{nl}
{nl}
{nl}{nl}{nl}
Tin{nl}Hà Nội - Lao động trẻ em là một thực trạng cần được quan tâm ở Việt{nl}Nam. Nhà cầm quyền mới đây mở một cuộc khảo sát về tình hình trẻ em{nl}tham gia lao động ở Saigon. Cuộc điều nghiên do Viện Khoa học Lao động{nl}và Xã hội đề ra được tiến hành vào tuần qua, đoàn công tác của Viện bắt{nl}đầu tiến hành việc khảo sát trực tiếp tình hình trẻ em đang làm việc,{nl}đồng thời tiếp xúc với các nhà quản lý về vấn đề lao động trẻ em trên{nl}địa bàn. Nhận xét sơ khởi cho thấy đang có đông đảo trẻ vị thành niên{nl}làm việc ở Saigon và các vùng phụ cận, thường là trong các thương{nl}nghiệp nhỏ như quán ăn, cửa hiệu, công ty may mặc.
Ðây{nl}là lần đầu tiên một cơ chế như Viện Khoa học Lao động và Xã hội của Hà{nl}Nội có một cuộc điều nghiên về lao động trẻ em. Lâu nay vấn đề lao động{nl}tuổi thơ được phụ trách chính yếu bởi Cục Lao động Việc làm và Cục Bảo{nl}vệ Chăm sóc Trẻ em, đồng thời được hỗ trợ bởi một số tổ chức nhân đạo{nl}như Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF. Trẻ em Việt Nam hiện chiếm{nl}khoảng 40% tổng dân số cả nước. Số trẻ vị thành niên ra xã hội mưu{nl}sinh, theo tài liệu thống kê tạm thời của nhà nước tính đến tháng Sáu{nl}năm nay là hơn 3 triệu. Sự hiện diện của tuổi thơ trong đội ngũ lao{nl}động tại mọi tỉnh thành là điều được dễ dàng nhận ra. Nhiều cơ sở dịch{nl}vụ ăn uống hay dịch vụ giải trí, vui chơi; cơ sở sản xuất, gia công như{nl}may mặc, đóng giầy; làng nghề như làm đồ gốm, có mặt những em trong độ{nl}tuổi lẽ ra phải cắp sách đến trường. Thậm chí tại một số hầm mỏ, bãi{nl}đào vàng cũng không thiếu sự tham gia của các em, mà tin tức cho hay{nl}thường là bị ép buộc.
Nhận định của Liên Hiệp{nl}Quốc cho biết số trẻ tham gia vào đội ngũ lao động ở Việt Nam ngày càng{nl}nhiều hơn, theo lời của giám đốc Phòng Truyền thông UNICEF tại Việt{nl}Nam. Tuy nhiên ông này nói UNICEF không thể có thống kê chính thức và{nl}chính xác nên không thể biết được hiện tình của lao động trẻ em ở Việt{nl}Nam. Lao động trẻ em là mối quan tâm rất lớn của UNICEF nên họ đã làm{nl}việc với nhà nước về các vấn đề liên quan. Trẻ em bị bóc lột sức lao{nl}động; không được trả lương hay đồng lương rất thấp; bị đánh đập hành{nl}hạ, thậm chí có khi bị giết hại, đó là mặt tiêu cực của lao động tuổi{nl}thơ ở Việt Nam lâu nay. Nhiều trẻ đã là nạn nhân của chủ lao động, dù{nl}trong trường hợp bị cưỡng bách hay tự nguyện làm việc kiếm sống. Tuổi{nl}đời non nớt, thường làm việc xa nhà, lại không biết gì về các quyền lợi{nl}lao động, trẻ dễ trở thành nạn nhân của những người chủ bất kể các điều{nl}luật về lao động. Ðáng nói hơn, có những vụ vi phạm tuy xảy ra ngay{nl}trước mắt giới chức trách nhưng vẫn không được quan tâm khiến trẻ phải{nl}tiếp tục sống trong cảnh đọa đầy vì sự bàng quan của cán bộ địa phương.{nl}
Cho đến giờ Việt Nam vẫn chưa kiện toàn khung{nl}pháp lý về thực thi luật pháp, và nhận thức trong việc bảo vệ tuổi thơ{nl}vẫn còn ở mức hạn chế, tuy từ năm 2006 đã nhận được sự hỗ trợ của Liên{nl}Hiệp Quốc trong việc lập chiến lược quốc gia nhằm bảo vệ trẻ hữu hiệu{nl}hơn. Trưởng phòng Truyền thông UNICEF tại Việt Nam là bà Caroline Den{nl}Dulk cho hay tổ chức này đã nhiều lần đặt vấn đề với nhà nước Cộng sản{nl}Việt Nam về tình hình lao động trẻ em và đề nghị cùng tìm cách giải{nl}quyết nhằm cải thiện tình trạng, tuy nhiên chưa gặt hái được bao nhiêu{nl}kết quả.(SBTN)
{nl}{nl}