{nl}{nl}{nl}
Tin Hà Nội - Tiếp tục theo dõi tình hình tại Việt Nam{nl}sau vụ Trung cộng cấm không cho ngư dân ra biển đánh cá và bắt giữ{nl}người, cùng vụ tàu lạ đâm chìm tàu của ngư phủ Việt Nam mà ai cũng hiểu{nl}rằng đó là do Trung cộng gây ra, một bài báo xuất hiện trên báo chí{nl}trong nước cho thấy sự bất mãn của người dân đã lên tới cao độ. Bất{nl}chấp những cảnh cáo của nhà nước Cộng sản Việt Nam là không được đăng{nl}tải những bài viết có tính cách chống Trung cộng, một tờ báo đã đăng{nl}bài viết của một giáo sư ký tên là Tương Lai, cho biết sau khi có tin{nl}bà con ngư dân ở Tư Nghĩa, Quảng Ngãi bị tàu của bọn cướp biển đâm{nl}chìm, cả 9 người bị trọng thương và rơi xuống biển khi tàu lạọbỏ chạy{nl}đã khiến nhiều người bất bình. Bài viết cho rằng sự kiện này đã xúc{nl}phạm đến lòng tự tôn dân tộc, chạm đến tình cảm thiêng liêng và là chạm{nl}đúng vào điểm nhạy cảm trong tâm thế người Việt.
Tác giả viết rằng{nl}không phải chỉ có một lần, chỉ riêng ở huyện Tư Nghĩa, từ đầu năm đến{nl}nay đã có 13 vụ tai nạn trên biển, trong đó có 3 vụ tàu cá bị tàu lạ{nl}đâm chìm vào ban đêm. Và trước đó, nhiều tàu thuyền đánh cá của ngư dân{nl}Việt hành nghề trên lãnh hải của ta bị bắt đòi tiền chuộc vẫn chưa được{nl}giải quyết thỏa đáng. Bởi thế tác giả viết, dù tàu lạ hay tàu quen thì{nl}cũng là hành vi cướp biển không thể nào không lên án một cách quyết{nl}liệt. Phải làm vậy để đánh động dư luận quốc tế, trước hết là dư luận{nl}các nước Ðông Nam Á, nơi đang cùng có những quyền lợi trên vùng Biển{nl}Ðông.
Bài báo đã không nêu đích danh Trung{nl}cộng, nhưng nói chuyện chống cướp biển là chuyện đòi hỏi hành động quốc{nl}tế. Việc chống nạn cướp biển Somalia trên giao lộ đường biển quốc tế{nl}quan trọng vừa qua là một ví dụ sống động. Nhiều nước đã gửi hạm đội{nl}của mình đến vùng biển rộng lớn này để phối hợp chống cướp biển vì họ{nl}có chung lợi ích. Ðấy là trên những vùng lãnh hải quốc tế mà người ta{nl}còn quyết liệt như thế, huống hồ các tàu thuyền của ngư dân Việt Nam{nl}lại bị tàu lạ tấn công rồi chuồn để dấu tung tích, lại diễn ra ngay{nl}trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam thì lại càng phải biết cách{nl}khởi động dư luận quốc tế. Bài báo đã nhắc đến những câu chuyện lịch sử{nl}và tói rằng tinh thần dân tộc ấy là sự kế thừa khí phách đời Trần,{nl}không thể nào trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn như tình trạng hiện{nl}nay. Tác giải kêu gọi mọi người phải khởi động tinh thần yêu nước và{nl}lòng tự tôn dân tộc làm cho nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,{nl}to lớn, lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, tạo thành một động lực{nl}mạnh mẽ trong đời sống. Khi mà bà con ngư dân vẫn đang bị uy hiếp và bị{nl}đe dọa đến tính mạng, thì mỗi người Việt Nam vốn thấm thía đạo lý một{nl}con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ không thể nào không hướng ánh mắt ra{nl}Biển Ðông.
Phải mạnh mẽ lên án hành động tấn công tàu đánh cá của ngư{nl}dân Việt Nam, coi đó như hành động cướp biển trên vùng biển thuộc chủ{nl}quyền Việt Nam và đưa ra trước công luận quốc tế. Bài báo cho thấy sự{nl}bất mãn cùng cực của giới trí thức trong nước trước hành động khiếp{nl}nhược của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn không dám lên{nl}tiếng hay phản đối gì trước những âm mưu và hành động từ phía quan thày{nl}Cộng sản Trung Hoa.(SBTN{nl}{nl}