Translate this page: English French German Spanish Vietnam

real story
  • HOME
  • Archives
  • NEWS
     » Commentaries
     » Tin The Gioi  
  •  CARTOONS
  •  CARTOONS in English
     » Hi Hoa
     » Luu Tru
  • AMIGAVLINK.com

  • 
    1 2 3 4 5
    6 7 8 9 10
    11 12 13 14 15
    16 17 18 19 20
    21 22 23 24 25
    26 27 28 29 30
    31 32 33 34 35
    36 37 38 39 40
    41 42 43 44 45
    46 47 48 49

    Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình
    , do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự DoĐại Nghĩa Dân Tộc...

    Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.

    Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:

    Dang Chi Binh
    PO Box 255-571
    Dorchester, MA. 02125, USA

    Hoặc quý vị có thể liên lạc với tác giả qua email: dcbinh38@hotmail.com

    Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

    Bản Lên Tiếng Các Chức sắc Tôn giáo Việt Nam
    {nl}Về Pháp lệnh tôn giáo năm 2004 và Nghị định áp dụng Pháp lệnh năm 2012

    Kính gởi:

    - Quý Hữu trách trong Chính phủ và Quốc hội Việt Nam
    - Quý Chức sắc, tu sĩ và tín đồ Cao Ðài, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo và Tin Lành.
    - Quý Nhân sĩ và Ðồng bào Việt Nam
    - Quý Chính phủ dân chủ khắp thế giới
    - Quý Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc và Quý Tổ chức nhân quyền quốc tế.
    - Quý Cơ quan truyền thông quốc tế và quốc nội.       

    Các Chức Sắc Tôn Giáo Việt Nam:

    1- Xét rằng: Do thấm nhuần chủ nghĩa duy vật vô thần Các Mác (cho rằng tôn giáo là thuốc phiện mê hoặc nhân dân, nguy hiểm cho xã hội) và do chủ trương quyền lực toàn trị độc tài (không để bất cứ thực thể nào trong xã hội vượt thoát sự kiểm soát của mình và không để bất cứ quy tắc luật lệ nào đứng trên quy tắc luật lệ của mình), đảng và chế độ Cộng sản luôn coi tôn giáo -các lực lượng tinh thần- là kẻ thù, kẻ thù số một, cần phải tiêu diệt. Ðể thực hiện việc này, nhà cầm quyền CS dùng bạo lực vũ khí và bạo lực hành chánh. Hai biện pháp này luôn phối hợp với nhau cũng như tăng giảm tùy lúc, tùy nơi và tùy người. Bạo lực hành chánh hiện thời được thể hiện qua Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo số 21 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 18-06-2004 và Nghị định áp dụng Pháp lệnh số 92 (cập nhật Nghị định số 22 năm 2005) do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành ngày 09-11-2012.

    2- Xét rằng: Rút kinh nghiệm áp dụng Sắc lệnh tôn giáo số 234 (ngày 14-06-1955) của ông Hồ Chí Minh, Nghị quyết tôn giáo số 297 (ngày 11-11-1997) của ông Phạm Văn Ðồng và Nghị định số 22 (ngày 01-03-2005) của ông Phan Văn Khải, Pháp lệnh 21 và Nghị định 92 trở nên tinh vi hơn và siết chặt hơn trong việc kiểm soát các giáo hội. Cụ thể, cả hai văn kiện pháp lý này muốn khống chế, kềm tỏa 5 phương diện hay 5 yếu tố của tôn giáo là quy chế pháp lý, nhân sự, hoạt động, tài sản và quan hệ quốc tế.

    a- Về quy chế pháp lý, cho đến nay nhà cầm quyền CS không cho tôn giáo lẫn tổ chức thuộc tôn giáo chính truyền nào được có tư cách pháp nhân như mọi tổ chức xã hội - chính trị khác tại VN (trong cả hai văn kiện chẳng hề thấy một chữ "pháp nhân" nào). Ðiều này gây rất nhiều khó khăn về pháp lý cho các Giáo hội và các tổ chức của Giáo hội trong các giao dịch dân sự (mua bán, mở tài khoản ở ngân hàng). Ðất đai, nhà cửa, tiền bạc mà các tôn giáo và tổ chức tôn giáo đang sở hữu và sử dụng phải đứng tên một cá nhân và điều này dẫn đến nguy cơ bị chiếm đoạt (bởi nhà nước hay bởi một người liên hệ), vì trên danh nghĩa các tài sản này chỉ là của cá nhân chứ không phải của tập thể. Những hoạt động xã hội của các chức sắc do đó cũng bị loại trừ hay giới hạn.

    Không công nhận tư cách pháp nhân, nhà cầm quyền chỉ cho các tôn giáo và các tổ chức thuộc tôn giáo được đăng ký, nghĩa là xin công nhận để được hoạt động với những điều kiện rất khắt khe (Ð. 5-8 NÐ 92). Và sự xuất hiện chính danh lẫn tồn tại hợp pháp của một tôn giáo hoàn toàn nằm trong tay nhà cầm quyền vô thần. Hiện thời, nhiều Giáo hội như Phật giáo VN Thống nhất, Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy, Cao Ðài Bảo thủ Chơn truyền và nhiều Hệ phái Tin lành như Mennonite hoặc Lutheran VN bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, do đó bị bách hại dữ dội. Trong lúc đó, nhà cầm quyền lại nặn ra nhiều giáo hội quốc doanh hoặc tổ chức quốc doanh để thay thế hay lũng đoạn các Giáo hội chính truyền hòng lừa gạt nhân dân và quốc tế, dùng đạo chống lại đạo.

    b- Về nhân sự (tín đồ, tu sĩ, chức sắc). Trước hết, mọi ai có đạo đều phải ghi rõ tôn giáo trong Chứng minh nhân dân (các nước trên thế giới không có lệ này). Ðiều này đã và đang gây ra lắm kỳ thị. Rồi không một tín đồ của đạo nào được giữ những chức vụ lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước, công an, quân đội, học đường, công ty xí nghiệp quốc doanh... Rõ ràng người có đạo là công dân hạng hai. Việc này đi ngược với Ðiều 29 Dự thảo sửa đổi HP.

             Về tu sĩ, PL đ. 21 đòi buộc người phụ trách tu viện khi nhận người vào tu có trách nhiệm đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp xã, và NÐ 92 đ. 13 còn buộc chờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lời chấp thuận. Nghĩa là nhà cầm quyền có quyền từ chối cho một người vào tu hay từ chối cho một dòng tu hoạt động.

    Về chức sắc (x. PL đ. 3-10), NÐ 92 đ. 19 nói rõ: "Tổ chức tôn giáo [tức Giáo hội] thực hiện việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử các chức danh này có trách nhiệm gửi bản đăng ký [tức xin phép] đến cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo". Nghĩa là việc bổ nhiệm các chức sắc từ lớn tới nhỏ đều bị nhà nước mọi cấp xen vào, cốt chọn cho được người họ hoàn toàn ưng ý hay người họ không phải lo ngại.

    Trước đó, khi được đào tạo thành chức sắc trong các học viện, học viên buộc phải học về lịch sử và pháp luật VN như các môn chính khoá (PL đ. 24. NÐ 92 đ. 14-2). Thực ra đấy là học về chủ nghĩa, chế độ và đảng CS, do chính giáo sư nhà nước dạy. Ðây là hình thức nhồi sọ những ứng viên chức sắc để sau này họ trở thành những lãnh đạo tinh thần ngoan ngoãn với chế độ và dễ thỏa hiệp với nhà cầm quyền.

    c- Về hoạt động của tôn giáo, PL (từ điều 17 đến điều 35) phân ra 14 loại. Theo NÐ 92 từ đ. 5 đến đ. 41, tất cả các loại hoạt động này đều phải đăng ký (nghĩa là xin phép) và phải chờ nhà nước chấp thuận mới được làm. Nghĩa là người dân buộc phải xin phép nhưng nhà nước không buộc phải cho phép. Việc cho phép hay không tùy vào nhiều điều kiện, nhất là tùy thái độ “chính trị” của cá nhân hay cộng đoàn làm đơn xin phép… Trong PL 21 và NÐ 92, người ta thấy từ “đăng ký” được sử dụng 18 và 74 lần, từ “quy định” được sử dụng 37 và 69 lần, từ “quy định của pháp luật” được sử dụng 14 và 9 lần, từ “không chấp thuận phải nêu rõ lý do” 18 lần (trong NÐ).

    Nếu tóm tắt các hoạt động trên thành 2 loại: 1- Các hoạt động thuần túy tôn giáo và nội bộ của Giáo hội; 2- Các hoạt động của Giáo hội liên quan đến xã hội, thì từ 1975 đến nay, đã có vô số vi phạm của nhà cầm quyền đối với các hoạt động đó. Và chính vì tiến hành nhiều sinh hoạt quan trọng và cần thiết cho đạo mà nhiều chức sắc, tu sĩ, tín đồ thuộc mọi tôn giáo đã bị hăm dọa, sách nhiễu, hành hung, quản chế hay cầm tù. Ðó là chưa kể nhiều người còn bị như thế chỉ vì đấu tranh cho tự do, nhân quyền, dân chủ.

    Ngoài các hoạt động phải xin phép trên đây, còn có những hoạt động thuộc quyền con người và quyền công dân mà các Giáo hội bị cấm đoán. Chẳng hạn không được quyền có nhà xuất bản riêng, đài phát thanh phát hình riêng, trang mạng internet riêng, hay có giờ phát thanh phát hình trên các phương tiện truyền thông của nhà nước (xây dựng do tiền đóng thuế của nhân dân, trong đó có tín đồ), và như thế là không được truyền bá giáo lý cách công khai cho mọi người để góp phân canh tân xã hội. Rồi không được quyền tham gia vào việc giáo dục giới trẻ từ cấp tiểu học đến đại học với trường sở và chuyên viên của riêng mình, dưới sự điều hành của chính mình, không được quyền tham gia vào việc cứu tế xã hội bằng cách thành lập và điều hành từ viện cô nhi đến viện dưỡng lão, từ bệnh xá đến bệnh viện.

    d- Về tài sản, PL đ. 26 nói: "Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó". Thế nhưng, từ trong Hiến pháp, đã có chủ trương đất đai do nhà nước làm chủ sở hữu, rồi trong nhiều văn bản pháp luật, lại có những quy định vô lý liên quan đến tài sản của các Giáo hội. Như ngày 31-12-2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra Chỉ thị số 1940 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo, hạ lệnh cho các địa phương nuốt trọn mọi tài sản của các tôn giáo mà đảng CS đã cướp đoạt từ nhiều thập niên trước dưới chiêu bài "quản lý nhà đất và cải tạo xã hội chủ nghĩa". Trong thực tế, từ 1954 tới nay, vô vàn vô số tài sản (điện thờ, đất đai, cơ sở, thậm chí vàng bạc...) của các tôn giáo đã bị nhà cầm quyền CS tước đoạt. Ngoài ra, để khống chế sự phát triển của tôn giáo, nhà cầm quyền không cho phép các Giáo hội trực tiếp mua hoặc nhận biếu tặng đất đai hay cơ sở.

    e- Về quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo, tín đồ, tu sĩ, chức sắc thì được đề cập trong PL 21 Ðiều 34-37 và NÐ 92 Ðiều 37-41. Cũng lại chuyện tất cả đều phải xin phép và nhưng nhà cầm quyền không buộc phải cho phép. Ví dụ việc Tòa thánh Vatican phong chức giám mục cho một số linh mục Công giáo VN thì phải được sự ưng thuận của Hà Nội mà nhiều khi rất gian nan và GH không thể chọn được người vừa ý. Ngoài ra, mọi chức sắc được phép ra nước ngoài (du lịch, du học hay du khảo) đều phải gặp công an tôn giáo trước khi đi để nghe bảo ban mọi chuyện “nên làm” và “không nên làm” ở hải ngoại (như cấm gặp gỡ cá nhân hay tổ chức nào đó, cấm tuyên truyền nói xấu nhà nước và chế độ...) Từ ngày mở cửa biên giới, cho phép công dân ra ngoại quốc, nhà cầm quyền đã kiểm soát mối liên lạc của các Giáo hội với nước ngoài có khi rất trắng trợn. Nhiều chức sắc “có vấn đề với chế độ” (như đã đấu tranh cho tự do tôn giáo hay dân chủ nhân quyền) thì bị gây nhiều khó dễ hay thậm chí bị cản trở xuất ngoại (hoặc ngược lại đi vào trong nước nếu đang ở nước ngoài). Nhiều nhóm thiện nguyện từ hải ngoại cũng bị cấm cản vào phục vụ tại một địa phương mà chức sắc tôn giáo coi sóc nơi đó đang bị ghi vào sổ đen. Nhà cầm quyền còn tìm cách cho tay chân len lỏi vào các cộng đoàn tôn giáo người Việt ở hải ngoại để lũng đoạn ngõ hầu họ chống lại đồng đạo mình ở quê hương. Ðặc biệt nhà cầm quyền đã nhiều lần yêu cầu Tòa thánh Vatican có biện pháp với những chức sắc hoặc cộng đoàn Công giáo VN bị cho là “chống đối chế độ” trong lúc họ thực sự bênh vực công lý nhân quyền hay đòi hỏi quyền tự do tôn giáo.     

    Từ những phân tích trên, Các Chức sắc Tôn giáo Việt Nam tuyên bố:

    1- PL 21 và NÐ 92 là những phương tiện pháp lý mà nhà cầm quyền Cộng sản thay vì dùng phục vụ quyền tự do tôn giáo của công dân như HP 1992 quy định, lại sử dụng để

    - duy trì cơ chế Xin-Cho đối với tôn giáo (một cơ chế mà họ đã bỏ trong nhiều lãnh vực khác) ngõ hầu tôn giáo luôn lệ thuộc chặt chẽ vào chế độ.

    - biến các Giáo hội và các tổ chức trong Giáo hội hoặc thành công cụ phục vụ tận tình chế độ hoặc thành kẻ phải nín câm trước những vấn đề của đất nước và xã hội ngõ hầu được yên thân.

    - ngăn cản các Giáo hội và các tổ chức trong Giáo hội trở thành những xã hội dân sự đúng nghĩa (độc lập với nhà cầm quyền) vốn là nhu cầu ngày càng cấp thiết tại VN, để xây dựng một quốc gia dân chủ.

    2- Các tôn giáo tự bản chất là những xã hội dân sự và mọi tín hữu đều là những công dân bình đẳng. Họ có những quyền và nghĩa vụ như mọi xã hội dân sự và mọi công dân khác. Những quyền và nghĩa vụ này -trên nguyên tắc- được xác định trong Hiến pháp và các bản văn dưới luật hình thành theo tinh thần tự do dân chủ, phù hợp với các Công ước quốc tế về nhân quyền. Thành ra không thể có và không được có những luật riêng cho tôn giáo. Như thế là đàn áp và kỳ thị! Chúng tôi thấy mình không có bổn phận chấp hành những luật lệ như thế

    3- Tự do tôn giáo không hệ tại ở việc được xây dựng các nơi thờ tự to lớn nguy nga, tổ chức các lễ hội hoành tráng đông đảo, chức sắc tu sĩ tín đồ được xuất ngoại dễ dàng thoải mái (thật ra điều này chỉ đúng với những nơi và những người không “có vấn đề” với chế độ). Tự do tôn giáo hệ tại việc các Giáo hội và tổ chức Giáo hội phải được công nhận (chứ không cấp ban) tư cách pháp nhân một khi họ đã đăng ký (không theo nghĩa xin phép); phải được tự do trong sinh hoạt và độc lập trong tổ chức; phải được truyền bá giáo lý trong và ngoài nơi thờ tự, trong và ngoài cộng đoàn tôn giáo, ra xã hội và trên mọi phương tiện truyền thông (sách, báo, đài); phải được tham gia vào việc giáo dục giới trẻ ở mọi cấp học; phải được tổ chức đầy đủ các hoạt động cứu tế xã hội; phải được tham gia đầy đủ (qua các tín đồ) vào việc quản lý điều hành đất nước.

    4- Nhà cầm quyền VN -cách lập tức và vô điều kiện- phải thả mọi chức sắc, tu sĩ, tín đồ đang bị cầm tù vì đã đấu tranh cho tự do tôn giáo hay dân chủ nhân quyền; phải trả lại mọi tài sản tinh thần là tự do và độc lập cho mọi tôn giáo; phải trả lại mọi tài sản vật chất là đất đai, cơ sở cho mọi Giáo hội. Ðể mọi Giáo hội có thể góp phần vào việc canh tân đất nước và phục vụ Ðồng bào.

    Làm tại VN ngày 04 tháng 10 năm 2013

    Các Chức sắc đồng ký tên

    Ðồng ký tên
    - Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng PGHH (đt: 0199.243.2593)
    - Hòa thượng Thích Không Tánh, Phật giáo (đt: 0165.6789.881)
    - Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Công giáo (đt: 0984.236.371)
    - Linh mục Giuse Ðinh Hữu Thoại, Công giáo (đt: 0935.569.205)
    - Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, Công giáo (đt: 0993.598.820)
    - Chánh trị sự Hứa Phi, Cao Ðài giáo (đt: 0163.3273.240)
    - Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, Cao Ðài giáo (đt: 0988.971.117)
    - Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng, Cao Ðài giáo (đt: 0988.477.719)
    - Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Tin Lành (đt: 0949.275.827)
    - Mục sư Hồ Hữu Hoàng, Tin Lành (đt: 0902.761.057)
    - Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Tin Lành (đt: 0906.342.908)
    - Ông Phan Tấn Hòa, PGHH (đt: 0162.630.1082)
    - Mục sư Lê Quang Du, Tin Lành (đt: 0121.2002.001)
    - Ông Trần Nguyên Hưởn, PGHH (đt: 0167.341.0139)
    - Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Tin Lành (đt: 0162.838. 7716)

    Posted on 07 Oct 2013
    [ print ]


    FreeVietNews
  • Cộng sản sợ PGHH tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ -- posted on 01 Oct 2014
  • Sập mái nhà đè chết người -- posted on 01 Oct 2014
  • BẢN TIN CỦA CARRIE GRACIE -- posted on 01 Oct 2014
  • Biểu tình tại Hồng Kông: Dày đặc người -- posted on 01 Oct 2014
  • TỪ HÀ NỘI ÐẾN SÀI GÒN: ÐẦU NĂM XUỐNG ÐƯỜNG PHẢN KHÁNG -- posted on 03 Jan 2014
  • Người Lính Không Số Quân -- posted on 28 Dec 2013
  • Tình Này Xin Gởi Trời Mây! - Nén Hương Tiễn Ðưa Việt Dzũng -- posted on 27 Dec 2013
  • Văn Tế Khóc Việt Dzũng -- posted on 27 Dec 2013
  • Thương Tiếc Nhạc sĩ Việt Dzũng -- posted on 23 Dec 2013
  • Biệt Ly -- posted on 23 Dec 2013
  • Ðiếu Tiễn Ðại Bàng Việt Dzũng -- posted on 23 Dec 2013
  • Bản Hùng Ca Việt Dũng -- posted on 22 Dec 2013
  • TƯỞNG NIỆM NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG -- posted on 22 Dec 2013
  • THƯƠNG TIẾC NHẠC SĨ, CA SĨ VIỆT DZŨNG -- posted on 22 Dec 2013
  • TRUYỀN ÐƠN TẠI HÀ NỘI, ÐÀ NẴNG, VÀ CẦN THƠ -- posted on 09 Dec 2013
  • Ngọn nến hiệp thông cùng giáo xứ Mỹ Yên lại bừng sáng khắp nơi -- posted on 25 Oct 2013
  • Nếu đêm nay là đêm cuối -- posted on 23 Oct 2013
  • Nhà cầm quyền CSVN tại Nghệ An định xử lén các giáo dân Mỹ Yên vào ngày 23/10/2013? -- posted on 22 Oct 2013
  • Nghệ An vẫn căng thẳng sau vụ đàn áp Mỹ Yên -- posted on 22 Oct 2013
  • Các giáo hạt trong giáo phận đồng tâm hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên vào sáng Chúa Nhật 06.10.2013 -- posted on 20 Oct 2013
  • Bản Lên Tiếng Các Chức sắc Tôn giáo Việt Nam -- posted on 07 Oct 2013
  • Tuyên bố về việc nhà cầm quyền Cộng sản ngày càng dồn dân vào đường cùng -- posted on 04 Oct 2013
  • TUYÊN BỐ CỦA LINH MỤC ĐOÀN GIÁO PHẬN VINH VỀ VỤ TRẤN ÁP GIÁO DÂN TẠI MỸ YÊN -- posted on 25 Sep 2013
  • NHÓM LINH MỤC (TINH THẦN) NGUYỄN KIM ĐIỀN GỬI THƯ HIỆP THÔNG -- posted on 24 Sep 2013
  • THƯ HIỆP THÔNG CỦA CÁC GIÁM MỤC GIÁO TỈNH HÀ NỘI -- posted on 24 Sep 2013
  • DU KHÁCH HÒA LAN ÐI ÐÚNG PHẦN DÀNH RIÊNG CHO KHÁCH BỘ HÀNH, NHƯNG VẪN BỊ 2 XE MÁY TÔNG TRỌNG THƯƠNG -- posted on 24 Sep 2013
  • BỊ BẮN TẠI TRẠM, MỘT THIẾU TÁ VC TỬ VONG -- posted on 24 Sep 2013
  • KHẮP NƠI NỔI LÊN CHỐNG ÐỐI - BAO GIỜ CHO ÐẾN THÁNG MƯỜI - TƯ LỆNH HẢI QUÂN RA LỆNH BẮN TÀU LẠ TRONG HẢI PHẬN VIỆT NAM -- posted on 17 Sep 2013
  • VỤ ÁN THÁI BÌNH -- posted on 17 Sep 2013
  • Ðức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp Lên Án Nhà Cầm CSVN Vi Phạm Tự Do Tôn Giáo -- posted on 07 Sep 2013
  • Thông cáo của Tòa Giám mục Xã Ðoài về việc chính quyền Nghệ An tổ chức dùng vũ lực trấn áp giáo dân -- posted on 07 Sep 2013
  • Nghệ An, giáo dân Mỹ Yên bao vây Ủy Ban xã Nghi Phương đòi thả người bị bắt trái pháp luật -- posted on 07 Sep 2013
  • Tuyên bố về Nghị định 72 vi hiến vô luật của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam -- posted on 01 Sep 2013
  • Công an Vĩnh Long tiếp tục sách nhiễu thành viên liên tôn -- posted on 23 Aug 2013
  • Báo Cáo Vi Phạm Nhân Quyền Với Uỷ Hội Về Tình Trạng Nữ Giới -- posted on 20 Aug 2013

  • line

    gia chanh

    Thịt Bò Nướng Lụi

    thitbonuonglui-250x150.jpgĂn kèm xà lách, cà chua, cà rốt, củ cải trắng ngâm chua ngọt, kẹp bánh mì đồ chua cắt sợi, dưa leo hoặc bún, rau sống, nước mắm chua ngọt pha loãng...





     HÍ HỌA
    Lệ phí dưới gầm bàn
    (by Gary Markstein)


    Ảo tưởng và thực tế
    (by Bob Gorrell)




    Translate this page: English French German Spanish Vietnam