Translate this page: English French German Spanish Vietnam

real story
  • HOME
  • Archives
  • NEWS
     » Commentaries
     » Tin The Gioi  
  •  CARTOONS
  •  CARTOONS in English
     » Hi Hoa
     » Luu Tru
  • AMIGAVLINK.com

  • 
    1 2 3 4 5
    6 7 8 9 10
    11 12 13 14 15
    16 17 18 19 20
    21 22 23 24 25
    26 27 28 29 30
    31 32 33 34 35
    36 37 38 39 40
    41 42 43 44 45
    46 47 48 49

    Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình
    , do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự DoĐại Nghĩa Dân Tộc...

    Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.

    Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:

    Dang Chi Binh
    PO Box 255-571
    Dorchester, MA. 02125, USA

    Hoặc quý vị có thể liên lạc với tác giả qua email: dcbinh38@hotmail.com

    Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

    Nhật báo Mỹ Wall Street Journal viết về vụ án Ðiếu Cày, Anh Ba Saigon và Tạ Phong Tần
    THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 23.4.2012

    Nhật báo Mỹ Wall Street Journal viết về vụ án Ðiếu Cày, Anh Ba Saigon và Tạ Phong Tần

    PARIS, ngày 23.4.2012 (QUÊ MẸ) - Trong số phát hành sáng hôm nay, thứ hai 23.4.2012, nhật báo Phố Wall (The Wall Street Journal) ấn bản Á châu cho đăng ở mục Quan điểm (Editorial Opinion) bài viết có tựa đề « Ðọc Orwell ở Hà Nội – Một thẩm phán nhắc nhở các Bloggers cách Việt Nam điều hành « công lý » ra sao » (Reading Orwell in Ha Noi – A judge reminds bloggers how vietnamese « justice » really works). Cơ sở Quê Mẹ xin dịch ra Việt ngữ bài báo ấy sau đây để cống hiến bạn đọc :

    ÐỌC ORWELL(1) Ở HÀ NỘI

    Một thẩm phán nhắc nhở các Bloggers cách Việt Nam điều hành «công lý» ra sao

    bài viết của Võ Văn Ái

    Một lần nữa chứng cớ khôi hài lại tiếp diễn, Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ niên khóa 2014 – 2016. Vận mệnh nhân quyền rồi đây sẽ ra sao khi Hà Nội ngồi vào ghế ấy ? Chỉ cần xem trường hợp xẩy ra cho ba nhà bloggers hiện đang đối diện với một phiên tòa khiến ta nhớ lại câu chuyện trước kia ở thế kỷ Orwell (1).

    Nguyễn Văn Hải (bút hiệu Ðiếu Cày trên blog), Phan Thanh Hải (bút hiệu Anh Ba Saigon trên blog) và Tạ Phong Tần (cựu sĩ quan công an và cựu đảng viên Cộng sản, chủ blog có tên Công lý và Sự thật) sẽ đối diện một phiên tòa với « tội xâm phạm an ninh quốc gia ». Cả ba là thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, thành lập năm 2008, để kêu gọi quyền thiết lập truyền thông độc lập và thăng tiến tự do ngôn luận, cũng như cho các nhà báo tự do tại Việt Nam. Ở Hà Nội với chế độ chuyên chế theo hệ thống một đảng, hành động ôn hòa như thế sẽ bị kết tội « tuyên truyền chống phá Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam » chiếu điều 88 trong bô luật hình sự.

    Tiếc thay những vụ án như vậy không là chuyện hiếm có. Hằng tá nhà hoạt động nhân quyền và bloggers đã bị giam tù theo cách buộc tội như thế mấy năm gần đây. Tuy nhiên ba trường hợp nói trên đáng được chú ý vì những tiết lộ mới.

    Tuần trước, một vị thẩm phán ở thành phố Hồ Chí Minh theo dõi vụ án (dù không là vị chủ tọa phiên tòa) cho một số thành viên pháp lý địa phương biết rằng các bị can nên khôn ngoan nhận tội để tránh án tù nặng nề. Dù không nói trực tiếp với các bị can hay các luật sư bào chữa, hình như ông ta mong thông điệp nói thay cho chế độ này được phản hồi tới các bị can, và những ai khác muốn hoạt động cho nhân quyền trong tương lai. Ðiều có thể tin được khi ta biết công an thường gây áp lực như thế trên các tù nhân chính trị. Nhưng hình như đây là lần đầu tiên một vị thẩm phán có cùng chủ trương.

    Nếu ba nhà bloggers thực sự có tội, và được xét xử công minh trong hệ thống pháp luật minh bạch, thì đây quả là lời khuyên xác đáng - bị can vô tội thường khai có tội để được giảm án. Nhưng cả hai điều kiện nói trên chẳng có trong trường hợp này. Dưới pháp luật Việt Nam, vị thẩm phán cảnh cáo, sự vô tội không đủ cho việc bảo vệ bị can nếu bị can không chịu nhận tội trước tòa án. Những bị can tiếp tục « bướng bỉnh » không chịu nhận tội sẽ lãnh án tù nặng hơn.

    Vị thẩm phán nói trên cũng cho biết sự trì hoãn xét xử ba nhà bloggers - lẽ đã đưa ra tòa từ tuần lễ trước - vì ba cơ quan An ninh, Viện Kiểm sát Nhân dân, và Tòa án chưa ngã ngũ về mức án cho ba bị can. Cơ quan An ninh muốn nâng mức án thật cao từ 14 đến 16 năm tù cho Ðiếu Cày, 12 đến 14 năm cho Tạ Phong Tần, và 7 đến 9 năm tù cho Phan Thanh Hải. Trong khi đó hai trong « nhóm tam hùng » kia đề xuất án nhẹ hơn. Phán quyết nhận tội là dự báo cuối cùng.

    Ba nhà bloggers có thể nhìn những tấm gương đã xẩy ra, nếu không chấp nhận lời cố vấn của vị thẩm phán. Nhà hoạt động cho dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức sau khi tuyên bố vô tội đã bị kết án 16 năm tù tháng giêng năm 2010 vì tội chống nhà nước - ngoài những hoạt động khác, ông viết nhiều bài đăng trên mạng kêu gọi cải tổ chính trị. Tại phiên xử này, các nhà hoạt động khác đã nhận tội, trong có luật sư nhân quyền Lê Công Ðịnh, nên chỉ lãnh án từ 3 năm rưởi đến 7 năm.

    Nếu cáo trạng đã biển lận, thì tại sao chế độ lại muốn thúc đẩy sự nhận tội ? Dường như Hà Nội tin rằng chịu nhận tội [của các bị can] sẽ củng cố cho việc Hà Nội thường khẳng định « không hề có tù nhân chính trị » tại Việt Nam, bởi vì như Hà Nội biện luận, các bị can này đã thú tội phạm pháp nghiêm trọng.

    Sự chênh lệch trong những án tù là việc đáng lo trong mọi trường hợp, nhưng tại Việt Nam thì hậu quả trở thành đặc biệt nghiêm trọng do cách cư xử với các tù nhân chính trị. Tất cả tù nhân, dù là tù chính trị hay thường phạm, đều phải xuất tiền túi chi trả cho những nhu cầu cơ bản, kể cả những nhu cầu bổ túc cho khẩu phần chết đói. Trong khi các thường phạm được nhận từ gia đình mỗi tháng 2 triệu đồng (khoảng 96 Mỹ kim), ba nhà bloggers nói trên chỉ nhận được năm trăm nghìn đồng.

    Chẳng đủ thấm vào đâu cho việc sống còn tối thiểu. Căn tin do công an làm chủ bán giá 400.000 đồng một kí đường, 25.000 đồng một lon sữa hộp, hay 300,000 đồng nửa ký chả lụa.

    Hơn nữa sự chênh lệch đối xử trên phương diện tài chính xói mòn lời khẳng định của Hà Nội, rằng không có tù nhân chính trị tại Việt Nam. Trong thực tế, mọi người đều biết vì sao Ðiếu Cày bị cấm cố : hoạt động của anh gây lúng túng cho Hà Nội và ông chủ của họ ở Bắc Kinh. Anh bị bắt lần đầu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 sau khi tổ chức cuộc biểu tình chống Trung quốc nhân cuộc rước đuốc thế vận hội. Sau khi bị giam tù 30 tháng với cáo buộc giả trá « trốn thuế », lại tiếp tục bị giam vào đúng ngày anh mãn hạn tù tháng 10 năm 2010 với tội danh « tuyên truyền chống phá nhà nước Xã hội chủ nghĩa ». Anh bị biệt giam suốt 17 tháng qua.

    Ở bất cứ quốc gia thực sự hiện đại nào, Ðiếu Cày và hai nhà bloggers kia sẽ vô tội dưới bất cứ danh nghĩa « tội phạm » nào. Cả ba người chỉ khẳng định các quyền được quy định tại điều 69 và điều 53 trong Hiến Pháp Việt Nam, bảo đảm quyền tự do ngôn luận và quyền kiến nghị chính phủ.

    Hà Nội phải trả tự do cho họ. Các chính phủ trên thế giới cần can thiệp Hà Nội để thực hiện việc trả tự do này, nếu Hà Nội còn muốn đảm trách vị trí nhân quyền nổi bật tại LHQ.

    Ông Ái là Chủ tịch cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam

    -----------------

    (1) Georges Orwell (1903 – 1950), nhà báo và tác giả người nước Anh, nổi danh ở thế kỷ 20 với hai tập truyện « Animal Farm » (Trại súc vật), ngụ ngôn chính trị trong một nông trại dựa trên sự phản bội Cách mạng Nga của Staline, và « 1984 », diễn tả bằng trí tưởng chế độ độc tài toàn trị trong tương lai. Cuốn sách gây tác động sâu sắc từ đề sách đến các thành ngữ mới như « Big Brother is watching you » (Ðại ca đang theo dõi bạn), « newspeak » (ngôn ngữ mới), « doublethink » (tư duy kép, hay ba phải)… đã thành ngôn ngữ thường tục.



    {nl}{nl}{nl}
    Posted on 23 Apr 2012
    [ print ]


    FreeVietNews
  • TIỂU THUYẾT BIỂN VÀ CHIM BÓI CÁ: TÂM HỒN THƠ TRONG MỘT THẾ GIỚI ÐANG TAN RÃ -- posted on 01 May 2012
  • DÂN BIỂU ĐÀI LOAN THĂM TRƯỜNG SA CHUYẾN ĐI CÓ KHẢ NĂNG GÂY CĂNG THẲNG VỀ LÃNH THỔ -- posted on 01 May 2012
  • TRUNG CỘNG BÁC ÐỀ NGHỊ HÒA GIẢI CHO VỤ TRANH CHẤP BIỂN ÐÔNG CỦA PHILIPPINES -- posted on 01 May 2012
  • ĐÁNH CÁ TRÁI PHÉP TẦU CÁ TRUNG QUỐC BỊ NAM HÀN BẮT GIỮ -- posted on 30 Apr 2012
  • SẼ CÒN NHIỀU VỤ VĂN GIANG KHÁC Ở VIỆT NAM -- posted on 30 Apr 2012
  • 30-4 Quê Hương Trong Nỗi Nhớ -- posted on 30 Apr 2012
  • PHÓNG SỰ TỪ VIỆT NAM: QUẢNG NGÃI: BỆNH LẠ CHƯA TÌM RA, LẠI BÙNG PHÁT THÊM BỆNH Kỳ LẠ KHÁC -- posted on 30 Apr 2012
  • BỘ CÔNG AN VIỆT NAM LOAN BÁO BẮT ĐẢNG VIÊN VIỆT TÂN NGUYỄN QUỐC QUÂN -- posted on 30 Apr 2012
  • VIỆT NAM CÓ THỂ ĐỐI MẶT VỚI TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT ĐƯỜNG VÌ XUẤT CẢNG SANG TRUNG CỘNG -- posted on 30 Apr 2012
  • NỮ DÂN BIỂU ZOE LOFGREN GIỚI THIỆU DỰ LUẬT VỀ QUYỀN NÂNG ÐỠ KHI CAN DỰ VÀO KINH TẾ VIỆT NAM HAY CÒN GỌI LÀ DỰ LUẬT FREE VIETNAM ACT -- posted on 30 Apr 2012
  • BÀ BÙI HẰNG ÐƯỢC ĐƯA VỀ ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ QUẢN THÚC -- posted on 30 Apr 2012
  • VIỆT - MỸ: TỪ CỰU THÙ THÀNH ĐỒNG MINH CÓ ÍCH -- posted on 30 Apr 2012
  • DÂN VIỆT TẨY CHAY THỰC PHẨM TRUNG QUỐC, E QUÁ MUỘN -- posted on 30 Apr 2012
  • TRUNG QUỐC SẮP XÂY CẦU TÀU Ở HOÀNG SA -- posted on 30 Apr 2012
  • PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: KINH HÃI RAU MUỐNG VỚI 10,000 LOẠI VI KHUẨN GÂY BỆNH -- posted on 28 Apr 2012
  • 15 NÔNG DÂN VĂN GIANG ĐƯỢC THẢ SAU KHI KÝ CAM KẾT KHÔNG KHIẾU KIỆN -- posted on 28 Apr 2012
  • VIỆT NAM SẮP NHẬN THÊM 3 CHIẾC SUKHOI TỪ NGA, ANH QUỐC CÓ THỂ BÁN ĐỒ QUÂN SỰ CHO VIỆT NAM -- posted on 28 Apr 2012
  • VIỆT NAM, SINGAPORE THẢO LUẬN VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG -- posted on 28 Apr 2012
  • TRUNG CỘNG THÔNG QUA DỰ ÁN XÂY CẦU TÀU TẠI HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM -- posted on 28 Apr 2012
  • TRUNG CỘNG TIẾP TỤC DỌA ĐÁNH CẢ VIỆT NAM VÀ PHI LUẬT TÂN -- posted on 28 Apr 2012
  • ĂN HOA QUẢ XUẤT XỨ TRUNG CỘNG, 1 NGƯỜI TỬ VONG -- posted on 28 Apr 2012
  • TRÀ TÚI LỌC LIPTON TRUNG CỘNG BỊ CÁO BUỘC CHỨA THUỐC TRỪ SÂU -- posted on 28 Apr 2012
  • BÁO VIỆT NAM CẢNH BÁO THUỐC BẮC TRUNG CỘNG GÂY UNG THƯ -- posted on 28 Apr 2012
  • CẢ NĂM ĐIỀU TRA VẪN CHƯA BIẾT TẠI SAO XE LIÊN TỤC BỐC CHÁY, TỪ ĐẦU NĂM 2012 CÓ THÊM 65 VỤ CHÁY XE -- posted on 28 Apr 2012
  • ÐÀ LẠT NGẬP LỤT TRONG MƯA LỚN -- posted on 28 Apr 2012
  • TÌM THẤY THI THỂ MỘT VIỆT KIỀU MỸ CHẾT TRONG NHÀ TRỌ -- posted on 28 Apr 2012
  • 29.04.2012: Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý & Hoà bình -- posted on 28 Apr 2012
  • PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: DÂN VIỆT NAM PHẪN NỘ VỀ SỰ TÀN ÁC CỦA NHÀ CẦM QUYỀN -- posted on 28 Apr 2012
  • PHI LUẬT TÂN SẼ KHAI THÁC KHÍ ĐỐT TRONG VÙNG BIỂN TRANH CHẤP -- posted on 28 Apr 2012
  • PHI LUẬT TÂN ĐÒI ĐƯA VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VÀO CUỘC THẢO LUẬN VỚI MỸ -- posted on 28 Apr 2012
  • VIỆT NAM LO NGẠI VỀ TRANH CHẤP TRUNG CỘNG VÀ PHI LUẬT TÂN -- posted on 28 Apr 2012
  • PHI LUẬT TÂN CÁO BUỘC TRUNG CỘNG VẪN ĐỖ TÀU GẦN ĐẢO TRANH CHẤP -- posted on 28 Apr 2012
  • TRUNG CỘNG CẢNH BÁO PHI LUẬT TÂN QUỐC TẾ HÓA BIỂN ĐÔNG -- posted on 28 Apr 2012
  • NGÀNH GỖ XUẤT CẢNG BI ĐÁT: BÌNH ĐỊNH 50% SẮP PHÁ SẢN -- posted on 28 Apr 2012
  • NHIỀU CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM SẼ SỤP TIỆM -- posted on 28 Apr 2012

  • line

    gia chanh

    Bánh Giò Chay
      banhgiochay-250x150.jpgNguyên liệu:

    1 hộp bột bắp (corn starch) 16 oz. (454 g)
    2 muỗng canh bột gạo
    10 chén nước lọc (10 ½ chén nếu muốn bột bánh mềm hơn), hoặc 3 lon nước cốt rau...





     HÍ HỌA
    Làm sao mang giày này?
    (by Jeremy Nell)


    Khmer Đỏ ra tòa
    (by Peray)




    Translate this page: English French German Spanish Vietnam