{nl}
{nl}
{nl}{nl}{nl}
Tin{nl}Manila - Chính phủ Phi Luật Tân đã gửi đơn lên Liên Hiệp Quốc đề nghị{nl}hồ sơ chủ quyền thềm lục địa của Việt Nam và Mã Lai vào phút chót.{nl}Nguồn tin báo chí Phi Luật Tân cho hay các đơn đề nghị về hồ sơ riêng{nl}của Việt Nam và Palau, cùng đề nghị chung của Việt Nam và Mã Lai vừa{nl}được nộp ngày 4 tháng 8 vừa qua thông qua cơ quan ngoại giao của Phi{nl}Luật Tân tại New York. Trước đó truyền thông Việt Nam đã loan tin Phi{nl}Luật Tân tuyên bố ủng hộ đơn của Việt Nam và Mã Lai ngay sau khi hai{nl}nước này nộp báo cáo chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan{nl}đến hai nước lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hiệp Quốc hôm 6{nl}tháng 5. Chưa rõ tại sao có sự thay đổi quan điểm này, nhưng một số{nl}bình luận viên cho rằng có thể do áp lực của dư luận trong nước cũng{nl}như ảnh hưởng từ bên ngoài như từ Trung Cộng.
Trước{nl}Phi Luật Tân, Trung Cộng cũng đã phản đối hồ sơ thềm lục địa của Việt{nl}Nam và Mã Lai. Ðại diện Thường trực của Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc{nl}gửi công hàm cho Tổng thư ký Ban Ki-moon, yêu cầu Ủy ban không xem xét{nl}hồ sơ của Việt Nam và Mã Lai. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng{nl}Mã Triều Húc tuyên bố hồ sơ của Việt Nam là xâm phạm trắng trợn chủ{nl}quyền Trung Cộng và nói hồ sơ này bất hợp pháp và không có giá trị. Về{nl}phần mình, Việt Nam cũng gửi công hàm phản đối báo cáo của Trung Cộng{nl}và Mã Lai có hành động tương tự. Công hàm do đại diện Cộng sản Việt Nam{nl}tại Liên Hiệp Quốc gửi cho Tổng thư ký Ban ki-moon viết Hoàng Sa và{nl}Trường Sa là một phần lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam cho rằng nội dung{nl}công hàm của phía Trung Cộng và bản đồ kèm theo công hàm đó đã vi phạm{nl}nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của{nl}Việt Nam ở Biển Ðông.
Theo nguyên tắc, các nước{nl}đều có thể nộp hồ sơ yêu sách của mình. Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa{nl}Liên Hiệp Quốc sẽ xem xét các báo cáo và trong trường hợp có tranh chấp{nl}sẽ dựa trên công pháp quốc tế để ra ý kiến. Ðược biết tại phiên họp của{nl}Liên Hiệp Quốc tại New York từ 10 tháng 8 đến 11 tháng 9, các hồ sơ của{nl}Mã Lai và Việt Nam sẽ được mang ra xem xét. Phản đối của Phi Luật Tân{nl}đối với hồ sơ của Việt Nam chủ yếu liên quan tới phần biển xung quanh{nl}quần đảo Trường Sa mà Phi Luật Tân gọi là Kalayaan, và 8 đảo trong số{nl}đó Phi Luật Tân tuyên bố chủ quyền. Ðối với Mã Lai, Phi Luật Tân đang{nl}tranh giành Sabah phía bắc đảo Borneo. Manila chính thức coi Sabah{nl}thuộc lãnh thổ của mình từ năm 1962. Tuy nhiên đề nghị của Phi Luật Tân{nl}không đi vào chi tiết các tuyên bố chủ quyền mà chỉ nói nước này phản{nl}đối vì hồ sơ chung của Việt Nam và Mã Lai, không chỉ chồng lấn khu vực{nl}với Phi Luật Tân mà còn gây tranh cãi từ các tuyên bố chủ quyền trong{nl}khu vực bao gồm bắc Borneo.
Phi Luật Tân yêu{nl}cầu Liên Hiệp Quốc không cân nhắc hồ sơ chung của Mã Lai và Việt Nam{nl}cho tới khi và chỉ chừng nào các bên liên quan thảo luận và giải quyết{nl}xong tranh chấp. Lý do Phi Luật Tân phản đối báo cáo riêng về thềm lục{nl}địa mở rộng của Việt Nam cũng là do khu vực Việt Nam tuyên bố chủ quyền{nl}chồng lấn với khu vực mà Phi Luật Tân coi là của mình. Hiện Việt Nam và{nl}Mã Lai chưa có phản ứng gì về đề nghị của Phi Luật Tân.(SBTN)
{nl}{nl}