Translate this page: English French German Spanish Vietnam

real story
  • HOME
  • Archives
  • NEWS
     » Commentaries
     » Tin The Gioi  
  •  CARTOONS
  •  CARTOONS in English
     » Hi Hoa
     » Luu Tru
  • AMIGAVLINK.com

  • 
    1 2 3 4 5
    6 7 8 9 10
    11 12 13 14 15
    16 17 18 19 20
    21 22 23 24 25
    26 27 28 29 30
    31 32 33 34 35
    36 37 38 39 40
    41 42 43 44 45
    46 47 48 49

    Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình
    , do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự DoĐại Nghĩa Dân Tộc...

    Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.

    Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:

    Dang Chi Binh
    PO Box 255-571
    Dorchester, MA. 02125, USA

    Hoặc quý vị có thể liên lạc với tác giả qua email: dcbinh38@hotmail.com

    Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

    ÐGM Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi đòi hỏi công lý cho những nạn nhân vụ bạo hành
    {nl}

    Lời Tòa Soạn: Khi vụ đàn áp giáo dân tại giáo điểm Con Cuông xảy ra, Giám Mục giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp đang ở Âu châu. Ngay sau biến cố này, cơ quan truyền thông Công Giáo Eglises d’Asie (Các Giáo Hội Á Châu) đã phỏng vấn Ðức Cha Hợp tại Paris ngày 8-9-2012. Bài phỏng vấn được phổ biến ngày hôm sau 9-7-2012. Diễn Ðàn Giáo Dân xin chuyển dịch nguyên văn bài phỏng vấn từ Pháp ngữ sang Việt ngữ để qúy độc giả và dư luận hiểu thêm về quan điểm và lập trường của vị Giám Mục giáo phận Vinh, kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam.

    Eglises d’Asie: Thưa Ðức Cha, Cộng đồng Công Giáo Con Cuông nơi vừa xảy ra những sự kiện mà chúng ta sắp nói tới được gọi là “Giáo Ðiểm” (lieu religieux) trong các văn bản. Ðức Cha có thể cho biết danh xưng này có nghiã gì?

    GM Nguyễn Thái Hợp: Tiếng này được dùng trong các nghị định ấn hành trong những năm thuộc thập kỷ 1990, trước thời gian ra đời của Sắc Lệnh về Tín Ngưỡng và Tôn Giáo. Người ta phân biệt giữa giáo xứ, giáo họ và và cộng đồng Kitô hữu chưa tạo thành một đơn vị theo giáo luật. Ðại ý, danh từ này tương đương với tên mà văn học truyền giáo thuở xưa gọi là “cộng đồng Kitô hữu” (chrétienté), một cộng đồng tín hữu đang trong giai đoạn thành hình.

    Eglises d’Asie: Nguyên nhân của phần lớn những xung đột giữa nhà cầm quyền và các cộng đồng Công Giáo xảy ra trong thời gian vừa qua thường là vấn đề đất đai bị nhà nước xung công, hoặc là những hoạt động có tính cách xã hội chính trị của những người trẻ Công Giáo. Những nguyên nhân đó không hiện diện trong vụ Con Cuông. Vậy vì lý do gì mà nhà cầm quyền địa phương lại tung ra một cuộc đàn áp thô bạo như thế chống lại một nhóm nhỏ những tín hữu chỉ muốn cử hành thánh lễ? Lý do này có vẻ rất bí ẩn…

    GM Nguyễn Thái Hợp: Ðúng như vậy, tất cả đều không thể giải thích. Người ta không thể hiểu những động lực sâu xa của nhà cầm quyền, cũng như không hiểu tinh thần hướng dẫn hành động này của họ. Tuy nhiên, ta có thể phỏng đoán một vài nguyên nhân. Ở Việt Nam, có những khu người ta gọi là “vùng đất anh hùng” (được coi là những địa danh nổi tiếng của thời kháng chiến cộng sản). Ðể bảo vệ quy chế “anh hùng” này, các nơi ấy phải tuân thủ ba hay bốn tiêu chuẩn. Một trong những tiêu chuẩn đó là sự vắng bóng của tôn giáo và những biểu hiện tôn giáo trên lãnh thổ của khu này. Trong khi đó, một cách chính xác, khu Con Cuông lại nằm ở Tây Bắc tỉnh Nghệ An, thuộc một trong những khu phải được gìn giữ và bảo vệ theo truyền thống anh hùng. Người ta có thể nghĩ rằng đó là một trong những lý do về thái độ bạo hành của nhà cầm quyền trong vụ này. Người ta cũng có thể nói tới động lực chính trị, chuyện hoàn toàn có thể xảy ra ở Việt Nam ngày nay.

    Từ lâu, những người Kitô giáo đã có mặt ở vùng đất Côn Cuông này. Bắt đầu từ 1970, các linh mục đã tới vùng này để cử hành thánh lễ và giúp những nhóm thiểu số. Thế là từ hai năm nay, một linh mục đã đến đó đều đặn mỗi Chúa Nhật để cử hành thánh lễ. Bốn đơn yêu cầu đã được gửi tới nhà cầm quyền để xin thiết lập một giáo điểm. Cho tới bây giờ, chúng tôi không nhận được sự trả lời chính thức nào. Nhưng người ta cho chúng tôi biết là quy chế giáo điểm không còn tồn tại mà phải thiết lập một giáo họ (paroisse annexe), một đơn xin nữa cũng vẫn không được trả lời.

    Chúng tôi không hiểu tại sao nhà cầm quyền lại can thiệp bằng cách ứng xử tàn bạo như vậy đối với cộng đồng Công Giáo Con Cuông. Năm ngoái, một qủa mìn đã nổ trước nhà nguyện. Ðó là điều không thể chấp nhận được! Chúng tôi luôn luôn tìm cách đối thoại, nói chuyện với nhà cầm quyền và chúng tôi không hiểu tại sao họ đi tới chỗ dùng những phần tử quân đội để chống lại những công dân Công Giáo. Một số người tự hỏi tại sao các binh sĩ có sức mạnh lớn như vậy không lo bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường sa, mà lại dùng võ khí để chống lại những đồng bào Công Giáo không võ trang. Tất cả những điều đó thật khó hiểu.

    Eglises d’Asie: Trước việc bùng nổ của bạo lực như vậy, thái độ của người Công Giáo trong giáo phận của Ðức Cha hiện nay ra sao?

    GM Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi muốn sống trong việc đối thoại với nhà cầm quyền. Chúng tôi không có ý định dùng vụ Con Cuông để áp đặt những đòi hỏi hay vu khống Ðảng và chính phủ. Nhưng vụ xảy ra ngày 1 tháng 7 qúa đặc biệt, khiến đa số người Công Giáo không thể khoan nhượng. Nhà cầm quyền đã đi qúa xa! Như người ta thường nói tại xứ tôi, khi vượt qúa một số ranh giới, người ta phải phản ứng. Sự kiên nhẫn là một đức tính Công Giáo, một đức tính nhân loại. Nhưng giống như tất cả những gì mang tính nhân loại, nó có những giới hạn mà người ta không thể ngang nhiên vượt qua. Ðó là cảm nghĩ của giáo dân trong giáo phận của chúng tôi. Ðiều cốt yếu là sự đoàn kết với các anh chị em công Giáo trong một hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi không phải chỉ muốn phản đối, chúng tôi còn muốn bầy tỏ sự đoàn kết này và đòi hỏi công lý cho những nạn nhân của việc bạo hành này.

    Eglises d’Asie: Vụ Con Cuông có phải là một vụ hoàn toàn riêng rẽ, trong giáo phận của Ðức Cha, những việc cùng loại này có xảy ra ở những vùng khác không?

    GM Nguyễn Thái Hợp: Trong giáo phận của tôi, có ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Cách đây hai năm, ở làng Tam Tòa thuộc tỉnh Quảng Bình cũng xảy ra những việc bạo hành giống như vụ Con Cuông hiện nay. Tôi không hiểu tại sao bạo hành bây giờ lại chuyển tới tỉnh Nghệ An. Ðó là những vụ không thể khoan nhượng ở Con Cuông. May thay, trong hai tỉnh khác, hiện không có tranh chấp tương tự. Vào dịp lễ Giáng Sinh năm ngoái, một giới chức cao cấp của chính phủ từ Hà Nội đến chuyển cho chúng tôi lời chúc mừng Giáng Sinh và chính giới chức này đã có lời chúc tụng chúng tôi. Ông ta đã hỏi tôi: “Tình trạng giáo phận Vinh hiện ra sao?”. Tôi trả lời ông ấy là trong giáo phận của tôi, có ba tỉnh mà mỗi tỉnh có tính cách đặc biệt. Không thể so sánh tỉnh này với tỉnh kia, mỗi tỉnh có mầu sắc, ánh sáng và sự độc đáo riêng. Nhưng nếu phải lấy một sự lựa chọn, tôi thích mầu sắc của các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình hơn. Sau đó, một công chức của tỉnh Nghệ An đã hỏi tôi “Tại sao không chọn Nghệ An?”. Tôi trả lời: “Trong giáo phận của tôi, có ba tỉnh. Tôi ưa hai tỉnh hơn, như vậy là có thể tự hiểu!”

    Eglises d’Asie: Ðức Cha là chủ tịch của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình do Hội Ðồng Giám Mục VN thành lập cách đây vừa đúng một năm rưỡi. Chắc chắn khó có thể lập bảng tổng kết thành tích hoạt động của Ủy Ban. Nhưng xin hỏi có sự cạnh tranh hay bất đồng nào giữa học thuyết xã hội của Giáo Hội và chủ thuyết đang được áp dụng tại Việt Nam?

    GM Nguyễn Thái Hợp: Ðúng vậy, có qúa ít thời gian kể từ khi Ủy Ban chúng tôi nhận sứ mệnh. Trong khoảng một năm rưỡi, chúng tôi không làm được nhiều việc vì những giới hạn về nhân sự, nhưng cũng vì tình hình xã hội chính trị không cho phép chúng tôi làm những gì chúng tôi đã nghĩ và muốn làm. Chúng tôi dự tính phổ biến và áp dụng học thuyết xã hội của Giáo Hội như một phương cách phúc âm hóa thế giới. Ðức Giáo Hoàng Gioan Phalô Ðệ Nhị đã nói: “Học thuyết xã hội của Giáo Hội không phải là con đường thứ ba giữa chủ thuyết tư bản và chủ thuyết Mác-xít”. Ðức Giáo Hoàng Bênêdictô 16 cũng nói thêm rằng Giáo Hội không thay thế quốc gia trong phận sự của quốc gia, nhưng Giáo Hội có thể đóng góp và đối thoại với chính phủ trong mục đích phục vụ con người. Bởi thế, chúng ta phải phúc âm hóa và phục vụ con người trong thời đại của chúng ta. Ðức Giáo Hoàng Bênêdictô 16 cũng yêu cầu các giám mục Việt Nam cộng tác và đối thoại thẳng thắn với nhà nước. Nhưng ơn gọi phúc âm của chúng ta còn đòi hỏi chúng ta phải đặt ưu tiên cho những gì phù hợp với công lý, cho những gì hữu ích cho việc phục vụ xứ sở và phù hợp với những quyền của con người. Ðó là lý do tại sao chúng tôi chủ trương đối thoại, một sự đối thoại hữu ích nhưng không giản dị và dễ dàng.

    Eglises d’Asie: Văn bản mới nhất của ủy ban của Ðức Cha có tựa đề “Những suy nghĩ về tình hình tổng quát của đất nước”. Bản văn đó nói tới sự tiến trỉển tích cực của đất nước từ một số năm qua, đặc biệt về phương diện kinh tế. Nhưng bản văn cũng vạch ra nhiều khía cạnh tiêu cực của xã hội hiện tại. Ðiều đó có phải là qúa bi quan?

    GM Nguyễn Thái Hợp: Cám ơn nhận xét của ông. Một số nhận định hẳn nhiên có chút bi quan dù rằng bản thân tôi vốn lạc quan một cách chừng mực. Nhưng phải rõ ràng. Hãy nhìn lịch sử Việt Nam của 40 năm qua. Từ 1975 đến 1990, tình hình rất khó khăn, đặc biệt trong những năm 1980. Trong giai đoạn đó, có rất nhiều khó khăn và đặc biệt cho những người Công Giáo. Rồi trong giai đoạn từ 1990 tới 2008-2009, tình hình đã thay đổi. Chính sách “đổi mới” từ từ thắng thế và đã đổi mới xứ sở trong tất cả mọi lãnh vực. Ðiều đó không thể chối cãi. Nhưng trong những năm vừa qua, có một sự trì trệ về tiến bộ rất rõ. Xã hội dân sự và xã hội chính trị cũng có sự thụt lùi. Không phải tôi bi quan, nhưng tình hình trở nên xấu. Tình trạng xã hội chính trị rất đáng e ngại. Tôi không phải là người duy nhất nghĩ như vậy. Người ta nghe cùng một tiếng chuông đồng hồ ngay nơi những người trí thức cộng sản, ở cả Quốc Hội nơi có nhiều lời tuyên bố quan trọng về vấn đề này đã được nói lên. Vì thế, qua báo cáo này, ủy ban của chúng tôi muốn cho mọi người nghe lời phê bình, nhưng là một lời phê bình xây dựng, muốn nhìn thấy đất nước đi trên đường phát triển đích thực. Sự phát triển kinh tế phải dính liền với phát triển xã hội và nhân bản.

    Eglises d’Asie: Hiện nay ở Việt Nam, cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên toàn thể lãnh thổ và chống lại ý muốn bành trướng của nước láng giềng lớn phương Bắc đang được thực hiện bởi nhiều người, kể cả những người Công Giáo. Chính Ðức Cha đã phát biểu về vấn đề này nhiều lần. Ðức Cha có nghĩ cuộc đấu tranh này là một phần trong sứ mệnh mục tử của Ðước Cha không?

    GM Nguyễn Thái Hợp: Công Ðồng Vatican II, trong hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, đã tuyên bố: “Những niềm vui và hy vọng, những buồn sầu và lo âu của con người trong thời đại này, những người nghèo và nhất là những người đau khổ, cũng là niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và sự lo âu của những môn đệ Chúa Kitô, và thực sự không có chút nhân bản nào nếu không tìm thấy một tiếng vọng trong trái tim của các môn đồ”. Chúng tôi vừa là môn đệ Chúa Kitô vừ là những đứa con của một dân tộc, chúng tôi là người Việt Nam và là Kitô hữu. Việt Nam là một dân tộc mà Thiên Chúa đã cho chúng tôi để trở nên thực sự là người, để trở thành công dân và Kitô hữu ở đó. Vì vậy những niềm vui và những nỗi buồn của đất nước chúng tôi cũng là những niềm vui và những nỗi buồn của những Kitô hữu chúng tôi. Cũng vậy, cùng với những công dân khác, người Công Giáo, người không Công Giáo và ngay cả những người Mác- xít, chúng tôi muốn bầy tỏ mối âu lo của chúng tôi liên quan tới tình hình rất nguy hiểm cho số phận của đất nước. Chính trong tinh thần ấy mà câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình ở Sài Gòn đã tổ chức hai cuộc hội thảo về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên Biển Ðông. Cuộc hội thảo đầu tiên đã gặp rất nhiều khó khăn nên không được thực hiện. Những người tham dự hội thảo không những là Công Giáo mà còn là những người không Công Giáo, những người Mác-xít hay không Mác-xít. Dù chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức cuộc hội thảo này, vẫn có một cơ quan chính phủ cũng đã tài trợ cho việc in những bài phát biểu. Cuộc hội thảo thứ hai có chủ đề “Công lý và hòa bình ở Biển Ðông”. Buồn thay, nó cũng không được diễn ra, nhưng tôi nghĩ có thể in những bài phát biểu đã được dự trù . Cuộc tranh đấu này đối với chúng tôi là một bổn phận đối với dân tộc, và đối với tổ tiên chúng tôi. Chúng tôi thi hành bổn phận này với những nhà trí thức của đất nước, với những người Công Giáo và không Công Giáo, với những người Cộng sản và không Cộng sản. Ðó là bổn phận của mọi người Việt Nam trước những khó khăn và đe dọa đè nặng lên nền độc lập của đất nước chúng tôi

    Eglises d’Asie: Trong báo cáo của Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình về tình hình chung của đất nước có vấn đề tự do tôn giáo. Nhiều văn bản lập pháp về vấn đề này đã được kể ra trong báo cáo và đi đến kết luận �" tôi khôi hài hóa một chút �" là tự do tôn giáo không thể thực sự  tồn tại khi có qúa nhiều luật lệ về vấn đề này.

    GM Nguyễn Thái Hợp: Phải nhìn nhận rằng chính phủ đã làm nhiều điều cho Giáo Hội và cho các tôn giáo nói chung. Nếu người ta so sánh tình hình Giáo Hội Việt Nam ít lâu sau 1975 và tình hình hiện nay, người ta có thể xác nhận đã có nhiều tiến bộ. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức toàn cầu  về thương mại, đã trở thành hội viên của nhiều định chế quốc tế và từ nay phải thi hành những công ước quốc tế về nhân quyền. Ðiều hiện nay còn phải làm là hoàn tất việc bình thường hóa tình trạng liên quan đến tôn giáo. Chính quyền hiện đang sửa soạn một nghị định mới về tôn giáo. Nhưng nếu trong tình trạng bình thường, người ta không cần tới nghị định này. Hiện nay đã có đủ: phải đối xử với những người Công Giáo, những người không Công Giáo, những Phật tử và tất cả mọi người khác như những công dân! Chúng ta đã có một bộ Dân Luật và mọi người phải được đối xử theo luật lệ. Tôi không nói là phải làm ngay mọi sự. Nhưng chúng ta phải hướng về việc thực hiện tình trạng đó. Nếu chúng ta đạt tới, lúc đó chúng ta mới có thể nói đã có tự do tôn giáo đích thực.

    Eglises d’Asie: Trong những năm 1978-79, Tổng Giám Mục Huế, Ðức Cha Nguyễn Kim Ðiền, đã tuyên bố trong một buổi họp công cộng mà Ðức Cha được triệu đến: “Hôm nay, những người Công Giáo là những công dân hạng hai…”. Tình trạng này hiện đã thay đổi hay chưa?

    GM Nguyễn Thái Hợp: Nếu kể lại tình hình vào thời Ðức Cha Ðiền sau 1975, người ta có thể xác nhận rằng đã có những thay đổi. Hiện nay, những người Công Giáo có thể vào đại học và làm nhiều nghề. Nhưng một số chức vụ vẫn còn được dành riêng cho đảng viên. Trong cuộc sống hàng ngày, còn nhiều điều cần phải thay đổi. Về phiá Công Giáo cũng như về phía Cộng sản, về phiá Giáo hội cũng như về phía chính phủ, việc tốt đã được làm nhưng cần phải được làm tiếp. Ðối với mọi người Việt Nam, vô thần cũng như có tín ngưỡng, Phật Giáo cũng như Tin Lành, người thiểu số cũng như người Công Giáo, phải tạo nên một xã hội nhân bản và tân tiến. Chúng tôi phải tiếp tục công việc của chúng tôi để Việt Nam thực sự trở thành một xứ sở cho tất cả mọi công dân không có sự phân biệt nào.

    (Bản dịch Việt ngữ do Nguyệt San Diễn Ðàn Giáo Dân)

    Posted on 18 Jul 2012
    [ print ]


    FreeVietNews
  • PHÓNG SỰ TỪ VIỆT NAM: RÂM RAN TIN ĐỒN NGUYỄN TẤN DŨNG MUỐN ÁM SÁT TRƯƠNG TẤN SANG -- posted on 30 Jul 2012
  • CÁC TRẠI NUÔI HỔ TẠI VIỆT NAM BỊ NGHI LÀ ĐƯỜNG DÂY CHỢ ĐEN TRÁ HÌNH -- posted on 30 Jul 2012
  • BẢN ÐỒ TRUNG QUỐC NĂM 1904 KHÔNG CÓ HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA -- posted on 30 Jul 2012
  • TRUNG QUỐC BỔ NHIỆM TƯ LỆNH TAM SA VÀ TIẾP TỤC KHIÊU KHÍCH CS VIỆT NAM -- posted on 30 Jul 2012
  • TRUNG CỘNG VÀ ĐÀI LOAN CÙNG KHAI THÁC ĐẢO BA BÌNH -- posted on 30 Jul 2012
  • DÙ NGA BÁC BỎ VIỆC QUAY LẠI CAM RANH DƯ LUẬN VẪN TIN LÀ ÐANG CÓ THƯƠNG LƯỢNG GIỮA NGA VÀ VIỆT NAM VỀ VỤ NÀY -- posted on 30 Jul 2012
  • BÁO CHÍ PHILIPPINES TỐ CÁO TRUNG CỘNG VƠ VÉT SAN HÔ GẦN SAN HÔ GẦN ĐẢO THỊ TỨ THUỘC TRƯỜNG SA -- posted on 30 Jul 2012
  • ẤN ĐỘ VÀ INDONESIA ỦNG HỘ TỰ DO HÀNG HẢI BIỂN ĐÔNG -- posted on 30 Jul 2012
  • Mẹ chị Tạ Phong Tần tự thiêu tại khu hành chánh ở Bạc Liêu -- posted on 30 Jul 2012
  • PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: LẠI THÊM MỘT VỤ CƯỠNG CHẾ ÐẤT TÀN BẠO Ở VŨNG TÀU, LÀM SÔI SỤC SỰ TỨC GIẬN CỦA DÂN CHÚNG -- posted on 30 Jul 2012
  • GIÁO SƯ CARL THAYER NÓI VỀ CHUYẾN ĐI MỸ CỦA NGUYỄN CHÍ VỊNH -- posted on 30 Jul 2012
  • NGA BÁC BỎ THÔNG TIN VỀ VIỆC MỞ LẠI CĂN CỨ Ở VIỆT NAM -- posted on 30 Jul 2012
  • CỘNG SẢN VIỆT NAM TỔ CHỨC CẦU SIÊU CHO CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ NHƯNG KHÔNG DÁM NHẮC TỚI TRUNG CỘNG -- posted on 30 Jul 2012
  • TÀU LẠ ĐÂM CHÌM TÀU CÁ NGƯ DÂN BÀ RỊA, 17 NGƯỜI THOÁT CHẾT -- posted on 30 Jul 2012
  • Chúa nhật 29.07.2012 cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình tại Kỳ Đồng -- posted on 28 Jul 2012
  • NGƯ DÂN LÀ CỘNG ĐỘNG NGHỀ CHỊU NHIỀU HIỂM NGUY NHẤT NƯỚC HIỆN NAY -- posted on 28 Jul 2012
  • CS VIỆT NAM TUYÊN BỐ THÀNH LẬP THÊM LỰC LƯỢNG BẢO VỆ LÃNH HẢI -- posted on 28 Jul 2012
  • HÀNH ĐỘNG CỦA TRƯƠNG TẤN SANG CHO THẤY SỰ CHIA RẼ GIỮA NỘI BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM -- posted on 28 Jul 2012
  • NGA VÀ CS VIỆT NAM ĐẨY MẠNH HỢP TÁC KHAI THÁC DẦU KHÍ TẠI BIỂN ĐÔNG -- posted on 28 Jul 2012
  • CS VIỆT NAM SẴN SÀNG CHO NGA MỞ LẠI CĂN CỨ HẢI QUÂN Ở CAM RANH -- posted on 28 Jul 2012
  • TRUNG CỘNG CHỈ ĐỊNH CÁC CẤP CHỈ HUY QUÂN SỰ THÀNH PHỐ TAM SA -- posted on 28 Jul 2012
  • Truyền Ðơn 8406 Xuất Hiện Tại Sài Gòn -- posted on 28 Jul 2012
  • VIỆT NAM, NAM DƯƠNG HỢP TÁC CỦNG CỐ ASEAN -- posted on 28 Jul 2012
  • BẢN ĐỒ TRUNG CỘNG GHI ĐẢO HẢI NAM LÀ CỰC NAM -- posted on 28 Jul 2012
  • THƯỢNG NGHỊ SĨ JIM WEBB TUYÊN BỐ VIỆC BÀNH TRƯỚNG QUÂN SỰ CỦA TRUNG CỘNG CÓ THỂ VI PHẠM LUẬT QUỐC TẾ -- posted on 28 Jul 2012
  • TRUNG CỘNG RÁO RIẾT CHUẨN BỊ MỞ CHIẾN DỊCH LỚN CHIẾM NỐT TRƯỜNG SA -- posted on 28 Jul 2012
  • TÀU CÁ TRUNG CỘNG ÁP SÁT ĐẢO PAG-ASA DO PHI LUẬT TÂN KIỂM SOÁT -- posted on 28 Jul 2012
  • NỢ XẤU NGÂN HÀNG CÓ THỂ LÊN ĐẾN 10% -- posted on 28 Jul 2012
  • THÊM MỘT NGƯỜI CHẾT OAN VÌ CÔNG AN -- posted on 28 Jul 2012
  • PHỐ TÀU LÀM Ô UẾ ĐẤT BÌNH DƯƠNG -- posted on 28 Jul 2012
  • CỘNG SẢN VIỆT NAM RA LỆNH CẤM MANG VÀNG MIẾNG KHI XUẤT NHẬP CẢNH -- posted on 28 Jul 2012
  • Tinh Thần Hiệp Thông cầu nguyện cho Giáo điểm Con Cuông -- posted on 26 Jul 2012
  • PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: CÁC PHÒNG KHÁM BỆNH ĐÁNG SỢ CỦA TRUNG CỘNG VẪN ĐƯỢC CÁC BÀN TAY BÍ MẬT CỦA NHÀ NƯỚC DUNG DUỠNG -- posted on 26 Jul 2012
  • NGOẠI TRƯỞNG MỸ KHUYẾN KHÍCH CÁC CỘNG ĐỒNG LƯU VONG GIÚP ĐỠ QUÊ NHÀ -- posted on 26 Jul 2012
  • HUMAN RIGHTS WATCH TỐ CÁO CÁC TRẠI CAI NGHIỆN TRUNG CỘNG VÀ CS VIỆT NAM TRA TẤN NHIỀU HƠN LÀ CHỮA TRỊ -- posted on 26 Jul 2012

  • line

    gia chanh

    Thạch Dừa Đường Thốt Nốt

    thachduaduongthotnot.jpg1 gói thạch bột 25gr
    1 lb đường thốt nốt
    19 fl oz coconut milk
    13.5 fl oz nước
    1/8 tsp muối




     HÍ HỌA
    Thay đổi !!! hahahaha
    (by Bob Gorrell)


    Núi nợ cứ cao lên mãi!
    (by Gary Varvel)




    Translate this page: English French German Spanish Vietnam