Translate this page: English French German Spanish Vietnam

real story
  • HOME
  • Archives
  • NEWS
     » Commentaries
     » Tin The Gioi  
  •  CARTOONS
  •  CARTOONS in English
     » Hi Hoa
     » Luu Tru
  • AMIGAVLINK.com

  • 
    1 2 3 4 5
    6 7 8 9 10
    11 12 13 14 15
    16 17 18 19 20
    21 22 23 24 25
    26 27 28 29 30
    31 32 33 34 35
    36 37 38 39 40
    41 42 43 44 45
    46 47 48 49

    Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình
    , do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự DoĐại Nghĩa Dân Tộc...

    Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.

    Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:

    Dang Chi Binh
    PO Box 255-571
    Dorchester, MA. 02125, USA

    Hoặc quý vị có thể liên lạc với tác giả qua email: dcbinh38@hotmail.com

    Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

    THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 18.2.2012
    Thông cáo chung của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền về khóa họp Nhân quyền LHQ để xem xét Việt Nam trên phương diện loại trừ mọi hình thức phân biệt chủng tộc

    PARIS, ngày 18.2.2012 (QUÊ MẸ) - Ðầu tuần sau, Phái đoàn Hà Nội sẽ đến LHQ ở Genève phúc trình về những nỗ lực của mình trong việc thực thi "Công ước quốc tế về loại trừ mọi hình thức phân biệt chủng tộc". Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền và thành viên Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam yêu cầu  nhà cầm quyền Việt Nam phải cam kết chấm dứt những hành xử phân biệt đối với tôn giáo và các dân tộc ít người, và hủy bỏ những hạn chế đối với các quyền cơ bản.

    Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam vừa thực hiện và gửi đến LHQ bản Báo cáo phản biện dày 30 trang dưới đề danh "Những vi phạm các quyền cơ bản đối với các Dân tộc ít người và tôn giáo tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam". Qua đó, Ủy ban nêu lên những quan tâm nghiêm trọng trước vấn đề Việt Nam thực hiện Công ước quốc tế về loại trừ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD, International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination) mà Việt Nam tham gia ký kết năm 1982. LHQ sẽ xem xét sự thực hiện Công ước của chính quyền Việt Nam trong mười năm qua theo thể thức báo cáo định kỳ vào hai ngày 21 và 22.2.12 tại Genève. Theo nguyên tắc, mỗi hai năm một lần, các quốc gia thành viên phải phúc trình về sự thực hiện Công ước mình đã ký kết. Thế nhưng Việt Nam đã chậm trễ hằng bao nhiêu thập niên, và nay mới đến để tập trung phúc trình chung 4 lần, thay vì đã phải phúc trình 15 lần.

    Vào ngày 20.2 tới, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam sẽ trình bày tại LHQ bản Báo cáo của Ủy ban với nhiều chi tiết vi phạm các quyền cơ bản và phân biệt đối xử đối với các dân tộc ít người trên phương diện pháp luật cũng như hành xử, mặc các cấm đoán được ghi trong Hiến pháp hay các nghĩa vụ mà Việt Nam phải tôn trọng khi ký kết các công ước nhân quyền. Trường hợp xẩy ra cho người Thượng Tây nguyên và người Hmong thuộc các nhóm dân tộc này, là điều chẳng sao chối cải về chính sách phân biệt chủng tộc của nhà cầm quyền Hà Nội.

    Bản báo cáo cho biết sự chênh lệch rộng lớn giữa đa số người Kinh và các dân tộc ít người trong sự thụ hưởng các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, trong một chế độ độc đảng chuyên quyền khước từ người công dân mọi quyền cơ bản dân sự và chính trị để tham gia lấy những quyết định liên quan tới đời sống và tiêu chuẩn sống của họ. Sự chênh lệch tài sản "cực kỳ báo động" và những chương trình của chính phủ nhằm xóa đói giảm nghèo "lắm khi bao gồm cả những chiến dịch trừ tiệt văn hóa, cuộc sống truyền thống, tín ngưỡng và tập tục của các dân tộc ít người, đưa tới hậu quả gạt bỏ họ sang bên lề xã hội", bản Báo cáo viết.

    Bà Souhayr Belhassen, Chủ tịch Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền, nhận xét "Trên phương diện quốc tế, lắm khi chính quyền Việt Nam chào hàng bằng cách đánh đồng sự tăng trưởng kinh tế như một "thành tựu" cho nhân quyền; tuy nhiên, nhìn sâu vào các dữ kiện chẳng ăn khớp nhau, sẽ thấy rõ quần chúng đông đảo chẳng hưởng được các phúc lợi của sự tăng trưởng này, đặc biệt với các dân tộc ít người, khác hẳn người Kinh trên các phương diện y tế, giáo dục, và công ăn việc làm. Ðiều này không thể nại vì lý do kinh tế, mà trong thực tế là hậu quả của sự thi hành có tính phân biệt từ thể chế, pháp luật và những dụng cụ của chính sách, với mục đích kiểm soát vốn xa rời các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế".

    Những sinh hoạt của các dân tộc ít người, kể cả hoạt động tôn giáo, là đối tượng kiểm soát tùy tiện và bao rộng qua một số quy định, nghị quyết và chỉ thị của chính phủ, mà trong thực tế đưa tới việc hủy bỏ các quyền dân sự, như tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội; tự do đi lại và cư trú; tự do xuất cảnh và trở về; quyền tư sản và quyền thừa kế.

    Tín đồ của các cộng đồng tôn giáo như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hòa Hảo, Cao Ðài, và Khmer Krom Phật giáo là đối tượng của cuộc đàn áp có hệ thống, bao gồm bắt giam, tra tấn, quản chế tại gia, công an theo dõi, hăm dọa và sách nhiễu trên mọi phương diện của đời sống.

    Việt Nam không có nền tư pháp độc lập, vì vậy khó xét xử những vụ phân biệt đối xử để bảo đảm quyền bình đẳng trước luật pháp. Một ví dụ hiển nhiên về sự đàn áp pháp lý các dân tộc ít người, như Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã từng cho biết "trên 350 người Thượng bị kết án tù nặng nề từ năm 2001 vì lý do tham gia các cuộc biểu tình, tìm cách vượt biên, hay cầu nguyện tại các "Nhà nguyện tại gia không được nhà nước công nhận". Chỉ riêng một cuộc xét xử vào tháng tư năm 2011 đã có tám người Thượng bị kết án tổng cộng 75 năm tù và 24 năm quản chế.

    Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, người vừa được Giải Quốc tế Ðặc biệt vể Tự Do của Societa Libera, tuyên bố: "Như bản Báo cáo của chúng tôi tiết lộ, các tôn giáo và dân tộc ít người tại Việt Nam đang chịu thống khổ vì những vi phạm nghiêm trọng các quyền kinh tế và chính trị, như bị trục xuất khỏi đất đai của tổ tiên, di dân, Nhà nước bảo trợ đưa người Kinh vào chiếm các vùng thuộc dân tộc ít người, đàn áp tôn giáo, bắt bớ tùy tiện và nạn mất tích".

    Ông Ái cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc cải cách chính trị để giải quyết các vấn nạn này: "Ba mươi sáu năm qua, ba triệu đảng viên Cộng sản, là một loại hình dân tộc ít người, đã áp đặt chính sách phân biệt đối xử đối với đại đa số 89 triệu dân Việt Nam. Ðã đến lúc phải chấm dứt nạn phân biệt đối xử này, Ðảng và Chính phủ phải tôn trọng hữu hiệu các quyền cơ bản của người công dân, cũng như bảo đảm các tự do cơ bản cho các tôn giáo và dân tộc ít người tại Việt Nam".

    Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam yêu cầu chính quyền Việt Nam:

    - Thứ nhất, thực hiện những cải cách chính trị và hệ thống pháp lý Việt Nam để chống nạn kỳ thị chủng tộc và đưa các luật pháp cùng hành xử quốc gia tuân thủ theo các công ước nhân quyền quốc tế đã ký kết ;

    - Thứ hai, chấm dứt mọi cuộc đàn áp tôn giáo, kể cả việc cưỡng bức chối đạo, và bắt giam tín đồ bằng cách bô bô kết án "làm chính trị";

    - Thứ ba, hủy bỏ cơ chế phân biệt đối xử gọi là Hộ khẩu;

    - Thứ tư, công nhận thẩm quyền của Ủy ban LHQ về Loại trừ mọi Hình thức Phân biệt Chủng tộc để Ủy ban trực tiếp thu nhận các khiếu kiện cá nhân của những nạn nhân bị phân biệt chủng tộc tương ứng theo Ðiều 14 của Công ước.


    Liên lạc báo chí :
    Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền: Karune Appy / Arthur Manet
    Ðt + 33 1 43 55 13 12 / + 33 1 43 55 25 18
    Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam
    Penelope Faulkner / Võ Trần Nhật
    Ðt + 33 1 45 98 30 85 / + 33 6 11 89 86 81

    Muốn biết thêm tin tức và hoạt động cho Việt Nam, xin vào thăm hai Trang nhà:
    http://www.fidh.org/-Vietnam,234-
    http://www.queme.net/vie

    {nl}{nl}{nl}
    Posted on 19 Feb 2012
    [ print ]


    FreeVietNews
  • Thư ủng hộ và cảm ơn của Khối 8406 -- posted on 20 Feb 2012
  • TÒA BẠCH ỐC ĐỒNG Ý TIẾP XÚC VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT VỀ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM -- posted on 20 Feb 2012
  • HƠN 100 NGƯỜI KHIẾU KIỆN ĐẤT ĐAI TẬP TRUNG TRƯỚC VĂN PHÒNG NHÀ NƯỚC -- posted on 20 Feb 2012
  • TRỘM VIẾNG NHÀ TƯỚNG CÔNG AN, LỘ RA TIỀN TỈ -- posted on 20 Feb 2012
  • CHIẾN DỊCH VẬN ĐỘNG TỔNG THỐNG OBAMA VƯỢT QUÁ 50,000 CHỮ KÝ -- posted on 20 Feb 2012
  • PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRONG NƯỚC NGÀY CÀNG TĂNG -- posted on 20 Feb 2012
  • TÒA ÁN VIỆT NAM ĐẢO NGƯỢC PHÁN QUYẾT VỤ ÔNG ĐOÀN VĂN VƯƠN -- posted on 20 Feb 2012
  • HÀNG TRĂM NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ ĐÒI TRẢ TỰ DO CHO NHỮNG BỊ CAN Ở TIÊN LÃNG -- posted on 20 Feb 2012
  • HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ÐỘ ỦNG HỘ CUỘC TRANH ÐẤU CỦA NGƯỜI TÂY TẠNG -- posted on 20 Feb 2012
  • Cha Nguyễn Văn Lý vẫn tuyệt thực để phản đối bản án bất công -- posted on 20 Feb 2012
  • THÊM 3 TỈNH BỊ CÚM GÀ -- posted on 20 Feb 2012
  • PHỔ BIẾN DANH SÁCH MẬT 10 NGÂN HÀNG SẮP SỤP TIỆM -- posted on 20 Feb 2012
  • Thư cha Chân Tín gửi BBT Nữ Vương Công lý và bạn đọc về vụ Tổng Giám mục phó Nguyễn Văn Thuận -- posted on 20 Feb 2012
  • PHÓNG SỰ CỘNG ĐỒNG: SINH HOẠT XUÂN NHÂM THÌN TẠI SPOKANE -- posted on 19 Feb 2012
  • PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: NẠN BUÔN NGƯỜI Ở VIỆT NAM NGÀY CÀNG NHIỀU -- posted on 19 Feb 2012
  • DỊCH CÚM GIA CẦM LAN RỘNG TẠI 10 TỈNH THÀNH TẠI VIỆT NAM -- posted on 19 Feb 2012
  • HÀ NỘI RA KẾ HOẠCH: GOM VÀNG TOÀN DÂN ĐỂ KHƠI THÔNG ĐƯỢC NGUỒN LỰC TRONG NHÂN DÂN -- posted on 19 Feb 2012
  • NGÀNH TƯ PHÁP VIỆT NAM YÊU CẦU XÉT XỬ LẠI VỤ TIÊN LÃNG -- posted on 19 Feb 2012
  • HÀ NỘI GIẬN DỮ YÊU CẦU DÂN BIỂU MỸ ĐỪNG GỌI LÀ CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN -- posted on 19 Feb 2012
  • ÐÀI SB-TN PHÁT ÐỘNG PHONG TRÀO YÊU CẦU TỔNG THỐNG OBAMA KHÔNG MỞ RỘNG GIAO THƯƠNG VỚI VIỆT NAM VÌ NHÂN QUYỀN -- posted on 19 Feb 2012
  • BPSOS PHỔ BIẾN TÀI LIỆU CUỘC TÀN SÁT Ở MƯỜNG NHÉ, ĐIỆN BIÊN -- posted on 19 Feb 2012
  • LIÊN ĐOÀN CỬ TRI BẮC CALI TIẾP TỤC VẬN ĐỘNG KÝ THỈNH NGUYỆN THƯ -- posted on 19 Feb 2012
  • CÁC HỘI ĐOÀN TRẺ NAM CALI XUỐNG ĐƯỜNG VẬN ĐỘNG KÝ THỈNH NGUYỆN THƯ GỬI TỔNG THỐNG OBAMA -- posted on 19 Feb 2012
  • CHIẾN DỊCH VẬN ĐỘNG TỔNG THỐNG OBAMA: NHỮNG BƯỚC KẾ TIẾP -- posted on 19 Feb 2012
  • THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 18.2.2012 -- posted on 19 Feb 2012
  • NHÓM NGƯỜI THƯỢNG TÂY NGUYÊN, NGƯỜI KHMER KROM, NGƯỜI KINH TỴ NẠN TẠI THÁI LAN TÔN VINH LÁ CỜ VÀNG 3 SỌC ĐỎ ĐẦU NĂM NHÂM THÌN -- posted on 18 Feb 2012
  • DALLAS TỔ CHỨC ĐÊM VĂN NGHỆ ĐẤU TRANH VIỆT NAM TÔI ĐÂU -- posted on 18 Feb 2012
  • HOUSTON XUỐNG ĐƯỜNG ĐẨY MẠNH CHIẾN DỊCH THỈNH NGUYỆN THƯ GỬI TỔNG THỐNG OBAMA -- posted on 18 Feb 2012
  • NHÀ THƠ CAO TIÊU ÐÃ QUA ÐỜI -- posted on 18 Feb 2012
  • THỈNH NGUYỆN THƯ CHO NHÂN QUYỀN VIỆT NAM: 42,000 CHỮ KÝ -- posted on 18 Feb 2012
  • NỮ HỌC SINH GỐC VIỆT VÔ ĐỊCH SPELLING BEE -- posted on 18 Feb 2012
  • HỌC SINH VIỆT VÀO CHUNG KẾT HỌC BỔNG TÀI NĂNG QUỐC GIA, MỘT NỮ SINH VIỆT THẮNG GIẢI JEOPARDY 100,000 MỸ KIM -- posted on 18 Feb 2012
  • HƯỚNG DẪN KÝ THỈNH NGUYỆN THƯ GỬI CHO TÒA BẠCH ỐC -- posted on 18 Feb 2012
  • PHÓNG SỰ TỪ VIỆT NAM: CÚM GIA CẦM LẠI ÂM THẦM LAN KHẮP NHIỀU VÙNG NÔNG THÔN -- posted on 18 Feb 2012
  • NHIỀU NƯỚC CHÊ TÔM, CÁ VIỆT NAM CÓ ĐỘC CHẤT -- posted on 18 Feb 2012

  • line

    gia chanh

    Yaourt
    yaourt3-250x150.jpgVật liệu:
    - 1 lon sữa ông thọ
    - 1 lon nước sôi (đong bằng lon sữa ông Thọ - 1 lon)
    - 2 lon sữa tươi (đong bằng lon sữa ông Thọ - 2 lon)
    - 1 hũ yaourt cái hiệu Dannon 8 oz - loại "plain"...




     HÍ HỌA
    Trả lại khổ chủ
    (by Gary Varvel)


    Ngồi trong hầm... thành tổng thống
    (by Gary Varvel)




    Translate this page: English French German Spanish Vietnam