Translate this page: English French German Spanish Vietnam

real story
  • HOME
  • Archives
  • NEWS
     » Commentaries
     » Tin The Gioi  
  •  CARTOONS
  •  CARTOONS in English
     » Hi Hoa
     » Luu Tru
  • AMIGAVLINK.com

  • 
    1 2 3 4 5
    6 7 8 9 10
    11 12 13 14 15
    16 17 18 19 20
    21 22 23 24 25
    26 27 28 29 30
    31 32 33 34 35
    36 37 38 39 40
    41 42 43 44 45
    46 47 48 49

    Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình
    , do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự DoĐại Nghĩa Dân Tộc...

    Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.

    Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:

    Dang Chi Binh
    PO Box 255-571
    Dorchester, MA. 02125, USA

    Hoặc quý vị có thể liên lạc với tác giả qua email: dcbinh38@hotmail.com

    Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

    Cuộc đấu tranh của Lm Nguyễn Văn Lý: Vì sao Lm Lý đấu tranh?
    Gs Nguyễn Chính Kết

    Kính thưa Quý Vị, Quý Anh Chị trong Diễn Ðàn,

    Trong chủ đề về Lm Nguyễn Văn Lý hôm nay, anh Lạc Việt phụ trách room mời tôi trình bày đề tài: “Vì sao Lm Nguyễn Văn Lý đấu tranh?”, nghĩa là cho mọi người thấy những động lực nào đã thúc đẩy ngài đấu tranh. Ðộng lực đấu tranh là một cái gì thuộc về tinh thần, nó ở trong nội tâm con người, là cái mà người ta chỉ có thể biết được qua những cuộc tiếp xúc, những lần nói chuyện, nhiều hơn là qua những hành động, những bài viết… Ðây là một đề tài hơi khó. Khó hơn là chỉ trình bày cuộc đấu tranh của ngài mà người ta có thể đọc được trên mạng. Ðúng ra đề tài này phải để cho Lm Phan Văn Lợi, là người bạn gần gũi nhất với ngài, trình bày thì có lẽ hay hơn. Nhưng anh trưởng room đã ra lệnh thì tôi phải cố gắng thi hành thôi.

    Muốn biết động lực của một người thì phải biết về con người ấy trước đã. Vì thế, tôi phải nói hơi dài dòng về con người của Lm Nguyễn Văn Lý. Tôi nói về con người của ngài không phải do những suy diễn từ những bài viết của ngài, mà do những kinh nghiệm của tôi về ngài qua những tiếp xúc cá nhân với ngài.

    ***

    Sau cơn lụt lớn nhất thế kỷ tại Huế cuối năm 1999, tôi đến Huế để cứu trợ lụt. Thời ấy tôi chỉ là người hoạt động tôn giáo và chỉ quan tâm tới những vấn đề tâm linh. Lần cứu trợ này, tôi đến giáo xứ Nguyệt Biều, nơi bị cơn lụt tàn phá dữ dội, cũng là nơi Lm Nguyễn Văn Lý bị quản chế từ năm 1994. Tại đây, tôi được một giáo dân trong xứ dẫn tới nơi Lm Lý đang chỉ huy làm đường cho dân tại xã Thủy Biều. Xã này gồm 4 thôn, Nguyệt Biều là xứ đạo thuộc một thôn trong xã. Lúc đó tôi chưa hề biết cha Lý là một người đấu tranh.

    Ngài làm đường cho dân vì xã này bị lụt tàn phá trầm trọng và vì hệ thống đường xá trong xã rất nghèo nàn. Trong cơn lụt, hàng chục ngàn bao xi măng tại nhà máy xi măng Long Thọ trong vùng bị biến thành đá. Vì thế họ bán rẻ mỗi bao 5.000đ thay vì 50.000đ. Với thời giá lúc đó, một đôla Mỹ trị giá 15.000đ VN có thể mua được 3 bao. Ðể làm đường, cha Lý đặt mua tất cả các bao xi măng đó. Ngài biến tất cả những rãnh nước vốn rất dơ bẩn trong xã thành những con đường rộng khoảng 3 mét để xe hơi có thể đi được. Các bao xi măng bị hóa đá ngài cho xếp lên nhau làm thành hai bờ đường rồi cho dân đổ đất vào giữa. Mặt đường thường cao hơn mặt đất khoảng một mét. Ngài huy động dân trong xã cùng hợp tác làm đường với ngài.

    Dân tình nguyện làm đường với ngài rất đông, ai cũng tỏ ra cảm phục, quý mến ngài. Họ hết sức cảm phục vì trong khi chính quyền không hề nghĩ đến chuyện làm đường cho dân, một yếu tố rất cần thiết để xã có thể phát triển, thì ngài, một linh mục nhỏ bé đang bị quản chế trong xã, lại nghĩ đến và ra tay làm việc ấy với số tiền ngài xin từ hải ngoại. Chính nhờ những con đường này mà sau này xã Thủy Biều phát triển mọi mặt và được nâng cấp lên thành phường.

    Ðối với những gia đình trong xã bị lũ cuốn mất nhà, ngài cấp tôn, cột bê-tông và huy động nhân sự để giúp họ làm lại nhà. Các nhà nghèo, ngài cho mượn vốn để nuôi heo hoặc mua xe xích-lô. Ngài cũng lập một tủ sách để thanh niên và trẻ em trong xã có thể mượn đọc, nhất là sách giáo khoa từ lớp 1 đến 12 mà các em có thể mượn về nhà cả năm, học xong thì trả lại. Ngài còn mở những lớp tin học nhằm đào tạo các thanh thiếu niên trong xã muốn theo học.

    Ðiều tôi cảm phục ngài nhất là ngài nhận được rất nhiều tiền từ hải ngoại, vì làm những con đường như thế tốn rất nhiều tiền lẫn công sức, nhưng chính bản thân ngài lại sống hết sức kham khổ. Phòng ngài ở lúc ấy là cái chái của nhà thờ Nguyệt Biều được dùng làm phòng thánh ( ), rộng 2m, dài 5m, cao khoảng 2m5, lợp tôn nên khá nóng. Như vậy diện tích nơi ngài ở chỉ khoảng 10m2, vừa đủ kê một cái bàn, một tủ áo lễ, một số đồ đạc của nhà thờ và của riêng ngài. Chỗ ngủ của ngài là một tấm ván kê cao lên dài 2m nhưng chỉ rộng 0m8, một cái chiếu gấp tư lại phủ lên trên.

    Sau lần gặp đó, tôi còn gặp ngài hai lần nữa khi có dịp ra Huế, và tôi có dịp dùng bữa với ngài hai lần. Cả hai lần ấy, ngài đều dùng cơm với đậu phộng kho nước mắm và một bát canh rau. Hỏi ông từ bên cạnh nhà thờ, người phụ trách nấu cơm cho ngài, ông cho biết bữa nào ngài cũng ăn thanh đạm như vậy. Thế mà ngài vẫn rất khỏe, tươi tắn, hồng hào. Ngài cho biết ngài khỏe là nhờ ngồi thiền mỗi tối. Những lần gặp đầu tiên ấy, tôi chỉ biết ngài bị quản chế vì một vài hành động phản kháng nhà cầm quyền về tôn giáo, chứ chưa biết nhiều về ngài.

    Những cuộc gặp gỡ này đã gây nơi tôi ấn tượng khá mạnh vì cách sống rất nghèo khó, thanh thoát của ngài. Người Việt hải ngoại gửi cho ngài những số tiền rất lớn để ngài cứu trợ lụt, để làm đường và các dự án khác, trong đó chắc chắn có những tiền mà người ta tặng riêng để ngài chi dùng cho bản thân, chắc chắn với những số tiền ấy, ngài có thể sống một cách đầy đủ hơn rất nhiều. Nhưng với cảnh sống hết sức thanh bạch và cách ăn uống hết sức đơn giản như vậy, thiết tưởng ngài đã dành hết số tiền người ta gửi cho ngài để lo cho dân, chứ không giữ lại phần nào để lo cho bản thân mình.

    Nếu tiền bạc có thể dùng để thử lương tâm con người, thì qua sự kiện này, Lm Nguyễn Văn Lý chứng tỏ là người rất có lương tâm, là một chân tu, một linh mục siêu thoát và sống khá đúng gương nghèo khó của Ðức Giêsu, vị giáo chủ mà ngài chọn làm lý tưởng để noi gương theo.

    Chỉ mấy tháng sau, vào tháng 11-2000, tôi nghe tin Lm Nguyễn Văn Lý từ Nguyệt Biều lên tiếng đấu tranh cho tự do tôn giáo với khẩu hiệu “Tự do tôn giáo hay là chết”, với sự hỗ trợ đắc lực của Lm Nguyễn Hữu Giải và Lm Phan Văn Lợi. Nếu không gặp ngài và không có một ấn tượng mạnh mẽ và tốt đẹp về ngài, chắc hẳn tôi đã không đủ lý do mạnh mẽ và thuyết phục để lên tiếng ủng hộ ngài. Chính con người và tư cách của ngài khiến tôi chuyển hướng hoạt động, thay vì chỉ quan tâm hoạt động tôn giáo, nghiên cứu, viết lách về tôn giáo và mải mê con đường tâm linh, tôi bắt đầu nghĩ đến những vấn đề xã hội, những bất công, những cấm đoán, những đau thương mà các tôn giáo và toàn dân Việt đang phải chịu.

    Sau mấy tháng suy nghĩ, đắn đo, cân nhắc, tôi đã chấp nhận tất cả mọi rủi ro có thể xảy đến cho tôi và gia đình, để rồi đầu tháng 2-2001, tôi bắt đầu lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo của Lm Nguyễn Văn Lý, và cùng đấu tranh với ngài. Tư cách và lòng dũng cảm của Lm Nguyễn Văn Lý đã nâng đỡ tôi rất nhiều trong cuộc đấu tranh cho dân chủ nhân quyền của tôi suốt từ đầu năm 2001 đến nay, nhất là những khi tôi gặp khó khăn, bị sách nhiễu, bị đe dọa, bị khủng bố vì đấu tranh.

    Ngài thường củng cố tinh thần đấu tranh của tôi mỗi lần tôi có dịp tiếp xúc với ngài qua điện thoại hay qua skype. Niềm tin tưởng của tôi vào lương tâm, sự trong sáng của ngài trong cuộc đấu tranh này đã được củng cố thêm khi tôi nghe ngài chia sẻ khá nhiều lần về 5 điều tinh thần mà ngài áp dụng trong cuộc đấu tranh của ngài, đó là tinh thần “ngũ vô”, gồm có:

    1) Vô úy: không sợ hãi, không sợ chết cũng không sợ đau khổ, dù là đau khổ tinh thần hay thể xác;

    2) Vô cầu: không cầu cạnh, xin xỏ, vì cầu cạnh xin xỏ sẽ làm mình mất thế mạnh của mình, là chấp nhận một thế đứng thấp hơn đối tượng mình cầu cạnh xin xỏ; khi đấu tranh mà mình xin xỏ đối phương thì mình đã chấp nhận thua họ từ đầu rồi.

    3) Vô thủ: không giữ lại cho mình điều gì, dù là tiếng thơm, danh vọng hay tiền bạc, của cải; và cũng có nghĩa là không cần phòng thủ hay đề phòng gì cả, vì mình đấu tranh công khai, quang minh chính đại, ai rình nghe cũng mặc;

    4) Vô ngã: dẹp bỏ “cái tôi”, không tìm cái lợi cho riêng bản thân;

    5) Vô biệt: đối xử với mọi người không phân biệt quốc gia hay cộng sản, da trắng hay da vàng, Phật giáo hay Công giáo, ai đứng về phía lẽ phải và sự thật đều là đồng minh của mình.

    Và ngài cho rằng một khi mình thực hiện được tinh thần “ngũ vô” này rồi, thì tức khắc mình có thêm một “cái vô” thứ sáu, đó là “vô địch”! Theo nhận định của tôi, ngài đã sống khá tốt tinh thần “ngũ vô” này.

    Chính vì con người, tư cách và tình yêu thương của cha Lý như vậy, ngài mới có thể huy động đa số giáo dân cả hai giáo xứ Nguyệt Biều và An Truyền cùng hăng hái đấu tranh và sẵn sàng sống chết với ngài.

    Thưa Quý Vị và Quý Anh Chị trong diễn đàn,

    Cái đề tài mà anh Lạc Việt đề nghị với tôi là: “Tại sao Lm Nguyễn Văn Lý lại tranh đấu?”, tôi vẫn chưa nói tới, mà tôi chỉ kể dài dòng những kinh nghiệm sống của tôi về ngài trong những lần đầu tiên gặp gỡ ngài cũng như những lần gặp gỡ sau này để mọi người trong room thấy được con người của Lm Nguyễn Văn Lý. Thấy được con người của ngài như vậy, ta sẽ dễ dàng thấy rằng cuộc đấu tranh của ngài cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền chắc chắn không phải là vì ham hố những điều mà người đời thường ham như danh vọng, của cải, tiền bạc, chức quyền, tiếng khen… Vậy thì ngài tranh đấu vì cái gì? Tại sao ngài lại tranh đấu?

    Ðộng lực đầu tiên: Lòng yêu mến các tôn giáo, Giáo Hội và giáo dân của mình

    Tôi nghĩ đó chính là động lực chủ yếu thúc đẩy ngài tranh đấu khi mà quyền lợi chính đáng của Giáo Hội, giáo phận và giáo dân của ngài bị xâm phạm. Tôi được biết, trước khi Huế lọt vào tay cộng sản vào ngày 26-3-1975 thì ngài đang ở Sàigòn. Khi nghe tin cộng sản tấn công thành phố Huế và nghĩ rằng thành phố Huế có thể bị mất vào tay cộng sản, thì ngài lập tức bỏ Sàigòn để trở về Huế cho kịp trước khi Huế thất thủ. Ngài hành động như vậy, trong khi hàng chục ngàn người sẵn sàng bỏ hết của cải tại Huế để chạy vào Sàigòn theo tinh thần “bỏ của chạy lấy thân”, vì ai cũng nghĩ rằng Sàigòn không thể bị mất vào tay cộng sản được.

    Là một linh mục thuộc giáo phận Huế, ngài sợ rằng nếu Huế và Sàigòn thuộc hai chính thể khác nhau thì nếu ngài không rời Sàigòn để về Huế lúc đó, thì ngài sẽ vĩnh viễn không thể về Huế để phục vụ giáo phận và giáo dân của ngài được, nên ngài đã về gấp trước khi Huế bị mất vào tay cộng sản. Nói chung, ai cũng sợ cộng sản và luôn luôn sẵn sàng chạy trốn về những nơi có tự do, vì tự do là quý hơn tất cả. Nhưng đối với ngài, dù ngài cũng quý tự do như tất cả mọi người, nhưng ta thấy ngài đã đặt tình yêu đối với giáo phận và giáo dân của ngài còn quý hơn tự do của chính bản thân ngài.

    Như chúng ta đều biết, trong chế độ cộng sản, nhà nước tìm đủ mọi cách để tiêu diệt tôn giáo, nếu không tiêu diệt được thì khống chế sự phát triển của các tôn giáo. Hiện nay, cộng sản tiêu diệt và khống chế các tôn giáo một cách hết sức thâm độc là biến chất các tôn giáo. Làm tôn giáo chỉ còn vỏ bề ngoài là tôn giáo, còn bên trong thì không còn là một tôn giáo đúng nghĩa nữa, mà là một công cụ có lợi cho sự toàn trị của chế độ.

    Trước nguy cơ các tôn giáo bị biến chất như thế, lòng yêu mến các tôn giáo, đặc biệt Giáo Hội Công giáo, đã thúc đẩy Lm Nguyễn Văn Lý đấu tranh một cách rất can đảm và anh hùng.

    Ðộng lực thứ hai: Tình yêu đối với quê hương tổ quốc

    Hầu hết các nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo, khi lên tiếng cho tự do tôn giáo một thời gian, đều nhận thấy tôn giáo chỉ là một khía cạnh sinh hoạt trong đời sống con người. Mà Cộng sản đâu chỉ chà đạp tự do tôn giáo, mà còn chà đạp tất cả mọi quyền tự do khác của đời sống con người. Chỉ đấu tranh cho tự do tôn giáo thì có vẻ hơi cục bộ, nên các nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo đều dần dần trở thành các nhà đấu tranh cho các quyền con người.

    Cha Lý cũng vậy, ban đầu dường như ngài chỉ thuần túy đấu tranh cho tự do tôn giáo, nhưng sau khi ra tù vào năm 2005, ngài bắt đầu chuyển hướng một cách rõ rệt là đấu tranh cho dân chủ nhân quyền. Cụ thể nhất, ngài là nhân vật chính trong việc thành lập Khối 8406 và trở thành “linh hồn” của Khối này. Ngài đã thúc đẩy sự thành lập các tổ chức ngoại biên của Khối 8406 như Liên Minh Dân chủ Nhân quyền Việt Nam, Ủy ban Nhân quyền Việt Nam, Ðảng Thăng Tiến, Công Ðoàn Ðộc Lập, v.v... Chính ngài đã đẩy mạnh cuộc đấu tranh cho dân chủ nhân quyền tiến một bước rất dài… Chính vì thế, CSVN lại đưa ngài vào tù lần thứ tư vào năm 2007.

    Như vậy, chính lòng yêu mến tổ quốc, yêu quê hương dân tộc đã thúc đẩy ngài đấu tranh cho dân chủ nhân quyền.

    Hai động lực trên mang tính chủ quan, nghĩa là xuất phát từ bản chất con người của ngài. Hai động lực sau mang tính khách quan, nghĩa là đến từ ngoại cảnh.

    Ðộng lực thứ ba: Sự tàn ác phi nhân của CSVN đối với nhân dân và các tôn giáo

    Như chúng ta đều biết, CSVN là một bọn cướp chính danh, hết sức tàn bạo, độc ác, phi nhân, đồng thời hết sức tiểu nhân và hèn hạ theo kiểu “đội tên đạp dưới”, hay “hèn với giặc, ác với dân”. Khi cướp được chính quyền trong tay, chúng dùng quyền bính cướp được ấy để tiếp tục cướp đoạt những tài sản tinh thần cũng như vật chất của người dân, để làm giàu trên xương máu của người dân. Chưa bao giờ đa số người dân lại khốn khổ và nghèo túng như hiện nay, chưa bao giờ các quan chức cầm quyền lại “giầu nứt khố đổ vách” như hiện nay, chưa bao giờ khoảng cách giầu nghèo giữa đại đa số người dân và các quan chức cầm quyền lại lớn lao như hiện nay, chưa bao giờ bất công cùng với các tệ nạn xã hội lại lan tràn như hiện nay.

    Chính vì sự tàn ác phi nhân của CSVN đối với nhân dân và các tôn giáo, Lm Nguyễn Văn Lý và rất nhiều nhà đấu tranh khác đã phải liều chết để lên tiếng đấu tranh chống lại sự gian ác ấy.

    Ðộng lực thứ tư: Nguy cơ mất nước vào tay Trung cộng do nhà cầm quyền CSVN tiếp tay tạo điều kiện cho Trung cộng thực hiện

    Nguy cơ mất nước này đã thúc đẩy ngài kêu gào rất thống thiết qua 45 bức thư “cảm ơn và mời gọi”, kêu gọi mọi người ý thức về hiểm họa mất nước đã đến rất gần, đồng thời khêu gợi lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm của mọi người trước lịch sử. Hành động cụ thể mà ngài đề nghị là toàn dân biểu tình, xuống đường đấu tranh. Mặc dù bị bệnh tai biến mạch máu não, sức lực rất yếu, tay phải vẫn chưa cầm viết được, đi phải chống gậy, thế mà ngài vẫn thức khuya dậy sớm để viết lách, để trao đổi với mọi người trong nước cũng như hải ngoại, để truyền lửa đấu tranh, để góp ý, bàn thảo kế hoạch đấu tranh, v.v... Ðể ủng hộ những cuộc biểu tình, chính ngài đã nhiều lần chống gậy ra ngoài đường biểu tình với khẩu hiệu chống Trung cộng dán trước ngực và sau lưng.

    Ðó là một vài lý do chính yếu thúc đẩy ngài đấu tranh. Ðương nhiên còn một số lý do khác như tình yêu sự thật, yêu công lý, mà vì thời lượng có hạn, tôi không thể trình bày hết.

    Ðấy, con người và tư cách của ngài như tôi đã trình bày là như thế. Theo cái nhìn của tôi, ngài là một vị chân tu, rất siêu thoát, không ham danh vọng, chức tước, quyền bính hay bạc tiền. Ngài đấu tranh chỉ vì tình yêu và ý thức trách nhiệm đối với tôn giáo, với quê hương đất nước, với dân tộc, trước tình cảnh tôn giáo và đất nước phải rên siết đau khổ dưới ách thống trị của CSVN, nhất là trước tương lai rất đen tối của dân tộc là họa mất nước vào tay Trung cộng mà kẻ bán nước và tiếp tay cho Trung cộng lại chính là nhà nước CSVN.

    Xin cám ơn Quý Vị, Quý Anh Chị đã theo dõi bài chia sẻ của tôi.

    --------------
    ghi chú:
    [1]  Phòng thánh: nơi linh mục mặc phẩm phục trước khi ra nhà thờ cử hành thánh lễ, cũng là nơi chứa những đồ đạc liên quan đến việc thờ phượng.

    Posted on 09 Aug 2011
    [ print ]


    FreeVietNews
  • Tôi đi dự phiên tòa phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ (kỳ 5) -- posted on 11 Aug 2011
  • Xã hội vô trách nhiệm dẫn con người đến đâu? -- posted on 11 Aug 2011
  • Bản Tin Từ Huế: Chuyến hành hương La Vang ngày 08-08-2011 -- posted on 11 Aug 2011
  • TỔNG BÍ THƯ CỘNG SẢN VIỆT NAM TUYÊN BỐ VIỆT NAM ĐANG TĂNG CƯỜNG LỰC LƯỢNG ĐỂ TỰ VỆ -- posted on 11 Aug 2011
  • BẮC KINH LẠI QUẤY NHIỄU Ở BIỂN ĐÔNG, ĐƯA QUÂN TẬP TRẬN SÁT BIÊN GIỚI VIỆT NAM -- posted on 11 Aug 2011
  • BẠO HÀNH GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM LÊN ĐẾN MỨC BÁO ĐỘNG -- posted on 11 Aug 2011
  • GIÁ ĐÔ-LA TĂNG VỌT VÌ NGHI BỊ THU GOM ĐỂ NHẬP VÀNG -- posted on 11 Aug 2011
  • HÀ NỘI: ÐƯỜNG PHỐ KẸT CỨNG VÌ DÒNG NGƯỜI RỒNG RẮN ÐI MUA VÀNG -- posted on 11 Aug 2011
  • ẤN ĐỘ ĐANG THEO DÕI VIỆT NAM TRONG VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG -- posted on 11 Aug 2011
  • PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: VIỆT NAM ĐỐI MẶT TÌNH TRẠNG BÙNG PHÁT TĂNG CAO, KINH TẾ CHAO ĐẢO -- posted on 11 Aug 2011
  • CỘNG ĐOÀN DOANH NHÂN TRÍ THỨC CÔNG GIÁO RA THÔNG BÁO KHẨN CẤP VỀ VIỆC CÁC THÀNH VIÊN BỊ BẮT GIỮ TRÁI PHÁP LUẬT -- posted on 11 Aug 2011
  • LẠI MỘT BẠN TRẺ NGƯỜI CÔNG GIÁO VỪA BỊ BẮT ĐỘT NGỘT -- posted on 11 Aug 2011
  • PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO ÔNG PHẠM MINH HOÀNG -- posted on 11 Aug 2011
  • VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẢO VỆ TIẾN SĨ CÙ HUY HÀ VŨ BỊ CÔN ĐỒ TẤN CÔNG -- posted on 11 Aug 2011
  • TƯ LỆNH HẠM ĐỘI 7 HẢI QUÂN MỸ VIẾNG THĂM HÀ NỘI -- posted on 11 Aug 2011
  • BẮC KINH PHỦ NHẬN THAM GIA KHAI THÁC DẦU CỦA PHILIPPINES Ở BIỂN ĐÔNG -- posted on 11 Aug 2011
  • HÀ NỘI YÊU CẦU BẮC KINH CHẤM DỨT VI PHẠM CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN ĐÔNG -- posted on 11 Aug 2011
  • HÀ NỘI, MƯA LÀ NGẬP -- posted on 11 Aug 2011
  • CÀ MAU: 1000 CÔNG NHÂN TRUNG CỘNG LÀM VIỆC KHÔNG GIẤY PHÉP -- posted on 11 Aug 2011
  • DỰ LUẬT SB285 VỀ VẤN ĐỀ BUÔN NGƯỜI TẠI CALIFORNIA ĐƯỢC THỐNG ĐỐC KÝ BAN HÀNH -- posted on 11 Aug 2011
  • NA UY QUAN NGẠI VỀ VIỆC LINH MỤC NGUYỄN VĂN LÝ BỊ BẮT GIAM TRỞ LẠI -- posted on 11 Aug 2011
  • THÔNG BÁO KHẨN: Ba người bị bắt trong cuộc biểu tình tại Sài Gòn Chủ Nhật 7-8 -- posted on 09 Aug 2011
  • Thông báo của Doanh Trí Công giáo -- posted on 09 Aug 2011
  • PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: HƠN 3000 TÍN ÐỒ CÔNG GIÁO TUẦN HÀNH PHẢN ÐỐI NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở NGHỆ AN -- posted on 09 Aug 2011
  • PHÓNG SỰ TỪ VIỆT NAM -- posted on 09 Aug 2011
  • Cuộc đấu tranh của Lm Nguyễn Văn Lý: Vì sao Lm Lý đấu tranh? -- posted on 09 Aug 2011
  • NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM - DZUY LINH -- posted on 09 Aug 2011
  • PHÓNG SỰ CỘNG ĐỒNG: ĐẠI NHẠC HỘI CÁM ƠN ANH KỲ 5 THÀNH CÔNG RỰC RỠ -- posted on 09 Aug 2011
  • BỊ CHẬN BẮT Ở TÂN SƠN NHẤT, ĐẨY VỀ PHÁP VÌ LÀM CHO ĐÀI Á CHÂU TỰ DO -- posted on 09 Aug 2011
  • HÀ NỘI TỔ CHỨC BIỂU TÌNH CHỐNG MỸ ẦM Ĩ HƠN CHỐNG TRUNG CỘNG -- posted on 09 Aug 2011
  • BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG CỘNG LẠI TIẾP TỤC Ở HÀ NỘI -- posted on 09 Aug 2011
  • BIỂU TÌNH CHỐNG VĂN CÔNG VIỆT CỘNG TẠI SYDNEY VÀ MELBOURNE -- posted on 09 Aug 2011
  • PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ĐANG BƯỚC VÀO CƠN KHỦNG HOẢNG -- posted on 07 Aug 2011
  • LIÊN HIỆP CHÂU ÂU CHỈ TRÍCH VIỆT NAM GIỮ NGUYÊN BẢN ÁN ĐỐI VỚI TIẾN SĨ CÙ HUY HÀ VŨ -- posted on 07 Aug 2011
  • TIN TẶC TRUNG CỘNG TẤN CÔNG TỪ MỸ ĐẾN VIỆT NAM -- posted on 07 Aug 2011

  • line

    gia chanh

    Bánh Cam (Bánh Rán)

    banhran-250x150.jpg Nguyên Liệu:

    * Nhân (đủ cho 60 viên)
    1 gói đậu xanh
    1-1/2 cup đường
    3 gói vanilla
    1-2 cups dừa nạo khô
    1/2 tsp vơi muối
    3/4 cup dầu ăn




     HÍ HỌA
    Ta là vua...
    (by Ken Catalino)


    Biển đen ở vịnh Mexico !
    (by Gary Markstein)




    Translate this page: English French German Spanish Vietnam