Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT: KỶ NIỆM 55 NĂM NGÀY KÝ HIỆP ÐỊNH GENEVE VÀ CUỘC DI CƯ LỊCH SỬ CỦA NGƯỜI VIỆT TỪ BỎ CHẾ ÐỘ CỘNG SẢN NĂM 1954
{nl}
Tin tổng hợp - Ngày mai 20 tháng 7 là đúng 55 năm trôi qua từ ngày{nl}ký Hiệp Ðịnh Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954. Sau khi thất bại tại{nl}chiến trường Ðiện Biên Phủ trước bộ đội Cộng sản với sự hợp tác của{nl}Trung cộng, Thủ tướng Pháp là ông Joseph Laniel từ chức dọn đường cho{nl}nội các Mendes France thuộc đảng Xã Hội Cấp Tiến thay thế với chủ{nl}trương rút lui khỏi Ðông Dương càng sớm càng tốt, đưa tới thỏa thuận{nl}ngưng bắn giữa Pháp và Việt Minh. Hiệp định Geneve được ký kết bởi{nl}Thiếu tướng Henri Delteil, thay mặt Tổng tư lệnh quân đội Liên Hiệp{nl}Pháp ở Ðông Dương và Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Cộng sản{nl}Việt Nam, cùng năm chữ ký của phái đoàn Anh, Liên Sô, Trung Cộng, Cam{nl}bốt và Lào. Riêng Chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bác sĩ Trần Văn Ðỗ{nl}trưởng đoàn và Hoa Kỳ do ông Bedell Smith dẫn đoàn không chấp nhận chia{nl}đôi đất nước nên từ chối đặt bút ký tên. Nội dung Hiệp định đình chiến{nl}Việt Nam có 6 chương và 47 điều khoảng áp đặt vài điểm quan trọng như{nl}sau: Chia đôi hai miền Nam Bắc lấy làng Bohushu sát biên giới Lào Việt{nl}đến cửa sông Bến Hải tại tỉnh Quảng Trị làm ranh giới, Quốc Gia Việt{nl}Nam phía nam và Cộng sản Việt Nam phía bắc, hiệu lực thực thi từ ngày{nl}14 tháng 8 năm 1954 quy định hai bên rút quân trong vòng 300 ngày.{nl}Riêng về việc thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ thì bản thông cáo chung{nl}ghi nhận cuộc tổng tuyển cử sẽ được nghiên cứu tổ chức vào tháng 7 năm{nl}1956 dưới sự kiểm soát của ủy ban quốc tế do những quốc gia ký tên phía{nl}trên đảm trách.
Rõ ràng điều này đã tố cáo sự{nl}bất công, thiên vị của những kẻ đặt bút ký kết mà không thèm đếm xỉa{nl}đến nguyện vọng thật sự của nhân dân miền Nam nói riêng và toàn dân tộc{nl}Việt Nam nói chung, việc tự ý chia đôi đất nước từ phía Cộng sản Việt{nl}Nam cùng với Liên Sô và Trung Cộng, riêng Pháp vì rất muốn rút khỏi{nl}Ðông Dương bởi chủ trương của phái Xã Hội, còn Anh Quốc thì chỉ tham dự{nl}lấy lệ vì vai trò tứ cường trong Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, riêng{nl}Hoa Kỳ đã thấy được điều bất lợi nghiêng về chính quyền miền Nam, nên{nl}đã phản đối. Thủ tướng Ngô Ðình Diệm và sau này trở thành Tổng thống{nl}dân cử, đã dành một cuộc phỏng vấn cho báo chí Mỹ và giải thích về việc{nl}không ký tên vào hiệp định này, trong lúc tiếp tục xây dựng một miền{nl}Nam phú cường và dân chủ, xây dựng quân đội chống lại với chế độ Cộng{nl}sản miền Bắc. Ngay sau khi hiệp định Geneva được ký kết, hàng triệu{nl}người từ miền Bắc đã từ bỏ chế độ Cộng sản miền Bắc để chạy vào Nam tìm{nl}tự do.
Giờ đây sau 55 năm trôi qua, nhìn lại{nl}ngày ký Hiệp định Geneve chia đôi đất nước, nhiều người vẫn đau lòng{nl}khi biết rằng hiệp định này hoàn toàn không phù hợp với nguyện vọng{nl}chân chính của người Việt Nam và chỉ do những thế lực ngoại bang tạo{nl}ra, đưa tới cảnh phân ly và bao đau thương tan nát cho hàng triệu triệu{nl}người Việt Nam trong mấy chục năm liên tiếp chỉ vì do những tham vọng{nl}của những kẻ muốn mang chủ nghĩa Cộng sản áp đặt lên người dân Việt Nam{nl}đau thương và khốn khó.(SBTN)
Yaourt Vật liệu: - 1 lon sữa ông thọ - 1 lon nước sôi (đong bằng lon sữa ông Thọ - 1 lon) - 2 lon sữa tươi (đong bằng lon sữa ông Thọ - 2 lon) - 1 hũ yaourt cái hiệu Dannon 8 oz - loại "plain"...