Translate this page: English French German Spanish Vietnam

real story
  • HOME
  • Archives
  • NEWS
     » Commentaries
     » Tin The Gioi  
  •  CARTOONS
  •  CARTOONS in English
     » Hi Hoa
     » Luu Tru
  • AMIGAVLINK.com

  • 
    1 2 3 4 5
    6 7 8 9 10
    11 12 13 14 15
    16 17 18 19 20
    21 22 23 24 25
    26 27 28 29 30
    31 32 33 34 35
    36 37 38 39 40
    41 42 43 44 45
    46 47 48 49

    Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình
    , do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự DoĐại Nghĩa Dân Tộc...

    Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.

    Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:

    Dang Chi Binh
    PO Box 255-571
    Dorchester, MA. 02125, USA

    Hoặc quý vị có thể liên lạc với tác giả qua email: dcbinh38@hotmail.com

    Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

    TỔNG KẾT TÌNH HÌNH THẾ GIỚI NĂM 2010 (phần 1)
    {nl} Nhìn lại một năm 2010 vừa trôi qua, bản tổng kết tình hình sẽ duyệt lại từng tháng và nhắc lại những biến cố đã xảy ra khắp nơi trên thế giới, để chúng ta có dịp nhớ lại và rút ra những bài học riêng cho mỗi người.

    Tháng Giêng bắt đầu với thành phố Dubai khai trương tòa nhà cao nhất thế giới vào ngày 4 tháng giêng, trong một buổi lễ được tổ chức trọng thể để giảm bớt những lo ngại về sự thiếu nợ trầm trọng của chính phủ nước này. Tòa nhà trị giá 1.5 tỉ mỹ kim cao 828 thước tức 2717 feet, gồm 200 tầng và vượt qua kỷ lục trước đây của tòa nhà Taipei 101 tại Ðài Loan đến hơn 300 thước. Quốc vương của Dubai là hoàng thân Mohammed bin Rashid al-Maktoum, đã đặt tên lại cho tòa nhà là Burj Khalifa để vinh danh tiểu vương Khalifa bin Zayed al-Nahayan, là người đang cầm quyền tại Abu Dhabi đã cứu nguy cho Dubai với số tiền lên tới 25 tỉ mỹ kim trong vòng một năm qua.

    Tại Pakistan, một vụ khủng bố mở đầu năm 2010 khi một kẻ lái chiếc xe SUV tại một sân bóng chuyền ở ngôi làng Shah Hassankhel gây tử vong cho 89 người trong ngày đầu năm mới. Bạo động đã gia tăng tại Pakistan khi quân đội mở cuộc tuần tiễu nhắm vào những lực lượng có liên hệ đến tổ chức khủng bố Al-Qaeda ở khu vực Nam Warizistan. Vụ nổ cho thấy Pakistan sẽ phải cố gắng hơn trong việc chống lại những lực lượng dân quân được coi là có thiện cảm với phe Taliban và Al-Qaeda ở quốc gia láng giềng Afghanistan.

    Tại Angola, những tay súng đã bắn vào một chiếc xe bus chở theo đoàn tuyển thủ quốc gia của Togo vào ngày 8 tháng giêng, gây tử vong cho người tài xế và 2 người khác, 9 người bị thương.

    Những phần tử thuộc lực lượng giải phóng Cabinda đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công nhắm vào các cầu thủ đang trên đường dự giải vô địch túc cầu Phi châu năm 2010, là giải thể thao lớn nhất của lục địa này.

    Tại Haiti, một cơn địa chấn làm rung chuyển cả đảo quốc này vào ngày 12 tháng giêng, làm cho hàng ngàn người chết và phá sập luôn cả dinh Tổng thống, đưa tới việc cả thế giới phải đưa người đến giúp đỡ. Một tòa nhà của Liên Hiệp Quốc 5 tầng cũng bị sập trong cơn địa chấn 7.0 độ, được coi là trận động đất lớn nhất tại Haiti trong vòng 200 năm.

    Tại thủ đô Port-au-Prince, tình hình hỗn loạn đã xảy ra, cơn địa chấn chỉ cách trung tâm thủ đô khoảng 10 dặm, ảnh hưởng đến 4 triệu người dân cư ngụ tại thành phố này. Những trận hậu chấn lên đến 5.9 độ tiếp tục diễn ra những ngày sau đó.

    Tại Lebanon, một chiếc phi cơ của hãng hàng không quốc gia Ethiopia với 90 người đã đâm đầu xuống biển sau khi cất cánh từ phi trường Beirut trong thời tiết xấu vào ngày 25 tháng giêng. Quân đội Lebanon đã đưa trực thăng và tàu đến cứu vớt ở vùng biển cách Beirut khoảng 10 cây số. Chiếc phi cơ Boeing 737-800 trên đường đến Addis Ababa biến mất trên màn ảnh radar chỉ 5 phút sau khi cất cánh trong trời mưa. Người thân của các nạn nhân đã kéo đến phi trường Addis Ababa để chờ đợi tin tức trong tuyệt vọng.

    Tháng Hai, vài tuần sau cơn địa chấn tại Haiti, 10 nhà truyền giáo người Mỹ bị tố cáo tội tìm cách đưa những cô nhi ra khỏi quốc gia này một cách bất hợp pháp nên bị bắt và ra tòa vào ngày 4 tháng 2. Chính quyền Haiti đã bắt giữ họ khi chiếc xe bus chở 33 em nhỏ mà họ cho là đã mất hết cha mẹ trong cơn địa chấn. Các viên chức Haiti nói những người này không có giấy tờ chứng minh và không có giấy phép để đưa trẻ em ra khỏi quốc gia này, và sẽ bị tố cáo với tội danh bắt cóc trẻ em. Sau đó Cảnh sát chứng minh là những em này vẫn còn cha mẹ, đã được các gia đình trao cho những nhà truyền giáo với hy vọng các em sẽ có được một đời sống tốt đẹp hơn.

    Tại Bỉ quốc, hai toa xe lửa đâm đầu vào nha vào ngày 15 tháng 2, gây tử vong cho 20 người. Hình ảnh cho thấy hai chiếc xe lửa lật ngửa lên trời trong lúc những nhân viên cứu cấp tìm cách giải thoát những người còn kẹt bên trong giữa trời đông lạnh giá.

    Tại Tòa Thánh La Mã, các vị giám mục của Ái Nhĩ Lan đã gặp gỡ Ðức Giáo Hoàng Benedict 16 để bàn về vụ lạm dụng tình dục của các tu sĩ đã gây nên một làn sóng phẫn nộ khắp thế giới. Phiên họp được coi là lần đầu tiên tại Vatican trong vòng 8 năm, để bàn về một kế hoạch hành động cho Giáo hội Công giáo ở Ái Nhĩ Lan để giải quyết việc này.

    Tại vùng Trung Ðông, Cảnh sát Dubai đã ban hành lệnh truy nã quốc tế vào ngày 17 tháng 2 để truy tìm những nghi can trong vụ ám sát một lãnh tụ của Hamas là ông Mahmoud al-Mabhouh tại một khách sạn sang trọng ở quốc gia vùng vịnh này vào tháng giêng. Hình ảnh quay được cho thấy những nghi can đã bay đến Dubai và đến tạm trú tại khách sạn cùng với nạn nhân. Sau đó Cảnh sát cho thấy những người này đã sử dụng thông thành của các nước Âu châu, nhưng chính là những gián điệp Do Thái. Chính quyền Do Thái đã bị cả thế giới phản đối mãnh liệt về việc này. Phe Hamas tại Gaza đã lên án Do Thái và Cảnh sát Dubai cho biết nạn nhân là ông Mabhoub là một người đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa vũ khí do Iran cung cấp đến với lực lượng dân quân Hồi giáo ở vùng Gaza.

    Tại Nigeria, những người lãnh đạo lực lượng đảo chánh Tổng thống Mamadou Tandja tuyên bố giải thể chính phủ và xóa bỏ Hiến pháp vào ngày 18 tháng 2, trong lúc kêu gọi người dân nước này ủng hộ phe đảo chánh để cứu Niger thoát ra khỏi cảnh nghèo đói và tham nhũng, theo lời Ðại tá Abdul Karimou là Phát ngôn viên của nhóm tự xưng là Hội đồng tối cao để bảo vệ Dân Chủ.

    Tại Athens, Cảnh sát Hy Lạp đã bắn lựu đạn cay để giải tán đám đông biểu tình trong một cuộc đình công vào ngày 24 tháng 2, để chống lại các biện pháp cắt giảm ngân sách của chính phủ. Nhiều thanh niên đã ném đá về phía Cảnh sát dã chiến ở công viên Syndagma và tại khu đại học Athens. Cảnh sát ước lượng 20,000 người từ những nghiệp đoàn lớn nhỏ đã tham dự cuộc biểu tình để đánh dấu cuộc đình công kéo dài 24 tiếng đồng hồ để chống lại việc chính phủ tăng thuế và giảm lương công chức. Kế hoạch kinh tế của Hy Lạp nhằm cứu vãn quốc gia này ra khỏi cuộc khủng hoảng về tài chánh.

    Tại Tây Ban Nha, ít nhất 1500 người phải di tản ra khỏi nhà của họ ở miền nam nước này vào ngày 24 tháng 2, khi những cơn mưa lớn đã nhấn chìm một phần của tỉnh Andalucia. Hình ảnh trên không trung cho thấy những căn nhà bị ngập tại Seville, trong lúc người dân tìm cách thoát ra ngoài. Mưa lớn cũng cắt đứt mọi đường xá trong khu vực.

    Tại Chile, một cơn địa chấn lớn 8.8 độ xảy ra vào buổi sáng sớm ngày 27 tháng 2, gây tử vong cho hơn 100 người, nhà cửa sập đổ và một cơn sóng thần ập tới từ vùng biển Thái Bình Dương. Một tòa nhà 15 tầng bị sập ở thành phố Concepcion và xe cộ nằm ngổn ngang ở một xa lộ ở vùng thủ đô của quốc gia này.

    Tháng Ba, phiên tòa xử ông Radovan Karadzic tiếp tục diễn ra vào ngày đầu tháng khi tòa án hình sự quốc tế đem cựu nhân vật lãnh đạo của Nam Tư ra để luận tội về 11 tội danh, kể cả 2 tội danh về diệt chủng và những tội ác về chiến tranh. Ông này quyết định tự mình biện hộ trước tòa, và nói chính người Serb đã tạo ra cuộc chiến tại Bosnia.

    Tại Iceland, một ngọn núi lửa phát nổ vào nửa khuya ngày 21 tháng 3 ở khu vực Eyjafjallajokull là tảng băng lớn thứ 5 của đảo quốc này. Khói từ ngọn núi lửa phun cao lên bầu trời đến cả cây số, gây ảnh hưởng đến các chuyến bay quốc tế và sau đó lan đến tận các phi trường Âu châu.

    Cho đến nay các khoa học gia vẫn còn đang nghiên cứu ngọn núi lửa này đã từng ngủ yên từ năm 1821, nay bỗng dưng phát nổ trở lại.

    Tại Nam Hàn, một toán chuyên viên cấp cứu đã tìm kiếm những thủy thủ bị mất tích khi một chiến hạm của hải quân Nam Hàn bị bắn chìm vào ngày 27 tháng 3 gần khu vực tranh chấp với quốc gia láng giềng miền Bắc. Khoảng 10 chiếc tàu của Nam Hàn mang theo thợ lặn đã đến tìm kiếm người mất tích trong lúc gia đình họ tụ tập tại căn cứ hải quân Pyeongtaek nằm cách Hán Thành khoảng 74 cây số để chờ đợi tin tức. Nơi này đã từng xảy ra những vụ chạm súng giữa hải quân hai nước vào năm 2009 và trước đó.

    Tại Iraq, thủ đô Baghdad rung chuyển bởi một loạt vụ nổ ngày 4 tháng 3, khi người dân sửa soạn đi bầu trong cuộc bầu cử toàn quốc 3 ngày sau đó. Rất nhiều người dân Iraq bất chấp những nguy hiểm và đe dọa của các nhóm khủng bố, đã đến phòng phiếu để thi hành nghĩa vụ công dân cho dù phe Al-Qaeda đe dọa sẽ tấn công những người nào chống lại lời kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử. Hơn 6200 ứng cử viên từ 86 đảng phái tranh cử cho 325 ghế tại Quốc Hội, không có đảng nào chiếm đa số và quốc gia này đã phải chịu một khoảng trống quyền lực kéo dài đến 9 tháng.

    Tại Mạc Tư Khoa, hình ảnh quay được cho thấy một vụ khủng bố tự sát tại một nhà ga điện ngầm vào ngày 29 tháng 3. Khói bốc lên từ trạm xe điện Lubyanka của Mạc Tư Khoa khi tiếng nổ phát ra từ toa xe chở những người đi làm ở vùng thủ đô. Hai phụ nữ ôm bom tự sát đã giết hại khoảng 38 người trong vụ nổ này, được tin là những người thuộc phe Hồi giáo tại vùng Bắc Caucasus. Không có nhóm nào lên tiếng nhận trách nhiệm nhưng trưởng cơ quan tình báo Nga FSB là ông Alexander Bortnikov nói đây là những phiến quân Hồi giáo đã từng đe dọa thực hiện các cuộc tấn công nhắm vào các thành phố và những đường ống dẫn khí đốt ở nước Nga.

    Vào tháng Tư, Cảnh sát tại Nam Phi đã bắt giữ 2 nông dân da đen vào ngày 4 tháng 4, sau khi lãnh tụ cực hữu là ông Eugene Terreblanche được tìm thấy bị chém chết trong khi ngủ ngay tại nông trại của mình. Phát ngôn viên Cảnh sát nói ông này bị giết vì những tranh chấp về lương bổng, nhưng phong trào Kháng chiến Phi châu nói ông này bị tấn công và ám sát vì lý do chính trị. Nạn nhân 69 tuổi là người từng nheìu lần chống đối việc trao quyền lại cho người da đen ở Nam Phi vào thập niên 1990, mặc dù đảng của ông này không được sự ủng hộ nhiều lắm của những người da trắng tại Nam Phi.

    Tại Ấn Ðộ, các phiến quân Mao cộng đã tấn công và gây tử vong cho 73 Cảnh sát viên vào ngày 6 tháng 4, bằng cách cho nổ và pháo kích từ những ngọn đồi cao xuống vùng trung tâm thành phố, được coi là một trong những vụ tấn công nặng nề nhất trong nhiều năm trong lúc Ấn Ðộ đang được coi là một quốc gia phát triển rất mạnh mẽ về kinh tế.

    Lực lượng Mao cộng vớ itừ khoảng 6000 đến 8000 tay súng, cho đến nay vẫn còn đang chống lại chính quyền và nói họ muốn bảo vệ cho những nông dân và công nhân nghèo khó ở các vùng về phía đông và phía nam của Ấn Ðộ. Hàng ngàn người chết kể từ khi lực lượng này nổi dậy vào cuối thập niên 1960.

    Tại Hoa Kỳ, Nga và Mỹ đã đồng ý ký một hiệp ước mới về vấn đề tài giảm vũ khí nguyên tử vào ngày 8 tháng 4, để hy vọng sẽ gia tăng mối quan hệ và giảm bớt những áp lực từ các quốc gia khác muốn thủ đắc vũ khí nguyên tử. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đặt bút ký hiệp ước này, nhưng mãi đến cuối năm hiệp ước mới được Quốc Hội Hoa Kỳ phê chuẩn.

    Tại Thái Lan, binh sĩ Thái đã bắn lựu đạn cay để giải tán hàng ngàn người áo đỏ biểu tình chống lại chính phủ, trong cuộc bạo động gây tử vong cho 8 người và làm cho hàng trăm người khác bị thương tại thủ đô Bangkok vào ngày 10 tháng 4. Vụ đụng độ xảy ra khi Cảnh sát tìm cách giải tán đám đông đã kéo đến bao vây các tòa nhà của chính phủ kể từ khi cuộc bầu cử đưa Thủ tướng Abhisit lên lãnh đạo quốc gia này. Cảnh sát đã dùng dùi cui và lựu đạn cay để tìm cách giải tán đám đông tại khu vực đại lộ Rajdumnoen là nơi những người áo đỏ đã phong tỏa từ ngày 14 tháng 3. Binh sĩ quân đội cũng kéo tới khu vực thương mại chung quanh khách sạn Rachaprasong và giải tán khoảng 8000 người áo đỏ đã cắm trại tại đây trong nhiều ngày.

    Tại Ba Lan, Tổng thống Lech Kaczynski và vợ cùng với nhiều người trong chính phủ đã tử nạn trong một tai nạn phi cơ vào ngày 10 tháng 4, khi họ đang trên đường bay tới thành phố Smolensk ở phía tây nước Nga để tham dự một buổi lễ kỷ niệm 70 năm ngày quân đội Hồng quân Nga tàn sát những binh sĩ của Ba Lan trong một khu rừng vào thời Ðệ Nhị Thế chiến. Thủ tướng Nga là ông Vladimir Putin đã tham dự buổi lễ tưởng niệm những người chết trong tai nạn phi cơ, trong lúc binh sĩ mang theo những quan tài của những người tử nạn để đưa lên một chiếc máy bay khác chở về thủ đô Warsaw để cử hành tang lễ.

    Tại Iceland, ngọn núi lửa tại đây phát nổ một lần nữa vào ngày 15 tháng 4, lần này tro khói từ ngọn núi lửa đã bay cao và làm cho các phi trường trên toàn Âu châu gần như tê liệt hoàn toàn.

    Tại Kyrgyzstan, chính quyền phải ra lệnh khẩn cấp vào ngày 7 tháng 4 khi Cảnh sát đụng độ với hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ, ít nhất 5 người chết trong cuộc đụng độ này và sau đó cuộc biểu tình lan ra đến các thành phố khác trên toàn quốc để đòi Tổng thống Bakiyev phải từ chức sau 5 năm cầm quyền. Người dân đã hết sức bất mãn với những kế hoạch mà ông này đưa ra, và Kyrgyzstan là một quốc gia nơi có đặt một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ để tiếp vận cho quân đội đang tham chiến tại Afghanistan.

    Tại tiểu bang Louisiana Hoa Kỳ, hình ảnh trên truyền hình cho thấy các lực lượng tuần duyên của nước Mỹ phải giúp chống lại một vụ hỏa hoạn xảy ra tại một giếng khoan dầu ngoài khơi của hãng BP là giếng Deepwater Horizon vào ngày 21 tháng 4. Dàn khoan dầu này bị chìm hoàn toàn một ngày sau trong vùng vịnh Mexico sau khi đã cháy trong vòng 36 tiếng đồng hồ, và tạo ra một vụ tràn dầu lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ trong vòng 200 năm qua.

    Vào tháng 5, Cảnh sát được một người bán áo thun kỷ niệm ở khu công viên Times Square ở New York báo cáo và phát giác một chiếc xe chở đầy bom đậu ở khu vực này khiến cho mọi người phải di tản, và cho biết đây là một âm mưu khủng bố có thể gây tử vong cho rất nhiều người. Các nhân viên thuộc toán tháo gỡ bom mìn đã được gởi đến và tại đây họ đã tìm thấy ba bình chứa khí propane cùng với một số pháo, 2 thùng đựng xăng và 2 đồng hồ cùng với dây điện và những bộ phận khác ở phía sau của chiếc xe. New York đã đặt trong tình trạng cảnh báo cao độ kể từ sau vu tấn công ngày 911 khi quân khủng bố cướp hai chiếc phi cơ và đâm sập tòa nhà World Trade Center gây tử vong cho hơn 3000 người.

    Tại Hy Lạp, Tổng trưởng Tài chánh của nước này là ông George Papaconstantinou ngày 2 tháng 5 loan báo chính phủ đã đồng ý các biện pháp cứu nguy kinh tế của Liên Hiệp Âu Châu và tổ chức Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, để cắt giảm khiếm ngạch quốc gia lên đến 30 tỉ Euros tức khoảng 40 tỉ mỹ kim trong vòng 3 năm. Ông gọi đây là một biện pháp cấp thời của Liên Hiệp Âu Châu và Hy Lạp hy vọng sẽ được sự chấp nhận của dân chúng, cho dù các cuộc biểu tình đã liên tục diễn ra để phản đối các chương trình cắt giảm lương bổng và quyền lợi của người dân. Ông nói Hy Lạp sẽ đi theo con đường này, vì đó là con đường duy nhất để cứu nguy đất nước và ông tin là đa số người dân Hy Lạp hiểu rõ điều này. Quốc Hội Hy Lạp thì tỏ ra chia rẽ sau khi Thủ tướng là ông George Papandreou nói ông không có cách nào khác hơn là chấp thuận dự án này để giúp cho Hy Lạp khỏi phá sản.

    Tại Ấn Ðộ, ngày 3 tháng 5 một tòa án tại Mumbai đã kết án một người quốc tịch Pakistan là Mohammad Ajmal Kasab với 86 tội danh khi giết hại rất nhiều người trong một vụ khủng bố tại thành phố này. Vụ án đã gây căng thẳng về ngoại giao giữa Ấn Ðộ và quốc gia láng giềng là Pakistan. Kasab là kẻ duy nhất còn sống sót trong số những tên dân quân đã thực hiện vụ khủng bố gây tử vong cho 166 người. Hình ảnh quay được cho thấy thanh niên 22 tuổi này đã đi lững thững trong nhà ga xe lửa chính của thành phố, trên tay cầm khẩu súng AK-47 bắn loạn xạ trong lúc trên lưng đeo một túi sách có chứa bom. Gần 60 người bị bắn chết chỉ riêng tại nhà ga xe lửa này. Một số người ngoại quốc và ngay cả những người giàu có cũng bị bắn hạ, nhưng đa số là thường dân sử dụng hệ thống công cộng tại Mumbai. 10 tên dân quân Pakistan đã mở cuộc tấn công trong 3 ngày ở một số những địa điểm nổi tiếng kể cả tại hai khách sạn và một trung tâm sinh hoạt Do Thái.

    Tại Anh quốc, đúng như những tiên đoán của các thống kê trước đó, cuộc bầu cử Quốc Hội ở Anh đã kết thúc với đảng Bảo Thủ trở thành đảng lớn nhất tại Hạ Viện, dù vẫn không đủ túc số để thành lập chính quyền. Ngày 6 tháng 5 người dân nước Anh đi bầu và 6 ngày sau đó, nước Anh có một vị tân Thủ tướng là lãnh tụ đảng Bảo Thủ David Cameron, sau khi ông này phối hợp với đảng Dân Chủ Tiến Bộ để thành lập chính phủ liên minh đầu tiên tại nước Anh kể từ năm 1945 đến nay. Lãnh tụ đảng Dân Chủ Tiến Bộ là ông Nick Clegg trở thành tân Phó Thủ tướng.

    Tại Iraq, những tay súng ở đây đã dùng súng hãm thanh tấn công vào ít nhất 6 đồn Cảnh sát tại thủ đô Baghdad vào ngày 10 tháng 5, gây tử vong cho 7 binh sĩ Iraq và Cảnh sát viên, trong khi 3 vụ xe bom khác nhau gây thương tích cho nhiều người khác. Vụ tấn công vào đồn Cảnh sát cho thấy một phương thức khác của phiến quân được sử dụng, cho dù bạo động đã giảm thiểu nhiều kể từ cuộc tranh chấp giáo phái tại nước này vào năm 2006 và 2007, nhưng cuộc bầu cử vào tháng 3 đã không thể thành lập chính phủ và tạo ra một khoảng trống quyền lực cho phiến quân lợi dụng và tăng thêm căng thẳng.

    Tại Libya, một chiếc phi cơ của hãng Libyan Airbus gặp nạn vào sáng ngày 12 tháng 5 khi tìm cách đáp xuống phi trường Tripoli, gây tử vong cho toàn bộ 103 người trên phi cơ. Chỉ có một em nhỏ duy nhất sống sót như một phép lạ. Truyền hình Libya cho thấy em nhỏ được cho thở bằng ống dưỡng khí và vẫn tỏ ra tỉnh táo. Một bác sĩ chăm sóc cho em nói em chỉ bị thương ở chân, nhưng đã ổn định và không nguy hiểm đến tính mạng. Chiếc phi cơ Airbus A330-200 bay từ thủ đô Johannesburg của Nam Phi đến Tripoli khi gặp nạn cách phi đạo chừng vài trăm thước vào lúc 6 giờ sáng.

    Tại Ba Lan, con số người chết trong trận lụt lớn nhất trong một thập niên đã tăng lên đến 15 người vào ngày 24 tháng 5, khi nước nâng cao ở các tỉnh miền bắc nước này sau khi một con đập đã bị vỡ. Mưa lớn gây thiệt hại lên tới gần 2 tỉ Euros tức khoảng 2.5 tỉ mỹ kim, đưa tới việc hàng ngàn người phải di tản ra khỏi nhà cửa của họ dọc theo con sông Vistula chảy từ rặng núi Tatra ra đến vùng biển Baltic.

    Tại Kingston Jamaica, 2 Cảnh sát viên tử nạn và 6 người bị thương vào ngày 24 tháng 5, sau một vụ bạo động khi những tay súng trung thành với một bố già băng đảng ma túy chống lại lực lượng an ninh, đến bắt hắn để dẫn độ sang Hoa Kỳ để xử tội. Những người ủng hộ cho bố già Christopher Dudus Coke đã không chịu đầu hàng khi lực lượng an ninh tiến vào để truy tầm tên lãnh tụ đang bị Hoa Kỳ treo giải thưởng về tội buôn lậu ma túy và vũ khí. Tình hình ở Jamaica trở nên căng thẳng hơn sau khi Thủ tướng Bruce Golding tuyên bố sẽ dẫn độ tên này sang Hoa Kỳ để xử án. Các biện lý tại Mỹ diễn tả tên này là lãnh tụ của nhóm băng đảng Shower Posse đã từng giết hại cả trăm người trong cuộc chiến ma túy vào thập niên 1980.

    Tại Gaza, lực lượng an ninh của Do Thái đã ập lên một đoàn tàu cứu trợ của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 31 tháng 5 khi những người này tìm cách phá vỡ hàng rào phong tỏa của Do Thái để đưa đồ cứu trợ vào giải Gaza. Ít nhất 10 người trên tàu thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa hai bên, phần lớn là người Thổ Nhĩ Kỳ. Ðoàn tàu khởi đi từ Cyprus bất chấp những lời đe dọa của Do Thái là họ sẽ bị chặn lại. Việc này đã tạo nên một làn sóng phản đối Do Thái khắp nơi trên thế giới, cũng như đưa tới một cuộc khủng hoảng về ngoại giao với quốc gia đồng minh của họ là Thổ Nhĩ Kỳ. Phía Do Thái nói binh sĩ của họ bị tấn công bằng súng đạn và dao khi ập lên tàu, phía Do Thái đã không muốn sử dụng đến võ lực và đã sửa soạn những chiếc lều để tạm giam họ và trả lại về Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng mọi việc đã diễn biến theo chiều hướng xấu hơn. Thổ Nhĩ Kỳ đã mạnh mẽ phản đối Do Thái và nói đây là điều không thể chấp nhận được.

    Trong khi đó lãnh tụ của 3 nước Ðông Á đã họp trong một hội nghị vào ngày 29 tháng 5 tại thành phố Seogwipo, một thành phố nhỏ ở miền nam của bán đảo Triều Tiên để mở rộng những kế hoạch giao thương và phối hợp về kinh tế. Thế nhưng vấn đề Bắc Hàn là đề tài được nói đến nhiều nhất, sau khi những cuộc tranh chấp giữa hai miền Triều Tiên đã làm cho tình hình ở đây trở nên căng thẳng hơn. Bắc Hàn bị tố cáo đã bắn chìm một chiến hạm của Nam Hàn ở vùng biển biên giới vào hồi tháng 5, và phía Nam Hàn cho rằng Bắc Hàn đã sử dụng thủy lôi và gây tử vong cho 46 thủy thủ miền Nam. Trong hội nghị này, Thủ tướng Nhật Bản Yuko Hatoyama, Tổng thống Nam Hàn Lee Myung-bak và Thủ tướng Trung cộng Ôn Gia Bảo đã tìm cách để làm lắng dịu tình hình, cho dù Trung cộng không ủng hộ nghị quyết của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để trừng phạt quốc gia Cộng sản đàn em là Bình Nhưỡng.

    Tại Mexico, 6 người bị giết nay giữa thanh thiên bạch nhật vào ngày 28 tháng 5 tại thành phố Ciudad Juarez, chỉ cách vài thước tại một cây cầu nối liền qua thành phố El Paso của Texas. Ðây là một thành phố trước đây nổi tiếng về du lịch và là nơi sản xuất ruợu Tequilla, nhưng nay trở thành một trong những thành phố có tỷ lệ giết người cao nhất thế giới, khi những băng đảng do hai bố già là Joaquin "El Chapo" Guzman và Vicente Carrillo tranh chấp nhau để dành quyền kiểm soát đường buôn lậu ma túy sang Hoa Kỳ. Bất chấp sự có mặt của quân đội và lực lượng Cảnh sát đặc biệt được đưa tới để giữ an ninh cho khu vực, các vụ bạo động về ma túy đã giết hại hơn 23,000 người kể từ khi Tổng thống Felipe Calderon lên nắm quyền vào cuối năm 2006.

    Tại Guatemala, phi trường chính của quốc gia này đã phải đóng cửa sau khi tro bụi từ ngọn núi lửa gần đó là Pacaya phát nổ vào ngày 29 tháng 5. 3 phi cơ và toàn bộ phi đạo đã bị phủ trùm bởi tro núi lửa, và những hành khách phải chờ đợi hoặc tìm những phương tiện khác để sử dụng vì máy bay không thể cất cánh được. Những công nhân đã phải dọn dẹp phi đạo và việc này trở nên khó khăn hơn khi mưa đổ xuống. Chính quyền đã phải tiếp tục theo dõi tình hình khi những lớp tro núi lửa trở thành nhầy nhụa vì cơn mưa trộn lẫn.

    Trong khi đó cơn bão đầu tiên của mùa bão Ðại Tây Dương là bão Agatha cũng kéo đến quốc gia Trung Mỹ này.

    Tại Pakistan, những tay súng đã tấn công vào khách hành hương tại 2 vùng khác nhau ở thành phố Lahore về phía đông của Pakistan vào ngày 28 tháng 5, chúng đã bắt giữ một số nguời làm con tin và gây tử vong cho ít nhất 30 người.

    Tại thành phố Lahore ở miền đông Pakistan vào ngày 28 tháng 5, phiến quân đã bắt giữ một số con tin và giết hại 30 người. Những tên khủng bố đã đột nhập vào hai ngôi đền của giáo phái Ahmadi ngay sau buổi lễ cầu nguyện ngày thứ sáu và ném lựu đạn vào bên trong những khu vực cư dân ở thành phố được coi là thủ đô văn hóa của quốc gia này. Ahamdi là một giáo phái Hồi giáo được thành lập vào cuối thế kỷ thứ 19. Pakistan là quốc gia Hồi giáo duy nhất vẫn coi những người Ahmadi không phải là thuộc Hồi giáo. Giáo phái này với hơn 4 triệu giáo dân hiện đang vận động để được công nhận như một tôn giáo chính thức. Pakistan là đồng minh của Hoa Kỳ, thường xuyên xảy ra những vụ bạo động giáo phái nhất là những nhóm Hồi giáo Sunni thường hay tấn công những nhóm Hồi giáo Shiite và những người theo đạo Thiên Chúa giáo.

    Tháng Sáu, hơn 40 người chết và hơn 100 người bị thương trong một vụ hỏa hoạn tại Bangladesh ở thủ đô Dhaka vào ngày 3 tháng 6. Những người chết và bị thương được đưa tới bệnh viện Dhaka, là nơi thân nhân than khóc tìm kiếm người thân của mình. Các bác sĩ không đủ người phải nhờ tới những bác sĩ từ các bệnh viện khác để tiếp tay chăm sóc cho những người bị thương. Vụ hỏa hoạn xảy ra vì chạm điện tạo nên một vụ nổ vào lúc 10 giờ rưỡi sáng, rồi sau đó tràn sang khu cư dân và các khu thương mại tại vùng phố cổ tại Dhaka. Ngày 3 tháng 6, 6 người bước vào một khu biệt lập dành riêng để thực hiện một cuộc thí nghiệm giả làm một chuyến bay lên Hỏa tinh kéo dài 520 ngày. Nhóm 6 người tình nguyện này gồm 3 người Nga, một người Ý gốc Colombia, một người Pháp và một người Trung Hoa, đã vẫy tay chào mọi người rồi bước vào trong một khu vực bị khóa kín trong chương trình có tên là Mars 500. Họ sẽ bị nhốt trong đó đến tháng 11 năm 2011. 6 người mỗi người sẽ chỉ được dành có 3 thước vuông cho họ để vừa sống vừa làm việc, giống như các phi hành gia trên trạm không gian quốc tế ISS. Sau 250 ngày, nhóm này sẽ được chia ra, 3 người tình nguyện sẽ được đưa vào một khu vực giống như ở Hỏa tinh, còn 3 người khác sẽ tiếp tục bay trong quỹ đạo. Ðể làm cho công việc trở nên khó khăn hơn, tất cả mọi liên lạc với bên ngoài đều chỉ sử dụng bằng email, nhưng sẽ phải mất hơn 40 phút giống như một chuyến bay thực sự lên Hỏa tinh. Các chuyên gia sẽ tìm hiểu về phản ứng của những người tham dự, nhưng cả 6 người này không phải là những phi hành gia thực sự và không một ai trong số này sẽ đặt chân lên Hỏa tinh trong tương lai.

    Có ít nhất 37 người chết và 523 người bị thương trong những cuộc đụng độ về sắc tộc tại thành phố lớn thứ nhì của Kyrgyzstan là Osh vào ngày 11 tháng 6. Nhiều người bị thương vì đạn bắn. Các viên chức cho biết vụ bạo động diễn ra sau một vụ xô xát ở mộtsòng bài, và là vụ bạo động tệ hại nhất tại quốc gia Trung Á này kể từ khi Tổng thống nước này bị lật đổ vào tháng 4. Chính quyền lâm thời tại Kyrgyzstan là nơi có đặt căn cứ quân sự của cả Nga lẫn Mỹ, đã phải ban hành lệnh khẩn cấp tại Osh sau khi hàng trăm thanh niên ẩu đả lẫn nhau và nổi lửa đốt nhà cửa và các cơ sở thương mại trong thành phố. Một nguồn tin khác cho biết thành phố Cheryomushki của quốc gia láng giềng là Uzbekistan cũng gặp tình trạng tương tự khi những nhóm thanh niên người Uzbek ẩu đả với những nhóm người Kyrgyz. Cảnh sát đã phải đến để dẹp loạn, trong khi chính quyền dẫn đầu bởi bà Roza Otunbayeva phải đưa quân đội và trực thăng đến để ổn định tình hình tại Osh.

    Tại Iran, đường phố của thủ đô Tehran đã bị phong tỏa bởi Cảnh sát vào ngày 12 tháng 6, đánh dấu một năm cuộc biểu tình của dân chúng để phản đối cuộc bầu cử gian lận đưa ông Ahmadinejad tiếp tục nắm quyền. Lực lượng vệ binh Cách mạng Hồi giáo đã cảnh cáo phe đối lập là họ sẽ đàn áp mạnh tay, nhưng hàng trăm người vẫn bất chấp những lời đe dọa này và kéo xuống đường ủng hộ lãnh tụ đối lập là ông Mirhossein Mousavi. Chính quyền đã cấm phe đối lập tổ chức tập họp, và những người lãnh đạo phe này cũng kêu gọi dân chúng nên ở trong nhà để tránh đổ máu.

    Tại Trung cộng, 24 người mất tích sau một vụ đất chuồi khiến cho một chiếc xe bus và một chiếc minivan đâm đầu xuống một dòng sông vào ngày 15 tháng 6. Sự kiện xảy ra gần thành phố Nanping thuộc tỉnh Phúc Kiến, chiếc xe bus chở theo 31 người đã bị nước cuốn trôi, 7 người được cứu nhưng những người còn lại đều thiệt mạng. Mưa lớn gây lụt lội tại miền nam Hoa lục cũng như ở Việt Nam trong tháng 6.

    Tại Pháp, lụt lội xảy ra tại thành phố Var của Pháp gây tử vong cho 15 người và nhiều người khác mất tích. Quân đội đã phải dùng trực thăng đến cứu những nạn nhân bão lụt trong vùng. Nặng nhất là tại làng Les Arcs khi dòng sông cuốn trôi cả xe cộ và nhà cửa của người dân.

    Tại Congo một toa xe lửa đâm xuống một hố sâu vào ngày 21 tháng 6, gây tử vong cho 60 người và làm bị thương hàng trăm người khác. Tai nạn xảy ra vào ban đêm khi toa xe lửa rời khỏi thành phố Pointe-Noire trên đường đến thủ đô Brazzaville. Congo là nước sản xuất dầu hỏa nhưng người dân vẫn nghèo đói và hệ thống hạ tầng cơ sở rất yếu kém.

    Trong khi đó một cô gái 16 tuổi từ California muốn tự mình lái thuyền buồm vòng quanh thế giới đã phải quay trở lại đất liền vào ngày 26 tháng 4, sau khi chiếc thuyền buồm của cô bị sóng đánh lật và cô cần phải được cứu vớt ở vùng Ấn Ðộ Dương. cô Abigail Sunderland được một tàu hải quân của Pháp cứu vớt và đưa về đảo La Reunion của Pháp, nơi cô đoàn tụ với người anh trai tên Zac. Chiếc thuyền của cô tên Wild Eyes bị lật vào ngày 11 tháng 6, nhưng một phi cơ của Úc tìm thấy cô trên biển cả mênh mông, và cô được cứu bởi chiếc tàu Ile de la Reunion của Pháp sau đó.

    (còn nữa)



    Posted on 01 Jan 2011
    [ print ]


    FreeVietNews
  • TỔNG KẾT TÌNH HÌNH THẾ GIỚI NĂM 2010 (phần 2) -- posted on 01 Jan 2011
  • TỔNG KẾT TÌNH HÌNH THẾ GIỚI NĂM 2010 (phần 1) -- posted on 01 Jan 2011
  • ẤN ĐỘ XUẤT CẢNG CHÂN GÀ SANG VIỆT NAM, TRUNG CỘNG -- posted on 01 Jan 2011
  • NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM THÔNG BÁO TẠM GIAM MỘT NGƯỜI KHMER KROM -- posted on 01 Jan 2011
  • DÂN BIỂU HOA KỲ LÊN TIẾNG VỚI CHÍNH PHỦ CAM BỐT VỀ NGƯỜI THƯỢNG VIỆT NAM -- posted on 01 Jan 2011
  • LÀO TRẢ NGƯỜI UIGHURS VƯỢT BIÊN VỀ TRUNG CỘNG, THÁI LAN CƯỠNG BÁCH 166 NGƯỜI KAREN TRỞ VỀ MIẾN ĐIỆN -- posted on 30 Dec 2010
  • HOA KỲ HỖ TRỢ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM, GIAO THƯƠNG TRUNG CỘNG VÀ VIỆT NAM TĂNG 42.4% -- posted on 30 Dec 2010
  • CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CỦA VIỆT NAM LÀ DO TĂNG TRƯỞNG THIẾU KIỂM SOÁT -- posted on 30 Dec 2010
  • 11 THỦY THỦ VIỆT NAM BỊ MẤT TÍCH Ở KHU VỰC BIỂN ĐÔNG -- posted on 30 Dec 2010
  • TRUNG CỘNG VÀ ASEAN CAM KẾT TUÂN THỦ TUYÊN BỐ VỀ BIỂN ĐÔNG -- posted on 30 Dec 2010
  • SẢN XUẤT MOBILE HOME CHO ĐÀ NẴNG VÀ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG -- posted on 30 Dec 2010
  • VIỆT NAM, NGA KÝ THỎA THUẬN TIẾP TỤC HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ -- posted on 30 Dec 2010
  • Thư Ðức Giáo Hoàng bổ nhiệm Ðức Hồng Y Ivan Dias làm Ðặc Sứ kết thúc Năm Thánh tại Việt Nam -- posted on 29 Dec 2010
  • PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: KINH TẾ KHÓ KHĂN, ĐẨY HÀNG NGÀN SINH VIÊN VÀO ĐỜI SỚM -- posted on 29 Dec 2010
  • QUẢNG NGÃI ĐƯA DÂN RA TRƯỜNG SA LẬP NGHIỆP, TÀU CHỞ HÀNG VÂN ĐỒN BỊ NẠN 12 THUYÊN VIÊN MẤT TÍCH -- posted on 29 Dec 2010
  • LINH MỤC NGUYỄN VĂN LÝ KÊU GỌI TIẾN HÀNH GIẢI THỂ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN -- posted on 29 Dec 2010
  • KONTUM: GIÁM MỤC BỊ CẤM THÁNH LỄ, CÔNG AN LO SỢ VÌ TRONG 2 NĂM CÓ 50,000 NGƯỜI THƯỢNG VÀO ĐẠO CÔNG GIÁO -- posted on 29 Dec 2010
  • NĂM HỌC ĐẦY THIÊN TAI: 4000 HỌC SINH BÌNH ĐỊNH, QUẢNG NAM BỎ LỚP -- posted on 29 Dec 2010
  • NỢ XẤU CỦA VIỆT NAM TĂNG CAO -- posted on 29 Dec 2010
  • HÀ NỘI LẠI MỞ CHIẾN DỊCH ĐÁNH PHÁ CÁC TRANG WEB LỀ TRÁI -- posted on 29 Dec 2010
  • Giáo dân Sơn Lang – KonTum không có Thánh lễ Giáng sinh 2010 -- posted on 28 Dec 2010
  • Ts. Cù Huy Hà Vũ tố cáo những người bắt ông -- posted on 28 Dec 2010
  • Năm thánh 2010: Đảng CSVN đập Thánh giá Đồng Chiêm -- posted on 28 Dec 2010
  • VIỆT NAM ĐẶT MỤC TIÊU KỀM CHẾ LẠM PHÁT DƯỚI 3,5% TRONG NỬA ĐẦU NĂM 2011 -- posted on 28 Dec 2010
  • CÁC PHÂN TÍCH GIA CHO RẰNG NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM CẦN CÁC CHÍNH SÁCH NHẤT QUÁN -- posted on 28 Dec 2010
  • BIÊN HÒA: BẮT MỘT CÔNG NHÂN KÊU GỌI ĐÌNH CÔNG -- posted on 28 Dec 2010
  • PHÓ PHỤ TÁ NGOẠI TRƯỞNG HOA KỲ NHẬN ĐỊNH VỀ NHÂN QUYỀN VÀ MỐI QUAN HỆ VIỆT MỸ -- posted on 28 Dec 2010
  • SÓC TRĂNG: ĂN BÁNH MỲ CŨNG TRÚNG ĐỘC -- posted on 28 Dec 2010
  • SÓC TRĂNG: CHÁY CHỢ GIỮA ÐÊM KHUYA, HÀNG TRĂM NGƯỜI HOẢNG LOẠN -- posted on 28 Dec 2010
  • VĨNH PHÚC: PHÁ 2 BỆNH VIỆN ĐỂ LÀM DỰ ÁN THƯƠNG MẠI DU LỊCH -- posted on 28 Dec 2010
  • NĂM 2010 VIỆT NAM LẠM PHÁT 12% GẤP ĐÔI ĐỊNH MỨC ĐƯA RA -- posted on 28 Dec 2010
  • VIETNAM AIRLINES BỊ PHÙ PHÉP TỈ GIÁ BIẾN ĐỔI: CÓ LỜI 66.3 TRIỆU ĐÔ LẠI KHAI LỖ 51 TRIỆU ĐÔ -- posted on 28 Dec 2010
  • 17 HÃNG NƯỚC NGOÀI VỐN FDI LỜI THỰC, LỖ ẢO, TRỐN THUẾ -- posted on 28 Dec 2010
  • PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: XÃ HỘI BẤT AN, CƯỚP GIẬT KHÔNG THA CẢ CÔNG NHÂN NGHÈO -- posted on 28 Dec 2010
  • CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO DO ĐỘI NÓN AN TOÀN THIẾU PHẨM CHẤT -- posted on 28 Dec 2010

  • line

    gia chanh

    Thịt Kho Nước Dừa

    thit-kho-250x150.jpgMón thịt kho nước dừa phổ biến ở miền Nam Việt Nam, trong các nhà hàng, quán ăn và trong mỗi bữa cơm gia đình. Thời tiết mát mẻ được thưởng thức thịt kho kèm với canh rau hoặc...




     HÍ HỌA
    Tránh xa XHCN !
    (by Rick McKee)


    Thì quốc doanh nó!
    (by Gary McCoy)




    Translate this page: English French German Spanish Vietnam