Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
NHẬN ÐỊNH CỦA GIỚI PHÂN TÍCH VỀ CHIẾN DỊCH BẮT BỚ Ở VIỆT NAM
Tin tổng hợp - Hãng thông tấn AFP trong bài viết về tình hình Việt Nam đã ghi lại một số nhận định của các phân tích gia về hàng loạt các vụ bắt giữ các luật sư nhân quyền và các nhà hoạt động dân chủ gần đây của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Các phân tích gia cho rằng các vụ bắt giữ này là một phần trong chiến dịch trấn áp kéo dài của đảng và nhà nước, và những vụ việc này cho thấy sự nhạy cảm của Hà Nội đối với những thế lực mà họ gọi là thù địch nước ngoài. Một số nhà quan sát cũng xem vụ bắt ông Ðịnh và nhiều người khác là có liên hệ với chính sách của Việt Nam đối với Trung Cộng. Chỉ trong chưa đầy hai tháng, ngoài ông Ðịnh còn có tới sáu người khác bị bắt vì tội danh Tuyên truyền chống Nhà nước, mà mới nhất là anh Nguyễn Tiến Trung và ông Trần Anh Kim. AFP trích lời ông David Koh từ Viện Nghiên cứu Ðông Nam Á tại Singapore cho rằng chiến dịch trấn áp vẫn đang diễn ra, Hà Nội tiếp tục cảm thấy bị các kẻ thù bên ngoài đe dọa, những kẻ thù mà họ cho rằng đang muốn diễn biến hòa bình, dẫn tới chấm dứt sự cầm quyền của đảng Cộng sản ở Việt Nam. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc thì cho rằng chiến dịch hiện nay của Hà Nội cho thấy tầm quan trọng của mạng internet và quan hệ với bên ngoài trong duy trì mạng lưới đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, đồng thời phản ánh mức độ nhạy cảm của việc bất đồng chính kiến trong quan điểm của Hà Nội.
Giáo sư Ben Kerkvliet, cũng là một chuyên gia về Việt Nam tại Trường đại học Quốc gia Australia, cho rằng trường hợp của ông Ðịnh giống với kiểu mẫu từ thời cuối thập niên 90 hay là hồi đầu thập niên này. Ông cho biết việc này là một phần trong mối căng thẳng vẫn tồn tại trong nội bộ đảng cộng sản về cách thức giải quyết những sự bất đồng chính kiến đang ngày càng gia tăng, cũng như những chỉ trích đối với hệ thống chính trị của Việt Nam. Trong thập niên vừa qua số những người lên tiếng chỉ trích đã ngày càng nhiều, tuy nhiên Giáo sư Kerkvliet cho rằng có đến 6 hay 7 tổ chức mà Hà Nội coi là những đảng chính trị bất hợp pháp. Tất cả đều cần có một hệ thống chính trị minh bạch hơn và đều tuyên bố là có trụ sở ở Việt Nam mặc dù một số có sự hỗ trợ từ nước ngoài. Ông cũng nhận định trong nội bộ Ðảng Cộng sản đã có những tranh cãi xung quanh việc liệu có nên đối thoại với những người chỉ trích hay nên trấn áp họ. Theo một nhà ngoại giao Á Châu ở Hà Nội, thì có một sự đồng thuận về việc trấn áp này trong nội bộ Ðảng và có yếu tố Trung Cộng trong những vụ trấn áp này. Một số nhà quan sát cho rằng những vụ bắt giữ mới đây là một thông điệp gửi cho những ai cho rằng chính phủ quá dễ dãi đối với Trung Cộng trong vấn đề tranh chấp biên giới và khai thác bauxite. Những vụ bắt bớ mới nhất có thể là thông điệp cho những người vốn chỉ trích chính quyền là nhượng bộ Trung Cộng quá nhiều. Bản thân Luật sư Lê Công Ðịnh cũng bị cáo buộc là đã lợi dụng chủ đề khai thác bauxite để kích động tư tưởng chống chính quyền.(SBTN)
Cách 2: Còn nếu muốn kho cho thịt cá mềm mại thì dùng dầu chiên mà nấu chung với tất cả gia vị cho sôi lên rồi hạ lửa xuống riu riu, nấu gia vị kho cá khoảng 10 phút, rồi sau đó cho cá sống vào trở đều 2 mặt mỗi bên 10 phút là được...