Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
VIỆT NAM CÓ NGUY CƠ RƠI VÀO BONG BÓNG ÐẦU CƠ MỚI
Tin Hà Nội - Mặc dù nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam luôn khoe khoang rằng Việt Nam là một trong những nền kinh tế có sức hồi phục nhanh nhất thế giới trong năm nay, nhưng các nhà kinh tế e ngại rằng đằng sau thành công này là những vấn đề nghiêm trọng, bởi hoạt động tín dụng lỏng lẻo do nhà nước chỉ đạo khiến Việt Nam có nguy cơ rơi vào một bong bóng đầu cơ mới. Bài viết đăng trên Wall Street Journal nói những lo ngại này được nêu bật trong tuần qua khi công ty Fitch Ratings đưa đồng nội tệ của Việt Nam xuống vị trí thấp hơn với lời giải thích rằng vị trí tài chính của Việt Nam đang suy giảm đều đặn, và hệ thống ngân hàng của nước này dễ bị tổn thương bởi áp lực tiềm tàng của hệ thống khi mà nhà nước để cho nguồn tín dụng tràn ngập nền kinh tế.
Cũng có những lo ngại tương tự đối với Hoa Kỳ và Trung Cộng, những quốc gia đang chịu áp lực để chuẩn bị rút bớt các chương trình kích thích kinh tế của mình. Ðối với Việt Nam thì mối lo ngại này đặc biệt rõ rệt hơn, khi Việt Nam là một nền kinh tế đang trỗi dậy được theo dõi nhiều nhất và là nơi thu hút đầu tư nước ngoài. Phần lớn nền kinh tế của Việt Nam bị chi phối bởi các doanh nghiệp quốc danh vốn có truyền thống đưa ra những quyết định đầu tư sai lầm ngoài lĩnh vực kinh doanh chính họ, điều đã góp phần vào hành vi đầu cơ trong quá khứ.
Bài viết cũng đề cập đến việc ngân hàng trung ương đã đổ vào nền kinh tế các khoản cho vay trị giá ít nhất là 19 tỉ mỹ kim kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, con số này tương đương với khoảng một phần năm tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của Việt Nam. Ngân khoản này là phần chủ yếu của chương trình kích thích kinh tế, trong đó nhà nước hỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng để họ có thể tạo ra nhiều khoản cho vay giúp các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp xuất cảng. Biện pháp này chỉ có tác dụng trong ngắn hạn và việc đưa một ngân khoản lớn như vậy vào nền kinh tế khiến nhiều người dân thường lo ngại lạm phát sẽ quay trở lại. Nhiều người Việt Nam đang đối phó bằng cách đầu tư tất cả những khoản tiền mà họ có thể góp nhặt được, trước nỗi sợ lạm phát tăng trở lại. Một số nhà kinh tế ở Việt Nam lo ngại rằng các chính trị gia Việt Nam quá chú trọng vào các kế hoạch phát triển kinh tế 5-năm theo hướng ưu tiên tăng trưởng tới mức họ không sẵn sàng ngưng kích thích kinh tế cho tới khi lạm tăng cao.
Một nhà kinh tế hiểu rõ về cách suy nghĩ của nhà nước, cho rằng Việt Nam đang cố găng quay ngược kim đồng hồ lại thời điểm 2006 và 2007, khi mà mục tiêu lúc đó là xuất cảng càng nhiều càng tốt sang nước Mỹ đang tiêu sài hoang phí. Nhưng người Mỹ có lẽ sẽ không thể tiếp tục chi tiêu như trước nữa, và Việt Nam có thể sẽ lại phải hứng chịu tình trạng lạm phát nghiêm trọng một lần nữa. Giám đốc đầu tư quỹ Prudential Việt Nam, thì cho rằng trong khi Việt Nam đã và đang thành công trong việc ổn định nền kinh tế trong những tháng gần đây, các giới chức cũng cần phải cân nhắc đến những rủi ro dài hạn, ví dụ như sự dư thừa thanh khoản trong hệ thống ngân hàng và khả năng điều này sẽ gây nên tình trạng lạm phát cao.(SBTN)
Dùng 1 cup nước để hòa bột khô trong gói với nước đó. Khuấy nước nguội với bột cho tan hoàn toàn. Khi bột sôi cho hết nước còn lại vào. Nhớ dùng nước lọc thì nấu tàu hũ mới thơm ngon, đừng dùng nước máy sẽ hôi mùi hóa chất nếm vị không ngon...