Tin Hoa Thịnh Ðốn - Một tổ chức chuyên nghiên cứu về tình hình{nl}thế giới có tên là Jamestown Foundation vừa cho phổ biến một tập tài{nl}liệu tiên đoán là Trung cộng sẽ xử dụng võ lực để chiếm các đảo trên{nl}vùng biển đông. Tập tài liệu của tác giả Russell Hsiao được phổ biến{nl}trong tuần qua đã trích lời một viên tướng của Trung cộng là tướng{nl}Zhang Li, khi đưa ra đề nghị Trung cộng nên xây dựng một hải cảng và{nl}một phi trường ở đảo Vành Khăn trong vùng Trường Sa. Viên tướng này là{nl}cựu Phó Tư lệnh Hồng quân Trung cộng, và những chuyên viên dựa trên{nl}những sự kiện liên tục diễn ra trong thời gian qua đã cho rằng đây al{nl}một dấu hiệu mà Trung cộng đang muốn phát triển lực lượng quân sự và sự{nl}có mặt của mình trong vùng biển Ðông.
Khu vực{nl}Trường Sa là một vùng có hơn 500 đảo nhỏ, trong đó Việt Nam chiếm 29{nl}đảo, Phi Luật Tân, Mã Lai và Brunei chiếm khoảng 3 đảo lớn, và Trung{nl}cộng kiểm soát 4 đảo. Theo lời tác giả bài viết, hải quân Trung cộng đã{nl}nhận được lệnh trực tiếp từ Quân ủy Trung Ương qua Chủ tịch nhà nước là{nl}Hồ Cẩm Ðào, để mở các cuộc thao diễn lớn trong vùng biển đông để chứng{nl}nhận chủ quyền của Trung cộng ở khu vực nào. Ông Hsiao trích những tin{nl}tức của hãng tin Tân Hoa Xã cho biết Trung cộng đã gửi 8 tàu Ngư chính{nl}đến để kiểm soát khu vực rộng 128,000 cây số vuông trong vùng này.
Trong{nl}bản báo cáo của Chính Trị Bộ đảng Cộng sản Trung cộng phổ biến ngày 18{nl}tháng 6 cũng viết rằng tình hình tại vùng biển Nam Hải tức biển đông{nl}của Việt Nam bị cho là rất xấu, và đề nghị hải quân Trung cộng sẽ tăng{nl}cường thêm chiến hạm từ 3000 tấn trở lên để tuần tiễu khu vực này.{nl}Tướng Zhang Li đề nghị rằng với việc xây cất một hải cảng và một phi{nl}trường ở đảo Vành Khăn, Trung cộng có thể kiểm soát toàn vùng Trường{nl}Sa, và các chiến hạm của Trung cộng sẽ không cần phải xử dụng vùng vịnh{nl}Malacca, được coi là một thủy lộ rất quan trọng cho nền an nguy của{nl}quốc gia này.
Vùng biển Ðông rộng khoảng 3.5{nl}triệu cây số vuông, theo luật của Liên Hiệp Quốc được ban hành vào năm{nl}1994 và có 170 quốc gia ký tên phê chuẩn, xác định chủ quyền của một{nl}nước là 12 hải lý tính từ bờ biển. Tuy nhiên chương 56 của bộ luật này{nl}cũng xác định những quốc gia có bờ biển được quyền mở rộng hải phận của{nl}mình 200 hải lý để thành lập những khu kinh tế đặc biệt nhằm khai thác{nl}các tài nguyên thiên nhiên, chứ không được xác định chủ quyền của mình.{nl}Và như vậy tất cả những tàu hàng và chiến hạm có thể xử dụng những vùng{nl}biển này mà không cần phải xin phép.
Thế{nl}nhưng vào tháng 2 năm 1995, Trung cộng đã cho giương cờ ở đảo Vành Khăn{nl}thuộc vùng Panganiban là chủ quyền của Phi Luật Tân, nằm cách bãi biển{nl}Palawan của Phi là 135 dặm và cách đảo Hải Nam của Trung cộng đến 800{nl}dặm. Vào tháng 12 năm 1998, một phi cơ C-130 của Không quân Phi Luật{nl}Tân chở theo Dân biểu Dana Rohrabacher của ủy ban ngoại giao Thượng{nl}Viện và Dân biểu Roilo Golez của Quốc Hội Phi đã bay 6 lần qua khu vực{nl}này và chụp hình cho thấy nơi đây có dựng một bãi đáp dành cho trực{nl}thăng và đại liên 57 ly. Ông Golez sau đó đã tố cáo Trung cộng là đã{nl}nói láo khi cho rằng chỉ xây dựng các đài quan sát khí tượng, mà nay đã{nl}thành lập những đài truyền tin có súng phòng không, hệ thống radar và{nl}cả vũ khí bằng tia laser. Chỉ một tháng sau đó, các công nhân Trung{nl}cộng đã xây cất xong những cơ sở phòng thủ vững chắc. Vào tháng giêng{nl}năm 1999, Tổng trưởng Quốc Phòng Phi Luật Tân là ông Orlando Mercado tố{nl}cáo rằng hai chiến hạm Trung cộng có cả phi đạn đã cặp vào vùng này{nl}nhưng Trung cộng đã chối bỏ. Từ năm 2000 cho đến nay, Bắc Kinh vẫn{nl}khăng khăng cho rằng mình có chủ quyền ở vùng đảo Trường Sa từ thế kỷ{nl}thứ 16, và bản báo cáo của tổ chức Jamestown cảnh báo rằng Trung cộng{nl}đang tiến hành những âm mưu bành trướng chủ quyền trên vùng biển{nl}đông.(SBTN)
{nl}{nl}