Tin tổng hợp - Vào năm 2005, nhà cầm quyền Cộng sản{nl}Việt Nam đã gây áp lực với các chính phủ Nam Dương và Malaysia, để đòi{nl}đục bỏ các bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại các trại tỵ nạn{nl}Galang và Bidong. Nay theo báo Jakarta Post của Nam Dương, Hà Nội lại{nl}áp lực Jakarta đóng cửa trại Galang là di tích tỵ nạn cuối cùng của{nl}Cộng đồng người Việt hải ngoại. Báo Jakarta Post trích dẫn lời Phát{nl}ngôn viên Cơ quan Phát triển Công nghệ Batam là ông Dwi Djoko Wiwoho{nl}cho biết khu trại tỵ nạn cũ Galang từng là nơi tá túc của hàng trăm{nl}ngàn thuyền nhân Việt Nam ngày nào và hiện là một địa điểm thu hút du{nl}khách trong và ngoài nước Nam Dương, đã bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt{nl}Nam công kích. Viên chức này nói thêm rằng việc lưu giữ trại tỵ nạn này{nl}chẳng khác nào vạch rõ lịch sử đen tối của Cộng sản Việt Nam, mặc dù bà{nl}Nada Faza Soraya, Chánh Sự vụ Phòng Thương mại tại quần đảo Batam bao{nl}gồm đảo Galang được tờ Jakarta Post trích dẫn khẳng định rằng các công{nl}ty du lịch tại Batam không có ý định khai thác quá khứ đen tối của Hà{nl}Nội. Bà Nada mong muốn tất cả các bên liên hệ kể cả Việt Nam hãy công{nl}nhận lợi ích quan trọng của trại tỵ nạn cũ Galang này.
Trước{nl}tin Hà Nội lại áp lực Nam Dương đóng cửa khu di tích lịch sử, nơi được{nl}coi là bến bờ tự do bước đầu của khỏang 250 ngàn người tỵ nạn, dư luận{nl}thuyền nhân Việt Nam phản ứng mạnh mẽ. Tại Âu Châu ở Vương Quốc Bỉ, một{nl}cựu thuyền nhân cho biết nghe tin này ai cũng bất mãn. Ðối với Cộng sản{nl}Việt Nam, mọi người đã thấy tội ác của họ quá nhiều. Cho nên một trong{nl}những chứng tích còn sót lại là những gì mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt{nl}Nam tìm mọi cách để xóa bỏ những di tích đó đi.
Các{nl}thuyền nhân Việt Nam đã liều mình, bỏ tất cả tài sản, nhất là sinh mạng{nl}quý báu của họ để ra đi và chắc chắn là họ muốn lưu niệm cho con cháu{nl}những chứng tích ấy. Nhưng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thấy đây là{nl}cái gai trước mắt cũng như là bằng chứng tội ác của họ. Tại Hoa Kỳ, một{nl}cựu thuyền nhân khác ở California nhận xét chuyện này hết sức vô nhân{nl}đạo, vì mồ mả của những người đi tìm tự do không may nằm lại nơi này.{nl}Có người thì con chết, người thì vợ chết, thậm chí có trường hợp chết{nl}cả gia đình, thì chuyện tưởng niệm thuyền nhân là việc nên làm, và là{nl}chuyện đương nhiên rồi. Bây giờ Việt Nam không cho tưởng niệm đó là quá{nl}vô nhân đạo.
Giám Ðốc Văn Khố Thuyền Nhân{nl}Việt Nam có trụ sở tại Úc cho biết qua hai sự kiện xảy ra cách nay một{nl}khoảng thời gian là bốn năm, người ta có thể khẳng định một cách rõ{nl}ràng là Hà Nội đang chiêu dụ thế hệ con cháu của chúng ta trở về nước{nl}để nhìn thấy bộ mặt phát triển phồn vinh giả tạo ngày hôm nay của Việt{nl}Nam, nhưng họ muốn xóa sổ tất cả những gì có tính chất tội ác của Cộng{nl}sản mặc dù các di tích tị nạn này không phải là lớn, nằm ở hoang đảo xa{nl}xôi, nhưng họ cũng phải tìm cách tới nơi để rửa sạch những dấu vết tội{nl}lỗi này. Việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam áp lực đục bỏ các bia{nl}tưởng niệm thuyền nhân ở Galang và Bidong, và nay muốn xóa sổ di tích{nl}lịch sử cuối cùng của người tỵ nạn Việt Nam tại Ðông Nam Á đã gặp phản{nl}ứng mạnh mẽ từ người Việt khắp thế giới. Chính phủ Nam Dương cho đến{nl}nay vẫn chưa lên tiếng chính thức gì về việc này.(SBTN)
{nl}{nl}