Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Mặc Giao: Bầu cử công bằng lương thiện!





                               Giang sơn như tạc anh hùng thệ (Nguyễn Trãi)
                                          Núi sông ghi khắc lời thề anh hùng




Quý vị bấm vào các audio-link, nghe âm thanh
các bài tâm tình và Chúc Tết Quý Tỵ 2013 của các quý vị lãnh đạo
tinh thần và nhân sĩ thuộc Cộng Đồng Người Việt tị nạn cộng sản ở Hải Ngoại.

           Chân thành cảm tạ quý vị quý bạn đã giúp
           thực hiện và phổ biến các Bài Chúc Tết & AUDIO.

Nhà văn Mặc Giao
Chủ tịch Ủy Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam
Cựu Dân biểu Việt Nam Cộng Hòa
Cựu Huynh Trưởng Thanh Sinh Công
Cựu Sứ thần ngoại giao của VNCH tại Pháp

(bấm vào đây nghe âm thanh)

http://audio.freevietnews.com/20130204_MacGiao.m3u

(download)
http://audio.freevietnews.com/20130204_MacGiao.mp3

Trả Lại cho Dân
những Cuộc Bầu Cử Tự Do,
Công Bằng và Lương Thiện,

Hải ngoại ngày 4 tháng 2, năm 2013

Kính thưa đồng bào,

Năm mới Quý Tỵ đã đến, chúng tôi xin gửi lời kính chúc đồng bào một năm mới dồi dào sức khỏe, kiên trì vượt qua những khó khăn trong hoàn cảnh nhiễu nhương của đất nước. Chúng ta chỉ có thể cải thiện tình trạng của đất nước và của chính mình bằng cách trực tiếp tham gia đòi hỏi việc tôn trọng quyền của người dân, trong đó có quyền yêu nước và quyền được tự do xây dựng tương lai của mình, không bị những thế lực gian ác bắt nghĩ một chiều, nói một giọng, nghe một điệu, cúi đầu tuân theo mọi thủ đoạn bóc lột, trấn áp, tống tiền của họ.

Trong gần 70 năm ở miền Bắc và 37 năm trên cả nước, Đất Nước không ngừng suy thoái, đời sống của người dân tụt hậu cả về tinh thần lẫn vật chất so với các nước lân bang. Đó là kết quả của việc độc quyền cai trị mà đảng cộng sản áp đặt.

Tương lai sẽ không có gì sáng sủa, nếu tự chúng ta không tìm cách giải phóng cho chính mình. Chúng ta phải nắm bắt mọi cơ hội, để những người cộng sản và dư luận thế giới hiểu rằng chúng ta không phải là một đàn cừu ngoan ngoãn, dễ dàng chấp nhận bị vặt lông rồi dẫn vào lò sát sinh.

Nhân cơ hội nhà cầm quyền cộng sản bầy trò sửa lại Hiến Pháp 1992, cho phép dân góp ý kiến, chúng ta nên tương kế tựu kế, dùng cơ hội này để đồng thanh nói lớn tiếng là toàn dân Việt Nam không chấp nhận cho đảng cộng sản tiếp tục độc quyền cai trị đất nước. Điều 4 của Hiến Pháp phải được hủy bỏ, vì điều này ban cho đảng cộng sản đặc quyền nắm toàn bộ vận mệnh đất nước trong thời gian vô hạn định.

Tất cả mọi cơ cấu quốc gia đều trở thành công cụ để đảng cộng sản sai khiến. Quốc hội, chính phủ, tòa án đều do đảng cộng sản chỉ định. Hiến pháp, luật lệ đều do đảng viên đảng cộng sản viết ra theo chỉ thị. Dù vậy đảng cộng sản muốn thi hành, hủy bỏ, hoặc làm ngược điều khoản nào tùy ý, không có cơ quan nào kiểm soát và chế tài. Không thể chấp nhận tình trạng một đảng tự cho phép mình đứng trên đất nước, trên nhân dân như vậy trong thời đại văn minh của thế kỷ 21.

Vì vậy, khi có hàng vạn, hàng triệu công dân công khai đề nghị hủy bỏ điều khoản cho phép đảng cộng sản độc quyền cai trị, hành động này sẽ có ý nghiã:

Thứ nhất, toàn dân không chấp nhận chế độ chính trị hiện hành được áp đặt do một đảng độc tôn,

Thứ hai, nhân dân đòi hỏi quyền hành phải được trả lại cho dân qua những cuộc bầu cử tự do, công bằng và lương thiện, để dân được tự do bầu chọn những người đại diện đích thực và xứng đáng lo việc quản trị đất nước, tìm hạnh phúc cho đồng bào,

Thứ ba, thức tỉnh những người cầu an hay đang cộng tác với bạo quyền để họ ý thức rằng quyền lợi của đất nước là thiêng liêng, quyền lợi chính đáng của người dân là bất khả xâm phạm, một đảng chính trị chỉ có lý do tồn tại khi phục vụ đất nước và nhân dân, không thể biến đất nước thành của riêng và nhân dân thành nô lệ,

Thứ tư, để dư luận thế giới hiểu rõ ước muốn vùng lên thoát ách nô lệ cộng sản của nhân dân Việt Nam, để chứng minh cho mọi người thấy đảng cộng sản Việt Nam đã cưỡng từ, cưỡng lý, cưỡng luật,  hầu đè đầu cưỡi cổ dân tộc Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua. Đã đến lúc nhân loại văn minh phải giúp dân tộc Việt Nam một cách cụ thể trong việc tháo gỡ ách ô nhục này.

Việc công khai góp ý kiến về việc sửa đổi Hiến Pháp là điều nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang hô hào, dù chúng ta chưa biết họ làm việc này với hậu ý gì. Chúng ta hãy lợi dụng cơ hội để nói lên ước vọng tự do của mình.

Mong rằng năm Quý Tỵ sẽ đem lại nhiều thay đổi tích cực cho đất nước và đồng bào, để đến Tết sang năm, chúng ta sẽ được chúc tuổi nhau trong ngày Đai Hội Tự Do của dân tộc, và trong tình anh em tìm lại sau bao nhiêu năm dài khổ đau và xa cách.

Trân trọng kính chào đồng bào

Mặc Giao

http://audio.freevietnews.com/20130204_MacGiao.m3u
http://audio.freevietnews.com/20130204_MacGiao.mp3

Viết Từ Canada
Mặc Giao

TẠI SAO HOA KỲ KHÔNG ĐƯA VIỆT NAM TRỞ LẠI DANH SÁCH CÁC NƯỚC ĐÁNG QUAN TÂM VỀ TỰ DO TÔN GIÁO?

Ngày 13-9-2011, Văn Phòng Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố phúc trình thường niên cho năm 2010 về tự do tôn giáo quốc tế (International Religious Freedom Report). Phúc trình này được gửi lên quốc hội Mỹ và công bố cho dư luận.

Phần nói về tự do tôn giáo tại VN dài 20 trang. Trước khi phúc trình được phổ biến, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và chính khách Mỹ đã khuyến cáo và kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa VN trở lại danh sách những quốc gia đáng quan tâm về tự do tôn giáo (countries of Particular Concern, gọi tắt là CPC). Việt Nam đã có tên trong danh sách này từ năm 2004, nhưng được rút ra năm 2009, ngay trước khi Tổng Thống George W. Bush đến Hà Nội dự hội nghị thượng đỉnh APEC.

Có tên trong danh sách vi phạm tự do tôn giáo có thể bị quốc hội Hoa Kỳ áp dụng một số biện pháp chế tài, nhưng quan trọng nhất là mất mặt với thế giới, bị kết án vi phạm nhân quyền. Đối với những nước cộng sản và độc tài "mặt trơ trán bóng" như Trung Cộng, Bắc Hàn, Miến Điện (đều nằm trong danh sách), việc có tên trong danh sách hay không chẳng làm họ thay đổi cách cai trị.

Riêng VN cộng sản thì hơi "rét" nếu thấy tên mình trên bảng đen này. Lý do: họ muốn ve vãn Mỹ và cần một lý lịch sạch để làm ăn buôn bán với thế giới văn minh, để được Mỹ và các nước khác yểm trợ khi bị đàn anh phương bắc ăn hiếp, nhất là để bịt miệng những người chống đối chế độ ở trong và ngoài nước. Vì vậy cộng sản VN rất hân hoan và vô vàn tri ân "Ngài" nữ Ngoại Trưởng Hillary Clinton đã không đưa VN trở lại danh sách đáng tủi hổ này. Tại sao Hoa Kỳ lại hành động như vậy? VN cộng sản đã hết đàn áp tôn giáo rồi chăng? Hay Hoa Kỳ có hậu ý gì khác?

Thật ra bản báo cáo không tẩy trắng cho Hà Nội về tội vi phạm tự do tôn giáo. Ngay phần đầu của bản báo cáo đã tóm tắt những vi phạm và được trình bầy chi tiết ở những phần sau:

"Không có sự thay đổi tình trạng tôn trọng tự do tôn giáo về phiá chính phủ trong thời gian quan sát của bản báo cáo này. Mặc dù có những tiến bộ, những vấn đề quan trọng vẫn tồn tại, đặc biệt tại cấp tỉnh và làng xã. Những vấn đề đó gồm việc ngâm lâu hoặc không chấp nhận ghi danh cho một số cộng đoàn tôn giáo, bao gồm Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo chính truyền, Giáo Hội Phật Giáo và những cộng đoàn Tin Lành ở miền Bắc và cao nguyên Tây Bắc.

Có những báo cáo về việc đối xử hung bạo đối với những người bị bắt trong vụ giáo xứ Cồn Dầu phản đối việc đóng cửa nghiã địa của họ. Nhiều nhóm Tin Lành cho biết họ bị bạo hành khi tổ chức lễ Giáng Sinh" (Trích dịch bản Báo Cáo).

Những tiêu chuẩn vi phạm tự do tôn giáo mà Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ dựa vào để cứu xét gồm:

1/ Sách nhiễu, ngược đãi, bạo hành, giam cầm vì lý do tôn giáo,

2/ Kỳ thị tôn giáo

3/ Cấm đoán các tôn giáo không được nhà nước chấp thuận cho hành đạo

Dựa trên những tiêu chuẩn này, chế độc cộng sản VN phạm đủ mọi thứ tội liên quan đến tự do tôn giáo. Có nhiều vi phạm đã được kể trong bản phúc trình:

Phá lễ Vu Lan của Phật tử Đà Nẵng, ngăn chặn tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tham dự các đại lễ, đánh đập, bắt bớ các giáo sĩ và giáo dân tại Tam Tòa, Đồng Chiêm, Cồn Dầu, hành hung các Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Công Chính và nhiều mục sư khác trên vùng cao, bắt giam Lm Nguyễn Văn Lý và quản thúc Lm Phan Văn Lợi…

Những công dân theo Thiên Chúa giáo bị kỳ thị trong việc thăng chức hay trao trách nhiệm chỉ huy tại các cơ quan công quyền. Trên mọi giấy tờ tùy thân chính thức đều ghi rõ tôn giáo của người mang, hoặc ghi không theo đạo nào.

Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo chính truyền, nhiều cộng đoàn Tin Lành không được phép hoạt động vì không được nhà nước công nhận.

Đó là những vi phạm đã được bản báo cáo ghi nhận trên giấy trắng mực đen. Còn nhiều thứ vi phạm khác mà bản báo cáo hoặc quên xót hoặc cố tình không nói tới, như:

Cô lập hoàn toàn Hòa Thượng Thích Quảng Độ, lãnh tụ tinh thần tối cao của Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất, khiến không ai, ngoài những người thân tín, có thể tiếp xúc. Quấy phá và cấm đoán Giám Mục Hoàng Đức Oanh của giáo phận Kontum đi thăm viếng và cử hành thánh lễ cho giáo dân ở các vùng xa, vùng sâu. Bắt tín đồ Công Giáo ở miền cao ký giấy bỏ đạo đã in sẵn.

Can thiệp thô bạo vào việc Tòa Thánh Vatican bổ nhiệm các tân giám mục, cũng như làm áp lực trong việc thay đổi các chức vụ cao cấp trong giáo quyền (vụ thay thế TGM Ngô Quang Kiệt bằng TGM Nguyễn Văn Nhơn ở Hà Nội).

Can thiệp vào việc huấn luyện các linh mục tương lai: kiểm soát lý lịch chủng sinh, kiểm soát thành phần giảng huấn, can thiệp vào học trình: bắt dậy về chủ thuyết cộng sản, thành tích đảng cộng sản, và mới đây về an ninh quốc phòng với thí điểm đại chủng viện Cần Thơ.

Chiếm đất, chiếm cơ sở các tôn giáo, kể cả những nơi đang được xử dụng vào việc công ích.

Vậy mà bản báo cáo còn khen cộng sản VN đã có những tiến bộ:

"Một số tiến triển trong việc tôn trọng tự do tôn giáo đã được tiếp tục thực hiện trong giai đoạn liên quan tới bản phúc trình này. Trong nhiều địa hạt, Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo và Cao Đài được báo cáo đã gia tăng hoạt động và việc hành đạo…Những thay đổi trước hết là kết qủa của việc áp dụng liên tục những tu chỉnh về khung pháp lý liên quan tới các luật lệ về tôn giáo ban hành trong các năm 2004 và 2005, cũng như thái độ tích cực hơn của chính phủ đối với các nhóm Tin Lành.

Trong giai đoạn của bản phúc trình, chính phủ đã cho phép những cuộc tụ tập tôn giáo rất đông người, như những buổi lễ thường niên của Công Giáo tại thánh địa La Vang. Số người tham dự các lễ mừng Giáng Sinh và Phục Sinh trên toàn quốc đã vượt qúa những con số của năm trước. Những buổi mừng lễ Vesak đông người dự đã diễn ra tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều đô thị khác", … "Vào tháng 9, nhà cầm quyền cho phép trên 100,000 tín hữu Cao Đài tụ tập tại đền thánh Cao Đài Tây Ninh nhân dịp Giáo Chủ mở đại yến thường niên mừng Mẫu Thượng Ngàn và chín Tiên Nữ của động Diêu Trì" (Trích dịch bản Báo Cáo).

Phần khen trên có thể tóm lại trong hai điều: Khen cộng sản VN đã rộng tay với Tin Lành, công nhận nhiều cộng đoàn Tin Lành và cho phép hoạt động. Khen cộng sản VN đã cho phép các tôn giáo tổ chức những cuộc lễ lớn, có đông người tham dự. Lời khen đầu là một sự khuyến khích cộng sản lỏng tay hơn nữa với Tin Lành ở VN. Tin Lành là đạo có đa số người theo tại Hoa Kỳ.

Muốn xây dựng ảnh hưởng tôn giáo tại VN, Hoa Kỳ chỉ có thể mở rộng tầm hoạt động của Tin Lành, không thể xâm nhập các tôn giáo khác. Lời khen thứ hai là đề cao thành tích của cộng sản trong việc cho phép tổ chức các đại lễ của các tôn giáo với hàng chục, hàng trăm ngàn tín đồ tham dự. Báo cáo còn quên kể những đại lễ vô cùng "hoành tráng" của Giáo Hội Công Giáo VN nhân dịp Năm Thánh kỷ niệm 350 thành lập hàng giáo phẩm. Những đại lễ khai mạc ở Sở Kiện và bế mạc ở La Vang phải được góp phần trong lời khen này và chắc chắn cũng là một trong những lý do để Hoa Kỳ không đưa VN vào danh sách những quốc gia đáng quan tâm về tự do tôn giáo. Ai dám nói đó là những biến cố hoàn toàn tôn giáo, không có tác dụng chính trị?

Mặc dù có những mâu thuẫn ngay trong bản Báo Cáo, mặc dù cộng sản VN đã vi phạm tất cả những tiêu chuẩn tôn trọng tự do tôn giáo được đề ra, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cố tìm những hình thức bề ngoài để khen và coi đó như lý do để không đưa VN trở lại danh sách những nước vi phạm. Tại sao Hoa Kỳ làm thế? Thưa, từ 2009, Hoa kỳ đã khởi động tiến trình kéo cộng sản VN ra khỏi qũy đạo Trung Cộng.

Hoa Kỳ biết rõ cộng sản VN đã quá lệ thuộc Trung Cộng và một phần trong số lãnh đạo cao cấp ở Hà Nội cũng muốn tìm cách thoát bớt áp lực của Trung Cộng. Muốn vậy phải dựa vào Mỹ. Mỹ phải ủng hộ thành phần này, giúp họ tạo ảnh hưởng càng ngày càng lớn hơn. Cách giúp tốt nhất là nhẹ lời tố cáo, là ve vuốt kèm theo những hứa hẹn cộng tác kinh tế và quân sự. Việc này Mỹ đã và đang làm, nhất là khi Biển Đông nổi sóng để trở thành một vấn đề quốc tế nóng bỏng. Ve vuốt có nghiã là tạm quên những tội lỗi, đề cao những thành tích dù rất mỏng, đưa kẹo bánh ra nhử. Như vậy làm sao Mỹ có thể đưa VN cộng sản vào danh sách những quốc gia cần phải quan tâm về tự do tôn giáo?

Tuy nhiên, Mỹ là bậc thầy trong kỹ thuật vừa xoa vừa đánh, vừa cho ăn cà rốt vừa đưa cây gậy ra dọa. Bản báo cáo cho biết từ Ngoại Trưởng Hillary Clinton đến các đại sứ đều đặt vấn đề nhân quyền mỗi khi gặp các lãnh đạo VN. Hoa Kỳ nói thẳng nhân quyền là một trong những trở ngại lớn nhất trong mối bang giao Việt Mỹ. Mỗi năm Mỹ Việt đều có một hội nghị kiểm điểm và thảo luận về nhân quyền. Các nhân viên của Tòa Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội và Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ ở Sài Gòn đều thường xuyên gặp gỡ các giới chức công quyền và các nhà lãnh đạo các tôn giáo để ghi nhận và đề nghị những việc liên quan tới tự do tôn giáo.

Như vậy ta thấy bản báo cáo thường niên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không thể hoàn toàn trung thực như Quốc Hội Hoa Kỳ và mọi người mong muốn. Nó được thiết lập với ý định tốt, nhưng từ từ đã biến thành một công cụ chính trị để vừa làm áp lực vừa vỗ về chiêu dụ các đối tác, thích ứng với chính sách giai đoạn hay dài hạn của Hoa Kỳ. Điều này dậy ta phải trông cậy vào chính mình trước. Người khác chỉ có thể giúp ta khi quyền lợi của ta và của họ trùng nhau.

Sunday, March 6, 2011

Ðã Hội Đủ Điều Kiện Cho Một Cuộc Nổi Dậy Việt Nam Chưa ?


Ông Mặc Giao là một trong những huynh trưởng đầu tiên của Phong Trào Thanh Sinh Công Việt Nam, nguyên là dân biểu Quốc Hội, Tổng Thư Ký Hạ Nghị Viện, Sứ thần ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa tại Paris (Pháp) trước 1975.

Đồng tác giả cuốn "30 năm Công Giáo Việt Nam dưới chế độ cộng sản", và tác giả sách khảo luận "Một cái nhìn khác về văn hóa Việt Nam". Hiện nay, ông là Chủ tịch Ủy Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam.

ĐÃ HỘI ĐỦ KIỀU KIỆN
CHO MỘT CUỘC NỔI DẬY
Ở VIỆT NAM CHƯA?

Mặc Giao

       Chuyện thời sự trên đầu môi vào lúc này là cuộc nổi dậy thành công của nhân dân các nước Tunisia và Ai Cập, cũng như những cuộc biểu tình chống độc tài lây lan sang các nước Algeria, Yemen, Bahrain, Iran, Libya, đe dọa Saudi Arabica, Jordan và Syria. Những cuộc nổi dậy của nhân dân các xứ này xảy ra bất ngờ, lan rộng bất ngờ và cũng thành công bất ngờ. Quả thật đây là một hiện tượng, một biến cố lớn của lịch sử nhân loại vào tiền bán thế kỷ 21. Bộ mặt của vùng đất này trên thế giới sẽ thay đổi và sẽ có thể kéo theo những thay đổi trên những vùng đất khác.

Tuy nhiên, việc gì cũng có nhân có quả. Người dân các nước nói trên đã bị đàn áp, bóc lột, tước đoạt nhân phẩm và quyền làm người suốt một thời gian dài. Họ đã im lặng chịu đựng. Đôi khi bực bội vùng lên, nhưng chưa đồng loạt, nên dễ bị dập tắt. Dù vậy sự bất mãn, căm phẫn vẫn còn đó, mỗi ngày mỗi tăng thêm. Đến lúc không thể chịu đựng được nữa, niềm phẫn nộ đã vỡ òa và quét sạch những chế độ gian tham, tàn ác, dù đầy tiền bạc và súng đạn trong tay.

Con giun bị xéo lắm cũng quằn, huống chi con người.
Trước những biến cố này, nhiều người "hồ hởi" cho rằng phong trào nhân dân vùng dậy sẽ lan tới Việt Nam và kêu gọi dân ta hãy đứng lên hưởng ứng. Có người lại bi quan cho rằng cuộc đấu tranh tương tự chưa thể xảy ra tại nước ta, vì tình hình các nước có biến cố không giống tình hình Việt Nam.

       Điểm tương đồng quan trọng nhất giữa những nước có biến động và Việt Nam là những nước này bị cai trị bởi một chế độ độc tài, độc tài cá nhân, độc tài đảng phái, độc tài gia đình, độc tài quân chủ. Bản chất của mọi chế độ độc tài là áp bức người dân, tước đoạt mọi quyền tự do và quyền công dân của họ, vơ vét tài nguyên quốc gia và tài sản tư nhân để làm giầu cho một đảng, một gia đình, một cá nhân và đám bầy tôi. Lòng tham quyền và tiền nảy sinh tham nhũng, sự tàn ác, những mánh khóe bóc lột.

Hậu quả là đại đa số nhân dân sống trong nghèo khổ, xã hội chậm tiến, văn hóa suy đồi, trong khi những kẻ giầu có bất chính sống xa hoa, phè phưỡn trên sự đau khổ của những người khác. Đó là mầm bất ổn của xã hội, là nguyên nhân của những cuộc vùng dậy để dân đòi lại quyền lợi và nhân phẩm.

Tại những quốc gia có tự do, dân chủ, không có tình trạng này, dù đôi khi dân chúng xuống đường hàng ngàn hàng vạn người để phản đối chính phủ hoặc đòi hỏi những quyền lợi cá biệt của từng giới. Có giải tán biểu tình, có bắt nhốt những phần tử qúa khích phá hoại, nhưng luôn luôn kết thúc trong hòa bình và chính phủ biết lắng nghe ý nguyện của dân.


      Sự khác biệt nổi bật nhất giữa Việt Nam và các chế độ độc tài khác là quyền lực ở những nước kia thường được thâu tóm trong tay một cá nhân với những tay chân dễ sai khiến và với một chính đảng bù nhìn được dựng lên để làm bình phong. Nói chung là đám tay chân lo suy tôn lãnh tụ và bảo vệ lẫn nhau chỉ vì muốn giữ những đặc quyền, đặc lợi. Trong khi chế độ cộng sản Việt Nam do một đảng độc tôn nắm giữ, có chủ thuyết, có bài bản và kinh nghiệm cướp chính quyền, giữ chính quyền và khủng bố dân chúng để không ai dám chống lại.
 
Thêm vào đó, những con người cộng sản lại độc ác, mất nhân tính, coi đồng bào của mình như kẻ thù, đầy đọa trong lao tù, đánh đập, giết chóc không nương tay.

Staline đã giết hàng triệu người Nga khi đầy họ đi khổ sai ở vùng giá lạnh Sibérie. Đặng Tiểu Bình đã ra lệnh tàn sát hàng ngàn sinh viên Trung Quốc trên quảng trường Thiên An Môn. Hồ Chí Minh cũng gây ra cái chết của hàng trăm ngàn nông dân trong những đợt cải cách ruộng đất… Vì vậy nhiều người bi quan cho rằng dân chúng sống dưới chế độ cộng sản khó vùng dậy vì sợ hãi và vì kỹ thuật khủng bố, đàn áp qúa  tinh vi và dã man.

Nếu nhìn một cách khách quan, sự so sánh trên có phần đúng. Nhưng người ta sẽ giải thích ra sao sự tan rã của những chế độ cộng sản vô cùng hùng mạnh và gian ác ở Đông Âu, đứng đầu là Liên Xô? Liên Xô là nước cầm đầu khối cộng sản thế giới, là thánh địa để các nước cộng sản khác đến học hỏi và xin trợ giúp, là một cường quốc có binh hùng tướng mạnh, võ khí tối tân hiện đại không thua Hoa Kỳ, có guồng máy gián điệp và công an chìm KGB khổng lồ với kỹ thuật tân tiến bậc nhất thế giới.
 
Vậy mà chế độ Liên Xô đã sụp đổ vì sự phẫn nộ của nhân dân Nga, không phải vì ông Gorbatchev. Ông này chỉ muốn áp dụng chính sách cởi mở và đổi mới để cứu vãn nền kinh tế Liên Xô đang trên đường xuống dốc, không hề có ý định giải tán đảng cộng sản. Nhưng khi cánh cửa hé mở, nhân dân tràn tới đạp tung. Rồi như nước vỡ bờ, họ cuốn trôi luôn căn nhà chế độ.

Guồng máy kềm kẹp, đàn áp của các nước cộng sản khác, Đông Đức, Bulgaria, Roumania, cũng tinh vi và tàn ác không kém Liên Xô. Nhưng khi nhân dân phẫn nộ vùng lên, không có gì cưỡng lại nổi.
Công an bất lực, lo chạy trốn. KGB lo thủ tiêu tài liệu rồi lặn sâu. Quân đội khoanh tay đứng nhìn, không can thiệp. Ông Gorbatchev không còn cách nào giữ đảng ngoài việc giao quyền cho ông Boris Yeltsin, để ông này theo ý nhân dân giải thể chế độ cộng sản.

       Điều đáng quan ngại đối với trường hợp Việt Nam là dân ta vốn có tính thụ động, ít quan tâm tới việc chung, chỉ chú ý đến cái lợi trước mắt cho riêng mình và cho những người thân của mình. Dân Việt có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, nhưng lại ngoan ngoãn đối với những người cầm quyền bản xứ, cam lòng chịu phận "con sâu cái kiến", dù luôn bị "quan tha nha bắt".

 Những người cộng sản hiểu tâm lý này của dân Việt. Họ áp dụng triệt để chính sách được gán là của Hoa Kỳ "cây gậy và củ cà rốt". Họ vừa hăm dọa, giữ dân trong sự sợ hãi thường xuyên, vừa đưa mồi ra nhử. Họ cũng áp dụng chính sách này với các đoàn thể và tôn giáo. Họ làm cho dân nhụt hết ý chí, đa số chỉ lo kiếm tiền và hưởng thụ, không nghĩ gì đến đất nước, đến công ích xã hội.
 
Giới trẻ thì thả cửa ăn chơi sa đọa trong một xã hội vô luân lý. Các tôn giáo thì bể thành nhiều mảnh do âm mưu chia rẽ và phá hoại của cộng sản. Phật Giáo thành 3 mảnh, Cao Đài, Hòa Hảo mỗi đạo thành hai mảnh, Tin Lành thành nhiều mảnh, Công Giáo tuy chỉ có một mảnh rưỡi (nửa mảnh là Ủy Ban Đoàn Kết CGVN) nhưng hàng giáo phẩm thân thiện cộng tác với nhà cầm quyền theo kiểu "úm ba la hai ta cùng lợi". Trông chờ nhân dân vùng dậy có vẻ khó.
 
Tuy khó khăn như vậy, chúng ta cũng không mất niềm hy vọng. Khó thì phải kiên trì hơn. Khó thì cần nhiều thời giờ hơn để hội đủ những điều kiện cho một cuộc đấu tranh dứt điểm. Dân Việt Nam vẫn chưa mất hết ý chí quật cường. Trí thức Việt Nam vẫn còn những bộ óc biết suy nghĩ.

Tuổi trẻ Việt Nam chưa đánh mất nhiệt tâm yêu nước và yêu tự do công lý.
Bằng cớ là càng ngày càng có nhiều lời nói và hành động công khai phê phán và chống đối chế độ. Những cá nhân lãnh đạo cũng bị chỉ đích danh với những lỗi lầm và yếu kém của họ. Sự sợ hãi vẫn còn nhưng càng ngày càng giảm bớt. Nhà cầm quyền có thể bắt vài chục người hay một trăm người chống đối nổi bật nhất nhưng không thể bắt hết hàng triệu người âm thầm hay công khai chống chế độ.

       Chúng ta hãy thử nhìn tương quan lực lượng giữa nhân dân Việt Nam và guồng máy cầm quyền tại Việt Nam để dự đoán những gì có thể xảy ra khi một cuộc vùng dậy bộc phát

* Phiá nhân dân:

Không phải tất cả 86 triệu người Việt Nam đều tích cực chống đối cộng sản và sẵn sàng tham gia một cuộc vùng dậy. Nhưng thực tế, tuyệt đại đa số dân Việt Nam đã chán chế độ cộng sản lắm rồi. Họ hoan nghênh bất cứ một sự thay đổi nào, dù chưa chắc họ sẽ tham gia việc tạo nên sự thay đổi. Có thể coi họ như một đa số thầm lặng, không hành động nhưng sẽ đi theo.















Mọi biến cố chỉ có thể xảy ra khi có một thiểu số năng động
, tức là những thành phần tham gia trực tiếp biến cố. Chế độ Hosni Mubarak sụp đổ không cần 80 triệu dân Ai Cập xuống đường. Chỉ cần vài trăm ngàn đến cao điểm một triệu người tại quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo, vài chục ngàn ở Alexandrie và Port Said. Đám đông sẽ lôi kéo đám đông. Khi cao trào nổi lên, những người khác sẽ đi theo.

      Những thành phần dân chúng có thể tham gia một cuộc đấu tranh vùng dậy:
-        Giới trẻ, giới sinh viên
-        Nạn nhân bị cướp đất, cướp nhà
(dân oan khiếu kiện)
-        Nông dân bị cướp đất canh tác
-        Công nhân bị bóc lột
-        Tín đồ các tôn giáo (quan trọng nhất)
Giới trẻ đã có nhiều dịp thao tác trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Dân oan đã có kinh nghiệm đấu tranh trường kỳ. Công nhân đã có kinh nghiệm tổ chức đình công. Nông dân đã có kinh nghiệm đấu tranh giữ đất như ở Cồn Dầu (Đà Nẵng), Vụ Bản (Nam Định). T

Dù đã có lực lượng quần chúng nhưng vấn đề quan trọng là ai sẽ phát động cuộc đấu tranh? Có thể một tổ chức, một đoàn thể hay một nhóm công dân sẽ làm việc này. Nhưng cũng rất có thể một biến cố nhỏ hay một hành động đàn áp vô ý thức của nhà cầm quyền sẽ châm mồi cho đám cháy lớn. Cuộc cách mạng Hoa Nhài ở Tunisia bùng lên từ việc tự thiêu của Mohamed Bouazizi, một thanh niên thất nghiệp đi làm chui, không thể chịu nhục vì bị một nữ cảnh sát viên chửi rủa, đánh đập khi xét giấy tờ.
 
Cuộc vùng dậy ở Ai Cập khởi đầu bằng việc đàn áp một số không đông những người biểu tình ôn hòa, trong số đó anh Khalid Sayid bị cảnh sát đánh chết. Việc này khiến anh Wael Ghonim phẫn nộ. Anh Wael Ghonim là một thanh niên 30 tuổi, có tài đặc biệt về kỹ nghệ thông tin, đang giữ chức giám đốc điều hành (executive manager) của công ty Google ở Dubai.

Anh bắt đầu cuộc đấu tranh ôn hòa bằng kỹ thuật computer. Anh lập hàng loạt twitter, blog, website, mở facebook có tên "Tất cả chúng tôi là Khalid Sayid" để truyền những bản tin và những hình ảnh đàn áp. Anh thông báo ngày giờ, địa điểm tập họp. Đám đông cứ việc làm theo những thông tin của anh, chẳng cần theo một lãnh tụ chính trị hay tôn giáo nào. Những lãnh tụ này mấy ngày sau mới lẽo đẽo theo đám đông đi biểu tình để kiếm điểm.
 
Kỹ thuật thông tin hiện đại là một đe dọa sinh tử cho những chế độ độc tài. Họ không còn có thể bóp méo thông tin và bưng bít nhân dân được nữa. Những tội ác của họ được phơi bầy. Kế hoạch và ngày giờ đấu tranh lật đổ họ được thông báo cho hàng ngàn hàng vạn người cùng một lúc. Dù họ biết cũng trở tay không kịp. Có thể kỹ thuật thông tin liên lạc qua computer ở Tunisia và Ai Cập phát triển hơn ở Việt, nhưng số lượng người dùng computer ở Việt Nam cũng không phải nhỏ, có thể ước lượng hàng triệu.

Chúng tôi biết một tổ chức người Việt ở Hoa Kỳ có ba triệu địa chỉ email tại Việt Nam, một cá nhân ở Úc có vài chục ngàn địa chỉ. Họ vẫn thường xuyên gửi tin tức, hình ảnh và những bài viết về những địa chỉ này. Tường lửa do nhà cầm quyền dựng lên bị vượt qua dễ dàng đối với những người muốn vượt. Kỹ thuật thông tin qua computer chắc chắn là một lợi khí cho cuộc đấu tranh chống cộng của nhân dân Việt Nam.

      *Phiá guồng máy cầm quyền:

Dĩ nhiên guồng máy cầm quyền hiện có nhiều lợi thế. Họ có 3 triệu đảng viên, có tiền, có chính quyền, công an và quân đội. Tuy nhiên trong cái mạnh vẫn có cái yếu:

      - Trong số 3 triệu đảng viên, có bao nhiêu người trung thành với đảng, sẵn sàng hy sinh vì đảng đến giọt máu cuối cùng? Có bao nhiêu người vào đảng vì lý tưởng cộng sản hay chỉ vì cơ hội tiến thân và kiếm tiền? Có bao nhiêu đảng viên đang uất ức, bất mãn vì không được ban bổng lộc, chức tước như họ mong muốn? Có bao nhiêu đảng viên đã phản tỉnh về sự sai lầm của đảng nhưng chưa dám rút chân ra vì còn bị kềm kẹp trong guồng máy và còn dính dáng tới quyền lợi?

Chưa kể những đảng viên lão thành như ông Nguyễn Văn An, cựu chủ tịch Quốc Hội, nguyên ủy viên trung ương đảng, cũng như nhiều đảng viên tai mắt khác, đã công khai phê phán đảng, đòi cải tổ tận gốc rễ, nhiều người thẳng thừng đòi dẹp bỏ chế độ cộng sản. Chắc chắn đảng không phải là một khối thuần nhất và không phải là một khối sức mạnh vô địch có thể đập tan mọi cuộc nổi dậy chống đảng. Người ta nghĩ rằng nếu có một biến cố xảy ra, sẽ có vô số đảng viên mau lẹ nhảy tầu để khỏi bị đắm chung.

       - Tiền và chính quyền chỉ được xử dụng khi có lãnh đạo. Khi lãnh đạo bị cô lập, chính quyền sẽ tê liệt. Nhân viên chính quyền các cấp bất cứ ở đâu, bất cứ thời nào cũng có truyền thống án binh bất động, khoanh tay ngồi chờ khi có biến động dẫn đến việc thay đổi quyền hành. Họ muốn được vô can và chờ nhận lệnh khi tình hình ngã ngũ.

      - Công an là lực lượng chính bảo vệ chế độ. Nhân viên công an được tuyển chọn trong hàng ngũ thân tín và trung thành, được đãi ngộ đặc biệt và được giao quyền sinh sát. Vì vậy người chỉ huy công an mới hiệu triệu thuộc cấp bằng bằng khẩu hiệu "Còn đảng còn mình".
Điều này có nghiã nếu không bảo vệ đảng, để đảng mất là mình cũng tiêu luôn. Chỉ biết có đảng thôi, không cần biết tới đất nước và đồng bào. Công an ý thức rất rõ là họ đã gây nhiều ân oán với nhân dân, bị nhân dân thù ghét. Khi có cơ hội, dân sẽ "hỏi thăm sức khỏe" của công an trước tiên.

Do đó, khi được hiếp đáp dân thì công an hùng hổ ra tay, khi có tiếng nổ lớn như ở Sài Gòn ngày nào là công an trốn biệt, sợ bóng viá biến cố, sợ nhân dân hỏi nợ. Bất cứ một cuộc đấu tranh vùng dậy nào cũng sẽ bị công an đàn áp. Máu sẽ phải đổ. Nhiều hay ít là do mệnh lệnh của những người nắm quyền, và cũng do chiến thuật đấu tranh của nhân dân. Vùng dậy ít nơi, người tham dự không đông, công an dễ đánh đập, bắn giết, bắt nhốt.

Nhưng nếu sự việc xảy ra nhiều nơi cùng một lúc với số người tham dự đông đảo, công an sẽ bị phân tán lực lượng và sẽ bị số đông áp đảo, tràn ngập. Sự thiệt hại về phiá nhân dân sẽ rất ít. Khi máu đã đổ, máu sẽ gọi máu. Quần chúng sẽ phẫn nộ, sẽ nôn nóng trả thù. Dù có hàng sư đoàn công an cũng không thể đương đầu với hàng trăm ngàn, hàng triệu người đang say sưa khí thế đấu tranh và căm phẫn trước việc đồng bào bị tàn sát. Diễn tiến này luôn luôn xảy ra cùng một bài bản ở khắp nơi có những cuộc vùng dậy.

      - Khi công an đã bất lực trong việc đàn áp nhân dân, quân đội sẽ được gọi tới. Nếu một quân đội sẵn sàng bắn giết dân lành không một tấc sắt trên tay theo lệnh đảng như ở Thiên An Môn thì đảng đã thành công trong việc biến quân đội thành cầm thú, tàn sát đồng loại không gớm tay. Nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra như vậy. Toàn thể lực lượng quân sự hùng mạnh của Khối Varsovie đã khoanh tay đứng nhìn dân chúng đấu tranh lật đổ hàng loạt chính phủ cộng sản. Nhiều tướng lãnh Liên Xô đã từ chức hoặc tuyên bố không tuân lệnh bộ quốc phòng và ra lệnh cho lính không được bắn vào dân.

Chúng ta đừng quên rằng, cũng như ở Việt Nam, quân đội của các quốc gia cộng sản này bị hệ thống quân ủy của đảng kiểm soát và điều động, quyền của một chính ủy nhiều khi còn lớn hơn quyền một chỉ huy trưởng. Vậy mà quân đội vẫn không theo lệnh đảng. Tại Tunisia, quân đội đã đứng ngoài vòng tranh chấp. Quân đội Ai Cập được lệnh đưa chiến xa đến bố trí ở quảng trường Tahrir. Quân đội đã thi hành lệnh, nhưng án binh bất động, binh lính nắm tay múa hát với người biểu tình.

Sau chiến thắng, quân đội Ai Cập lãnh nhiệm vụ giữ an ninh và tạm thời điều hành quốc gia trong 6 tháng để tổ chức một cuộc bầu cử tự do. Qua những tiền lệ trên, không ai dám tin chắc quân đội "nhân dân" Việt Nam sẽ giết dân theo lệnh đảng. Điều cần là chúng ta phải tiến hành ngay công tác vận động quân đội để họ nhận thức rõ rệt rằng quân đội có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và nhân dân, không phải là công cụ của một đảng, nên không thể chiã súng bắn vào đồng bào, trong đó có cha mẹ, anh em, bạn bè của mình. 

Cuộc tranh đấu của dân Việt Nam có hai lợi điểm khác mà dân Tunisia và Ai Cập không có: Một là lực lượng chống cộng của người Việt ở hải ngoại, dù chưa quy tụ thành một mối, rất mạnh, đấu tranh kiên trì không mệt mỏi suốt 36 năm qua, đã tiếp tay yểm trợ anh chị em đấu tranh cho dân chủ trong nước qua nhiều đường dây và nhiều hình thức mà cộng sản không kiểm soát nổi.

Hai là dân Việt Nam, kể cả nhiều đảng viên cộng sản, có một mục tiêu tranh đấu chung rất rõ rệt: đó là chống lại những người bán nước, dâng đất, dâng biển cho ngoại bang, cắt những phần đất mầu mỡ và có địa thế chiến lược của tổ quốc cho kẻ thù truyền kiếp thuê để khai thác. Ngoài những tội khác, t

Hãy chuẩn bị việc hướng dẫn
cuộc nổi dậy đi đến thành công mong muốn, ngăn chặn những phần tử cộng sản trá hình và những nhóm hoạt đầu lợi dụng để hướng lái cuộc đấu tranh theo mục tiêu riêng của họ.

Hãy hòa mình với cao trào nhân dân vùng dậy tiêu diệt độc tài áp bức ở Bắc Phi và Trung Đông để giải phóng dân tộc Việt Nam.
Hãy rút kinh nghiệm từ những cuộc đấu tranh này để thực hiện cho chính mình. Thế giới đang ngạc nhiên và ủng hộ cao trào tự giải phóng đang diễn ra. Những tính toán của các cường quốc cũng phải nhường bước trước ý chí của nhân dân các nước này.

Không một nước nào bênh vực những chế độ độc tài đang dẫy chết. Nhân loại đang dành cảm tình cho những dân tộc dám vùng lên để tự cứu mình. Dân tộc Việt Nam đừng bỏ lỡ cơ hội.

 Mặc Giao

Ông Mặc Giao là một trong những huynh trưởng đầu tiên của Phong Trào Thanh Sinh Công Việt Nam, nguyên là dân biểu Quốc Hội, Tổng Thư Ký Hạ Nghị Viện, Sứ thần ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa tại Paris (Pháp) trước 1975. 

Đồng tác giả cuốn "30 năm Công Giáo Việt Nam dưới chế độ cộng sản", và tác giả sách khảo luận "Một cái nhìn khác về văn hóa Việt Nam". Hiện nay, ông là Chủ tịch Ủy Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam.

-----------

NGUYỄN CHÍ THIỆN ra đi
nhưng để lại “TRÁI TIM HỒNG”

Mặc Giao

Tính đến đầu tháng 10 - 2013, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã từ bỏ cõi trần được một năm. Ông ra đi, để lại cho nhân gian một trái tim hồng, như hai câu thơ trăn trối của ông

      Một trái tim hồng với bao chan chứa
      Ta đặt lên bờ dương thế, trước khi xa

      Nhà văn Trần Phong Vũ đã lấy lời và ý của hai câu thơ trên để đặt tên cho cuốn sách mới nhất của mình: “Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng”, do Tủ Sách Tiếng Quê Hương ấn hành. Có lẽ tôi là một trong những người may mắn được đọc soạn phầm này rất sớm, dưới dạng bản thảo, trước khi được gửi sang Đài Loan in.

      Trần Phong Vũ suy nghĩ, tìm tài liệu và viết cuốn sách trong vòng chưa đầy 10 tháng. Có người nghĩ Trần Phong Vũ là bạn tâm giao với Nguyễn Chí Thiện trên 10 năm, nếu viết xong cuốn sách về bạn trong 10 tháng thì cũng không có gì đáng lạ. Sự thật không giản dị như thế. Có mấy ai gom góp, lưu trữ tác phẩm, tài liệu, bằng chứng, hình ảnh của bạn để chờ bạn chết là viết thành sách liền đâu? Trong đôi giòng trước khi vào sách, chính Trần Phong Vũ đã thú nhận:

      "Có thể vì một mối âu lo, sợ hãi thầm kín nào đó, tôi không muốn phải đối diện với nỗi đau  khi một người thân vĩnh viễn chia xa. (…) hơn một lần trao đổi với nhau về cái chết một cách thản nhiên, coi như một điều tất hữu trong kiếp sống giới hạn của con người. (…) nhưng trong thâm tâm vẫn tự đánh lừa mình theo một cách riêng để cố tình nhìn cái chết dưới lăng kính lạnh lung, khách quan, nếu không muốn nói là vô cảm.

Nói trắng ra chuyện chết chóc là của ai khác chứ không phải là mình, là người thân của mình!... Dù là một người viết, nhưng suốt những năm tháng dài sống và sinh hoạt bên nhau, chưa bao giờ tôi nghỉ tới việc chuẩn bị, tích lũy những chứng từ, tài liệu, dữ kiện và hình ảnh cần thiết để viết về một khuôn mặt lớn như Nguyễn Chí Thiện, nếu một mai ông giã từ cuộc sống".

      Vậy mà Trần Phong Vũ đã viết được một cuốn sách 560 trang, trong đó có 48 trang hình mầu, thêm phần Phụ Lục in những bài viết về Nguyễn Chí Thiện của 28 tác giả. Tác phẩm này là một tổng hợp có thể coi là đầy đủ về nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, người còn được gọi là "ngục sĩ" vì ông đã nếm cảnh ngục tù tổng cộng 27 năm trong số 56 năm ông sống trên quê hương. Ông làm thơ rất sớm, và cũng đi tù rất sớm, trước tuổi 20, từ cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 thế kỷ trước.

Ông viết những vần thơ phẫn nộ khi nhìn tận mắt những cảnh “đào tận gốc trốc tận rễ” của cuộc cải cách ruộng đất và cảnh đầy đọa những người dính líu xa gần tới vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Cuộc đời, thi tài và nỗi lòng của ông đã được Trần Phong Vũ trình bầy chi tiết. Tôi chỉ chia sẻ một số cảm nghĩ qua những tiết lộ và khám phá của Trần Phong Vũ liên quan đến Nguyễn Chí Thiện.

      Khám phá đầu tiên là hành trình tâm linh của Nguyễn Chí Thiện. Tôi không muốn đem vấn đề tôn giáo ra tranh cãi với bất cứ ý định nào. Nhưng tôi buồn vì thấy đời độc ác qúa, tâm địa của một số người tối tăm, hẹp hòi quá. Một người làm thơ tranh đấu cho quyền của con người, đặc biệt con người Việt Nam, đã can đảm chấp nhận mọi đau khổ, thua thiệt, lãnh đủ thứ đòn thù, lúc gần chết ở tuổi 73 quyết định chọn một tôn giáo để theo, mà có những kẻ nỡ lòng lăng mạ ông “bị dụ dỗ lúc tinh thần không còn sáng suốt, để cho đám qụa đen cướp xác, cướp hồn (!)”

Qua những tiết lộ của Trần Phong Vũ, người ở bên ông trong 6 ngày cuối đời, người ta mới biết chính Nguyễn Chí Thiện ngỏ ý xin vào đạo lúc còn tỉnh táo. Đây không phải là một hành động bốc đồng trong một lúc khủng hoảng thần kinh, nhưng là kết qủa của một qúa trình tìm hiểu và suy nghĩ từ nhiều năm. Chính Linh Mục Nguyễn Văn Lý cho biết Linh Mục đã dậy giáo lý cho Nguyễn Chí Thiện tổng cộng trên một năm trời khi hai người cùng trong tù cộng sản. Cụ Vũ Thế Hùng, thân sinh của LM Vũ Khởi Phụng hiện phụ trách giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, bạn đồng tù với Nguyễn chí Thiện, đã nhận nhau là bố con tinh thần.

Không kể những liên hệ và gặp gỡ khác, chỉ cần hai trường hợp này đã đủ để chứng minh Nguyễn Chí Thiện không thể bị dụ dỗ và u mê lấy một quyết định quan trong về tâm linh vào lúc cuối đời. xin hãy tôn trọng niềm tin của nhau. Hận thù tôn giáo là một tội rất lớn vì nó đã gây biết bao tang tóc cho nhân loại, và vi phạm quyền tự do cao qúy nhất của con người.

      Về vấn đề tác giả và tác phẩm, có thể nói Trần Phong Vũ là người đầu tiên đã phân tích cặn kẽ về ý và lời của thơ Nguyễn Chí Thiện. Tác giả đã dành nguyên một phần của cuốn sách để trình bầy vấn đề này. Sau đó ông đưa nhận xét:

      "Trước hết, vì Nguyễn Chí Thiện là một nhà thơ có chân tài. Tài năng ấy lại được chắp cánh bay nhờ lòng yêu nước... Tất thảy đã trang bị cho nhà thơ một khối óc siêu đẳng, một cặp mắt tinh tế, một trái tim bén nhậy, biết thương cảm trước nỗi khổ đau của con người, biết biện phân thiện ác, chân giả giữa một xã hội điên loạn, gian manh, trí trá".

      Nhận xét của Trần Phong Vũ cũng không xa với ý kiến của TS Erich Wolfgang người Đức mà ông trích dẫn trong chương 5 để lý giải cho câu hỏi: “Chiến sĩ, Ngục sĩ hay Thi sĩ” với mục tiêu trả lại cho nhà thơ vị trí đích thực của ông:

      "Tình thương trong thơ Nguyễn Chí Thiện đã chọc thủng tường thành tù ngục và đã vượt mọi chướng ngại của đồng lầy để đến với chúng ta ở Đức, ở Cali, Maderia, hay bất cứ nơi nào khác".

      Ý thơ thì như vậy. Lời thơ, tứ thơ thì ra sao? Dĩ nhiên không thể tìm trong thơ Nguyễn Chí Thiện một thứ "yên-sĩ-phi-lý-thuần" (inspiration) về tình ái hay cảm hứng khi đối cảnh sinh tình, như giữa cảnh trăng tà, sương khói mơ hồ, ánh đèn chài le lói trên sông, mà xuất khẩu thành thơ

      Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
      Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

      Cảm hứng, ngôn từ trong thơ Nguyễn Chí Thiện phải là những lời diễn tả sự đau sót, phẫn nộ của một nhân chứng trước những cảnh đầy đọa mà đồng loại và chính mình là nạn nhân. Thơ của Nguyễn Chí Thiện là những bản cáo trạng, đề tài không thể là viễn mơ, thi từ không phải là thứ gọt dũa cho đẹp. Tôi rất tâm đắc với Luật sư nhà văn Trần Thanh Hiệp khi ông nhận xét về thơ Nguyễn Chí Thiện khi Nguyễn Chí Thiện còn đang ngồi tù ở Việt Nam:

      "Thơ của ông (Nguyễn Chí Thiện) là chất liệu của văn học Việt Nam từ đầu hậu bán thế kỷ 20. Trong đổ vỡ, hoang tàn, ông đã tồn trữ được cả một kho ngôn ngữ. Trong cuộc giao tranh giữa những thế lực tiến bộ và phản động của một xã hội đang chuyển mình để thay đổi vận mạng, ông cho thấy người làm thơ nên chọn thái độ nào. Ông đã đóng góp bằng tác phẩm Hoa Địa Ngục vào cuộc tranh luận rất cổ điển giữa hai quan niệm về thơ thuần túy và thơ ngẫu cảm.

Ông lảm thơ như Goethe đã nói từ đầu thập kỷ trước - 'Thơ của tôi là thơ ngẫu cảm, xuất phát từ thực tế và dựa trên thực tế. Tôi không cần đến những loại thơ bâng quơ' " (Nguyệt San Độc Lập, 25/5/1988 được tác giả họ Trần trích dẫn trong cùng chương 5 và đưa nguyên văn bài viết vào phấn phụ lục).

      Đúng như vậy. Thơ của Nguyễn Chí Thiện không phải là thơ bâng quơ để chỉ phục vụ cái Mỹ, nhưng trước hết là thơ tranh đấu để đòi cái ChânThiện. Phải chăng chính vì thâm cảm được tấm lòng và ý chí bạn ông như thế -một tấm lòng, một ý chí đã có sẵn trong máu từ thuở nằm nôi-, nên tác giả Trần Phong Vũ từng viết: “…từ bên kia thế giới hẳn rằng song thân nhà thơ họ Nguyễn không thể khơng hài lòng vì đã chọn tên “Chí Thiện” đặt cho người con trai thứ của mình”.

      Tản mác trong suốt 12 chương chính của tác phẩm, khi đề cập nỗi lòng của nhà thơ, Trần Phong Vũ đã nhiều lần kể lại những lời tâm sự mà Nguyễn Chí Thiện đã chia sẻ với ông. Trong chương thứ nhất viết về “Những ngày tháng lưu đầy” nơi hải ngoại của cố thi sĩ, nhà văn họ Trần cho hay vào một buổi chiều trên bãi biển Huntington Beach, Nam California, tác giả thi phẩm Hoa Địa Ngục âm thầm thú nhận khi mới đặt chân ra ngoài này ông tưởng đây là cơ hội để ông thực hiện giấc mơ thời trẻ, đó là được tự do sống một đời giang hồ, phiêu bạt.

Nhưng không, "nó chỉ là cái bề mặt che dấu nỗi uất hận bùng bốc trong tim mà không có cơ hội bộc phát, tương tự như dung dịch phún thạch cháy đỏ chất chứa trong lòng hỏa diệm sơn". Ai cũng hiểu cái uất hận đó là gì. Nhất là khi nó được biểu lộ bằng hành động và lời nói của Nguyễn Chí Thiện khi ông đi khắp nơi trên địa cầu để tố cáo sự tàn ác, vô nhân của chế độ cộng sản Việt Nam, tìm cách ảnh hưởng dư luận quốc tế và kêu gọi đồng bào chung tay lật đổ chế độ này để cứu dân cứu nước.

      Ông có nỗi buồn bực khác không nói ra khi một số người xuyên tạc ông là Nguyễn Chí Thiện giả, được cộng sản Việt Nam đưa ra ngoại quốc để phá cộng đồng tỵ nạn. Chỉ cộng sản mới có lợi khi tung ra tin thất thiệt này, vì chỉ với một nghi ngờ không cần kiểm chứng, uy tín của Nguyễn Chí Thiện sẽ bị sứt mẻ, những lời tố cộng của Nguyễn Chí Thiện sẽ bị một số người bỏ ngoài tai. Còn những người vu oan cho ông mà không phải là cộng sản thì sao? Chúng tôi không có thói quen thấy ai không đồng ý với mình thì lập tức cho mang cho họ dép râu, nón cối.

Nhưng thú thật chúng tôi không thể hiểu nổi việc làm của những người đánh phá Nguyễn Chí Thiện khi trong thực tế nó còn tàn bạo hơn cộng sản. Cuối cùng chúng tôi chỉ dám tạm kết luận rằng ai biết được ma ăn cỗ? Ai biết được những âm mưu ẩn giấu bên trong việc tranh dành quyền lợi quanh nhân vật Nguyễn Chí Thiện? Ai rõ được những hận thù giữa các cá nhân và phe phái dùng câu chuyện Nguyễn Chí Thiện “thật/giả” để làm cái cớ tạo nên cảnh đánh đấm lẫn nhau?

Nguyễn Chí Thiện đã được nghệ sĩ Thanh Hùng, người cùng quê, quen biết nhau từ nhỏ xác nhận, đã được các bạn tù Nguyễn Văn Lý, Phùng Cung, Kiều Duy Vĩnh, Vũ Thư Hiên... thương mến, cảm phục, nhất là có người anh ruột Nguyễn Công Giân, trung tá trong quân lực VNCH, bảo lãnh sang Mỹ. Vậy mà họ vẫn nói đó là Nguyễn Chí Thiện giả!? Họ gạt bỏ luôn cả kết qủa giảo nghiệm chữ viết và nhân dạng/diện dạng của Nguyễn Chí Thiện trước và sau khi đi định cư tại Hoa Kỳ. Họ cứ nằng nặc cho rằng đây là Nguyễng Chí Thiện giả do Hà Nội gửi sang Mỹ.

Nếu đúng như vậy, chúng ta cầu cho cộng sản gửi ra hải ngoại thêm vài ngàn, thậm chí cả “mười ngàn Nguyễn Chí Thiện giả” cùng loại nữa như câu nói đùa của giáo sư Trần Văn Tòng, bào huynh liệt sĩ Trần Văn Bá[1] khi tâm sự với tác giả Trần Phong Vũ trong một loạt Email trao đổi giữa hai người cuối năm 2008, trước và sau cuộc họp báo của cố thi sĩ ở khách sạn Ramada, nam California tháng 10 năm ấy. Nội dung những Email này đã được đưa vào phần phụ lục tác phẩm “Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng”. Lúc đó chúng ta sẽ khỏi cần mất công làm công tác phản tuyên truyền cộng sản ở hải ngoại!

      Một nỗi buồn khác của Nguyễn Chí Thiện là sức khỏe suy yếu. Sau bao nhiêu năm tù đầy, thiếu ăn, thiếu thuốc, bị hành hạ cả tinh thần lẫn thể xác, nên khi sang tới Mỹ, nhà thơ chỉ còn một cái đầu minh mẫn, thân xác thì vật vờ, "tim phổi nát bét cả rồi". Ông sống thêm được 17 năm ở hải ngoại là một phép lạ. Ông đã thổ lộ với Trần Phong Vũ:

      "Tôi biết tôi sẽ không còn sống nổi tới ngày chế độ cộng sản tàn lụi đâu, dù căn cứ vào tình hình đất nước gần đây, tôi phỏng đoán sẽ không còn bao xa nữa".

      Hy vọng ông sẽ sớm được chia niềm vui lớn với đồng bào, dù ông đang ở cõi khác.

      Cuối cùng là tiết lộ khá lý thú về chuyện tình ái của Nguyễn Chí Thiện. Ai cũng thấy nhà thơ sống độc thân, thái độ nghiêm túc, lời nói chuẩn mực, hầu như không biểu lộ một tình cảm riêng tư với một bà, một cô nào, dù con số những người khác phái quý mến ông không thiếu. Có người nghĩ nhà thơ đã chán hay không biết đến tình yêu. Sự thật, ông đã kể hết cho Trần Phong Vũ về những mối tình của mình.

Không nói chuyện xa xưa, ngay những năm tháng cuối đời, Nguyễn Chí Thiện cũng có vài ba mối tình một chiều từ phiá nữ và một mối tình hai chiều mà ông ấp ủ trong lòng. Ông đâu phải là gỗ đá, lại là người viết văn, làm thơ, nên phải thuộc nòi tình, như thi hào Tản Đà từng thú nhận[2]. Người tình hai chiều ở xa, muốn đến thăm ông tại Cali, ông không chấp thuận. Sao ông nỡ từ chối như vậy? Ông thổ lộ chỉ sợ khi gặp nhau, tình cảm sẽ đi xa hơn, ai biết được những gì sẽ xảy ra, hậu qủa chắc chắn sẽ buồn hơn là xa nhau mà thương nhau, nhớ nhau.

      Lý do ông không muốn gắn bó với một người tình nào vì ông biết mình nhiều bệnh tật, thiếu sức khỏe, không chiều chuộng, chăm lo được cho người yêu, và không muốn tạo nên cảnh bẽ bang cho cả hai nguời, nhất là không muốn người yêu lại trở thành một thứ y tá bất đắc dĩ cho mình sau này. Ngoài ra, ông còn ôm những nỗi niềm riêng trong lòng, không thể đem cả thân xác lẫn tâm hồn để yêu nhau. Vì vậy, đành phải xa nhau tuy lòng rất đau đớn. Rất may là ông đã kịp làm một bài thơ để âm thầm giãi bày cùng nàng, trước khi rời khỏi trần gian. Nói là âm thầm, vì bài thơ ngắn này ông tính giữ cho riêng mình và chỉ đọc cho tác giả họ Trần nghe trong những ngày tháng cuối đời mà thôi.

      Tôi, một kẻ lạc loài
      Một gã đàn ông đã xa lắm rồi

      cái thời trai trẻ
      Nhưng em vẫn yêu tôi bằng mối chân tình
      mênh mông trời bể
      Điều nghịch lý là tôi cũng yêu em
      khi biết trước rằng mình không thể…
      Và như thế
      trong âm thầm
      cam đành
      lặng lẽ
      chia xa!
      Ngoài kia sương gió nhạt nhòa
      trăng buồn
      thổn thức
     
Đúng là một mối tình buồn!

      Và ai dám nói đây là Nguyễn Chí Thiện “giả”, không biết làm thơ!?

      Được biết thêm về Nguyễn Chí Thiện qua cuốn sách của Trần phong Vũ, tôi càng thêm qúy mến cố thi sĩ, người tôi đã qúy mến ngay trong những lần gặp gỡ đầu tiên tại các thanh phố Edmonton và Calgary ở Canada, không lâu sau khi Nguyễn Chí Thiện đến Hoa Kỳ. Nhờ được giao công tác tiếp đón và giới thiệu nhà thơ trong các cuộc hội họp với đồng hương, tôi đã nhận ra lập trường, tài năng và nhân cách khác thường của tác giả Hoa Địa Ngục.

Sau đó, qua những lần gặp gỡ khác tại Hoa Kỳ, tôi càng thấy sự hy sinh chịu khó của Nguyễn Chí Thiện trong việc tham gia sinh hoạt với các tổ chức đấu tranh và các cơ quan truyền thông của đồng bào hải ngoại. Tấm thân già bệnh hoạn với những bước đi chậm chạp, nhưng khi đứng trước micro là giọng nói sang sảng, đanh thép vang lên, với những lập luận vững chắc, với những kinh nghiệm đã trải qua, tất cả dựa vào trí nhớ còn bén nhậy, không cần giấy ghi chi tiết. Nguyễn Chí Thiện là một chiến sĩ đã chiến đấu cho đến lúc hơi tàn lực cạn.

      Với cuốn “Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng”, Trần Phong Vũ đã làm một việc cần thiết và hữu ích. Cần thiết vì ông đã dành hết tâm lực cuối đời để ghi lại được những di sản tinh thần quý giá của một nhà thơ chiến sĩ, đã hy sinh trọn tuổi thanh xuân để làm nhân chứng cho sự tàn bạo của cộng sản và để đấu tranh nhằm giải thoát quê hương, đồng bào khỏi sự tàn bạo ấy. Hữu ích vì tấm gương của Nguyễn Chí Thiện cần phải được phổ biến bây giờ và mai sau cho nhiều người, nhất là người trẻ, để họ đừng chỉ nghĩ đến mình, biết sống chan hòa với mọi người như cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, biết hy sinh tranh đấu cho sự thật, công lý và những giá trị thiêng liêng của con người.

      Trần phong Vũ đã vất vả hoàn thành tác phẩm trong một thời gian kỷ lục, nhưng sau đó chắc ông vui vì đã làm được một việc ý nghiã để tạ lòng người tri kỷ. Trần Phong Vũ đã viết hồi ký thay cho Nguyễn Chí Thiện. Một thứ hồi ký không xưng hô ở ngôi thứ nhất. Nhưng ở ngôi thứ ba.

      Cám ơn tác giả họ Trần, và ở cõi khác, hẳn rằng nhà thơ Nguyễn Chí Thiện không thể không ngậm cười vì những gì ông gửi gấm trong bài Trái Tim Hồng, được sáng tác vào năm 1988, sau 24 năm trong nhà tù cộng sản, khi thân xác ông hoàn toàn suy kiệt để trong một phút cảm khái đã viết nên bài thơ, như một lời trối gửi lại những đồng bào còn sống trước khi trở về với cát bụi.

“Ta có trái tim hồng ,
        Không bao giờ ngừng đập
        Cam giận, yêu thương, tràn ngập xót xa
       Ta đang móc nó ra
       Làm quà cho các bạn
       Mấy chục năm rồi
       Ta ngồi đây
       Sa lầy trong khổ nạn
       Như con tàu vượt trùng dương mắc cạn
       Mơ về sóng nước xa khơi
       Khát biển, khát trời
       Phơi thân xác trong mưa mòn, nắng rỉ
       Thân thế tàn theo thế kỷ
       Sương buồn nhuộm sắc hoàng hôn
       Ký ức âm u, vất vưởng những âm hồn
       Xót xa tiếc nuối!
       Ta vẫn chìm trôi trong dòng sông đen tối
       Lều bều rác rười tanh hôi!

      Hư vô ơi, cập bến đến nơi rồi!
      Cõi bụi chờ mong chi nữa!
      Một trái tim hồng với bao chan chứa
      Ta đặt lên bờ dương thế… trước khi xa!

(1988 - Hoa Địa ngục – trang 348/349,
      Tổ hợp Xuất bàn Miền Đông)

 Mặc Giao
Calgary, Canada một đêm cuối tháng 8 năm 2013  



[1] Liệt sĩ Trần Văn Bá là con trai cố Giáo sư Trần Văn Văn, em Giáo sư Trần Văn Tòng. Ông Bá tng là người đầu tiên sau tháng tư năm 75 b Pháp v Vit Nam vi chí nguyn thành lp một lực lượng chống lại chế độ cộng sản, nhưng bất hạnh ông đã b CS bt và x t hình năm 1985. Ông được Sáng hội Tượng đài Nạn nhân Chủ nghĩa Cộng sản tại Mỹ truy tng huy chương Tự Do Truman–Reagan năm 2007.

.[2]Ta vốn nói tình, thương người đồng điệu”
Thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu

VÌ ĐÂU NÊN NỖI?

Mặc Giao

      Lý do mất miền Nam vào tay cộng sản đến bây giờ vẫn còn được tranh cãi, dù ai cũng thấy nguyên nhân chính là việc Hoa Kỳ bỏ rơi miền Nam VN. "Tiền đồn chống cộng" này không còn cần thiết nữa, sau khi Mỹ biết Trung Cộng vào thời gian đó không có ý định và chưa đủ khả năng nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á. Những sửa soạn cho việc Mỹ rút khỏi VN đã được thực hiện với chương tình Việt Nam Hóa chiến tranh. Đến năm 1972, sau khi Cố vấn An ninh Kissinger và TT Nixon sang Tàu nói chuyện với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai thì ván bài đã được lật ngửa. Không đầy một năm sau, ngày 27-1-1973, Hiệp Định Paris chấm dứt chiến tranh VN được ký kết, với phần thua thiệt về phiá Nam VN, phần thắng lợi bất ngờ về phiá Bắc Việt, và Hoa Kỳ được "rút lui trong danh dự".

      Cầm bản dự thảo Hiệp Định đã được Mỹ và Bắc Việt phó thự (initial), Cố vấn Kissinger đi Sài Gòn bắt TT Nguyễn Văn Thiệu ký. Nếu TT Thiệu ký ngay thì chẳng khác gì ký vào tờ khai tử của chính ông và của cả miền Nam. Bản dự thảo coi như chung quyết (final draft) này dự trù TT Thiệu phải từ chức liền, trao chính quyền cho Hội Đồng Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc gồm 3 thành phần (Quốc, Cộng và thành phần thứ ba ở giữa). Hội đồng sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử để bầu lên một chính quyền mới cai trị miền Nam.

Một điều khoản khác vô cùng tai hại là trong khi các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và của các nước đồng minh (Đại Hàn, Úc, Thái, Phi Luật Tân) phải rút đi thì những đơn vị quân đội chính qui của Bắc Việt vẫn được quyền ở lại miền Nam. Dĩ nhiên TT Thiệu, Quốc Hội và chính phủ VNCH phản đối. Kissinger không thành công trong việc thuyết phục TT Thiệu. Ông ta giận dữ ra về và thề không trở lại Sài Gòn nữa. TT Nixon phải cử tướng Alexander Haig, Tổng Quản Trị (Chief of staff) Phủ Tổng Thống, qua Sài Gòn điều đình và làm áp lực tiếp.

Cuối cùng Mỹ cũng phải thỏa hiệp không đòi TT Thiệu từ chức, không thay thế chính quyền miền Nam bằng Hội Đồng Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc, nhưng giữ nguyên điều khoản không buộc quân đội Bắc Việt rút khỏi miền Nam, vì sợ cộng sản sẽ không nhượng bộ điều này. Kissinger phải đi điều đình lại với Lê Đức Thọ. Phiá cộng sản không chịu sửa đổi bản thảo Hiệp định, Mỹ phải dội bom Hà Nội và phong tỏa hải cảng Hải Phòng vào những ngày cuối năm 1972 để làm áp lực. Cuối cùng Hà Nội cũng phải nhượng bộ nhưng vẫn còn lời chán vì họ được giữ quân tại miền Nam để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm chiếm. Thế là Hiệp định Paric được ký vào ngày 27-1-1973.

      Để buộc TT Thiệu phải làm theo ý Hoa Kỳ, TT Nixon dùng chiến thuật vừa dỗ vừa dọa. Một mặt ông viết thư cho TT Thiệu hứa hẹn tiếp tục gúp đỡ VNCH, trừng phạt cộng sản nếu vi phạm Hiệp định, một mặt ông chính thức hăm dọa "không muốn trường hợp TT Ngô Đình Diệm tái diễn" (Xem Palace Files và Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng). Những tài liệu liên quan tới những lời TT Nixon nói về TT Thiệu đã được giải mật và lưu trữ tại Thư viện Nixon ở Yorba Linda, California, cho thấy Nixon rất giận dữ trước việc ông Thiệu chống đối những điều khoản căn bản của bản dự thảo Hiệp định.

Cuốn băng ghi âm từ 1973 dài 150 giờ và viết lại thành 30,000 trang đã được giải mật và đã được ông Hughes, nhà chuyên môn nghiên cứu các băng ghi âm của các tổng thống Mỹ, tiết lộ Nixon đã từng nói trong một phiên họp tại Bạch Ốc về ông Thiệu: "Tôi không rõ đe dọa đó có đủ hay không, nhưng tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì, kể cả cắt đầu của hắn nếu cần thiết" (cut off his head if necessary - Nguồn: BBCvietnam.com June 24, 2009). Dĩ nhiên, Nixon nói điều này trong lúc nóng giận nhưng cũng phản ảnh một phần sự thật. Chính tướng Alexander Haig cũng viết trong hồi ký là vào thời điểm đó, tên ông Thiệu thường được nhắc tới trong các cuộc thảo luận và có người đưa ý kiến ám sát ông Thiệu. Tướng Alexander Haig viết thêm: "Nixon rất mong muốn giải quyết chuyện Việt Nam cho xong và chia sẻ sự bực bội và tức giận như núi lửa của Kissinger đối với người đồng minh cứng đầu này (ám chỉ ông Thiệu) đã gây trở ngại lớn nhất cho ông trong việc kết thúc cuộc chiến" (1).

      Dọa nhau như thế, nhưng Mỹ đã không dám làm, vì không dại gì gây chuyện rắc rối mới khi sắp đến cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2 của TT Nixon. Vì vậy thầy trò Nixon phải thuyết phục VNCH bằng những hứa hẹn trừng phạt những vi phạm Hiệp định và tiếp tục viện trợ cho Nam VN. Khi tiếp ông Nguyễn Phú Đức, Phụ Tá Ngoại Giao của TT Thiệu tại tòa Bạch Ốc, TT Nixon đã hứa sống hứa chết (he repeated his bedrock assurance) là sẽ bỏ bom Bắc Việt một cách nặng nề nếu Bắc Việt vi phạm hỏa ước (2). Về phần Ngoại Trưởng Henry Kissinger (nhận chức Bộ Trưởng Ngoại Giao ngày 22-9-1973) cũng viết trong hồi ký rằng chính TT Nixon, Bộ trưởng Quốc Phòng và các giới chức cao cấp của Mỹ đều xác nhận nhiều lần với ông Thiệu là chính phủ Hoa Kỳ sẽ buộc Bắc Việt phải tôn trong Hiệp định (3). Hứa như vậy chỉ là để ông Thiệu yên tâm ký một hiệp ước bất lợi.

Thực tế, Mỹ chỉ muốn chấm dứt chiến tranh "trong danh dự", có nghiã là lấy được tù binh về, rút chân khỏi vũng lầy VN, mặc cho Nam VN rơi vào tay cộng sản, trong một "khoảng thời gian coi được" (decent interval). Vì thế Hành Pháp bầy trò đề nghị Lập Pháp viện trợ cho Nam VN 700 triệu Đô-la. Lập Pháp lờ đi. TT Gerard Ford lại yêu cầu viện trợ khẩn cấp 300 triệu. Quốc Hội lấy cớ nghỉ hè, không thể triệu tập phiên họp cứu xét. Một khi người ta đã quyết tâm bỏ cho chết luôn, làm sao có thể cho tiền để sống lay lứt thêm một thời gian nữa?

      Sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản, ông đạo diễn phù thủ Kissinger mới viết vuốt đuôi "Lúc này tôi nghĩ tới một ông tướng VN nhỏ bé, một người yêu nước". Ở một đoạn khác, ông viết:"Tôi có rất ít tình bạn cá nhân với ông Thiệu, nhưng nhìn ông theo đuổi cuộc chiến đấu một cách cô độc sau khi người Mỹ rút lui, tôi thấy mến phục ông ấy rất nhiều. Ông ít được thương hại, cũng cũng không được nhiều người hiểu, nhưng những điều đó không ảnh hưởng gì tới nhân cách của ông" (4).

      Đúng là những lời ai điếu để an ủi. Chính Kissinger đã tiên đoán với Nixon là sau 2 năm ký Hiệp định Paris, miền Nam VN sẽ sụp đổ. Các chính khách có thói quen chỉ đấm ngực nhận lỗi sau khi rời chức vụ. Về trường hợp Việt Nam, cựu Tổng Thống Richard Nixon viết cả một cuốn sách rút những kinh nghiệm sai lầm, No More Vietnams.

Cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger viết hồi ký có những đoạn xoa vuốt Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và gần đây đã chính thức xin lỗi về những sai lầm của mình. Ông còn xác nhận trong khi Mỹ chấm dứt viện trợ cho miền Nam thì khối Xô Viết vẫn tiếp tục cung ứng đầy đủ các tiếp liệu cho Bắc Việt. Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Melvin Laird nói rằng các khoản viện trợ Mỹ dành cho VNCH đã bị cắt theo yêu cầu của các thế lực chính trị Mỹ, đưa tới kết qủa chung cuộc là chế độ miền Nam VN thua trận vào ngày 30-4-1975 (VOA 2-7-2007).

      Khi nhìn thấy vấn đề thì đã trễ. Nhưng khi tại chức, họ chỉ nghĩ tới quyền lợi của nước họ, tới ghế ngồi và danh dự của cá nhân họ. Một tay cầm súng, một tay cầm túi Đô la, họ cứ bước lên đầu người khác mà đi. Vì vậy, chúng ta phải nhớ, trong trường chính trị, không có đồng minh vĩnh viễn và cũng không có kẻ thù vĩnh viễn. Lý tưởng còn thay đổi huống chi chính sách. Khi nhu cầu đòi hỏi, họ có thể xoay đổi chính sách 180 độ, bất kể bao nhiêu tiền bạc và xương máu đã đổ ra. Tiền và mạng người được coi là những chi phí cần thiết cho một giai đoạn với một chính sách giai đoạn. Lúc phải tiêu là tiêu. Tiêu rồi không tiếc.

      Dù quy trách nhiệm lớn nhất cho Hoa Kỳ trong việc mất miền Nam, chúng ta cũng phải tự nhận lỗi về những khuyết điểm của mình. Những tính toán sai của các lãnh đạo quân sự và  dân sự, nạn tham nhũng, lính ma lính kiểng, hối mại quyền thế... đều có xảy ra dù không ở mức độ trầm trọng như dưới chế độ cộng sản. Không thể chấp nhận những tệ nạn này nhưng chúng không làm mất nước khi ở một mức độ thấp. Dân miền Nam vẫn sống no đủ, tự do, xây dựng hiện tại và tương lai với đà tiến triển không ngừng. Tội nặng nhất phải quy vào những kẻ chỉ biết vụ lợi, những kẻ "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản". Họ là những con buôn bán lén gạo và thuốc Tây cho cộng sản với giá cao. Họ là những người hướng về rừng với hoài cảm thời Việt Minh kháng chiến chống Pháp. Họ là những trí thức viễn mơ đề cao giá trị dân tộc và chống sự hiện diện của người ngoại quốc trên đất nước. Họ lý luận rằng cộng sản hay quốc gia đều là người Việt, chắc không xử tệ với nhau như người ngoại chủng xử với dân mình.

Từ đó, họ chống đối chính quyền quốc gia, gán cho mọi thứ xấu và sẵn sàng nghe theo những lời dụ dỗ của những cán bộ cộng sản nằm vùng. Họ là những người trẻ bị đàn anh phỉnh gạt bằng những lý luận sai lầm. Cuối cùng, họ là những người lãnh đạo tinh thần của một số tôn giáo đã vô tình hay hữu ý lẫn lộn chuyện đạo với chuyện đời, không phân biệt đấu tranh cho công lý với đấu tranh chính trị để lật đổ một chế độ hợp pháp, chưa kể một số tu sĩ là cộng sản nằm vùng khéo ngụy trang. Để cai trị một xã hội bị lũng đoạn như thế, chính quyền vẫn phải áp dụng những nguyên tắc dân chủ, hơi mạnh tay là bị kết án đàn áp, sửa đổi luật lệ cho hữu hiệu thì bị kết án độc tài. Có bàn tay cộng sản nhúng vào mọi chỗ mà nhiều người không biết, cứ tưởng mình đang tranh đấu cho hòa bình, tự do và quyền lợi của dân tộc. Chính những người như vậy đã tiếp tay cho cộng sản mau chiếm miền Nam.

     Mất rồi mới tiếc. Mắt mở ra mới thấy mình lầm. Trong khi dân trong nước đang đấu tranh gian khổ để đòi lại những quyền công dân và quyền con người đã bị cướp mất, đang vật vã đòi lại và giữ gìn những phần biển, đảo mà ông cha để lại, chúng ta ở hải ngoại đang làm gì? Còn bao nhiêu người nghĩ tới quê hương? Có bao nhiêu người dấn thân trong những hành động tranh đấu đòi công lý và nhân quyền cho anh em ruột thịt trong nước? Hay đa số chúng ta vẫn thờ ơ, coi  đó là việc của người khác? Có người còn tiếp tay cho những kẻ cầm quyền bán nước và hà hiếp dân dù chính họ đã từng là nạn nhân.

 May mắn thay, vẫn còn nhiều người âm thầm tranh đấu, hay ít ra cũng âm thầm góp công góp của để yểm trợ những người tranh đấu. Họ thuộc đa số thầm lặng, chỉ lên tiếng khi cần. Vì sống trong những xã hội tự do, các đoàn thể của người Việt đua nở như nấm gặp mưa. Có những đoàn thể tốt nhưng cũng có những đoàn thể hữu danh vô thực, thùng rỗng kêu to. Có những người tốt nhưng cũng có những người chỉ thích danh lợi, thích làm lãnh tụ, mới làm chủ tịch một hội nhỏ xíu đã mơ và cư xử như một thủ tướng, bộ trưởng, dân biểu tương lai.

Do đó sự đố kỵ và chia rẽ gia tăng, cộng thêm những bàn tay bí mật của cộng sản và tay sai nhúng vào quậy phá các cộng đồng. Trước những tệ nạn trước mắt, chúng ta vẫn không thất vọng khi thấy sau 39 năm, cộng sản vẫn chưa chiếm được một cộng đồng người Việt nào ở hải ngoại, chưa đưa được khối người Việt hải ngoại vào vòng chi phối và thần phục nhà đương quyền Hà Nội, dù cộng sản đã tốn bao công sức và tiền bạc để thi hành Nghị Quyết 36.

       Kỷ niệm 39 năm miền Nam bị đặt dưới chế độ cộng sản, chúng ta cần thay đổi phương cách hành động. Chúng ta nên ý thức rằng việc trực diện đấu tranh với cộng sản phải là việc của người trong nước, người ở ngoài chỉ có thể yểm trợ tinh thần, ngoại vận và phương tiện. Chúng ta không nên phí tiền bạc vào những việc phô trương bề ngoài.

Hãy dồn phương tiện giúp anh chị em trong nước. Khi tranh đấu trong thời đại điện tử và thông tin nhanh chóng như hiện nay, họ cần phải có máy hình, điện thoại di động, computer... Khi ốm đau hoặc khi bị bắt vào tù, họ cần được tiếp tế lương thực và thuốc men, chưa kể những hoạt động khác đòi hỏi nhiều phương tiện hơn. Các đoàn thể ở hải ngoại nên phối hợp trong việc phân phối sự yểm trợ cho trong nước để tránh tình trạng chỗ ít qúa, chỗ nhiều qúa. Hãy tạo thêm những đường dây liên lạc mới, tìm kiếm thêm những người dấn thân mới và giúp đỡ họ. Nếu làm được như thế, đồng bào trong nước sẽ lên tinh thần và phong trào tranh đấu có cơ lớn mạnh nhanh chóng vì có sự yểm trợ cụ thể và hữu ích của đồng bào ngoài nước.

      Mong rằng ngày 30-4 năm tới, chúng ta sẽ có một nước Việt Nam đẹp hơn nước Việt Nam hiện nay.

_________________________________________________

(1) Alexander M. Haig, Jr., Inner Circle, tr 307,
     Warner Books, New York 1992
(2) Alexander Haig, sách đã dẫn, tr 306
(3) Henry Kissinger, Les Années Orageuses, tr 355,
     Fayard, France 1982
(4) Henry Kissinger, sách đã dẫn, tr 365

 

 

Posted on 08 Feb 2013
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • Mặc Giao: Bầu cử công bằng lương thiện!
  • Mậu Thân và nỗi đau của Huế
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)