Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
CHUYỆN CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM: BỘ TƯ PHÁP PHẢN BÁC BỘ GIAO THÔNG
Tin{nl}Hà Nội - Chuyện có lẽ chỉ có ở Việt Nam, khi một bộ trong nội các của{nl}nhà nước Cộng sản Việt Nam lại gởi văn bản phản đối một bộ khác. Tin{nl}tức trong nước cho biêt hôm nay bộ Tư pháp vừa có văn bản phản đối đề{nl}nghị của Bộ Giao thông vận tải về việc cho phép Hà Nội và Saigon được{nl}tăng mức xử phạt vi phạm giao thông gấp đôi so với các địa phương khác.{nl}Trong văn bản nêu ý kiến thẩm định Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt{nl}vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Bộ Tư pháp nêu{nl}rõ theo Hiến pháp quy định, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.{nl}
Nguyên tắc bình đẳng này đòi hỏi cơ chế áp{nl}dụng luật thống nhất trên toàn quốc, tránh việc cùng một hành vi vi{nl}phạm nhưng mỗi nơi lại bị áp dụng quy định xử phạt khác nhauọ. Ngoài lý{nl}do trên, Bộ Tư pháp còn cho rằng việc phân biệt mức phạt tiền khác nhau{nl}theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải là không phù hợp vì Hà Nội và{nl}Saigon hiện còn rất nhiều người nghèo, thu nhập thấp. Ðó là chưa kể số{nl}người ngoại tỉnh tham gia giao thông ở hai thành phố này, nếu áp dụng{nl}mức xử phạt trên sẽ gây ra sự bất bình đẳng.
Trong{nl}dự thảo nghị định, Bộ Giao thông cũng đề nghị khi ghi hình, quay camera{nl}vi phạm giao thông, nếu công an không xác định được người điều khiển{nl}phương tiện thì chủ sở hữu phương tiện sẽ bị xử phạt. Bộ Tư pháp cho{nl}rằng việc xử phạt này sẽ rất khó khăn, vì ở Việt Nam nhiều chiếc xe{nl}được chuyển nhượng qua nhiều người mà không làm thủ tục sang tên. Trước{nl}đó Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị về việc cho phép Hà Nội và Saigon{nl}được áp dụng cơ chế đặc thù trong việc xử phạt vi phạm giao thông bằng{nl}cách nâng mức phạt gấp đôi. Ðây là một trong những giải pháp được cho{nl}là nhằm giải quyết tình trạng kẹt xe tai hai thành phố lớn này.(SBTN)