Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
DIỄN BIẾN MỚI NHẤT VỤ TAM TỊA ÐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH
Tin Ðồng Hới - Một nguồn tin cho hay từ tối hôm qua giới chức trách tỉnh Quảng Bình đã liên lạc với Toà Giám Mục Vinh để trả tự do cho 8 giáo dân còn đang bị giam giữ. Tòa Giám mục Vinh cho hay việc trao trả tự do cho các giáo dân nếu có phải làm ban ngày và phải có các bác sĩ giám định tình trạng thương tật và sức khỏe cho các nạn nhân, nhưng các ý kiến phân tích cho hay, đây chỉ là kế hoãn binh lừa đảo nhằm làm dịu dư luận vì truyền thông nhà nước vẫn đang kết án giáo dân và linh mục ở Tam Tòa nói riêng và của giáo phận Vinh nói chung, và quyết định truy tố 7 giáo dân chưa được rút lại. Trong khi đó, giáo dân ở Tam Tòa tiếp tục bị bao vây và cô lập. Một số người cho biết có những người dân bị kích động đã từ chối bán lương thực và thực phẩm cho giáo dân. Một người dân cho biết Công an Quảng Bình tiếp tục đến nhà đưa giấy triệu tập và buộc giáo dân lên đồn làm việc. Tại Hà Nội, sau khi Hội Sinh viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội lên tiếng về vụ bắt giữ vô cớ sinh viên Giuse Nguyễn Văn Thống, các Trưởng Nhóm Sinh viên Công giáo đang bị Công an hỏi thăm và đấu dịu với giọng điệu rằng chuyện bắt sinh viên Thống xảy ra ở Quảng Bình. Một số người cho biết xe từ Quảng Bình ra Hà Tĩnh và Nghệ An để thăm cha Phú và cha Bính là hai nạn nhân bạo lực của Công an, khi trở về địa phận Quảng Bình thì bị chặn xe và bị thu bằng lái. Cha Phêrô Lê Thanh Hồng cho biết một công văn của thành phố Ðồng Hới đã quy kết ngài lôi kéo giáo dân về Tam Tòa làm lễ trái phép trong ngày 26 và 27 tháng 7, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương.
Công văn cũng yêu cầu cha Lê Thanh Hồng chấp hành chính sách tôn giáo của Nhà nước, chấp hành các quy định của pháp luật, yêu cầu cha lên đồn Công an để làm việc và yêu cầu cha xứ không để xảy ra các sự việc như đã và đang xảy ra, nếu xảy ra linh mục quản xứ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Linh mục Lê Thanh Hồng cực lực phản đối chính quyền về giọng điệu quy kết này trong công văn của thành phố Ðồng Hới và cán bộ tỉnh Quảng Bình. Hôm nay nguồn tin cho biết Cảnh sát cơ động mang lá chắn và dùi cui dài xuất hiện trên đường phố Ðồng Hới. Trong khi đó, tại Vinh cảnh sát cơ động diễn tập chống nhân dân diễn ra ở khu vực nội thành ngoại thành. Ðến chiều ngày hôm nay có tin Công an Quảng Bình đã trả tự do cho bốn trong số 7 người bị bắt giam. Báo chí nhà nước thì đăng tải tin một trong số những người còn bị giam giữ đã nhận tội và cho rằng việc bị công an bắt là đúng. 4 người được thả là ông Mai Xuân Thú, chị Hoàng Thị Tý, ba là anh Dần, bốn là anh Long. Còn ba người nữa, một là anh Nguyễn Quang Trung, hai là chị Nguyễn Thị Tình, ba là ông Hữu. Nghe tin qua hai người trả về chiều hôm nay họ nói là ba người này họ giam 81 ngày nữa. Báo chí thì đăng tin anh Nguyễn Quang Trung đã nhận tội và tỏ thái độ ân hận về việc làm của mình nhưng không ai tin được điều này và biết rằng đây chỉ là những hành động xuyên tạc của báo chí do nhà nước kiểm soát như trước đây mà thôi.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo chí ngoại quốc, Chủ tịch thành phố Ðồng Hới về vụ Tam Tòa là Trần Ðình Dinh đã chối phăng vụ đánh trọng thương hai linh mục và nói rằng đây là hành động của người dân chứ không phải của Công an, và khi Công an ra đến nơi thì mọi người đã giải tán hết. Ông này cũng cho biết Công an không thể biết được đó là linh mục vì họ vận thường phục. Ðương sự cũng xác nhận Ủy ban Nhân dân thành phố đã ra một thông báo tuyệt đối cấm tất cả mọi người dân các địa phương không được tụ tập về đây, và đã tập trung tất cả các chủ tịch của các phường xã đến và yêu cầu là các chủ tịch phường xã chịu trách nhiệm về một số người dân của địa phương nếu như tụ tập về Tam Tòa, và sẽ ra lệnh trục xuất họ về lại khu vực họ sinh sống. Tuy nhiên đương sự nói thỉnh thoảng vẫn có một nhóm năm bảy thanh niên ở các địa phương khác vẫn còn lai vãng, nhưng lệnh đã được ban hành là không được tập trung không phải chỉ ở khu vực Tam Tòa, và còn kể cả xung quanh đó nữa. Tại Hà Nội, một Hội nghị toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa 9 về công tác tôn giáo đã kết thúc vào chiều ngày hôm nay. Chủ tọa hội nghị là Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư Chính Trị Bộ Cộng sản Việt Nam tuyên bố sẽ tập trung giải quyết các khiếu kiện liên quan đến đất đai cơ sở tôn giáo trên căn bản chính sách pháp luật hiện hành.
Sau khi đưa ra những lời tuyên bố có tính cách tuyên truyền về vấn đề có tự do tôn giáo tại Việt Nam, họ Trương ra lệnh cho các cán bộ phải học hỏi và quán triệt các quan điểm và chính sách về công tác tôn giáo của Ðảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên ngay sau đó, Trương Tân Sang tuyên bố Ðảng và nhà nước tiếp tục nghiêm cấm lợi dụng tôn giáo hoạt động trái pháp luật, chia rẽ các dân tộc, xâm phạm an ninh quốc gia, và ra lệnh cho các bộ ngành phải tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách tôn giáo của Ðảng và Nhà nước ở trong và ngoài nước, và nhấn mạnh đến việc chủ động ngăn chặn việc lợi dụng tôn giáo để chống phá chế độ. Về những tranh chấp đất đai liên quan đến tôn giáo, nhà nước tuyên bố rằng sẽ có quy hoạch tổng thể về sử dụng đất, có cơ chế giải quyết đất đai, xây dựng nơi thờ tự của các tôn giáo theo nhu cầu hợp pháp, nhưng phải phù hợp với thực tế của địa phương. Theo đó nhà nước sẽ chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, và hứa hẹn sẽ tập trung giải quyết các khiếu kiện liên quan đến đất đai cơ sở tôn giáo trên cơ sở chính sách pháp luật hiện hành. Những quan sát viên cho rằng những lời hứa hẹn này nhằm xoa dịu những bất mãn của các tôn giáo hiện đang đòi lại tài sản của mình, không riêng gì Công giáo mà còn Phật giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Ðài đã bị nhà nước trưng dụng và tịch thu từ nhiều năm qua.(SBTN)