Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
HIỆN TRẠNG LAO ÐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM
{nl} {nl}{nl}{nl}{nl}
Tin{nl}Hà Nội - Lao động trẻ em là một thực trạng cần được quan tâm ở Việt{nl}Nam. Nhà cầm quyền mới đây mở một cuộc khảo sát về tình hình trẻ em{nl}tham gia lao động ở Saigon. Cuộc điều nghiên do Viện Khoa học Lao động{nl}và Xã hội đề ra được tiến hành vào tuần qua, đoàn công tác của Viện bắt{nl}đầu tiến hành việc khảo sát trực tiếp tình hình trẻ em đang làm việc,{nl}đồng thời tiếp xúc với các nhà quản lý về vấn đề lao động trẻ em trên{nl}địa bàn. Nhận xét sơ khởi cho thấy đang có đông đảo trẻ vị thành niên{nl}làm việc ở Saigon và các vùng phụ cận, thường là trong các thương{nl}nghiệp nhỏ như quán ăn, cửa hiệu, công ty may mặc.
Ðây{nl}là lần đầu tiên một cơ chế như Viện Khoa học Lao động và Xã hội của Hà{nl}Nội có một cuộc điều nghiên về lao động trẻ em. Lâu nay vấn đề lao động{nl}tuổi thơ được phụ trách chính yếu bởi Cục Lao động Việc làm và Cục Bảo{nl}vệ Chăm sóc Trẻ em, đồng thời được hỗ trợ bởi một số tổ chức nhân đạo{nl}như Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF. Trẻ em Việt Nam hiện chiếm{nl}khoảng 40% tổng dân số cả nước. Số trẻ vị thành niên ra xã hội mưu{nl}sinh, theo tài liệu thống kê tạm thời của nhà nước tính đến tháng Sáu{nl}năm nay là hơn 3 triệu. Sự hiện diện của tuổi thơ trong đội ngũ lao{nl}động tại mọi tỉnh thành là điều được dễ dàng nhận ra. Nhiều cơ sở dịch{nl}vụ ăn uống hay dịch vụ giải trí, vui chơi; cơ sở sản xuất, gia công như{nl}may mặc, đóng giầy; làng nghề như làm đồ gốm, có mặt những em trong độ{nl}tuổi lẽ ra phải cắp sách đến trường. Thậm chí tại một số hầm mỏ, bãi{nl}đào vàng cũng không thiếu sự tham gia của các em, mà tin tức cho hay{nl}thường là bị ép buộc.
Nhận định của Liên Hiệp{nl}Quốc cho biết số trẻ tham gia vào đội ngũ lao động ở Việt Nam ngày càng{nl}nhiều hơn, theo lời của giám đốc Phòng Truyền thông UNICEF tại Việt{nl}Nam. Tuy nhiên ông này nói UNICEF không thể có thống kê chính thức và{nl}chính xác nên không thể biết được hiện tình của lao động trẻ em ở Việt{nl}Nam. Lao động trẻ em là mối quan tâm rất lớn của UNICEF nên họ đã làm{nl}việc với nhà nước về các vấn đề liên quan. Trẻ em bị bóc lột sức lao{nl}động; không được trả lương hay đồng lương rất thấp; bị đánh đập hành{nl}hạ, thậm chí có khi bị giết hại, đó là mặt tiêu cực của lao động tuổi{nl}thơ ở Việt Nam lâu nay. Nhiều trẻ đã là nạn nhân của chủ lao động, dù{nl}trong trường hợp bị cưỡng bách hay tự nguyện làm việc kiếm sống. Tuổi{nl}đời non nớt, thường làm việc xa nhà, lại không biết gì về các quyền lợi{nl}lao động, trẻ dễ trở thành nạn nhân của những người chủ bất kể các điều{nl}luật về lao động. Ðáng nói hơn, có những vụ vi phạm tuy xảy ra ngay{nl}trước mắt giới chức trách nhưng vẫn không được quan tâm khiến trẻ phải{nl}tiếp tục sống trong cảnh đọa đầy vì sự bàng quan của cán bộ địa phương.{nl}
Cho đến giờ Việt Nam vẫn chưa kiện toàn khung{nl}pháp lý về thực thi luật pháp, và nhận thức trong việc bảo vệ tuổi thơ{nl}vẫn còn ở mức hạn chế, tuy từ năm 2006 đã nhận được sự hỗ trợ của Liên{nl}Hiệp Quốc trong việc lập chiến lược quốc gia nhằm bảo vệ trẻ hữu hiệu{nl}hơn. Trưởng phòng Truyền thông UNICEF tại Việt Nam là bà Caroline Den{nl}Dulk cho hay tổ chức này đã nhiều lần đặt vấn đề với nhà nước Cộng sản{nl}Việt Nam về tình hình lao động trẻ em và đề nghị cùng tìm cách giải{nl}quyết nhằm cải thiện tình trạng, tuy nhiên chưa gặt hái được bao nhiêu{nl}kết quả.(SBTN)