World News


Translate this page: English French German Spanish Vietnam


  • HOME
  • Archives
  • NEWS
     » Commentaries
     » Tin The Gioi  
  •  CARTOONS
  •  CARTOONS in English
     » Hi Hoa
     » Luu Tru
  • AMIGAVLINK.com


  • taysaiVC

    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com
    
    1 2 3 4 5
    6 7 8 9 10
    11 12 13 14 15
    16 17 18 19 20
    21 22 23 24 25
    26 27 28 29 30
    31 32 33 34 35
    36 37 38 39 40
    41 42 43 44 45
    46 47 48 49

    Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình
    , do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự DoĐại Nghĩa Dân Tộc...

    Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.

    Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:

    Dang Chi Binh
    PO Box 255-571
    Dorchester, MA. 02125, USA

    Hoặc quý vị có thể liên lạc với tác giả qua email: dcbinh38@hotmail.com

    Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

    


    .

    Thiên hồi ký Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp do Trần Nam diễn đọc và Huy Phong thực hiện kỹ thuật.


    Thiên hồi ký Trại Kiên Giam đưa chúng ta trở về với những trang sử đau thương của dân tộc; mở đầu bằng ngày 30 tháng Tư năm 1975; ngày mà hàng triệu người phải rời xa đất Mẹ; ngày mở đầu một địa ngục cho hàng trăm ngàn chiến sĩ, quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa bất khuất. Thiên hồi ký Trại Kiên Giam trình bày tất cả những bi thảm của một trong những trại tù kiên cố cộng sản được gọi là cải tạo và những khổ đau bất hạnh trong một xã hội có nhiều tầng địa ngục được gọi là thiên đường...


    Nguyễn Chí Thiệp sinh năm 1944 tại Quảng Nam, học các trường Phan Chu Trinh Ðà Nẵng và Chu Văn An Sài Gòn. Tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh 1965 - 1969, trường Bộ Binh Thủ Ðức 1966, Chính Trị Kinh Doanh Ðà Lạt 1970.

    Năm 1975 không trình diện học tập, bị bắt tháng 9 năm 1976 trong khi chuẩn bị vượt biên. Bị giam tại các trại giam Sở Công An Thành Phố, Phan Ðăng Lưu và Chí Hòa. Cải tạo lao động tại các trại Z-30A Long Khánh, A-20 Xuân Phước Phú Yên. Ðược thả tháng 2 năm 1988. Vượt biên đến đảo Pulau Bidong Mã Lai tháng 5 năm 1988. Cư trú tại Hoa Kỳ từ tháng 10 năm 1989.

    Thiên hồi ký Trại Kiên Giam đã được phổ biến trên đài phát thanh Quê Hương, San Jose, California, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách. Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi thiên hồi ký Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp.

    Bản Tin từ đài VOA

    Bản Tin Á Châu Tự Do

    Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá cá da trơn Việt Nam 19.3.2024

    Các Thượng nghị sĩ tuyên bố chiến thắng thuộc về những nhà sản xuất cá da trơn Hoa Kỳ, khi chính quyền của Tổng thống Biden đảo ngược quyết định có lợi cho chính quyền Cộng sản Việt Nam.

    Văn phòng Đăng ký liên bang Mỹ (Federal Register) hôm 14/03 cho hay, chính phủ đang bãi bỏ quyết định sơ bộ nhằm giảm thuế chống bán phá giá cá da trơn đối với tất cả các nhà sản xuất Việt Nam, trong đó có cả các công ty Nhà nước.

    Hồi tháng 9 năm ngoái, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố mức thuế mới giảm xuống chỉ còn 0,14 USD/kg từ mức 2,39 USD/kg, được đưa ra sau đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 19 (POR19), chỉ vài ngày sau khi Việt Nam và Mỹ nâng quan hệ lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện.

    Tám Thượng nghị sĩ khi đó đã phản đối quyết định sơ bộ, cho rằng hành động này sẽ gây thiệt hại kinh tế đối với người nuôi và chế biến cá da trơn Hoa Kỳ nếu chính quyền thông qua quyết định sau cùng.

    Thượng nghị sĩ Hyde-Smith của tiểu bang Mississippi hôm 18/3 ra thông cáo khẳng định: 



    “Việc hủy bỏ rà soát sẽ khôi phục một cách hiệu quả mức thuế chống bán phá giá 2,39 USD/kg đối với các lô hàng cá da trơn từ các công ty do chính phủ kiểm soát ở Việt Nam.

    Với quyết định này, các chuyến hàng từ những công ty có hành vi lao động vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và sản xuất cá da trơn bằng cách sử dụng hóa chất và thuốc nguy hiểm gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, sẽ tiếp tục bị ngăn chặn.”

    Theo báo Công Thương, Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 của Việt Nam với tỷ trọng 22%, sau Trung Quốc.

    Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính tới ngày 15/8/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đạt 169 triệu USD, giảm 59% so với cùng kỳ năm ngoái. 

    Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sản phẩm cá tra phile đông lạnh; cá tra cắt miếng/cắt khúc đông lạnh; cá tra tẩm bột đông lạnh; khô cá tra phồng, da cá tra chiên sang thị trường Hoa Kỳ. 

    Chính quyền cấm sửa chữa chùa Phước Bửu của Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất 19.3.2024

    Một cơ sở tôn giáo thuộc Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất xây từ năm 1989 đã xuống cấp, cần phải sửa chữa nhưng chính quyền địa phương không cho phép.

    Thượng toạ Thích Vĩnh Phước, trụ trì chùa Phước Bửu ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, hôm 18/3 trong lúc công nhân trám và sơn lại vách tường bị nứt, thay ngói vỡ thì một đoàn cán bộ địa phương đến yêu cầu dừng công việc và bảo “chờ xin ý kiến cấp trên.”

    Đoàn bảy người dẫn đầu bởi Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã Phước Thuận Đinh Văn Tám, Phó Công an xã Phạm Văn Dũng và một đại diện Ban Chỉ huy quân sự xã.

    Theo biên bản lập tại chùa, đoàn cán bộ phát hiện có chín công nhân đang tiến hành sửa chữa. Phía chính quyền yêu cầu nhà chùa dừng thi công và làm tờ trình về nội dung công việc gửi Uỷ ban Nhân dân xã.

    Thượng toạ Thích Vĩnh Phước nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 19/3:

    Hnói lut tôn giáo phi xin phép, sau nói là thy phi làm t trình. Tôi nói sai gì mà trình, nhà dt thì sơn sa, trình cái gì?!

    Một người trong đoàn cán bộ đã đe dọa hành hung sư trụ trì khi bị chất vấn.

    Đây là lần thứ hai chính quyền địa phương buộc nhà chùa dừng việc sơn sửa chỉ trong tháng 03/2024. Trước đó sáu ngày, khi thượng toạ trụ trì đi vắng, cán bộ địa phương đã đến buộc các công nhân ngừng sửa chữa.

    Theo Luật Tôn giáo 2016 và Luật Xây dựng sửa đổi 2020, các cơ sở tôn giáo chỉ phải xin giấy phép xây dựng trong trường hợp xây mới các công trình tôn giáo.

    Theo Điều 16 của Nghị định 162 năm 2017 của Chính phủ, khi cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng.

    Thượng toạ Thích Vĩnh Phước khẳng định việc làm của chính quyền xã Phước Thuận là một trong những hành động sách nhiễu cơ sở tôn giáo này.

    Năm ngoái, nhà chùa sử dụng cây gỗ để dựng một nhà kho chứa củi đốt, chính quyền đến buộc phải làm bản tường trình để xin phép.

    Lut tôn giáo đặt ra hkhông thc hin lut đó, luôn luôn sách nhiu và để ý mt cách rt kht khe công vic ti chùa Phước Bu,” vị thượng toạ nói.

    Đặc biệt, từ năm 2019, chính quyền địa phương đã lắp đặt một camera ở ngay cổng ra vào để theo dõi nhà chùa, kèm theo một đèn pha công suất lớn chĩa vào sân chùa.

    Phóng viên gọi điện cho Uỷ ban Nhân dân xã Phước Thuận để hỏi về các cáo buộc của chùa Phước Bửu nhưng không có ai nghe máy.

    Thượng toạ Thích Vĩnh Phước lý giải thái độ của nhà chức trách địa phương đối với nhà chùa:

    Nguyên nhân là chúng tôi là thuc vTăng đoàn Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht, và hay lên tiếng ng hdân quyn dân ch, và tdo tôn giáo.”

    Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là một tổ chức tôn giáo có từ trước năm 1975, độc lập với Giáo hội Phật giáo Việt Nam do chính quyền thành lập năm 1981.

    Nhiều tăng lữ và cơ sở tôn giáo của tổ chức này thường xuyên bị sách nhiễu bởi chính quyền địa phương.

    Năm 2014, một số sư thầy thuộc giáo hội đã tách ra thành lập Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

    Bó tay! 19.3.2024

    Hai bộ phim gây nhiều tranh cãi của điện ảnh Việt Nam vừa qua là Mai do tư nhân đầu tư và phim Đào, Phở và Piano do Nhà nước đặt hàng đã gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội và phần nào cho thấy những chĩa rẽ trong xã hội trong cách nhìn về lịch sử.

    Bộ phim Mai được nói là dành cho người từ 18 tuổi trở lên được nhiều người xem tại rạp nhưng bộ phim càng gây chú ý hơn khi công an ập vào một rạp chiếu phim để kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của người xem.

    Bộ phim Đào, Phở và Piano là bộ phim sử thi chiến tranh và mang tính tuyên truyền của Nhà nước nhưng bộ phim lại gây chú ý khi có những ý kiến cho rằng hình tượng thực dân Pháp đã bị miêu tả quá đà và một luồng ý kiến khác lại cho rằng đó là chính nghĩa và hình ảnh của "ta" thì phải đẹp và luôn thắng vì là chính nghĩa, còn kẻ địch lúc nào cũng phải xấu và thua. 

    Liệu góp ý của dân về quản trị quốc gia có được lắng nghe? 18.3.2024

    Tạp chí Lý luận Chính trị hôm 15/3/2024 có bài cho rằng, quản trị quốc gia hiệu quả cần có ý kiến, sự tham gia của người dân…

    Cựu Trung tá Vũ Minh Trí, người từng tố cáo sai trái trong Tổng cục 2, nhưng không những không được lắng nghe mà còn bị khai trừ Đảng, tước quân hàm… hôm 18/3/2024 khẳng định với RFA rằng ở Việt Nam đã có quy định về trưng cầu dân ý, nhưng từ trước đến nay chưa bao giờ tổ chức trưng cầu dân ý:

    “Vì vậy có thể nói ý kiến của nhân dân trong mọi trường hợp đều không được lắng nghe. Ví dụ có những vụ việc mà ý kiến của nhân dân, dư luận xã hội rất sôi nổi như dự án bô xít Tây Nguyên… nhưng cuối cùng chính phủ không lắng nghe và vẫn triển khai… bây giờ đem lại rất nhiều hệ lụy xấu. Ngoài ra còn nhiều dự án khác ví dụ như dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, hay những dự án ở thành phố Hồ Chí Minh… Tôi thấy Chính phủ nói như vậy nhưng thật sự tiếng nói nhân dân không được lắng nghe.”

    Có thể nói ý kiến của nhân dân trong mọi trường hợp đều không được lắng nghe.
    -Cựu Trung tá Vũ Minh Trí

    Ngoài ra theo Cựu Trung tá Vũ Minh Trí, trong thực tế ý kiến nhân dân về chống tham nhũng cũng không được lắng nghe:

    “Tôi có quen một vài người công dân, thậm chí là cán bộ đảng viên từng rất tích cực chống tham nhũng, họ đã phát hiện có chứng cứ… nhưng tất cả những ý kiến gửi đến cơ quan chức năng đã rơi vào im lặng. Thậm chí có những người bị quy vào những tội tương đối nặng, bị cơ quan câu lưu. Ví dụ như ông Vũ Mạnh Hùng, cựu giáo viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Thương mại, hay bà Lê Hiền Đức, là một công dân chống tham nhũng đã từng được giải của Tổ chức Minh bạch Quốc tế… Cho nên tôi khẳng định, tất cả những ý kiến của nhân dân hầu như không được lắng nghe.”

    Cựu Trung tá Vũ Minh Trí cho biết thêm về trường hợp của chính ông:

    “Tôi không tôi cáo tham nhũng, tôi không tố cáo các mối quan hệ trai gái hay tài sản bất minh… Tôi chỉ báo cáo về việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của một cơ quan… Nhưng thời điểm đấy tôi gửi đơn tố cáo đến chủ tịch Quốc hội khi đó là ông Nguyễn Phú Trọng, thì sau đó chính cái đơn gởi ông Trọng lại được trả về cho Tổng cục 2 để làm căn cứ quy chụp và ‘đấu tranh’ với tôi và đương nhiên kết quả tôi đã bị khai trừ đảng, tước quân hàm sĩ quan.”

    23d19fdd-1bef-4ef1-b1c2-1f2ef4c78b05.jpeg
    Ông Lê Chí Thành lúc mới bị bắt (ảnh trái) và ông này lúc ra tòa sơ thẩm (ảnh phải). Facebook Lê Chí Thành/ RFA edit.

    Luật Trưng Cầu Dân Ý của Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, và được nói là sự thể chế hóa quyền “dân chủ trực tiếp” của công dân được Hiến pháp qui định. Theo luật này thì cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Nhưng trong thực tế, chưa có một dự luật nào chẳng hạn mà đại biểu Quốc hội đề xuất đưa ra trưng cầu ý dân, cho dù luật quy định rất rõ ràng.

    Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, hôm 18/3 đặt ra câu hỏi rằng nếu thực sự muốn dựa dân thì vì sao đến nay luật trưng cầu dân ý vẫn chưa được áp dụng:

    “Người ta nói cho vui thôi, để thiên hạ thấy mình cũng văn minh. Hội nghị bàn về chống tham nhũng do ông Nguyễn Phú Trọng chủ trì gần đây có tuyên bố phải dựa vào dân để chống tham nhũng. Cũng là nói cho hay vậy thôi, chứ dựa vào dân thì phải có báo chí tự do để dân nói tiếng nói của mình. Nhưng họ lại thực hiện luật an ninh mạng, tức là khóa mồm dân lại thì lấy gì lắng nghe. Muốn tôn trọng ý dân thì phải có tự do tư tưởng, tự do báo chí, quyền lập hội, biểu tình để bày tỏ chính kiến của họ về các vấn đề.”

    Muốn tôn trọng ý dân thì phải có tự do tư tưởng, tự do báo chí, quyền lập hội, biểu tình để bày tỏ chính kiến của họ về các vấn đề.
    -Ông Nguyễn Khắc Mai

    Một người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, không muốn nêu tên vì lý do an ninh, nhận định với Đài Á Châu Tự Do:

    “Ở Việt Nam thường hay nói này kia, nhưng thực tế hoàn toàn khác. Thường chính quyền ở Việt Nam ít lắng nghe sự đóng góp của người dân. Người dân cũng ít cơ hội hay phương tiện để biểu đạt. Chẳng hạn ở các nước, muốn nói lên tiếng nói thì người dân biểu tình, và theo đó chính phủ sẽ xem xét một quyết sách nào đó. Nhưng ở Việt Nam thì không có được vậy, ai nói gì trái ý đảng là bị chụp mũ là phản động, họ không nghe ý kiến người dân đâu.”

    Ở Việt Nam, giới chức lãnh đạo thường hay hô hào khẩu hiệu ‘do dân, nghe dân, vì dân’... nhưng thực tế hoàn toàn khác. Thường chính quyền ở Việt Nam ít lắng nghe sự đóng góp của người dân. Người dân cũng ít cơ hội hay phương tiện để biểu đạt như ở các nước dân chủ. Thậm chí nếu ai nói gì trái ý người có chức quyền có thể bị trả thù, trù dập hoặc thậm chí bị bị chụp mũ là phản động...

    Đơn cử trường hợp ông Lương Xuân Bình, người tố cáo sai phạm ở dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội lại bị phân công làm viên chức văn phòng, không đúng chuyên môn của ông. Ngay cả đến khi Thanh tra Chính phủ yêu cầu phục chức cho ông thì lãnh đạo cơ quan chủ quản vẫn làm ngơ.

    Hay trường hợp Cựu đại úy Công an Lê Chí Thành vì tố cáo tham nhũng ở trại giam và trực tiếp hoạt động của cảnh sát giao thông lên mạng xã hội... đã bị kết án hai năm tù giam với cáo buộc ‘Chống người thi hành công vụ’. Ngoài ra ông còn bị truy tố tội ‘Lợi dụng các quyền tự do- dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

    Báo chí nhà nước cần chuyển đổi về nội dung, thay vì hình thức! 18.3.2024

    Mới đây, trao đổi với báo Sài Gòn Giải Phóng, một cơ quan ngôn luận của ĐCSVN, nhà báo Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã kêu gọi báo chí hãy chủ động, mạnh dạn chuyển đổi cách làm báo “chuyển đổi số”, chứ không kêu gọi thay đổi chủ trương đưa tin lâu nay.

    Việt Nam hiện có gần 800 cơ quan báo chí, gần 200 đơn vị và gần 50 cơ quan phát thanh - truyền hình. Báo chí hiện nay được cho là phải cạnh tranh với mạng xã hội khi số lượng người tham gia mạng xã hội lên đến 77 triệu người, chiếm 79,1% dân số, theo thống kê củaVN network. Trong thời kỳ công nghệ số, độc giả có nhiều lựa chọn để tiếp cận thông tin. Nếu báo chí nhà nước chỉ làm tốt việc dẫn dắt thông tin thì khó có được sự quan tâm của độc giả.

    Tóm lại, việc thử nghiệm này chỉ là hình thức chứ không phải là nội dung, bởi mục tiêu của báo chí trong nước hiện nay là mục tiêu tuyên truyền đúng theo đường lối, chủ trương của đảng và nhà nước, chứ mục tiêu không phải là đáp ứng nhu cầu của độc giả, thính giả. - Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già

    Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già nói với RFA suy nghĩ của ông:

    “Báo chí là một món ăn tinh thần, mà theo ông Lê Quốc Minh thì chỉ thử nghiệm về chuyển đổi số trong lãnh vực báo chí. Đây chỉ là thử nghiệm về phương tiện chứ không phải nội dung. Mà cái quan trọng chính là nội dung của trang báo, nội dung của chương trình truyền hình lại vẫn như cũ. Nội dung cũ này đã được thực tế chứng minh là khán giả, độc giả người ta không chấp nhận.

    Do đó, cách thử nghiệm này chỉ là ‘bình mới rượu cũ” mà thôi. Vì vậy, muốn thử nghiệm thì hãy thử nghiệm về nội dung. Mà muốn thử nghiệm về nội dung thì cái quan trọng nhất cần phải có đối với lãnh vực báo chí là phải có tự do tư tưởng, tự do báo chí.

    Tóm lại, việc thử nghiệm này chỉ là hình thức chứ không phải là nội dung, bởi mục tiêu của báo chí trong nước hiện nay là mục tiêu tuyên truyền đúng theo đường lối, chủ trương của đảng và nhà nước, chứ mục tiêu không phải là đáp ứng nhu cầu của độc giả, thính giả.”

    Do báo chí nhà nước là công cụ tuyên truyền của đảng nên phải đưa tin phục vụ cho đảng. Có những bản tin vừa đưa lên đã rút xuống gây thắc mắc trong dư luận xã hội và có những suy đoán khác nhau, nhất là những bản tin liên quan đến các lãnh đạo cao cấp. Chẳng hạn, vào ngày 18 tháng 6 năm 2019, báo chí trong nước loan tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp xúc cử tri Quận Hoàn Kiếm vào ngày 19 tháng 6 năm 2019.  Bản tin vừa loan chẳng bao lâu thì bị gỡ xuống. Đến ngày hôm sau truyền thông Nhà nước loan tin ông Trọng “bận công tác” nên không thể tham dự cuộc tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội như đã thông báo.

    Trước đó, hồi tháng 5 năm 2019, truyền thông trong nước loan tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ra trước Quốc Hội đọc tờ trình tham gia Công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế -ILO vào ngày 29 tháng 5; tuy nhiên đến thời điểm đó, ông Trọng không xuất hiện mà người đọc tờ trình là bà phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.

    Sở dĩ báo chí đưa tin lên lại rút xuống vì lúc bấy giờ có tin đồn ông Trọng bị đột quỵ trong chuyến công tác tại Kiên Giang vào tháng 4 năm 2019.

    Tờ Sài Gòn Giải Phóng dẫn lời nhà báo Lê Quốc Minh rằng, “sự phát triển của công nghệ đã kéo theo sự thay đổi trong thói quen và hành vi tiêu dùng thông tin của công chúng. Hoạt động báo chí bây giờ không còn giống như trước nữa. Các cơ quan báo chí hãy chủ động và mạnh dạn thử nghiệm để tìm ra con đường riêng cho mình. Hội Nhà báo Việt Nam luôn ủng hộ và đồng hành”.

    Một số nhà báo và bloggers trong nước mà RFA trò chuyện đều cho rằng, nếu báo chí Việt Nam tự do đưa tin mà không theo chủ trương của đảng thì sẽ bị phạt, bị ngưng hoạt động. Một blogger yêu cầu ẩn danh vì lý do an ninh, cho RFA quan điểm của mình:

    “Khi quan chức truyền thông của cộng sản lên tiếng, hầu hết là rổn rẻng ngôn từ nhưng không có nội dung gì cả, Và thậm chí đôi khi nó còn giới thiệu sự kém cỏi và thiếu hiểu biết. Truyền thông trong một nhà nước độc tài, luôn nghĩ có thể sử dụng những cái áo mới, và tận dụng những lợi thế của kỹ thuật để cứu rỗi cho việc thông tin không có sự thật và chỉ thuần túy phục vụ cho ông chủ độc tài.

    Họ không hình dung rằng điều quan trọng nhất của báo chí là sự thật và đi thẳng vào sự thật. Ở thế kỷ mà con người đã bắt đầu tận dụng AI, mà các quan chức hàng đầu truyền thông của cộng sản kêu gọi thúc đẩy nhanh "chuyển đổi số" thì thật là buồn cười. Cái mà truyền thông có Cộng sản cần phải đi tới, nhưng họ không nhắc trong những bài vận động đổi mới của họ, là báo chí phải biết sống với lương tâm chức nghiệp, và biết sống với nỗi đau con người, chứ không chỉ giỏi đứng lên, ngồi xuống như những tên hề theo cái phất tay của lãnh đạo”.

    Một trong những tờ báo bị Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam ra quyết định xử phạt, là Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh hôm 28 tháng 5 năm 2020. Hình thức xử phạt là phạt hành chính 55 triệu đồng và đình bản phiên bản điện tử trong vòng một tháng. Lý do được nói là đã vi phạm đưa thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong loạt bài về Bà Nà, Sun Group…

    Truyền thông trong một nhà nước độc tài, luôn nghĩ có thể sử dụng những cái áo mới, và tận dụng những lợi thế của kỹ thuật để cứu rỗi cho việc thông tin không có sự thật và chỉ thuần túy phục vụ cho ông chủ độc tài. - Một blogger

    Trước đó một năm, Báo điện từ Người Tiêu Dùng cũng bị cơ quan quản lý chức năng kỷ luật tạm ngưng hoạt động và đóng phạt 65 triệu với cáo buộc được nêu ra là sai phạm trong hoạt động báo chí. Theo Cục Báo Chí, trang mạng Người Tiêu Dùng đã thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng bởi câu hỏi “Nhiều cấp dưới bị bắt giam và bị kỷ luật nặng, bao giờ ông Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân “vào lò”? trong vụ Thủ Thiêm.

    Chỉ một năm sau, cựu bí thư Lê Thanh Hải và cựu chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân bị kỷ luật. 

    Hồi tháng 10 năm 2019, Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam bị phạt 50 triệu và đình bản trong 2 tháng vì thông tin bị cho là sai sự thật trong bài viết ‘Biệt phủ lấn sông của gia đình thiếu tướng Đỗ Hữu Ca’. Vào đầu năm 2023, ông Đỗ Hữu Ca bị bắt và từ ngày 10 tháng 4 tới đây ông này phải hầu tòa với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điểm a khoản 4 điều 174 bộ luật Hình sự.

    Bí thư Vĩnh Phúc và chủ tịch hai tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi bị đề nghị kỷ luật 18.3.2024

    Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, bà Hoàng Thị Thúy Lan, và chủ tịch Lê Duy Thành của Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Vĩnh Phúc, cùng chủ tịch Đặng Văn Minh của UBND tỉnh Quảng Ngãi bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 18/3 đề nghị kỷ luật.

    Ngoài ba vị lãnh đạo đảng và chính quyền hai tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi như vừa nêu, hai lãnh đạo khác cũng bị đề nghị kỷ luật trong cùng ngày là ông Cao Khoa- nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, và ông Hà Hoàng Việt Phương- Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi.

    Truyền thông Nhà nước dẫn đề nghị kỷ luật đối với 5 đảng viên cấp cao như vừa nêu của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Kỳ họp thứ 38 của ủy ban này trong ngày 18/3 tại Hà Nội.

    Như tin đã loan, vào ngày 8/3 vừa qua Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc, bà Hoàng Thị Thúy Lan và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Duy Thành bị bắt về tội “nhận hối lộ”.

    Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) thuộc Bộ Công an Việt Nam cho biết vào ngày 7/3 đã quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với hai quan chức tỉnh Vĩnh Phúc vừa nêu và một số người khác.

    Các biện pháp được tiến hành từ việc mở rộng điều tra vụ án “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” do ông Nguyễn Văn Hậu (biệt danh Hậu Pháo) và đồng phạm thực hiện xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn), Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long và các đơn vị liên quan.

    Theo lời khai của ông Nguyễn Văn Hậu, người bị bắt hồi tháng 2 vừa qua, và những người liên quan cùng tài liệu có được Cơ quan CSĐT thuộc Bộ Công an quyết định khởi tố bổ sung vụ án về các tội “nhận hối lộ”, "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, "lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi" xảy ra tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Vĩnh Long và các đơn vị có liên quan.

    Ngoài bà Hoàng Thị Thúy Lan và ông Lê Duy Thành, những người còn lại gồm các ông Hà Hoàng Việt Phương- Trưởng Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp, nguyên Phó Giám đốc Sở GTVT; Phạm Ngọc Thủy- Phó Giám đốc Sở GTVT, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật & Chất lượng Sở GTVT; ông Lê Quốc Đạt- Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nguyên Trưởng phòng Quản lý Đầu tư Sở GTVT tỉnh Quảng Ngài và ông Phạm Ngọc Cương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn. Những người này cùng bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 3, Điều 222 Bộ luật Hình sự; ông Đặng Trung Hoành- Chánh Văn phòng Huyện ủy huyện Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long) bị khởi tố về tội "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”, quy định tại khoản 3 Điều 366 Bộ luật Hình sự.

    Trong ngày 8/3, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Minh bị khởi tố và bị bắt; một ngày trước đó nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Cao Khoa bị khởi tố và bị bắt. Cả hai bị cáo buộc tội “nhận hối lộ”.

    Tòa Hà Nội hoàn tất công tác chuẩn bị cho phiên xử vụ Tân Hoàng Minh từ ngày 19/3 18.3.2024

    Tòa án Hà Nội vào ngày 18/3 hoàn tất công tác chuẩn bị cho phiên xử sơ thẩm đối với ông Đỗ Anh Dũng- Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, và 14 người khác trong vụ án xảy ra tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn (TNHH) Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Công ty Tân Hoàng Minh)

    Truyền thông Nhà nước loan tin cho biết Hội đồng xét xử vụ án đã triệu tập hơn 6.600 người là nhà đầu tư được xác định là những bị hại trong vụ án này. Với số lượng đông như thế, Tòa cho dựng rạp để có thể đủ chỗ ngồi cho tất cả. Số này sẽ theo dõi phiên xử qua màn hình trực tuyến.

    Theo cáo buộc, từ tháng 6/2021, Tập đoàn Tân Hoàng Minh có vay nợ lớn, các dự án chưa thể triển khai song do ảnh hưởng của COVID-19, khiến doanh nghiệp lâm cảnh khó khăn về tài chính, có dư nợ tín dụng hơn 18.500 tỷ đồng.

    Đến tháng 1/2022, Tân Hoàng Minh tăng dư nợ lên gần 20.000 tỷ đồng, chưa kể các khoản nợ đến từ tám gói trái phiếu đã phát hành năm 2021.

    Để có tiền thanh toán nợ, ông Đỗ Anh Dũng đã chỉ đạo con trai Đỗ Hoàng Việt cùng cấp dưới tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh triển khai phát hành các gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhằm huy động vốn.

    Số tiền huy động được, ông Dũng và đồng phạm chi tiêu vào việc khác nhau, không đúng mục đích phát hành trái phiếu.

    Theo cơ quan tố tụng, ông Dũng và các bị can trong vụ án đã chiếm đoạt 8.643 tỷ đồng, số tiền này hiện đã giao nộp để hoàn trả cho các bị hại.

    Hơn 1.200 bị hại được cho biết có đơn gửi cơ quan tố tụng xin giảm nhẹ hình phạt cho ông Đỗ Anh Dũng và con trai Đỗ Hoàng Việt. Lý do được họ nêu ra vì hai cha con ông này đã khắc phục hoàn toàn 100% số tiền của người mua trái phiếu, nộp vào Kho bạc Nhà nước.

    Ngân hàng Xuất- Nhập khẩu Hoa Kỳ và Ngân hàng Phát triển Việt Nam ký MOU 18.3.2024

    Đại diện Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (EXIM) và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) vào ngày 18/3 tại Hà Nội ký Biên bản Ghi nhớ (MOU) trị giá 500 triệu USD để hỗ trợ tài chính xuất khẩu từ Mỹ sang Việt Nam.

    Thông cáo báo chí phát đi từ Hà Nội của EXIM cho biết Chủ tịch Reta Jo Lewis của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ và Chủ tịch Lê Văn Hoan của VDB đại diện hai tổ chức tài chính ký MOU.

    Mục đích việc ký kết nhằm khuyến khích hợp tác giữa EXIM Bank và VDB cũng như hỗ trợ tài chính xuất khẩu để tăng cường chuyển đổi kinh tế xanh, thực hiện những dự án phát triển cơ sở hạ tầng và những dự án liên quan khí hậu.

    Phía EXIM bank sẽ làm việc chặt chẽ với VDB nhằm xác định những dự án về cơ sở hạ tầng, năng lượng tái tạo và những dự án khác nhằm giúp thúc đẩy chuyển đổi xanh ở Việt Nam.

    Ông Phạm Nhật Vượng công bố lập công ty phát triển trạm sạc xe hơi điện toàn cầu 18.3.2024

    Nhà sáng lập hãng xe hơi điện VinFast, Chủ tịch Tập đoàn VinGroup Phạm Nhật Vượng, vào ngày 18/3 công bố việc thành lập Công ty Phát triển Trạm sạc Toàn cầu V-GREEN.

    Tổng số tiền đầu tư cho công ty này trong hai năm tới được nói là 10.000 tỷ đồng (tương đương 404 triệu USD).

    VinFast cho biết Công ty Phát triển Trạm sạc Toàn cầu V-GREEN được tách ra từ bộ phận phát triển trạm sạc của hãng này. V-GREEN sẽ hoạt động độc lập trong vai trò đối tác phát triển mạng lưới trạm sạc cho VinFast trên phạm vi toàn cầu.

    V-GREEN đảm trách công tác đầu tư toàn bộ hạ tầng xe điện nhằm giảm tải áp lực tài chính và triển khai cho VinFast để hãng này tập trung mở rộng thị trường và phát triển.

    Tại Việt Nam, V-GREEN tiếp nhận việc vận hành, quản lý hệ thống trạm sạc đang có của VinFast.

    Hôm 25/2 vừa qua, VinFast tiến hành động thổ nhà máy xe hơi điện tại bang Tamil Nadu ở Ấn Độ.

    Trước đó vào ngày 28/7/2023, VinFast cũng tiến hành động thổ nhà máy xe hơi điện tại bang North Carolina Hoa Kỳ.

    Vào tháng 8/2023, VinFast chính thức phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu trên sàn chứng khoán Nasdaq của Hoa Kỳ. Cổ phiếu của VinFast lúc đầu lên cao ở mức 93 USD một cổ phiếu; nhưng có lúc xuống dưới 5 USD một cổ phiếu.

    Cổ phiếu VFS ở Hoa Kỳ vào ngày giao dịch đầu tiên của năm 2024 có giá 7,05 USD một cổ phiếu.

    Động đất liên tiếp tại Kon Tum trong ba ngày qua 18.3.2024

    Trong ba ngày qua, kể từ ngày 16/3, tại khu vực huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum xảy ra 12 trận động đất cường độ từ 2,6 đến 3,9 độ Richter.

    Truyền thông Nhà nước ngày 18/3 dẫn thông báo về các trận động đất liên tiếp tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum như vừa nêu do Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, ông Nguyễn Xuân Anh, đưa ra.

    Vị chuyên gia này cho biết trận động đất mới nhất xảy ra lúc 9:43 phút sáng ngày 18/3 tại khu vực có tọa độ 14.800 độ Vĩ Bắc-108.260 độ Kinh Đông. Trận động đất này đo được 3.0 độ Richter và độ sâu chấn tiêu là 8.1 km.

    Viện Vật lý Địa cầu thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam còn cho biết từ đầu tháng 3 đến nay, tại khu vực huyện Kon Plong đã xảy ra tổng cộng 24 trận động đất.

    Trận động đất có độ Richter cao nhất ghi nhận được trong khu vực này là trận 4.7 độ Richter hồi ngày 23/8/2022.

    Những trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum trong thời gian qua là dạng động đất kích thích, xảy ra do hồ thủy điện tích nước gây áp lực lên hệ thống đứt gãy bên dưới.

    Thành viên của nhóm “Hoi xe ben tuyen hoa” bị phạt 7,5 triệu đồng vì báo chốt CSGT 18.3.2024

    Công an tỉnh Quảng Bình vừa phối hợp với Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh xử lý một người trong nhóm tham gia báo chốt cảnh sát giao thông đang làm việc trên đường lên mạng xã hội.

    Người vừa bị lập hồ sơ xử lý là ông Trương Quang Th. (58 tuổi), là tài xế xe tải, trú tại thôn 1 Thiết Sơn (xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa). Ông này, theo Công an, khi phát hiện tổ tuần tra, ông Th. đã có hành vi thông báo vị trí chốt của tổ công tác lên nhóm mạng xã hội có tên "Hoi xe ben tuyen hoa", để các tài xế khác trong nhóm biết và tránh.

    Một lãnh đạo Công an Quảng Bình cho truyền thông hay trong ngày 16/3 rằng, ông Th. sẽ bị phạt 7,5 triệu đồng vì hành vi thu thập, sử dụng thông tin của tổ chức mà không được sự đồng ý hoặc sử dụng sai mục đích. “Tuần tới chúng tôi sẽ ra quyết định xử phạt", lãnh đạo này nói.

    Ngoài ra vị này cung cấp thêm, nhóm của ông Th. có hàng trăm người, chủ yếu là tài xế xe tải trên địa bàn. Hoạt động của nhóm là khi gặp chốt hoặc xe tuần tra của cảnh sát giao thông trên đường, nhóm sẽ chia sẻ lên mạng xã hội để những người trong nhóm biết và tránh.

    Đại diện Công an Quảng Bình cho biết việc xử lý ông Th. để làm gương đồng thời cảnh báo cho những thành viên khác biết, tránh vi phạm tương tự.

    Hôm đầu tháng 3/2024, Công an Quảng Bình cũng phạt vi phạm hành chính đối với ông T.V.Đ. (54 tuổi, trú tại thị trấn Hoàn Lão, Bố Trạch) 7,5 triệu đồng, vì hành vi livestream trên mạng xã hội để báo chốt công an kiểm tra nồng độ cồn.

    Trước đó, Công an huyện Bố Trạch phát hiện trên mạng xã hội Facebook có tài khoản mang tên T.Đ. phát trực tiếp hình ảnh tổ cảnh sát giao thông Công an huyện đang lập chốt kiểm tra nồng độ cồn trên tỉnh lộ 561.

    Nội dung video phát trực tiếp thông báo: "Đang có cảnh sát giao thông làm việc". Đoạn phát trực tiếp này dài khoảng 31 phút.

    Đoạn video này đã được nhiều người theo dõi trực tiếp và tham gia bình luận.

    Quốc hội họp bất thường về 'vấn đề nhân sự', có khả năng bàn chuyện Chủ tịch nước từ chức 18.3.2024

    Quốc hội Việt Nam dự kiến họp bất thường vào ngày 21/3 để thảo luận về "các vấn đề nhân sự" chưa được xác định, theo một lá thư gửi cho các nhà lập pháp mà Reuters đã xem, trong bối cảnh có đồn đoán về một cuộc cải tổ ban lãnh đạo cao nhất của đất nước do Cộng sản cai trị.

    Nhiều quan chức, nhà ngoại giao Việt Nam cho hãng thông tấn có trụ sở ở Anh Quốc biết, khả năng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức có thể là một trong những vấn đề nhân sự mà Quốc hội sẽ thảo luận.

    Một quan chức Việt Nam được thông báo về vấn đề này đã xác nhận có cuộc họp, nhưng các cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao Việt Nam và Quốc hội không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận. 

    Luật sư Lê Quốc Quân, một nhà quan sát thời sự Việt Nam sống tại Hoa Kỳ, nói với RFA rằng các cuộc họp bất thường của Quốc hội Việt Nam đã trở nên bình thường vì những bất ổn gần đây ở các vị trí lãnh đạo cấp cao.

    Ông Quân cho biết dù truyền thông nhà nước chưa đưa tin về cuộc gặp nhưng các bài đăng trên mạng xã hội khiến ông tin rằng Chủ tịch nước sẽ từ chức để chịu trách nhiệm về vụ việc tham nhũng liên quan đến quan chức tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi.

    Ông cho rằng người có khả năng thay thế ông Thưởng là Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.

    "Gần đây, Bộ Công an được cấp rất nhiều ngân sách, Bộ Công an có rất nhiều quyền lực, Bộ Công an tác động để quốc hội ra rất nhiều đạo luật để bảo vệ cho ngành công an.

    Bộ Công an thực tế đang củng cố quyền lực của mình một cách vững chãi, mạnh mẽ và giống như cánh tay phải của ông Nguyễn Phú Trọng để  thực thi các công việc chống tham nhũng "đốt lò" hay nói cách khác là trấn áp những  đối tượng mà bản thân ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng như là Bộ Công an thấy rằng không phù hợp, trong đó vừa có các quan chức lãnh đạo cao cấp của Đảng cộng sản Việt Nam lẫn các nhà hoạt động tự do dân chủ". 

    Phóng viên Đài Á Châu Tự Do chiều 18/3 gọi tới Văn phòng Quốc hội để xác nhận chi tiết về cuộc họp hôm thứ Năm, tuy nhiên, cán bộ nhấc máy nói "không biết".

    Theo một tuyên bố từ Hoàng gia Hà Lan, chuyến thăm cấp nhà nước tới Hà Nội của Nhà vua và Hoàng hậu theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự kiến vào tuần tới đã bị hoãn lại theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam do tình hình trong nước”.

    Lịch trình đăng tải hồi tháng 2 cho thấy, Chủ tịch nước và phu nhân sẽ đón tiếp Nhà vua và Hoàng hậu trong ngày 19/3, duyệt đội danh dự và trong cùng ngày sẽ có các cuộc hội kiến với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.

    Quốc hội năm ngoái đã triệu tập một cuộc họp bất thường vào tháng 1 để chấp nhận đơn xin thôi chức của Chủ tịch nước khi đó là ông Nguyễn Xuân Phúc, người đã phủ nhận bản thân và gia đình có liên quan đến công ty Việt Á trong bài phát biểu sau cùng.

    Ông Thưởng, 53 tuổi, giữ chức Chủ tịch nước vừa mới tròn một năm, chức vụ giữ vai trò mang tính nghi lễ nhưng là vị trí biến động nhất trong"tứ trụ" trong vòng 5 năm trở lại đây.

    Trại giam trì hoãn giao thực phẩm của gia đình khiến TNLT Đặng Đình Bách đói ăn trong hai tuần 18.3.2024

    Tù nhân lương tâm (TNLT) Đặng Đình Bách ở trong tình trạng thiếu đói trong suốt hai tuần đầu tháng 3 ở Trại giam số 6 (tỉnh Nghệ An), nơi ông đang thi hành án tù năm năm về tội danh “trốn thuế.”

    Luật gia Đặng Đình Bách, người đứng đầu tổ chức phi lợi nhuận Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững (LPSD), bị bắt giam hôm 24/6/2021 và bị kết tội một năm sau đó.

    Trước khi bị bắt, ông là thành viên trong Ban Điều hành Mạng lưới VNGO-EVFTA bao gồm bảy tổ chức xã hội dân sự và hình thành vào tháng 11 năm 2020 với mục đích phổ biến thông tin về Hiệp định Mậu dịch Tự do Liên Âu-Việt Nam (EVFTA), sự hình thành các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam, và Ban Tư vấn trong nước (DAG).

    Bà Trần Phương Thảo, vợ của ông Bách, cho biết ông gọi điện thoại về nhà vào ngày 27/2 nói rằng nguồn thức ăn dự trữ do gia đình gửi đã hết, trong khi ông không nhận thức ăn của trại giam từ tháng 9 năm ngoái.

    Ngay ngày hôm sau, bà đã gửi bưu kiện chuyển phát bảo đảm 6 kg thực phẩm khô qua đường bưu điện, tuy nhiên, cho đến ngày 12/3 ông Bách khi gặp mặt gia đình khẳng định vẫn chưa nhận được.

    Bà Thảo nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 17/3:

    Anh xác nhn là cho đến ngày 12/03, anh vn chưa nhn được hàng bưu đin mà gia đình đã gi.

    Trong khi đó, tôi có thông báo chuyn phát ca bưu đin Vit Nam thhin rng bưu kin tôi gi cho anh Bách đã chuyn phát thành công vào lúc 9 gi25 ngày 04/03, có chký ca cán bTri giam s6 tên là San.”

    Giám thị Trại giam số 6 sau khi bị thân nhân chất vấn đã thừa nhận cán bộ có nhận được bưu kiện gia đình gửi vào, nhưng chưa biết vì sao lại chưa chuyển cho ông Bách. Họ hứa sẽ xem xét lại việc này, bà Thảo cho hay.

    Bà cho biết hệ quả của việc chồng bà không nhận được bưu kiện của gia đình:

    Chng tôi đã bthiếu thc phm trong sut hai tun. Căng-tin thì lúc bán lúc không và có nhng thi đim 2-3 ngày anh không mua được gì ở căng tin bi vì hnói nhng đồ mà anh cn thì không có.”

    Đầu tháng 2 vừa qua, ông Bách đã tuyệt thực 7 ngày, từ ngày 02/02, để tiếp sức cho bạn tù Trần Huỳnh Duy Thức, người tuyệt thực để phản đối việc bị đối xử vô nhân đạo bởi giám thị và quản giáo Trại giam số 6.

    Tình trạng giam giữ đối với ông Bách vẫn không khá hơn cho dù gia đình đã nhiều lần làm đơn gửi Ban giám thị trại giam yêu cầu cải thiện điều kiện giam giữ.

    Ông Bách cần nước đun sôi để chế biến thực phẩm khô, tuy nhiên căng-tin của trại giam đến nay vẫn từ chối bán hay cung cấp, ngược lại họ yêu cầu ông đổi mì tôm để lấy nước sôi trong khi đồ ăn của thân nhân gửi chỉ có giới hạn.

    Bên cạnh việc sụt cân có lúc chỉ còn 40 kg (so với 65 kg lúc chưa bị bắt), một số răng của ông cũng đã lung lay khi phải ăn đồ khô ngâm nước lạnh vì không có nước sôi.

    Phóng viên không thể liên lạc với Trại giam số 6 theo số điện thoại công bố trên mạng Internet để hỏi về cáo buộc của gia đình.

    Thượng viện Hoa Kỳ lên tiếng cho Đặng Đình Bách

    Trong một bài đăng trên mạng X (Twitter trước kia) ngày 27/2 vừa qua, Uỷ ban Đối ngoại của Thượng viện Hoa Kỳ viết:

    Lut gia môi trường và người bo vnhân quyn Đặng Đình Bách bkết án 5 năm tù vti danh mang động cơ chính trvì đã ct tiếng nói cho Công lý Khí hu và Nhân quyn Vit Nam.”

    Uỷ ban này cũng giới thiệu cuộc đấu tranh dũng cảm của ông Bách nhằm bảo vệ trái đất và thúc đẩy năng lượng sạch ở Việt Nam.

    Theo đó, ông bắt đầu với tổ chức Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững để giáo dục và nâng cao năng lực của cộng đồng trong việc bảo vệ cộng đồng và môi trường. Ông cũng đóng góp ý kiến cho Dự luật Bảo vệ môi trường, một cải cách môi trường quan trọng ở Việt Nam.

    Mặc dù cam kết cùng với quốc tế để giảm nhẹ hậu quả của việc thay đổi khí hậu, chính quyền Việt Nam vẫn bỏ tù nhiều nhà hoạt động môi trường một cách bất công chỉ vì họ chỉ trích các chính sách môi trường của nhà nước, bản giới thiệu nói.

    Ông Bách là một trong sáu nhà hoạt động môi trường bị bỏ tù trong thời gian gần đây. Những người còn lại là nhà báo Mai Phan Lợi và đồng sự Bạch Hồng Dương, anh hùng môi trường Nguỵ Thị Khanh, nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng, và chuyên gia về năng lượng sạch Ngô Thị Tố Nhiên.

    * Đính chính lúc 20 giờ ngày 18/3/2024

    Ông Đặng Đình Bách cân nặng 65 kg trước khi bị bắt, chứ không phải 75 kg như đã viết 

    Việt Nam chịu tổn thất gần 3 tỷ USD mùa vụ mỗi năm do nước mặn thâm nhập 17.3.2024

    Việt Nam phải chịu tổn thất đến gần 3 tỷ USD mùa vụ mỗi năm do nước mặn thâm nhập.

    AFP loan ngày 17/3 dẫn nguồn từ một nghiên cứu mới do Viện Khoa học Tài Nguyên Nước thuộc Bộ Tài nguyên- Môi trường Việt Nam thực hiện và VnExpress đưa tin.

    Tổn thất chủ yếu đối với 13 tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, “vựa lúa” của Việt Nam nơi cung cấp lương thực và sinh kế cho hàng chục triệu người trong nước. Tỉnh chịu tác động nhiều nhất là Cà Mau với mức tổn thất được tính là chừng 665 triệu USD mùa vụ mỗi năm. Tiếp đến là Bến Tre ở mức chừng 472 triệu USD.

    Hiện tượng thâm nhập mặn thường xảy ra vào mùa khô; tuy nhiên nước mặn thâm nhập mỗi lúc một tăng do mực nước biển dâng, hạn hán, thủy triều biến động và thiếu nước ngọt từ thượng nguồn đổ về.

    Vào đầu tháng này, Bộ Tài Nguyên- Môi trường đưa ra cảnh báo tình trạng thâm nhập mặn có thể ảnh hưởng đến chừng 80.000 ha lúa và trái cây tại Đồng bằng Sông Cửu Long.

    Còn Trung tâm Dự báo Thời tiết Trung ương cho biết thâm nhập mặn thời kỳ 2023-2024 cao hơn trung bình.

    Vào tháng hai vừa qua, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long chịu đợt nắng nóng kéo dài bất thường dẫn đến hạn hán và nước xuống mức thấp trong các kênh rạch.

    Giới siêu giàu tại Việt Nam tăng nhanh thứ năm tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương 17.3.2024

    Giới siêu giàu tại Việt Nam tăng nhanh thứ năm tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương; số liệu dự báo đến năm 2028 tại đất nước Đông Nam Á này sẽ có 1.000 người.

    Hãng chuyên tư vấn bất động sản Knight Frank trụ sở tại Anh đưa ra số liệu vừa nêu trong Wealth Report (Báo cáo về Giàu có) năm 2024. Theo đó vào năm ngoái số siêu giàu tại Việt Nam tăng 2,4% lên 752 người; Thái Lan tăng 0,8%; Singapore tăng 4%; Indonesia tăng 4,2%; và Malaysia tăng 4,3%.

    Theo dự áo, khu vực Châu Á- Thái Bình Dương có mức tăng về số người siêu giàu là cao nhất thế giới chừng 38,8%.

    Hãng này định nghĩa người siêu giàu có tài sản tịnh là trên 30 triệu USD.

    Thống kê cho thấy trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2022, Việt Nam nhập khẩu hàng xa xỉ tăng; trong đó đồ trang sức tăng 8% mỗi năm, xe tăng 26%, rượu vang tăng 6%, đồng hồ tăng 8%...

    Tin Tức từ RFI

    Tiếng Nói Quốc Tế từ nước Pháp

    Thời sự bằng tiếng Việt trên RFI: các thông tin chính trị, kinh tế, văn hóa và thể thao được phát trực tiếp, nghe đài, xem video và nhiều mục khác trên rfi.fr

    Cuba tố cáo Mỹ « can dự » vào các cuộc biểu tình 19.3.2024

    Ngày 18/03/2024, Cuba triệu mời đại diện ngoại giao Mỹ ở La Habana để phản đối về sự « can dự » của Mỹ sau nhiều cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật 17/03. Tuy nhiên, Washington đã phủ nhận lời cáo buộc này.

    Ngân hàng Nhật Bản chấm dứt chính sách lãi suất âm 19.3.2024

    Hôm nay, 19/03/2024, ngân hàng Trung Ương Nhật Bản (BOJ) đã đưa ra một thay đổi mang tính lịch sử: chấm dứt chính sách lãi suất âm và kiểm soát lợi suất trái phiếu Nhật Bản, vốn có hiệu lực trong 8 năm. Đồng thời BOJ lần đầu tiên tăng lãi suất chỉ đạo sau 17 năm. Nhật Bản từ nay áp dụng lãi suất ngắn hạn từ 0% đến 0,1% thay vì -0,1%, nhưng vẫn sẽ duy trì các điều kiện tài chính phù hợp vì đà phục hồi kinh tế vẫn còn mong manh tại nước này.

    Iran bị lên án vi phạm nhân quyền trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc 19.3.2024

    « Đừng quên Iran ! », đây là lời kêu gọi của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày hôm qua, 18/03/2024. Định chế này chịu trách nhiệm làm sáng tỏ về phong trào phản đối sau cái chết của Mahsa Amini công bố báo cáo khẳng định chính quyền Iran có những hành vi vi phạm nhân quyền, phạm tội ác chống nhân loại nhắm vào người biểu tình.

    CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT 18.3.2024

    TIN TỔNG HỢP 18.3.2024

    Tái đắc cử với hơn 87% số phiếu, tổng thống Putin tuyên bố không ai có thể hù dọa, chà đạp nước Nga 18.3.2024

    Ủy Ban Bầu Cử Nga, được hãng tin chính thức Ria Novosti trích dẫn, cho biết, theo kết quả kiểm 99 % số phiếu, tổng thống Nga Vladimir Putin đắc cử thêm một nhiệm kỳ mới với hơn 87 % cử tri ủng hộ.

    Chiến tranh Gaza : Quân đội Israel lại tấn công vào bệnh viện al-Chifa 18.3.2024

    Quân đội Israel hôm nay 18/03/2024 thông báo tấn công bệnh viện al-Chifa, miền bắc Gaza và là bệnh viện lớn nhất khu vực này. Theo Israel, đây là nơi ẩn náu của các chỉ huy của tổ chức Palestine Hamas. Chính quyền y tế của Hamas cho biết chiến dịch tấn công quân sự của Israel đã gây nhiều thiệt hại nhân mạng và gây ra một đám cháy tại một trong các tòa nhà của bệnh viện.

    Khai mạc Hội Nghị Cấp Cao về Dân Chủ lần thứ ba ở Hàn Quốc 18.3.2024

    Hội Nghị Cấp Cao về Dân Chủ (Summit for Democracy) lần thứ ba chính thức mở ra hôm nay 18/03/2024 tại Seoul, Hàn Quốc. Hội nghị diễn ra trong vòng 3 ngày quy tụ các tổ chức phi chính phủ, các quan chức chính phủ từ hơn 100 quốc gia thảo luận về nhiều chủ đề quan trọng, trong đó có sự phát triển vượt tầm kiểm soát của công nghệ mới.

    Vịnh Bắc Bộ: Trung Quốc muốn vẽ lại ranh giới khi công bố "đường cơ sở" mới? 18.3.2024

    Trong lúc tình hình tại Biển Đông vẫn chưa lắng dịu, thì một vùng biển khác, Vịnh Bắc Bộ, phải chăng đang có nguy cơ trở thành một điểm nóng thứ hai giữa Việt Nam và Trung Quốc? Ngày 01/03/2024, Trung Quốc đã chính thức công bố đường cơ sở mới nêu rõ yêu sách lãnh thổ của họ ở phía bắc Vịnh Bắc Bộ, khu vực chung với Việt Nam.

    Quyền lực vẫn trong tay Putin : Nước Nga và chiến tranh Ukraina đi về đâu ? 18.3.2024

    Sau gần 25 năm liên tục cầm quyền, tổng thống Nga Vladimir Putin, 71 tuổi, vừa được hơn 87% cử tri tín nhiệm, để tiếp tục lãnh đạo đất nước thêm một nhiệm kỳ 6 năm. Đây là mức tín nhiệm cao nhất từ khi cựu tình báo KGB này lao vào chính trường. Nhưng tương lai nào cho Liên Bang Nga từ nay đến 2030 và hồi kết nào cho Ukraina khi mà Vladimir Putin được « toàn dân » ủng hộ như hình ảnh mà Matxcơva muốn đưa ra với quốc tế nhân bầu cử lần này ?

    Bầu cử tổng thống Nga : Ít nhất 83 người bị bắt vì tụ tập chống Putin 18.3.2024

    Theo tổ chức phi chính phủ theo dõi các cuộc biểu tình và đàn áp ở Nga, OVD-Info, ít nhất 83 người, hôm qua 17/03/2024, đã bị bắt vì có những hành vi chống lại Vladimir Putin, trong ngày thứ ba và cũng là ngày cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống 2024. Các vụ bắt giữ chủ yếu diễn ra ở Matxcơva, Saint-Petersburg và Kazan.

    Bầu cử tổng thống Nga : Trung Quốc chúc mừng Putin, phương Tây lên án 18.3.2024

    Sau khi có kết quả bầu cử tổng thống Nga, ngày 18/03/2024 Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Iran gửi điện chúc mừng tổng thống Vladimir Putin tái đắc cử. Trong khi đó, phương Tây ghi nhận một cuộc bầu cử « không tự do, không công bằng và phi dân chủ ». Tổng thống Ukraina nói đến một Putin « say sưa với quyền lực muốn trị vì đến mãn đời ».

    Những mặt trận khác ngoài Ukraina của tổng thống Nga Putin 18.3.2024

    Ông Vladimir Putin tái đắc cử tổng thống Nga gây nhiều lo ngại hơn là ngạc nhiên. Giới quan sát phương Tây nhận thấy, tổng thống Nga, từng can dự vào nhiều cuộc xung đột khác với quyền lực tuyệt đối, ông Putin sẽ có thể gây thêm những cuộc chiến mới. RFI Tiếng Việt giới thiệu bài viết trên Le Figaro ngày 18/03 điểm lại những mặt trận khác ngoài Ukraina mà Matxcơva đã và đang can dự.

    Liên Âu bàn cấp đạn dược cho Ukraina và trừng phạt các khu Israel chiếm đóng ở Cisjordanie 18.3.2024

    Ngoại trưởng của các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu hôm nay 18/03/2024 họp tại Bruxelles, Bỉ, vài ngày trước khi thượng đỉnh Liên Âu dự kiến diễn ra ngày thứ Năm 21/03. Trong chương trình nghị sự, các ngoại trưởng của Liên Âu thảo luận việc cấp đạn dược như đã hứa cho Ukraina, cũng như các biện pháp trừng phạt nhắm vào các khu mà Israel chiếm đóng, định cư ở Cisjordanie có những hành vi bạo lực chống người Palestine.

    Ukraina đánh chặn hơn một chục drone của Nga nhắm vào Odessa 18.3.2024

    Quân đội Ukraina, hôm qua 17/03/2024, thông báo đã đánh chặn 14 trong số 16 drone do Nga phóng vào khu vực Odessa, phía tây nam Ukraina.

    Ngoại trưởng Trung Quốc công du New Zealand để củng cố quan hệ song phương 18.3.2024

    Trong chuyến công du hiếm hoi và cũng là chuyến đầu tiên của một ngoại trưởng Trung Quốc đến New Zealand tính từ năm 2017, ông Vương Nghị hôm nay 18/03/2024 đã có cuộc gặp với phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng New Zealand, Winston Peters, tại Wellington, thủ đô New Zealand.

    Vùng Occitanie, ''miền đất hứa'' của ngành làm phim Pháp ? 18.3.2024

    Tuy không hẹn, nhưng trong năm qua đã có khá nhiều dự án phim quan trọng được thực hiện tại vùng Occitanie, miền nam nước Pháp. Theo bản báo cáo gần đây của Trung tâm Điện ảnh Quốc gia (CNC), vùng Occitanie đã trở thành khu vực hàng đầu thu hút nhiều đoàn làm phim (điện ảnh cũng như truyền hình), chỉ kém hơn thủ đô Pháp một chút. Ngược lại, nhờ các bộ phim truyền hình nhiều tập, vùng Occitanie lại đứng hạng nhất về số ngày quay phim, thậm chí còn hơn cả Paris.

    Bầu cử tổng thống Nga: Đối lập kêu gọi cử tri đi bỏ phiếu ồ ạt vào 12 giờ trưa nhưng không bầu Putin 17.3.2024

    Hôm nay 17/03/2024 là ngày thứ ba, cũng là ngày cuối cùng trong kỳ bầu cử tổng thống Nga. Dưới sự trấn áp phe đối lập của điện Kremlin, dĩ nhiên Putin sẽ tái đắc cử tổng thống Nga. Dẫu vậy, để bày tỏ thái độ phản kháng chế độ, và để cho thấy phe đối lập vẫn tồn tại, các nhà đối lập kêu gọi cử tri ồ ạt đi bỏ phiếu lúc 12 giờ trưa nay, nhưng không bầu cho Putin. Chính quyền Nga đương nhiên đã dọa truy tố hình sự những ai tụ tập trái phép. 

    Tổ Chức Y Tế Thế Giới kêu gọi Israel từ bỏ việc đổ bộ vào Rafah vì lý do "nhân đạo" 17.3.2024

    Hơn 60 người Palestine trong đó có 11 thành viên cùng một gia đình ở Gaza bị thiệt mạng trong trận oanh kích của Israel sáng sớm 17/03/2024, chỉ vài tiếng trước cuộc đàm phán mới về ngừng bắn ở Gaza do Ai Cập tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo lực lượng tình báo Israel - Mossad. Trước nguy cơ thảm kịch trong trường hợp Israel đổ bộ vào Rafah, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (OMS) kêu gọi thủ tướng Netanyahu từ bỏ kế hoạch. 

    Liên Âu và Ai Cập ký thỏa thuận đối tác trị giá gần 8 tỉ euro 17.3.2024

    Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, hôm nay 17/03/2024 đến Cairo, Ai Cập. Đi cùng chủ tịch Ủy Ban Châu Âu có 5 nguyên thủ quốc gia thành viên Liên Âu, trong đó có thủ tướng Bỉ, Hy Lạp và thủ tướng Ý. Các nhà lãnh đạo của Liên Âu dự kiến ký kết với tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sissi một thỏa thuận đối tác về nhiều lĩnh vực, trong đó có kiểm soát di dân.

    Tổng thống Pháp tái khẳng định phương Tây có thể cần đưa quân sang Ukraina “vào một ngày nào đó” 17.3.2024

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái khẳng định rằng phương Tây có lẽ sẽ cần tiến hành hoạt động quân sự trên bộ ở Ukraina. Trả lời phỏng vấn nhật báo Pháp Le Parisien ngày 16/03/2024, sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Đức và Ba Lan tại Berlin để bàn về việc hỗ trợ Ukraina, ông Macron cho biết “có lẽ đến một lúc nào đó - tôi không muốn và cũng sẽ không chủ động - nhưng sẽ cần phải tiến hành các hoạt động trên bộ, bất kể là gì, để chống lại quân Nga”.

    Đuổi hết là xong!
    (by Randy Bish)


    Lãnh đạo thế hệ mới
    (by Bob Gorrell)



    hori_bar


    Translate this page: English French German Spanish Vietnam