp{nl}đặt của cơ quan an ninh Cộng sản Việt Nam. Theo tuyên bố của hãng Thông{nl}tấn xã Việt Nam, nhà cầm quyền CS Việt Nam sắp đưa một nhóm các nhà{nl}hoạt động dân chủ ra xét xử về tội vi phạm an ninh quốc gia và tuyên{nl}truyền chống phá nhà nước theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Trên{nl}bề mặt của sự kiện, báo chí trong nước chỉ thông báo về 4 người bị bắt,{nl}nhưng thực tế thì Bộ Công An Cộng sản Việt Nam đã bắt giữ hay triệu tập{nl}đến 27 người có liên quan đến vụ này.
Báo{nl}Vietnam News loan tin 5 người trong số này đã bị truy tố và đang bị{nl}giam giữ, tuy nhiên báo này không nói cụ thể bao nhiêu người sẽ bị đưa{nl}ra xét xử. 5 người hiện đang bị giam giữ gồm có luật sư nổi tiếng Lê{nl}Công Ðịnh, người đã từng du học ở Hoa Kỳ, nhà hoạt động trẻ Nguyễn Tiến{nl}Trung, ông Trần Huỳnh Duy Thức, tổng giám đốc công ty cung cấp dịch vụ{nl}Internet OIC, ông Lê Thăng Long, tổng giám đốc công ty phát triển phần{nl}mềm Innotech và ông Trần Anh Kim, tổng thư ký Ðảng Dân chủ Việt Nam. Họ{nl}bị cáo buộc là hoạt động cho Ðảng Dân chủ Việt Nam và đã đăng tải những{nl}bài báo chỉ trích các chính sách và các nhà lãnh đạo Việt Nam trên các{nl}trang blog. 5 nhà hoạt động này cũng bị cáo buộc có liên hệ với các{nl}nhóm dân chủ ở hải ngoại, và một số người bị cáo buộc tham gia vào một{nl}cuộc họp tổ chức tại Thái Lan hồi tháng Ba để vận động cho các hoạt{nl}động chính trị bất bạo động. Tuy các nhân vật nhận tội và xin khoan{nl}hồng trên truyền hình nhưng các nhóm nhân quyền lại cho rằng những hành{nl}động nhận tội này thường là do họ bị cưỡng ép.
Tổ{nl}chức Human Rights Watch, Phóng viên Không biên giới và các tổ chức nhân{nl}quyền khác đã kêu gọi trả tự do cho các nhà hoạt động này. Hồi tháng 6,{nl}Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho luật sư Lê{nl}Công Ðịnh. Thượng nghị sĩ Jim Web, người đang có chuyến thăm Việt Nam{nl}và được nhiều nhà quan sát thời sự trong nước tin rằng có ảnh hưởng đến{nl}việc nhà nước Cộng sản Việt Nam phóng thích nhóm Lê Công Ðịnh trong{nl}tương lai, nói rằng những cuộc thảo luận của ông, thay mặt chính phủ{nl}Hoa Kỳ với Việt Nam về vấn đề chính trị vẫn đang tiếp diễn.(SBTN)
{nl}{nl}