Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Bác sĩ Cấn Thị Bích Ngọc: Quả là Quốc Nhục!





                               Giang sơn như tạc anh hùng thệ (Nguyễn Trãi)
         


                                Núi sông ghi khắc lời thề anh hùng

Quả là Quốc Nhục!

Bác sĩ Cấn Thị Bích Ngọc
(bấm vào đây nghe âm thanh)
http://www.freevietnews.com/audio/20120120_BsCanThiBichNgoc.m3u

Hải ngoại ngày 20 tháng Giêng, 2012

Kính thưa quý đồng hương hải ngoại
và đồng bào quốc nội.

Thay mặt Hội  Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do, chúng tôi gởi lời cầu chúc chân thành đến toàn thể quý vị, kính chúc quý vị một  năm Nhâm Thìn an khang , thịnh vượng và vinh thắng trong mọi công việc.

Thưa quý vị,
Trong lúc các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan đang vui hưởng tự do, thịnh vượng và các nước khác như Miến Điện, Bangladesh đang tiến dần đến Dân Chủ, thì dân tộc ta vẫn còn lặn ngụp trong lầm than, đau khổ vì mất nhân quyền. Nhân phẩm con người nhất là phụ nữ bị chà đạp, trẻ con vị thành niên bị bán đi làm nô lệ tình dục khắp nơi trên thế giới: Quả là Quốc Nhục !!!

Dân tộc ta vẫn tự hào mang giòng giống Lạc Hồng, con cháu Trưng Triệu, chưa bao giờ khuất phục trước ngoại xâm. Thế mà ngày nay Cộng Sản Việt Nam đã ươn hèn quỳ gối trước giặc phương Bắc, phản bội Tổ Tiên, dâng
đất, nhượng biển.  Quê hương ta đang đứng trước hiểm họa mất nước!

Thưa quý vị,
Tự do không thể van xin mà có, tự do cũng không thể mua được. Nhưng nếu chúng ta quyết tâm tranh đấu, thì chắc chắn, một ngày không xa, Hoa Dân Chủ sẽ nở rộ khắp nơi trên quê hương Việt Nam yêu dấu.

Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do nguyện sát cánh cùng đồng bào trong nước và đồng hương hải ngoại đấu tranh cho đến khi Việt Nam thật sự được độc lập tự do.

Trân trong kính chào quý vị.

Bác sĩ Cấn Thị Bích Ngọc
Chủ tịch Ban Chấp Hành
Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do

http://www.freevietnews.com/audio/20120120_BsCanThiBichNgoc.m3u


Nghĩ về một tiếng Hát Phản Kháng
từ trong Nước: Việt Khang



Ngày 8 tháng 2, chiến dịch vận động Tổng thống Obama áp lực Việt Nam trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang cùng tất cả tù nhân chính trị, tôn giáo và lương tâm do đài truyền hình SBTN khởi xướng được chính thức bắt đầu qua thỉnh nguyện thư được cài vào trang mạng của Tòa Bạch Ốc.

Ngày thứ hai đạt 15.000 chữ ký ủng hộ. Ngày 13 tháng 2 vào lúc 12 giờ khuya giờ Hoa Thịnh Đốn, ngày thứ 6 kể từ khi nhạc sĩ Trúc Hồ phát động chiến dịch, thỉnh nguyện thư đã vượt quá 36,000 chữ ký ủng hộ, đứng thứ nhì trong số tất cả các thỉnh nguyện thư có từ trước đến nay.

Thỉnh nguyện thư dẫn đầu về số chữ ký nhiều nhất trong các cuộc vận động dư luận ở Hoa Kỳ là 42,600. Sự kiện này là một minh chứng cho chính phủ Mỹ thấy được khả năng huy động dư luận của Cộng đồng người Việt hải ngoại qua các phương tiện thông tin đại chúng. Lần đầu tiên, truyền thông hải ngoại chuyển đổi chức năng từ phổ biến tin tức sang hướng dẫn dư luận. Tại Mỹ, các dân biểu Hoa Kỳ Loretta Sanchez, Ed Royce đã điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về trường hợp Việt Khang.

Ở Canada, trước đây, bà dân biểu liên bang Anne Minh-Thư Quách đã gởi một văn thư đến Thủ tướng CSVN và Ngoại trưởng Canada, yêu cầu Hà Nội tôn trọng nhân quyền và ngưng đàn áp, bắt bớ, giam cầm những tiếng nói dân chủ. Ngày 13 tháng 2 vừa qua, Dân biểu Paul Dewar, trong một thông cáo báo chí đã yêu cầu chính phủ CSVN trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhạc sĩ Việt Khang cùng các tù nhân lương tâm.

Tuần trước, SBTN Canada đã mời nhạc sĩ du ca Phan Ni Tấn và ông Bùi Bảo Sơn, cựu chủ tịch Cộng đồng người Việt Tự do Toronto, trình bày quan điểm về trường hợp Việt Khang bị giam giữ. Hôm thứ Ba 14 tháng 2, SBTN Canada đã hội thoại với Bác sĩ Cấn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch ban chấp hành Hội Quốc tế Y sĩ Việt Nam Tự do, về vấn đề nhân quyền trong nước. Dưới đây là phần lược ghi lại buổi phỏng vấn.

(TH): Bác sĩ có thể cho biết nhận định cá nhân về con số gần 40.000 người người Việt hải ngoại ủng hộ chiến dịch cứu nhạc sĩ Việt Khang.

Cấn Thị Bích Ngọc (CTBN): Từ trước đến nay, Cộng đồng người Việt hải ngoại (CĐNVHN) thường bị đánh giá là một cộng đồng chia rẽ, thiếu hợp nhất. Nhưng hôm nay, qua chiến dịch cứu Việt Khang, tại khắp nơi trên Hoa Kỳ và nhiều quốc gia tự do, người Việt hải ngoại đã đồng loạt đứng lên hưởng ứng lời kêu gọi của nhạc sĩ Trúc Hồ. Đây là một điểm son cho CĐNVHN. Điều này chứng tỏ người Việt hải ngoại của chúng ta thực sự rất đoàn kết, sẵn sàng cùng nhau bảo vệ những nhà đấu tranh dân chủ trong nước và luôn sát cánh cùng đồng bào quốc nội trong cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ tại nước nhà.

Cá nhân tôi rất hãnh diện về hào khí này, và tôi tin tưởng với tinh thần Hội nghị Diên Hồng hiện nay, người Việt Nam trong và ngoài nước sẽ nhận lãnh trách nhiệm, cùng nhau đấu tranh cho dân tộc. Nhân dịp này chúng tôi xin gửi lời tri ân đến NS Trúc Hồ, TS Nguyễn Đình Thắng, hai người đã tiên phong phát động phong trào tạo nên làn sóng đấu tranh mạnh mẽ rất cần thiết trong tình trạng hiện nay của đất nước.

TH: Là một người đấu tranh và luôn luôn nghĩ đến quê hương, bác sĩ nghĩ sao về trường hợp của nhạc sĩ Việt Khang?

CTBN: Việt Khang và cũng như bao nhiêu người trẻ khác ở trong nước, đã sinh ra và lớn lên trong chế độ lọc lừa. Việt Khang nhận ra trách nhiệm của một người dân Việt, can đảm đứng lên khơi ngọn đuốc đấu tranh dẫu biết cá nhân và gia đình mình có thể bị đe dọa.

Về tuổi đời, Việt Khang còn trẻ, nhưng hành động can trường của VK là phong thái của một sĩ phu, là một gương sáng cho tất cả chúng ta. Như NS Trúc Hồ đã nhận định, VK là một anh hùng, một nhân tài. Khi xuất hiện hiện tượng Việt Khang, theo tôi đó là một tín hiệu tốt cho hạnh vận của một VN trong tương lai. Lòng yêu nước và sự can đảm của Việt Khang đã là ánh lửa làm bừng dậy ngọn đuốc ái quốc của toàn dân Việt trong và ngoài nước. Và sẽ còn những Việt Khang nữa. Người trong nước đã không sợ hãi thì chắc chắn người Việt hải ngoại sẽ không thể thờ ơ.

TH: Hoạt động của Hội trong chiến dịch cứu Việt Khang?

CTBN: Hội Quốc tế Y sĩ Việt Nam Tự do là một tập thể gồm các y sĩ Việt Nam cư ngụ tại các quốc gia trên thế giới tự do. Một trong những mục tiêu của Hội là tích cực yểm trợ các hoạt động bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, Hội sẽ sát cánh với tất cả hội đoàn quốc gia và CĐNVHN, hòa mình trong công cuộc đấu tranh chung. Hội kêu gọi các đồng nghiệp tại Mỹ ủng hộ chiến dịch ký thỉnh nguyện thư gửi đến Tòa Bạch Ốc.

Hội cũng đã gửi thư đến phái đoàn Canada tại Liên Hiệp Quốc tố cáo vi phạm nhân quyền của CSVN qua việc bắt bớ, đàn áp những nhà đấu tranh dân chủ. Chúng tôi nhấn mạnh đến việc CSVN bắt giam Việt Khang ngày 23/12 vừa qua là một hành động chà đạp nhân quyền trắng trợn nhất chỉ vì anh sáng tác những bài nhạc yêu nước.

Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với Cộng đồng người Việt tại địa phương nơi có đông người Việt cư ngụ để vận động những vị dân cử, kêu gọi họ yểm trợ thiết thực cho công cuộc đấu tranh chung và yêu cầu họ đến thăm các người tù lương tâm như Việt Khang, anh Điếu Cày khi họ có dịp đến Việt Nam để họ có sự nhận định trung thực hơn về tình trạng đàn áp nhân quyền trong nước.

TH: Được biết BS đã từng vào LHQ để trình bày thảm trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em và đấu tranh cho nhân quyền tại VN. LHQ có thể làm gì cho dân tộc Việt Nam?

CTBN: Như đã trình bày, HQTYSVNTD đã viết thơ nhờ tòa đại sứ Canada tại New York yêu cầu LHQ buộc Việt Nam phải tôn trọng và thực thi những điều khoản trong bản tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Ngoài ra, chúng tôi cũng cố gắng hợp tác với một số tổ chứcquốc gia như Liên Minh Dân Chủ Đông Dương ( Việt Miên Lào) đ ể cùng vào LHQ đấu tranh cho sự Tự do Dân chủ ở Việt Nam. Vì Việt Nam l à một thành viên c ủa LHQ. Do đó, LHQ không thể nhắm mắt làm ngơ trước những vi phạm nhân quyền trắng trợn của CSVN. Chúng ta , những người VN hải ngoại, cần phải đồng loạt tố cáo các vi phạm này, đòi hỏi LHQ phải có thái độ nghiêm chỉnh đối với các thành viên đã vi phạm những điều khoản trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã được thế giới công nhận.

Tôi tin tưởng rằng việc vận đ ộng với LHQ nói riêng và với dư luận quốc tế nói chung là những phương cách hũu hiệu nhất để mang đến sự an toàn cho Việt Khang cũng như cho các người tù lương tâm khác tại VN

TH: BS có điều gì muốn trình bày với đồng bào trong nước?

CTBN: Kính thưa quý đồng hương và các bạn trẻ tại quốc nội.Đất nước VN yêu dấu của chúng ta đang đối đầu với hai kẻ thù rất hung ác đó là giặc ngoại xâm Trung quốc và nội xâm CSVN. Chúng ta thật sự đang đứng trước hiểm họa mất nước. Chúng ta không còn sự lựa chọn nào hơn là cùng nhau đứng lên giải thể chế độ CS bán nước, buôn dân. Quốc nội luôn là khởi điểm cho những cao trào cách mạng dân chủ, và hải ngoại sẽ là hậu phương ủng hộ tích cực sự vùng dậy trong nước.

Hơn lúc nào hết đất nước đang cần sự dấn thân của quý vị. Chúng tôi rất ngưỡng phục và tri ân những đồng bào quốc nội vì sự sống còn của dân tộc đã can đảm đứng lên đấu tranh cho một Việt Nam thực sự tự do dân chủ.

Từ nhiều tháng qua, ngọn gió dân chủ đã thổi vào nhiều quốc gia đưa đến những sự nổi dậy thành công như ở Lybie, Sudan, Egypt, Miến Điện.

Chúng tôi tin tưởng ngọn gió dân chủ này đang mạnh mẽ tiến vào Việt Nam và sẽ có nhiều Việt Khang khác trong tương lai. Quý vị sẽ là người làm nên lịch sử, cứu nguy tổ quốc. Chúng tôi đặt niềm tin vào tuổi trẻ Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam đang gửi thông điệp đến cho toàn thế giới biết họ sẽ là những ngọn sóng thần quét sạch chế độ CS.

Chúng tôi cũng đặt niềm tin vào các đảng phái quốc gia chân chính tại quốc nội, những người có lòng với quê hương. Xin cám ơn quý vị khán giả, đã theo dõi buổi nói chuyện hôm nay và thay lời chào tôi xin gửi đến quý vị những lời nhạc tâm huyết của anh Việt Khang:

Tôi không thể ngồi yên,
Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng.
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
Một nghìn năm hay triền miên tăm tối.

Bác sĩ Cấn Thị Ngọc Bích








Thảo luận về bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Thắp Nến Hiệp Thông với Giáo xứ Thái Hà ngày 16-12-2011 tại Montréal, Canada

Ngày 16 tháng 12 năm 2011 vừa qua, Cộng đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal, Canada đã tổ chức buổi Thảo luận về bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Thắp Nến Hiệp thông với giáo xứ Thái Hà.

Sự đồng ý hỗ trợ Cộng đồng cử hành buổi thắp nến hiệp thông với giáo xứ Thái Hà của Linh mục Phêrô Lê An Khang đã làm chúng tôi thật ngạc nhiên và vô cùng cảm kích.  Cho đến khi hình ảnh và tin tức Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý bị tù đày, được truyền bá khắp nơi vào những năm cuối thiên niên kỷ trước và đến chừng 5 năm trở lại đây, bức màn “tôn giáo không làm chính trị” vẫn còn bao phủ cộng đồng người Việt tại hải ngoại.

Buổi tối Thảo luận và Thắp Nến Hiệp thông với giáo xứ Thái Hà có hơn 100 người tham dự. Trong số đó, có khoảng hơn 20 người Québéçois thuộc Ủy ban Yểm trợ Dân chủ và Tự do Tôn giáo cho Việt Nam (Comité de Support à la Démocratie et la Liberté Religieuse au Vietnam) do Luật sư Alain Ouellet lãnh đạo. Về phía cộng đồng Việt Nam, chúng tôi thấy có các thành viên Ban Giám Sát và Bs. Đào Bá Ngọc Chủ tịch Ban Chấp Hành CĐNVQG vùng Montréal, đại diện các hội đoàn, và các nhân sĩ cộng đồng. Về phía các cơ quan truyền thông có sự hiện diện của phóng viên Thời Báo và phái viên Đàn Chim Việt online Lã Mạnh Hùng.

Sau phần chào cờ Canada và Việt Nam, slideshow Tôi đã thức tỉnh do nhóm tuổi trẻ Việt Nam Lê Nguyễn Huy Trần thực hiện, được chiếu lên màn hình. Bài viết của một em sinh viên, sinh ra và lớn lên ở miền Trung Việt Nam, đã được giọng đọc ngọt ngào như rót từng lời tâm sự của một người trẻ đã trưởng thành dưới mái trường XHCN, trong thời kỳ đất nước được hoàn toàn thống nhất, và cai trị dưới chế độ CS. “…

Hôm nay, tôi viết lên đây những tâm tư của một người con trẻ như tôi. Cuối cùng, cũng đã nhận ra bộ mặt thật tàn ác của Đảng CSVN, mà không ngôn từ nào đủ sức lên án…” Từng câu nói tưởng như từng lời chia sẻ của người trò ngoan ngoãn với thầy cô; chợt thức tỉnh, suy tư, xét đoán, rồi lên án khi biết mình bị lường gạt một cách hệ thống; để rồi cuối cùng trưởng thành, kêu gọi những bạn trẻ Việt Nam khác nhận thức, “Vận mệnh của đất nước đang nằm trong tay chúng ta. Hãy tìm hiểu sự thật và lên tiếng cho nhân quyền…  Đừng để bản thân các bạn lầm đường lạc bước trên trên muôn vàn đau thương của quê nhà”. Các thế hệ đi trước đã nhiều năm thao thức vì vận mệnh dân tộc. Thế hệ đi sau hãy cùng thức tỉnh, trỗi dậy để cuộn sóng, trào dâng!

Phần Thảo luận bắt đầu bằng phần thuyết trình của Bs. Phạm Hữu Trác - Chủ nhiệm Cơ sở Truyền thông - Communications - với đề tài, Lịch sử Nhân quyền và Tình hình Quốc nội. Bs. Trác đã hướng dẫn cử tọa quá trình hình thành bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948. Theo Bs. Trác [1], (trích) “Nội dung bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền có 30 điều, bao gồm:

·      Những nguyên tắc căn bản về nhân phẩm,
·      Tự do, bình đẳng là hai điều đầu tiên,
·      Quyền căn bản của cá nhân,
·      Quyền của mỗi người tương quan với người khác, với nhóm khác hay tổ chức khác,
·      Quyền tín ngưỡng, tôn giáo, quyền công dân, quyền chính trị,
·      Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa,
·      Ba điều cuối cùng nói đến giới hạn, bổn phận và trật tự xã hội và chính trị.

Năm 1966, Liên Hiệp Quốc còn chấp thuận hai công ước nữa, đó là Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị [2], và Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội, và Văn hóa [3].

Tại Canada bản Canadian Charter of Rights and Freedoms [4] năm 1982 có 34 điều. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền đã thành luật Hiến pháp, do đó việc bảo vệ nhân quyền mang hiến tính. Tại Québec, Charte québécoise des droits et libertés de la personne [5] năm 1975 có 56 điều. Đặc biệt có thành lập 2 cơ chế: Commission des droits de la personne et des droits de la jeunesse Tribunal des Droits de la Personne. (hết trích)

Chính quyền CSVN luôn dựng bình phong nhân quyền giả tạo trong chính Hiến pháp của họ. Cụ thể, theo Bs. Trác, “Chương V của Hiến pháp Việt Nam quy định QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN có 34 điều, từ điều 49 đến điều 83, có 6 điều nói về nhân quyền (điều 68 về đi lại, di trú, 69 về ngôn luận, 70 về tín ngưỡng, 71 về xâm phạm thân thể, 73 về chỗ ở, 74 về khiếu nại), phần còn lại là nguyên tắc tổng quát (5), dân quyền (13) chính trị (1) và nghĩa vụ (9).” Tuy nhiên, việc thực hiện những điều khoản này còn tùy tiện và rất nhiều trường hợp vi hiến.


Ls. Alain Ouellet, Chủ tịch Ủy ban Yểm trợ Dân chủ và Tự do Tôn giáo cho Việt Nam
Các diễn giả Bs. Phạm Hữu Trác, Bs. Cấn Thị Bích Ngọc, và Lm. Phêrô Lê An Khang

Bs. Cấn Thị Bích Ngọc – Chủ tịch Ban Chấp hành Hội Quốc tế Y sĩ Việt Nam Tự do và cũng là Đại diện của Ủy ban Bảo vệ Nhân phẩm Phụ nữ và Trẻ em Việt Nam do Linh mục Nguyễn Văn Hùng khởi xướng – qua phần thuyết trình Nhân phẩm Phụ nữ Việt Nam truyền cảm với nhiều thống kê xác đáng đã đưa cử tọa từ ngạc nhiên đến thương cảm cho phụ nữ và trẻ em Việt Nam. Theo Bs. Bích Ngọc, “Theo ước tính của Cục Phòng chống Tệ nạn xã hội, trong khoảng thời gian 2006-2010, có khoảng 31 ngàn người bán dâm và các lứa tuổi càng ngày càng trẻ”. Hơn nữa, “Ở Cam-bốt, trong các động ấu dâm, trẻ em VN chiếm 2/3 nạn nhân”.  Thực trạng đau lòng này đòi hỏi Cộng đồng người Việt ở hải ngoại phải đoàn kết hơn để chung tay cứu giúp đồng bào bị nạn. Nhưng theo Bs. Bích Ngọc, chỉ có việc giải thể chính quyền CSVN trên quê hương mới là giải pháp tận gốc rễ của tệ nạn buôn người.

Linh mục Phêro Lê An Khang – thuộc Giáo-Hội Québec và Canada - qua phần thuyết trình Tôn giáo và Nhân quyền thật lôi cuốn và hùng hồn, kể lại những kinh nghiệm trở lại Việt Nam hành đạo của ông, đã nhấn mạnh, “Không phải không được làm chính trị là chúng tôi không được nói lên tiếng nói tự do, công lý, và hòa bình.” Thật vậy, Linh mục Nguyễn Văn Lý – có thể nói là người tiên phong, đức cựu Tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt, những linh mục giáo xứ Thái Hà là những người đã không cần làm chính trị nhưng vẫn phải bảo vệ quyền tự do tôn giáo, quyền phản ảnh những thực trạng tài sản của giáo hội bị chính quyền CSVN tịch thu, giáo dân bị đàn áp và bắt bớ.

Tưởng cũng nên nhắc lại rằng, cuối tháng 9 năm 2011 tại Sài Gòn trong một buổi thánh lễ, trong bài giảng, cha Yuse Nguyễn Thể Hiện đã dùng Tông huấn Tông đồ giáo dân của chân phước Yoan Phaolô II, ấn hành năm 1988 và số 75 của Hiến chế Ánh Sáng Muôn Dân, Cộng đồng Vatican II để khẳng định việc tham gia chính trị là một trách nhiệm và cũng là một đòi buộc của giáo dân [6].

Khi nhân phẩm bị chà đạp, đạo đức xã hội bị băng hoại, không còn quyền căn bản của con người để cử hành nghi lễ, không còn chỗ để hành đạo, và ngay cả khi quê hương mình rơi vào tay giặc ngoại xâm, liệu quan niệm “tôn giáo không làm chính trị” còn đứng vững?

Buổi thảo luận sôi nổi đã được hưởng ứng mạnh mẽ qua những đoạn âm thanh ủng hộ chân tình nhưng rất cương quyết của Luật sư Nguyễn Văn Đài, Hòa thượng Thích Không Tánh, và Linh mục Phan Văn Lợi gửi từ trong nước. Chúng tôi cũng nhận được thông điệp ủng hộ tinh thần từ cựu Đức giám mục giáo phận Melbourne Nguyễn Văn Long. Ngoài ra, cử tọa cũng được hướng dẫn cùng hát hòa nhịp Hùng Ca Sử Việt với các nghệ sĩ của Trung tâm Asia trên màn hình với những bài hát Đừng im tiếng, mà phải lên tiếng - Ns. Anh Bằng, và Đáp lời sông núi - Ns. Trúc Hồ.

Sau phần thảo luận, Ban tổ chức đã đúc kết những vi phạm nhân quyền tại VN thành một bản Thỉnh nguyện thư [7-8] để gửi đến chính phủ Canada và chính phủ tỉnh bang Québec. Cụ thể là “Các quyền và tự do căn bản ghi trong các Điều 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 17, 18, 19, 20, 21, 25, 26, và 30, đều luôn luôn bị vi phạm nghiêm trọng”. Bs. Đào Bá Ngọc đã long trọng đọc bản Thỉnh nguyện thư bằng Pháp ngữ và Ts. Lê Minh Thịnh đã đọc lại bằng Việt ngữ.

Chúng tôi xin được trích lại nguyên văn phần Tuyên cáo như sau:

(Trích) Chúng tôi: Cộng đồng Người Việt Quốc gia vùng Montréal, Cộng đồng Công giáo Montréal, Ủy ban Yểm trợ Dân chủ và Tự do Tôn giáo cho Việt Nam, và các hội đoàn tại Montréal, đồng thanh:

1. Bày tỏ tình đoàn kết liên đới mạnh mẽ với các linh mục và giáo dân Thái Hà, nói riêng và các tôn giáo bị đàn áp khác nói chung. Chúng tôi chia sẻ những đau thương với họ cũng như với các tín đồ thuộc các tôn giáo khác;

2. Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng quyền tư hữu và tài sản của mọi công dân và các cộng đoàn, trả lại các bất động sản bị tịch thu bất hợp pháp cho các tôn giáo;

3. Yêu cầu chính quyền CSVN phải tôn trọng các quyền làm người và tự do căn bản ấn định trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Phải thả tự do ngay và vô điều kiện, các nhân vật cổ võ cho tự do ngôn luận, tranh đấu cho tự do, cho sự toàn vẹn lãnh thổ, và cho tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo;

4. Kết án nhà cầm quyền Việt Nam hiện tại: Không xứng đáng nắm giữ địa vị lãnh đạo và cần hủy ngay bản Hiến pháp lỗi thời năm 1992, phải trả lại quyền lập hiến cho nhân dân để thành lập một chính thể do dân bầu và thực sự do dân và vì dân;

5. Thỉnh cầu Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc can thiệp để các điều khoản ấn định trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền ban bố ngày 10-12-1948 phải được chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nghiêm chỉnh thi hành;

6. Thỉnh cầu chính phủ Canada làm bất cứ điều gì có thể để tăng cường thêm việc đòi hỏi tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam. Mặc dù Canada luôn luôn qua các lời tuyên bố và hành động đã đòi hỏi nhiều lần nhưng kết quả chưa được ghi nhận. Những tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế của chính phủ liên bang Canada (CIDA - ACDI) cho Việt Nam phải được giám sát thường xuyên, và không những chuyển cho chính quyền CSVN (nếu có) mà còn phải được giao cho những tổ chức phi chính phủ (NGO) có mặt tại Việt Nam. Nếu cần thiết, chấm dứt ngay viện trợ cho chính quyền CSVN nếu họ tiếp tục vi phạm nhân quyền. (hết trích)

Cho đến nay, chúng tôi đã nhận được trên 100 người ghi tên ủng hộ, trong đó có trên 20 người ngoại quốc. Ngoài quý đồng hương ghi tên vào Thỉnh nguyện thư từ Montréal, chúng tôi nhận thấy có cả quý đồng hương, Luật sư, Bác sĩ, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Kỹ sư từ Ottawa và Toronto – Canada; California, Honolulu, Texas - Hoa Kỳ; Đức quốc; và vương quốc Bỉ. Đặc biệt có một vị Bá tước Vương quốc Bỉ – có tâm hồn Việt Nam – ghi tên ủng hộ.

Trong khi chờ đợi buổi tiếp kiến với Bộ trưởng Ngoại giao Canada ông John Baird, quý vị có thể đọc và ghi tên ủng hộ Thỉnh nguyện thư ở trang mạng dưới đây:
http://vietnam.ca/vi/tai-lieu/thong-cao/118-thinh-nguyen-thu-gui-toi-chinh-phu-lien-bang-canada.html

Bản Pháp ngữ của Thỉnh nguyện thư ở đây:
http://vietnam.ca/vi/tai-lieu/thong-cao/119-petition.html

Mỗi sự ủng hộ của quý vị sẽ là một tiếng nói hộ cho đồng bào trong nước, đòi hỏi quyền làm người và tự do mà mỗi một con người trên thế giới này phải được hưởng.

* * *

Khi nhân quyền và nhân phẩm con người bị chà đạp đến tận cùng thì tất cả mọi người phải cùng nhau cầu nguyện và quyết tâm giải trừ quốc nạn. Buổi thảo luận được kết thúc bằng sự thắp nến hiệp thông với giáo xứ Thái Hà do Linh mục Phêrô Lê An Khang hướng dẫn.














Những ngọn nến lung linh hòa theo dòng nhạc Kinh Hòa Bình đã đưa người tham dự vào không khí trang nghiêm của sự cảm thông, chia sẻ nỗi mất mát, đau xót với đồng bào quốc nội, và đồng tâm làm những điều gì có thể trong khả năng hạn hẹp của cuộc sống bận rộn tại hải ngoại nhằm mang lại quyền làm người và tự do căn bản đến với đồng bào quốc nội.

Ngày 6/1/2012

Ts. Lê Minh Thịnh,
Giám đốc Điều hành
Cộng đồng người Việt Quốc Gia vùng Montréal

Tài liệu tham khảo:

[1] Nhân Quyền, thực tế Việt Nam
http://luongtamconggiao.wordpress.com/2011/12/18/nhan-quyền-thực-tế-việt-nam/
[2] International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR)
http://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=IV-4&chapter=4&lang=en#6
[3] International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights (ICESCR)
http://www2.ohchr.org/english/law/cescr.htm
[4] Canadian Charter of Rights and Freedoms
http://laws.justice.gc.ca/eng/charter/
[5] Charte québécoise des droits et libertés de la personne
http://www2.publicationsduquebec.gouv.qc.ca/dynamicSearch/telecharge.php?type=2&file=/C_12/C12.HTM
[6] Dấn thân vào chính trị là một đòi buộc của giáo dân
http://www.chuacuuthe.com/2011/09/26/dấn-than-vao-chinh-trị-la-một-doi-buộc-của-giao-dấn/
[7] Thỉnh Nguyện Thư gửi tới Chính phủ Liên bang Canada - Nhân kỷ niệm ngày Nhân quyền 10-12-2011
http://vietnam.ca/vi/tai-lieu/thong-cao/118-thinh-nguyen-thu-gui-toi-chinh-phu-lien-bang-canada.html
[8] Pétition
http://vietnam.ca/vi/tai-lieu/thong-cao/119-petition.html







PREAMBLE

Whereas recognition of the inherent dignity and of the equal and inalienable rights of all members of the human family is the foundation of freedom, justice and peace in the world,

Whereas disregard and contempt for human rights have resulted in barbarous acts which have outraged the conscience of mankind, and the advent of a world in which human beings shall enjoy freedom of speech and belief and freedom from fear and want has been proclaimed as the highest aspiration of the common people,

Whereas it is essential, if man is not to be compelled to have recourse, as a last resort, to rebellion against tyranny and oppression, that human rights should be protected by the rule of law,

Whereas it is essential to promote the development of friendly relations between nations,

Whereas the peoples of the United Nations have in the Charter reaffirmed their faith in fundamental human rights, in the dignity and worth of the human person and in the equal rights of men and women and have determined to promote social progress and better standards of life in larger freedom,

Whereas Member States have pledged themselves to achieve, in cooperation with the United Nations, the promotion of universal respect for and observance of human rights and fundamental freedoms,

Whereas a common understanding of these rights and freedoms is of the greatest importance for the full realization of this pledge,

Now, therefore,

The General Assembly,

Proclaims this Universal Declaration of Human Rights as a common standard of achievement for all peoples and all nations, to the end that every individual and every organ of society, keeping this Declaration constantly in mind, shall strive by teaching and education to promote respect for these rights and freedoms and by progressive measures, national and international, to secure their universal and effective recognition and observance, both among the peoples of Member States themselves and among the peoples of territories under their jurisdiction.

Article 1

All human beings are born free and equal in dignity and rights. They are endowed with reason and conscience and should act towards one another in a spirit of brotherhood.

Article 2


Everyone is entitled to all the rights and freedoms set forth in this Declaration, without distinction of any kind, such as race, colour, sex, language, religion, political or other opinion, national or social origin, property, birth or other status.

Furthermore, no distinction shall be made on the basis of the political, jurisdictional or international status of the country or territory to which a person belongs, whether it be independent, trust, non-self-governing or under any other limitation of sovereignty.

Article 3

Everyone has the right to life, liberty and security of person.

Article 4


No one shall be held in slavery or servitude; slavery and the slave trade shall be prohibited in all their forms.

Article 5


No one shall be subjected to torture or to cruel, inhuman or degrading treatment or punishment.

Article 6

Everyone has the right to recognition everywhere as a person before the law.

Article 7


All are equal before the law and are entitled without any discrimination to equal protection of the law. All are entitled to equal protection against any discrimination in violation of this Declaration and against any incitement to such discrimination.

Article 8


Everyone has the right to an effective remedy by the competent national tribunals for acts violating the fundamental rights granted him by the constitution or by law.

Article 9


No one shall be subjected to arbitrary arrest, detention or exile.

Article 10


Everyone is entitled in full equality to a fair and public hearing by an independent and impartial tribunal, in the determination of his rights and obligations and of any criminal charge against him.

Article 11

   
Everyone charged with a penal offense has the right to be presumed innocent until proved guilty according to law in a public trial at which he has had all the guarantees necessary for his defense.
    No one shall be held guilty of any penal offense on account of any act or omission which did not constitute a penal offense, under national or international law, at the time when it was committed. Nor shall a heavier penalty be imposed than the one that was applicable at the time the penal offense was committed.

Article 12

No one shall be subjected to arbitrary interference with his privacy, family, home or correspondence, nor to attacks upon his honor and reputation. Everyone has the right to the protection of the law against such interference or attacks.

Article 13

    Everyone has the right to freedom of movement and residence within the borders of each State.
    Everyone has the right to leave any country, including his own, and to return to his country.

Article 14

    Everyone has the right to seek and to enjoy in other countries asylum from persecution.
    This right may not be invoked in the case of prosecutions genuinely arising from non-political crimes or from acts contrary to the purposes and principles of the United Nations.

Article 15

    Everyone has the right to a nationality.
    No one shall be arbitrarily deprived of his nationality nor denied the right to change his nationality.

Article 16


    Men and women of full age, without any limitation due to race, nationality or religion, have the right to marry and to found a family. They are entitled to equal rights as to marriage, during marriage and at its dissolution.
    Marriage shall be entered into only with the free and full consent of the intending spouses.
    The family is the natural and fundamental group unit of society and is entitled to protection by society and the State.

Article 17

    Everyone has the right to own property alone as well as in association with others.
    No one shall be arbitrarily deprived of his property.

Article 18

Everyone has the right to freedom of thought, conscience and religion; this right includes freedom to change his religion or belief, and freedom, either alone or in community with others and in public or private, to manifest his religion or belief in teaching, practice, worship and observance.

Article 19


Everyone has the right to freedom of opinion and expression; this right includes freedom to hold opinions without interference and to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers.

Article 20

    Everyone has the right to freedom of peaceful assembly and association.
    No one may be compelled to belong to an association.

Article 21

    Everyone has the right to take part in the government of his country, directly or through freely chosen representatives.
    Everyone has the right to equal access to public service in his country.
    The will of the people shall be the basis of the authority of government; this will shall be expressed in periodic and genuine elections which shall be by universal and equal suffrage and shall be held by secret vote or by equivalent free voting procedures.

Article 22

Everyone, as a member of society, has the right to social security and is entitled to realization, through national effort and international co-operation and in accordance with the organization and resources of each State, of the economic, social and cultural rights indispensable for his dignity and the free development of his personality.

Article 23

    Everyone has the right to work, to free choice of employment, to just and favourable conditions of work and to protection against unemployment.
    Everyone, without any discrimination, has the right to equal pay for equal work.
    Everyone who works has the right to just and favorable remuneration ensuring for himself and his family an existence worthy of human dignity, and supplemented, if necessary, by other means of social protection.
    Everyone has the right to form and to join trade unions for the protection of his interests.

Article 24

Everyone has the right to rest and leisure, including reasonable limitation of working hours and periodic holidays with pay.

Article 25

    Everyone has the right to a standard of living adequate for the health and well-being of himself and of his family, including food, clothing, housing and medical care and necessary social services, and the right to security in the event of unemployment, sickness, disability, widowhood, old age or other lack of livelihood in circumstances beyond his control.
    Motherhood and childhood are entitled to special care and assistance. All children, whether born in or out of wedlock, shall enjoy the same social protection.

Article 26

    Everyone has the right to education. Education shall be free, at least in the elementary and fundamental stages. Elementary education shall be compulsory. Technical and professional education shall be made generally available and higher education shall be equally accessible to all on the basis of merit.
    Education shall be directed to the full development of the human personality and to the strengthening of respect for human rights and fundamental freedoms. It shall promote understanding, tolerance and friendship among all nations, racial or religious groups, and shall further the activities of the United Nations for the maintenance of peace.
    Parents have a prior right to choose the kind of education that shall be given to their children.

Article 27

    Everyone has the right freely to participate in the cultural life of the community, to enjoy the arts and to share in scientific advancement and its benefits.
    Everyone has the right to the protection of the moral and material interests resulting from any scientific, literary or artistic production of which he is the author.

Article 28

Everyone is entitled to a social and international order in which the rights and freedoms set forth in this Declaration can be fully realized.

Article 29

Everyone has duties to the community in which alone the free and full development of his personality is possible.
In the exercise of his rights and freedoms, everyone shall be subject only to such limitations as are determined by law solely for the purpose of securing due recognition and respect for the rights and freedoms of others and of meeting the just requirements of morality, public order and the general welfare in a democratic society.
These rights and freedoms may in no case be exercised contrary to the purposes and principles of the United Nations.

Article 30

Nothing in this Declaration may be interpreted as implying for any State, group or person any right to engage in any activity or to perform any act aimed at the destruction of any of the rights and freedoms set forth herein.

[English Version] Source: United Nations Department of Public Information

See the alphabetical listing of all TRANSLATIONS (337) of the Universal Declaration of Human Rights



Canada hội luận "Thềm lục địa VN"
và "Vai trò phụ nữ",  với nhiều phái đoàn
đến từ Úc-Châu, Âu-Châu, Hoa Kỳ!

 





THẦN DƯỢC CHO CON NGƯỜI
Chúng ta cùng nhau tập dùng thử : 


I. Sức khỏe
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”.

II. Bí quyết trường thọ
1. Chấp nhận với những gì mình đang có
2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình
3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn. 


III. Phòng ngừa bệnh tật
1. Không vui quá hại tim
2. Không buồn quá hại phổi
3. Không tức quá hại gan
4. Không sợ quá hại thần kinh
5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên
7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua


IV. Thức ăn & uống trong ngày:
Một củ hành: chống ung thư

Một quả cà chua: chống tăng huyết áp
Một lát gừng: chống viêm nhiễm
Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch
Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo.
Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng
Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể. 


V. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại:
1. Một Trung Tâm là sức khỏe
2. Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình
3. Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù
4. Bốn Có: Có nhà ở – Có bạn đời – Có bạn tri âm – Có lòng vị tha.

5. Năm Phải:
- Phải vận động
- Phải biết cười
- Phải lịch sự hòa nhã
- Phải biết nói chuyện và
- Phải coi mình là người bình thường.. 

VI. Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhân
1. Ít nói năng để dưỡng Nội Khí
2. Kiêng sắc dục để dưỡng Tinh Khí
3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng Huyết Khí
4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng Tạng Khí
5. Chớ giận hờn để dưỡng Can Khí
6. Chớ ăn quá độ để dưỡng Vị Khí
7. Ít lo lắng để dưỡng Tâm Khí
8. Tránh tà tâm để dưỡng Thần Khí. 

1. Hãy dành thì giờ để suy nghĩ Đó là nguồn sức mạnh.
2. Hãy dành thì giờ để cầu nguyện Đó là sức mạnh toàn năng.
3. Hãy dành thì giờ cất tiếng cười Đó là tiếng nhạc của tâm hồn.
4. Hãy dành thì giờ chơi đùa Đó là bí mật trẻ mãi không già.
5. Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu Ưu tiên TẠO HÓA ban.
6. Hãy dành thì giờ để cho đi Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ.
7. Hãy dành thì giờ đọc sách Đó là nguồn mạch minh triết.
8. Hãy dành thì giờ để thân thiện Đó là đường dẫn tới hạnh phúc.
9. Hãy dành thì giờ để làm việc Đó là giá của thành công.
10.Hãy dành thì giờ cho bác ái Đó là chìa khóa cửa TỪ BI. 

(bài đọc thêm)


Aung San Suu Kyi
Diễn từ Nobel Hòa Bình

(Đọc ngày 16-6-2012 tại Oslo, Na Uy)


Sau 21 năm giam cầm trong nước dưới chế độ độc tài quân phiệt, thứ Bẩy 16 tháng 6 vừa qua, Aung San Suu Kyi, nhà tranh đấu cho Dân Chủ Tự Do Miễn Điện, mới có dịp đọc diễn từ nhận giải Nobel Hoà Bình tại Oslo mà Tổ chức này đã chính thức trao tặng Bà năm 2001.  Lý do mà Bà Aung San Suu Kyi không sang Norway nhận lãnh giải Nobel Hoa Bình trong năm 2001 là vì e ngại không được phép trở lại nước để tiếp tục tranh đấu cho Nhân quyền và Dân Chủ Tự Do. Bà xác nhận, gần đây chính thể Miễn Điện có phần cải tiến, những lưu ý con đường hoàn thiện hãy còn dài (vietthuc.org)
 
“The true measure of the justice of a system is the amount of protection it guarantees to the weakest” và “It is not power that corrupts but fear. Fear of losing power corrupts those who wield it and fear of the scourge of power corrupts those who are subject to it”.
(Không phải quyền lực làm cho tha hóa, mà chính là sự khiếp sợ. Sự khiếp sợ đánh mất quyền lực làm tha hóa những kẻ đang nắm trong tay quyền lực và sự khiếp sợ bị quyền lực trừng phạt làm tha hóa những người đang nằm dưới tay quyền lực).
 
 Thưa Ðức Vua và Hoàng hậu, thưa các vị trong Hoàng gia,
 Thưa các vị khách quý, các thành viên của Ủy ban Nobel Na Uy,
 và các bạn thân mến,


Nhiều năm trước, đôi khi tưởng như đã qua nhiều cuộc đời, tôi đã từng nghe chương trình phát thanh “Desert Island Discs” (Bộ dĩa nhạc Hoang Ðảo) với con trai nhỏ của tôi là Alexander ở Ðại học Oxford. Ðó là một chương trình nổi tiếng (mà theo tôi biết ngày nay vẫn còn đang tiếp tục),  ở đó có những người nổi tiếng từ mọi thành phần trong xã hội được mời để nói về tám đĩa nhạc, một cuốn sách, bên cạnh Kinh Thánh và bộ tác phẩm của Sheakspeare, với một vật xa xỉ mà họ muốn có bên mình nếu như họ bị bỏ lại ngoài một hoang đảo.

Khi chương trình kết thúc, cả hai chúng tôi đều thích thú, Alexander hỏi tôi có nghĩ rằng một ngày nào đó mẹ có thể được mời nói chuyện trong chương trình này không. “Tại sao lại không?”, tôi đã nhẹ nhàng trả lời cháu. Vì Alexander biết rằng nói chung chỉ những người nổi tiếng mới tham gia chương trình này, cháu tiếp tục hỏi tôi với một sự quan tâm thành thật, rằng tôi nghĩ tôi có thể được mời vì lý do gì. Tôi nghĩ trong giây lát rồi trả lời; “Có thể vì mẹ sẽ được giải Nobel về văn chương”, và cả hai chúng tôi cùng cười. Dự đoán này nghe có vẻ thú vị nhưng rất khó thành hiện thực.

(Giờ đây tôi không nhớ nổi tại sao tôi lại trả lời như thế, có lẽ vì lúc đó tôi vừa đọc một quyển sách của một tác giả được trao giải Nobel, hay có lẽ vì danh nhân xuất hiện trong chương trình Hoang Ðảo đã là một nhà văn nổi tiếng.)

Năm 1989, khi người chồng quá cố của tôi (Michael Aris) đến thăm tôi trong kỳ hạn đầu của quản thúc tại gia, anh ấy nói rằng một người bạn của anh là John Finnis đã đề cử tôi cho Giải Nobel Hòa bình. Lần đó tôi cũng cười. Ngay lúc đó, Michael có vẻ kinh ngạc, rồi anh nhận ra tại sao chuyện đó lại làm tôi cảm thấy buồn cười. Giải Nobel Hòa bình? Một viễn ảnh đẹp, nhưng hoàn toàn bất khả! Vậy thì tôi cảm thấy như thế nào khi tôi thực sự được trao giải Nobel vì Hòa bình? Câu hỏi này đã được đặt ra với tôi nhiều lần và đây chắc chắn là dịp thích hợp nhất  để xem giải Nobel có ý nghĩa như thế nào đối với tôi, và hòa bình có ý nghĩa gì đối với tôi.

Như tôi đã nói nhiều lần trong nhiều cuộc trả lời phỏng vấn, tôi đã nghe tin tức về việc tôi được chọn trao giải Nobel Hòa bình trên đài phát thanh vào một buổi tối. Tin tức ấy không đến với tôi cùng với sự ngạc nhiên bất ngờ vì tôi đã được nêu tên như một ứng viên được đề cử trong một số chương trình truyền hình trước đó vài tuần. Khi thảo bài nói chuyện này, tôi đã hết sức cố gắng nhớ lại xem phản ứng tức thời của tôi lúc nghe thông báo ấy là như thế nào. Tôi nghĩ, tôi không còn chắc chắn lắm, là một cái gì đại loại như: “Ồ! Vậy là họ đã quyết định trao giải thưởng ấy cho tôi”. Có vẻ như nó không hoàn toàn là thực, vì theo một nghĩa nào đấy tôi đã không cảm thấy chính tôi đang tồn tại hoàn toàn thực vào lúc đó.

Thường trong những ngày bị quản thúc tại gia, có cảm tưởng như tôi không còn là một phần của thế giới thực nữa. Ðã có một căn nhà vốn từng là thế giới của tôi, đã có một thế giới của những người khác cũng không có tự do nhưng đã cùng sống chung nhau trong nhà tù như một cộng đồng, và có một thế giới của những người tự do; mỗi thế giới đó là một hành tinh khác biệt  theo đuổi đường đi của nó trong một vũ trụ dửng dưng.

Ðiều mà giải Nobel Hòa bình đã làm là một lần nữa kéo tôi trở về thế giới của con người ngoài khu vực bị cô lập mà tôi đã sống; là khôi phục cảm giác về thực tại đối với tôi. Ðiều này tất nhiên không xảy ra ngay tức thì, nhưng khi ngày tháng trôi qua và tin tức về những phản ứng đối với giải thưởng đến tôi qua làn sóng phát thanh đã lắng xuống, tôi bắt đầu hiểu ý nghĩa quan trọng của giải Nobel. Nó đã làm tôi trở về thực tại một lần nữa; nó kéo tôi trở về cộng đồng con người rộng lớn. Và điều quan trọng hơn nữa là giải Nobel đã thu hút sự chú ý của thế giới vào cuộc đấu tranh cho dân chủ và quyền con người ở Miến Ðiện. Chúng tôi sẽ không bị quên lãng.

Bị quên lãng. Người Pháp nói rằng chia ly là đã chết đi một ít. Bị quên lãng cũng chính là chết đi một ít. Ðó là sự mất mát những mối dây liên kết neo giữ chúng ta với nhân loại.  Khi tôi gặp những người Miến Ðiện là lao động nhập cư và tị nạn trong chuyến thăm gần đây của tôi tại Thái Lan, nhiều người đã khóc: “Xin đừng quên chúng tôi!”. Họ muốn nói rằng: “Xin đừng quên cảnh ngộ khốn cùng tuyệt vọng của chúng tôi, xin đừng quên làm những gì bà có thể làm để giúp chúng tôi, xin đừng quên chúng tôi cũng thuộc về thế giới của bà” . Khi Ủy ban Nobel trao giải Nobel Hòa bình cho tôi, họ đã nhận ra rằng sự đàn áp và cô lập của Miến Ðiện cũng là một phần của thế giới, họ đã nhận ra sự thống nhất của nhân loại. Bởi vậy đối với tôi nhận giải Nobel Hòa bình về mặt cá nhân có nghĩa là mở rộng mối quan tâm của tôi về dân chủ và quyền con người ra khỏi biên giới quốc gia. Giải Nobel Hòa bình đã mở ra một cánh cửa trong tim tôi.








Khái niệm hòa bình của người Miến Ðiện có thể được giải thích như hạnh phúc nảy sinh từ sự chấm dứt những yếu tố ngăn cản sự hài hòa và lành mạnh. Từ nyein-chan dịch theo nghĩa đen là cái mát lành đến từ một ngọn lửa đã bị dập tắt. Ngọn lửa của đau khổ và xung đột đang hoành hành dữ dội khắp nơi trên thế giới. Ở đất nước của tôi, thái độ thù nghịch và hành động chiến tranh vẫn chưa mất đi ở những vùng xa phía bắc; ở phía tây, bạo lực của các nhóm chủng tộc và tôn giáo đối lập đưa tới kết quả đốt phá và giết người chỉ mới xảy ra cách đây ít ngày trước khi tôi bắt đầu cuộc hành trình đưa tôi đến đây hôm nay.

Tin tức về những hành động tàn bạo ở những vùng khác trên trái đất thì đầy dẫy. Những bài báo tường thuật về nạn đói, bệnh dịch, sự di tản, thất nghiệp, nghèo khổ, bất công, kỳ thị, thành kiến, cuồng tín; tất cả đều là tình trạng hàng ngày của chúng ta. Nơi nào cũng có những lực lượng tiêu cực gặm nhấm nền tảng của hòa bình. Nơi nào cũng có thể thấy sự phung phí vật chất và nguồn lực con người một cách thiếu suy nghĩ, những thứ cần cho sự bảo toàn hạnh phúc và sự hài hòa trong thế giới của chúng ta.

Thế chiến thứ nhất tiêu biểu cho sự lãng phí kinh khủng tuổi trẻ và tiềm năng, một sự hoang phí đầy tội ác đối với những sức mạnh tích cực trên hành tinh của chúng ta. Bài thơ về kỷ nguyên  này  có một ý nghĩa quan trọng đối với tôi khi tôi đã đọc nó lần đầu tiên vào lúc tôi bằng tuổi những người thanh niên trẻ phải đương đầu với viễn cảnh bị héo tàn trước khi bừng nở. Một người thanh niên Mỹ chiến đấu với lính lê dương Pháp đã viết trước khi bị giết năm 1916 là anh ta có thể gặp cái chết của mình “ở một chiến hào ghê tởm nào đó”, “trên triền dốc đầy vách đá ở một ngọn đồi mòn vẹt”, “vào nửa đêm ở một thành phố nào đó đang bốc cháy”. Tuổi trẻ và tình yêu, và cuộc sống đã chết mãi mãi trong những nỗ lực vô nghĩa để chiếm lấy những nơi chốn không tên, không ai nhớ tới. Và để làm gì? Gần một thế kỷ qua đi, chúng ta vẫn chưa tìm thấy một câu trả lời thỏa đáng.

Ở mức độ ít bạo động hơn, phải chăng chúng ta không cảm thấy tội lỗi về sự liều lĩnh, về sự phung phí liên quan đến tương lai của chúng ta và nhân loại? Chiến tranh đâu phải là đấu trường duy nhất nơi mà hoà bình bị giết chết. Bất cứ nơi nào sự đau khổ bị làm ngơ thì ở đó sẽ có mầm mống của xung đột, bởi vì đau khổ làm hạ thấp con người, gây ra cay đắng và làm người ta nổi giận.

Một điểm tích cực của cuộc sống trong sự cô lập là tôi có khá nhiều thời gian để suy tư về ý nghĩa của những ngôn từ và khái niệm mà tôi từng biết và từng chấp nhận trong cả cuộc đời. Là một Phật tử, tôi đã nghe về dukha, thường được dịch là sự đau khổ, từ khi tôi là một đứa trẻ nhỏ. Gần như ngày nào cũng thế, những người lớn, và có khi cũng chẳng phải là ngừơi già cho lắm, những người quanh tôi thầm thì “dukha, dukha” khi họ phải chịu đựng nỗi đau đớn thể xác hay nhức nhối tâm can, hay khi họ gặp phải điều gì đó rủi ro, bực bội nho nhỏ. Tuy nhiên, chỉ trong những năm bị quản chế tại gia, tôi mới nghiền ngẫm được rõ ràng bản chất của sáu điều gây đau khổ lớn. Ðó là: sinh, lão, bệnh, tử, chia lìa với người thương, và bị bắt buộc phải sống giữa những người xa lạ không có tình yêu thương.

Tôi suy ngẫm về từng thứ gây đau khổ ấy, không phải trong bối cảnh tôn giáo mà trong đời sống bình thường hàng ngày của chúng ta. Nếu như đau khổ là một phần không thể tránh trong sự tồn tại của chúng ta, chúng ta nên cố gắng làm giảm nhẹ nó hết sức có thể  theo những cách thực tiễn nhất. Tôi đã suy đi nghĩ lại về hiệu quả của những chương trình chăm sóc bà mẹ và trẻ em trước và sau khi sinh, về những điều kiện tương xứng cho số dân lớn tuổi; về chăm sóc sức khỏe toàn diện; về chăm sóc y tế và nhà tế bần cho người nghèo.

Tôi đặc biệt chú ý đến hai loại đau khổ sau cùng: bị chia tách khỏi những người thân thương và bị buộc phải sống giữa những người xa lạ không có tình yêu thương. Những trải nghiệm nào mà Ðức Phật của chúng ta có lẽ đã trải qua trong đời ngài khiến ngài đã bao gồm hai điều này trong sáu điều đau khổ? Tôi nghĩ về những người bị cầm tù và những người di cư, hay những công nhân xa xứ và nạn nhân của sự buôn người, nghĩ về những đám đông như những cái cây bị nhổ bật rễ, những người đã phải xa lìa xứ sở quê hương, bị chia cắt với gia đình và bạn bè, bị bắt buộc phải sống giữa những người xa lạ chẳng phải bao giờ cũng chào đón họ.

Chúng ta thật may mắn sống trong thời đại mà phúc lợi xã hội và trợ giúp nhân đạo được công nhận không chỉ là một điều ước mà là một sự cần thiết. Tôi có may mắn sống trong một thời đại mà số phận của những tù nhân lương tâm ở một nơi nào đó trở thành mối quan tâm của mọi người ở mọi nơi, một thời đại mà dân chủ và quyền con người là điều được công nhận một cách rộng rãi, cho dù không phải phổ quát trên toàn thế giới, là những quyền tự nhiên bẩm sinh của tất cả mọi người. Ðã bao lần trong những năm bị quản chế tại gia, tôi đã lấy thêm sức mạnh cho mình từ đoạn văn tôi rất ưa thích trong lời nói đầu bản Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền:

…. Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động dã man làm xúc phạm lương tâm nhân loại. Việc tiến đến một thế giới trong đó con người được hưởng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn sợ hãi và nghèo khó, phải được tuyên bố như là khát vọng cao nhất của con người bình thường.…điều cốt lõi là,  để con người không bị bắt buộc phải sử dụng đến biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức,  nhân quyền cần phải được bảo vệ bằng những quy định của luật pháp.”

Nếu người ta hỏi tôi vì sao tôi tranh đấu cho quyền con người ở Miến Ðiện, những đoạn văn trên đây sẽ đem lại câu trả lời. Nếu người ta hỏi tôi vì sao tôi tranh đấu cho nền dân chủ ở Miến Ðiện, thì đó là vì tôi tin rằng thiết chế dân chủ và sự thực hiện nó là cần thiết để bảo đảm cho quyền con người.

Trong năm qua đã có dấu hiệu về những nỗ lực của những người tin vào nền dân chủ và quyền con người đang bắt đầu kết trái ở Miến Ðiện. Ðã có những thay đổi theo hướng tích cực, đã có những bước đi hướng về dân chủ hóa. Nếu tôi tán thành chủ nghĩa lạc quan thận trọng thì đó không phải là vì tôi không có niềm tin vào tương lai mà là vì tôi không muốn khuyến khích niềm tin mù quáng. Nếu không có niềm tin vào tương lai, không có sự thuyết phục rằng những giá trị dân chủ và quyền cơ bản của con người không chỉ là điều cần thiết mà còn là khả dĩ cho xã hội của chúng ta,  thì phong trào của chúng tôi đã không thể đứng vững trong những năm tháng hủy diệt này.

Một số chiến binh đã ngã xuống tại vị trí chiến đấu của họ, số khác rời bỏ chúng tôi, nhưng nhóm nòng cốt tận tâm thì vẫn mạnh mẽ và gắn bó. Có lúc nghĩ về những năm tháng đã qua, tôi ngạc nhiên là đã có rất nhiều người vững vàng trong những hoàn cảnh nhiều thử thách nhất. Niềm tin của họ vào sự nghiệp của chúng tôi không hề mù quáng; nó dựa trên một sự đánh giá sáng suốt về sức mạnh của chính họ, về sự can trường và một sự tôn trọng sâu sắc trước những khát vọng của dân tộc chúng tôi.

Nhờ những thay đổi gần đây trong đất nước tôi mà tôi có mặt ở đây với các bạn hôm nay; và những thay đổi này đã đến bởi vì  các bạn và những người yêu tự do và công lý khác đã đóng góp vào sự nhận thức trên toàn cầu về hoàn cảnh của chúng tôi. Trước khi tiếp tục nói về đất nước tôi, tôi xin được nói về những tù nhân lương tâm của chúng tôi. Vẫn đang còn có những người tù như thế ở Miến Ðiện. Thật đáng lo ngại khi những người bị giam giữ nổi tiếng nhất đã được phóng thích, những người vô danh khác sẽ bị lãng quên. 

Tôi đứng ở nơi đây là vì tôi đã từng là một tù nhân lương tâm. Khi các bạn nhìn vào tôi và lắng nghe tôi nói, xin hãy nhớ một sự thật thường được lặp đi lặp lại rằng một người tù nhân lương tâm đã là quá nhiều. Những người chưa được trả tự do, những người chưa được tiếp cận với lợi ích của công lý trong nước tôi, con số đó lớn hơn con số một nhiều lắm. Xin hãy nhớ đến họ và xin hãy làm bất cứ cái gì có thể để tác động đến việc trả tự do cho họ sớm nhất và vô điều kiện.











Monk-led "Saffron Revolution

Miến Ðiện là đất nước nhiều sắc dân và niềm tin vào tương lai của Miến Ðiện chỉ có thể xây dựng trên nền tảng của tinh thần hợp nhất. Từ khi giành được độc lập năm 1948, chưa bao giờ có lúc nào chúng tôi có thể tuyên bố là cả nước đã có hòa bình. Chúng tôi đã chưa thể xây dựng lòng tin và sự hiểu biết cần thiết để xóa bỏ những nguyên nhân gây xung đột. Niềm hy vọng đã trỗi dậy qua cuộc ngưng bắn được duy trì từ đầu thập kỷ 90 cho đến năm 2010 thì bị phá vỡ qua một tiến trình vài ba tháng.

 Một hành động thiếu cân nhắc đã đủ để phá tan cuộc ngừng chiến đã kéo dài khá lâu. Trong những tháng gần đây, những cuộc thương lượng giữa chính phủ và các lực lượng người dân tộc đã và đang có tiến bộ. Chúng tôi hy vọng rằng thỏa thuận ngừng bắn sẽ dẫn đến những giải pháp chính trị được xây dựng trên nền tảng khát vọng của các dân tộc và  tinh thần hợp nhất.

Ðảng Liên hiệp Quốc gia vì Dân chủ của tôi và tôi đã sẵn sàng và mong muốn giữ bất cứ vai trò nào trong tiến trình hòa giải quốc gia. Những biện pháp đã được khởi động bởi chính phủ của tổng thống U Thein chỉ có thể duy trì được với sự hợp tác sáng suốt của tất cả mọi lực lượng nội bộ: quân đội, các nhóm dân tộc quốc gia, các đảng phái chính trị, truyền thông, các tổ chức xã hội dân sự, cộng đồng doanh nghiệp, và quan trọng hơn hết là công chúng.

Chúng tôi có thể nói rằng cuộc cải cách này là có hiệu quả chỉ khi cuộc sống của nhân dân chúng tôi được cải thiện và về mặt ấy, cộng đồng quốc tế có một vai trò không thể thiếu. Viện trợ nhân đạo và viện trợ phát triển, các thỏa thuận song phương và đầu tư phải được phối hợp và có cân nhắc đến việc bảo đảm tăng trưởng quân bình và bền vững về xã hội, chính trị và kinh tế. Tiềm năng của đất nước chúng tôi là hết sức to lớn. Ðiều này cần được nuôi dưỡng và phát triển để tạo ra một xã hội không chỉ thịnh vượng hơn mà còn hài hòa hơn, dân chủ hơn, nơi người dân của chúng tôi có thể sống trong hòa bình, an toàn và tự do.

Hòa bình của thế giới chúng ta là điều không thể chia cắt. Chừng nào mà những lực lượng tiêu cực còn mạnh hơn những lực lượng tích cực ở bất cứ nơi đâu, thì tất cả chúng ta đều bị đe dọa. Có lẽ ta có thể đặt câu hỏi rằng liệu có bao giờ tất cả những lực lượng tiêu cực sẽ bị loại bỏ? Câu trả lời đơn giản là: “Không!”. Bản chất của con người chứa đựng cả cái tích cực lẫn cái tiêu cực. Tuy nhiên con người cũng có khả năng tạo nên và làm mạnh thêm những cái tích cực và làm giảm đến mức thấp nhất hay trung hòa hóa những cái tiêu cực. Hòa bình tuyệt đối trong thế giới chúng ta là một mục tiêu không thể đạt được.

Nhưng đó là thứ mà chúng ta phải hướng về trong cuộc hành trình mà chúng ta đang tiếp tục; đôi mắt chúng ta dán chặt vào mục tiêu đó như người đi trong sa mạc dán mắt vào ngôi sao dẫn đường sẽ đưa anh ta đến nơi giải thoát. Ngay cả nếu chúng ta không đạt được hòa bình hoàn hảo trên trái đất, bởi vì hòa bình hoàn hảo là thứ không có trên trái đất này,  thì những nỗ lực chung để giành lấy hòa bình cũng sẽ đoàn kết mọi cá nhân và mọi quốc gia trong lòng tin và tình hữu nghị; và giúp tạo ra một cộng đồng người an toàn hơn và tử tế hơn.

Tôi dùng từ “tử tế hơn” với sự cân nhắc thận trọng. Tôi có thể nói đó là sự cân nhắc thận trọng của nhiều năm. Trong những sự ngọt ngào của nghịch cảnh, và hãy cho tôi nói rằng những thứ ngọt ngào ấy chẳng có nhiều cho lắm, tôi đã tìm thấy cái điều ngọt ngào nhất, thứ quý giá hơn hết tất cả, là bài học mà tôi đã học được về giá trị của lòng tốt. Tất cả những sự tử tế mà tôi đã nhận được, dù nhỏ hay lớn, đều đã thuyết phục tôi rằng lòng tốt có thể không bao giờ đủ trong thế giới của chúng ta. Tử tế là đáp ứng với sự nhạy cảm và ấm áp của con người trước hy vọng và nhu cầu của người khác. Ngay cả cái chạm nhẹ nhất của lòng tốt cũng có thể thắp sáng một trái tim nặng trĩu.

Lòng tốt có thể làm thay đổi cuộc đời của con người. Na-Uy đã cho thấy gương mẫu của sự tử tế trong việc cung cấp tổ ấm cho những người tha phương trên trái đất, bảo vệ những người đang bị tấn công, bị cắt đứt chiếc dây neo của an toàn và tự do với quê hương bản quán của họ.

Ở mọi nơi trên thế giới này đều có những người tị nạn. Khi tôi đến trại tị nạn Maela ở Thái Lan gần đây, tôi đã gặp những người tận tụy đang hàng ngày đấu tranh cho cuộc sống của những người tị nạn thoát khỏi khó khăn chừng nào hay chừng ấy. Họ nói về mối quan ngại của họ đối với “sự mòn mỏi dần những người tài trợ”, là điều có thể dịch ra thành “sự mòn mỏi lòng trắc ẩn”. Cụm từ “sự mòn mỏi dần những người tài trợ” tự nó đã diễn đạt một cách chính xác sự giảm sút nguồn tiền tài trợ. “Sự mòn mỏi lòng trắc ẩn” tự diễn đạt nó ít hiển nhiên hơn việc giảm sút đi lòng trắc ẩn. Cái này là hậu quả của cái kia. Liệu chúng ta có thể sống mãi được với việc tự cho phép mình mòn mỏi đi lòng trắc ẩn?

Phải chăng cái giá của việc đáp ứng nhu cầu cho những người tị nạn lớn hơn cái giá của sự quay lưng, nếu không muốn nói là nhắm mắt lại trước sự đau khổ của họ? Tôi khẩn khoản kêu gọi những nhà tài trợ trên thế giới trong việc đáp ứng nhu cầu của những con người này, những người đang tìm kiếm, thường là cuộc tìm kiếm vô vọng, sự tị nạn trên một đất nước khác.

Ở Maela, tôi đã có những cuộc thảo luận quý giá với các viên chức Thái chịu trách nhiệm quản lý điều hành tỉnh Tak, nơi có trại này và nhiều trại khác. Họ cho tôi biết nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn liên quan đến các trại tị nạn: vi phạm luật bảo vệ rừng, sử dụng ma túy bất hợp pháp, cất rượu lậu, các vấn đề về kiểm soát bệnh sốt rét, bệnh lao phổi, sốt xuất huyết và bệnh dịch tả. Những quan ngại của cơ quan hành chánh là chính đáng cũng như những quan ngại của những người tị nạn. Các quốc gia chủ nhà cũng cần có sự xem xét và sự giúp đỡ cụ thể để đương đầu những khó khăn liên quan đến phần trách nhiệm của họ.









Mục tiêu tối hậu của chúng ta phải là tạo ra một thế giới thoát khỏi tình trạng có những người phải di tản, những người không nhà và tuyệt vọng, một thế giới mà từng góc nhỏ và tất cả mọi nơi đều là nơi trú ẩn thực sự mà những người sống ở đó đều có tự do và có năng lực sống trong hòa bình. Mọi ý nghĩ, mọi lời nói, mọi việc làm góp phần vào cái tốt và cái lành mạnh sẽ là một sự đóng góp cho hòa bình. Mỗi người và tất cả chúng ta đều có thể đóng góp như thế. Chúng ta hãy nắm tay nhau tạo ra một thế giới hòa bình, nơi chúng ta có thể ngủ trong an toàn và thức dậy trong niềm hạnh phúc.

Ủy ban Nobel đã kết luận tuyên bố của họ ngày 14 tháng 10 năm 1991: “Bằng cách trao giải Nobel Hòa bình cho Aung San Suu Kyi, Ủy ban Nobel Na-Uy muốn vinh danh người phụ nữ này vì những nỗ lực không mệt mỏi của bà, và thể hiện sự ủng hộ của giải Nobel đối với rất nhiều người trên khắp thế giới đang tranh đấu để đạt đến dân chủ, quyền con người và hòa giải dân tộc bằng những phương tiện hòa bình”. Khi tôi tham gia phong trào dân chủ ở Miến Ðiện chưa bao giờ tôi tự nghĩ rằng tôi có thể là người nhận bất cứ giải thưởng hay vinh dự nào.

Cái giải thưởng mà chúng tôi đang làm hết sức mình cho nó, đó là tự do, an toàn, và chỉ là một xã hội mà con người có thể nhận ra được tất cả tiềm năng của mình. Vinh dự nằm trong những nỗ lực của chúng tôi. Lịch sử đã trao cho chúng tôi cơ hội để cống hiến những gì tốt nhất của chúng tôi cho một sự nghiệp mà chúng tôi tin vào.

Khi Ủy ban Nobel chọn vinh danh tôi, con đường mà tôi đã chọn cho ý chí tự do của riêng tôi sẽ trở nên một con đường ít cô đơn hơn để theo đuổi nó. Vì điều ấy tôi xin cảm ơn Ủy ban và tất cả mọi người trên thế giới này, vì sự hỗ trợ của họ đã làm mạnh thêm niềm tin của tôi trên con đường chung tìm kiếm hòa bình.

Xin cảm ơn quý vị.
Aung San Suu Kyi

Chú Thích:
Giải Nobel Hòa bình (tiếng  xứ Bắc Âu: Thụy Điển, Đan Mạch và tiếng Na Uy: Nobels fredspris) là một trong năm nhóm giải thưởng ban đầu của Giải Nobel. Theo nguyện vọng ghi trong di chúc của Alfred Nobel, Giải Nobel hòa bình nên được trao "cho người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình". Có nhiều người cho rằng Nobel đã lập ra giải thưởng này trong di chúc như một cách đền bù cho các chất nổ phát minh của ông vốn được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh như dynamit hay ballistite. Thực tế thì ngoại trừ ballistite, không một loại chất nổ nào của Nobel được sử dụng trong chiến tranh khi ông còn sống.

Giải Nobel Hòa bình được trao hàng năm vào ngày 10 tháng 12, ngày mất của Alfred Nobel tại thủ đô Oslo của Na Uy. Trong khi phần lớn các giải Nobel khác được trao tại Thụy Điển và do một ủy ban của Thụy Điển quyết định, thì người hoặc tổ chức được xét trao giải Nobel Hòa bình sẽ được quyết định bởi Ủy ban Giải Nobel Na Uy do Quốc hội Na Uy lập ra. Chủ tịch hiện tại của ủy ban này, tiến sĩ Ole Danbolt Mjøs cũng là một người từng được trao Giải Nobel Hòa bình. Sở dĩ có sự khác biệt này là vì vào thời điểm Alfred Nobel viết di chúc, Thụy Điển và Na Uy gần như là một liên bang trong đó Chính phủ Thụy Điển chịu trách nhiệm lĩnh vực đối ngoại còn Quốc hội Na Uy chịu trách nhiệm lĩnh vực đối nội.

Alfred Nobel chưa bao giờ giải thích lý do tại sao ông lại chọn Na Uy là nước chịu trách nhiệm xét giải Nobel Hòa bình chứ không phải Thụy Điển, nhiều người cho rằng có lẽ Nobel muốn loại trừ việc các chính phủ nước ngoài có thể thao túng Giải Nobel Hòa bình, vì vậy ông đã chọn Quốc hội Na Uy, vốn không chịu trách nhiệm về quan hệ đối ngoại.


Aung San Suu Kyi Timeline:

1945: Aung San Suu Kyi born in Rangoon.
1947: General Aung San assassinated
1948: The Independent Union of Myanmar is established.
1960: Daw Khin Kyi appointed Myanmar's ambassador to India. Suu Kyi accompanies mother to New Delhi.
1960-64: Suu Kyi at high school and Lady Shri Ram College in New Delhi.
1964-67: Oxford University, B.A. in philosophy, politics and economics at St. Hugh's College
1969-71: She goes to New York for study. Postponing studies, Suu Kyi joins U.N. Secretariat as Assistant Secretary.
1972: January 1. Marries Michael Aris
1973: They return to England for birth of Alexander in London.
1974: Michael assumes appointment at Oxford University.
1977: Birth of second son, Kim at Oxford.
1984: Publishes “Aung San”
1985: Publishes “Let's Visit Myanmar” also books on Nepal and Bhutan
1985-86: Visiting Scholar, Center of Southeast Asian Studies, Kyoto University
1986: Alexander and Kim take part in traditional Buddhist ceremony of initiation into monk-hood.
1988: Moves her ailing mother to family home on University Avenue in Rangoon.
1989: Suu Kyi continues campaign despite harassment, arrests and killings by soldiers.
1990: Despite detention of Suu Kyi, NLD wins election with 82% of parliamentary seats. SLORC refuses to recognise results.
1990: Suu Kyi granted 1990 Rafto Human Rights Prize.
1991: European Parliament awards Suu Kyi Sakharov human rights prize.
1991: Norwegian Nobel Committee announces Suu Kyi as the Winner of 1991 Peace Prize.
1991: December: “Freedom from Fear” was published.
1992: Suu Kyi announces that she will use $1.3 million prize money to establish health and education trust for Burmese people.
1993: Group of Nobel Peace Laureates, denied entry to Myanmar
1995: SLORC releases Suu Kyi from house arrest after six years of detention.
1999: Her husband, Michael Aris died of cancer.
2000: She was detained again.
2002: Released after two years.
2003: Detained ever since.








Đáp Lời Sông Núi
Ca sĩ: Hợp Ca
Sáng tác: Trúc Hồ

Đáp lời sông núi,
anh em ta đáp lời sông núi,

Tổ quốc lâm nguy,
xương máu này ta nguyện hiến dâng.

Đáp lời sông núi,
anh em ta đáp lời sông núi,

Quyết bảo vệ giang san,
ta thà chết cho quê hương.

Đây muôn triệu con tim,
đây muôn triệu khối óc,

Cùng giòng máu Việt Nam.
Đây Hưng Đạo Vương,
đây Lý Lê Trần,

Bốn ngàn năm,
chưa một lần khuất phục ngoại xâm.

Đáp lời sông núi,
anh em ta đáp lời sông núi,

Tổ quốc lâm nguy,
xương máu này ta nguyện hiến dâng.

Đáp lời sông núi,
anh em ta đáp lời sông núi,

Quyết bảo vệ giang san,
ta thà chết cho quê hương.

Quyết bảo vệ giang san,
từng tấc đất, từng cây cỏ,

Từng phố phường,
từng con đường,
từng bờ biển quê hương.

Đáp lời sông núi,
anh em ta đáp lời sông núi,

Tổ quốc lâm nguy,
xương máu này ta nguyện hiến dâng.

Đáp lời sông núi,
anh em ta đáp lời sông núi,

Quyết bảo vệ giang san
ta thà chết cho quê hương.

Đây muôn triệu con tim,
đây muôn triệu khối óc,

Cùng giòng máu Việt Nam.
Đây Hai Bà Trưng, đây Lý Lê Trần,
Bốn ngàn năm
chưa một lần khuất phục ngoại xâm.

Đáp lời sông núi,
anh em ta đáp lời sông núi.

Tổ quốc lâm nguy,
xương máu này ta nguyện hiến dâng.

Đáp lời sông núi,
anh em ta đáp lời sông núi,

Quyết bảo vệ giang san,
ta thà chết cho quê hương.

VIỆT NAM, VIỆT NAM, VIỆT NAM .....

Đáp Lời Sông Núi:
http://karaoke.vuilen.com/play.php?songid=7007

 Play without voice       Play with Voice
http://karaoke.vuilen.com/play.php?songid=7007






Quý vị bấm vào các audio-link, nghe âm thanh
các bài tâm tình và Chúc Tết Quý Tỵ 2013 của các quý vị lãnh đạo
tinh thần và nhân sĩ thuộc Cộng Đồng Người Việt tị nạn cộng sản ở Hải Ngoại.

           Chân thành cảm tạ quý vị quý bạn đã giúp
           thực hiện và phổ biến các Bài Chúc Tết & AUDIO.


(bấm vào đây nghe âm thanh)
http://audio.freevietnews.com/20130202_BsCanThiBichNgoc.m3u


(download)
http://audio.freevietnews.com/20130202_BsCanThiBichNgoc.mp3

Đoàn Én Đem Lại Mùa Xuân!

Bác sĩ Cấn Thị Bích Ngọc


Hải ngoại ngày 2 tháng 2, năm 2013

Chúc Têt Quý Tỵ.

Kính thưa quý đồng bào quốc nội cùng quý đồng hương hải ngoại.

Một lần nữa, xuân lại về,

Cho dầu đang ở phương trời nào, những người con dân Việt luôn tràn ngập xúc cảm trước thềm năm mới, cảm xúc về  phong tục thiêng liêng của những ngày Tết Nguyên Đán, về những tình cảm gia đình họ hàng thắm thiết, về những sắc hoa muôn màu, tiếng nhạc  dập dìu chào đón mùa xuân.

Riêng những người Việt hải ngoại, thì mỗi lần Tết đến, ngoài niềm vui xum họp gia đình, chúng tôi còn có niềm ngậm ngùi, khắc khoải  của những người ly hương nhưng tâm hồn luôn hướng về quê nhà. Vì đằng sau sự hào nhoáng giả tạo, đất nước Việt Nam vẫn còn điêu linh, đồng bào thân yêu của  chúng  tôi chưa thật sự được  hưởng niềm tự do như chúng tôi đang có, và nhất là tổ quốc đang rất lâm nguy trước tham vọng  bá quyền của giặc Tàu phương Bắc với sự im lặng đồng lõa  hèn hạ của nhà cầm quyền CSVN.

Nhưng từ những ngày tháng gần đây, những biến chuyển ở quê nhà,  thể hiện qua những cuộc đấu tranh trong nước, qua sự can trường bất khuất của quý đồng bào quốc nội, nhất là nơi giới trẻ, đã cho chúng tôi thấy rằng mùa xuân khải hoàng sẽ đến với chúng ta một ngày không xa.

Trong giai đoạn hiện tại, nhờ lòng yêu nước thiết tha, nhờ sự can đảm dấn thân của quý đồng bào quốc nội, các chồi non đang nảy mầm, những búp hoa tự do đang chờ đợi ngọn gió mát dân chủ thổi đến, là có thể nở rộ lên trên khắp đất nước. Đối với chúng tôi, đồng bào quốc nội sẽ là một đoàn én đem lại mùa xuân thực sự cho dân tộc, và chúng tôi những người Việt hải ngoại, nguyện sẽ sát cánh cùng quý vị trong cuộc đấu tranh để giải thể đảng CSVN.

 Kính thưa quý vị, xuân về mang theo bao ước vọng đổi mới. Trước thềm  xuân Quý Tỵ, thay mặt Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do, xin kính chúc quý đồng bào quốc nội, kính chúc tất cả những người con yêu nước Việt, vì lý tưởng cao quý, đang lâm cảnh tù tội và quý đồng hương hải ngoại sức khỏe dồi dào, mọi điều an lành , vạn sự hanh thông. Và xin cầu chúc cho quê hương Việt Nam sớm thoát khỏi cảnh đô hộ của đảng CSVN rất hèn với giặc và rất ác với dân, Cầu xin ơn trên cùng  các bậc tiền nhân gia hộ, để đất nước VN sẽ vươn mình độc lập, có một vị thế mới sánh ngang cùng  với các nước văn minh trên thế giới.

Xin kính chào quý vị và mong ước được hội kiến cùng quý vị trên đất nước dấu yêu không còn CS trong  một ngày rất gần.

Trân trọng,

Cấn Thị Bích Ngọc
Chủ Tịch Ban Chấp Hành
Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam T Do

Hiệp hội Y Sĩ với mục tiêu hoạt động
tranh đấu cho
Nhân Quyền , Dân Chủ Việt Nam

             (bấm vào đây nghe âm thanh)

http://audio.freevietnews.com/20130202_BsCanThiBichNgoc.m3u
http://audio.freevietnews.com/20130202_BsCanThiBichNgoc.mp3

MỖI NGƯỜI LÀ MỘT CHIẾN SĨ TRUYỀN TIN

Xin nhờ quý vị quý bạn giúp phổ biến tâm tư đồng bào hải ngoại đến đồng bào quốc nội, qua mạng lưới Internet toàn cầu: Emails, Paltalk, yahoo/gmail Groups, Radio, Web, Blogs. Nội dung các phát biểu đặc biệt này được lưu trữ trên trang web http://freevietnews.com/audio

 


Canada hội luận
"Thềm lục địa Việt Nam"
 và "Vai trò phụ nữ"


với nhiều phái đoàn đến từ
Úc-Châu, Âu-Châu, Hoa Kỳ!

 

Thăng Long tổng hợp

 Montréal [Quebec], 10/5/2010.- Canada vừa tổ chức khá thành công hai ngày hội luận về “Vấn đề Thềm Lục Địa VN và Luật Biển LHQ” và “Phụ Nữ VN trước hiểm hoạ mất nước” vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Tưởng Niệm Quốc Hận 30/4 với nhiều diễn giả và phái đoàn đến từ Úc-châu, Âu-châu, Hoa Kỳ và đông đảo đồng hương tị nạn CS vùng Montréal, Sherbrooke, Ottawa, Toronto,…
 
Vấn đề Thềm Lục Địa VN với Luật Biển LHQ

Ngay sau Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương - Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30/4 theo nghi thức cổ truyền trang trọng do Hội Rồng Vàng đảm trách, khai diễn lúc 13 giờ ngày Chủ Nhật 25/4/2010 tại Đại Sảnh Trung-Tâm Côtes-des-Neiges, Montréal, với người điều hợp chương trình là một bác sĩ trẻ đầy nhiệt tình –BS Cấn Thị Ngọc Bích, khoảng 250 quan khách và đồng hương Canada đã tham dự buổi hội luận về “Thềm Lục Địa VN và Luật Biển LHQ” suốt hơn 4 giờ, đến hơn 18 giờ mới chấm dứt.


Diễn gỉa là LS Nguyễn Thành [Điều-phối-viên, Ủy Ban Công Lý-Hoà Bình vì Hoàng Sa-Trường Sa của VN, đến từ Florida] và hai tham luận viên là cựu Tr. tá Trần Văn Thanh [K.12 Đà Lạt, Montréal] và cựu HQ Tr. tá Nguyễn Tạ Quang [CT/Hội HQ - HH VNCH, Phidelaphia], dưới sự điều hợp của Bà Chủ Tịch CĐNVQG Montréal Đặng Thị Danh và hai nhà văn nữ: Tiểu Thu và Mộng Lương.

Buổi hội luận do CĐNVQG Vùng Montréal tổ chức với sự hợp tác của Hội Phụ Nữ VN Montréal, Hội Cựu NS Gia Long, Hội Cựu NS Trưng Vương, Hội Tuổi Vàng Rồng Vàng, Hội Y Sĩ, Hội Nha Sĩ, Hội SAIM, Hội Cựu HS Chu Văn An, Hội Cựu Giáo Chức, Hội Cựu SV Quốc Gia Hành Chánh, Hôi Cựu Quân Nhân, Gia Đình Mũ Đỏ, Hội Nhớ Huế, Hương Thơ Văn Đàn, Hội Bảo Vệ Di Sản,…

Nhân sĩ hiện diện có các cựu GS Nguyễn Văn Phú [Chu Văn An], Lê Văn Mão, Võ Đệ [Võ Bị Đà Lạt], Trương Văn Hoàn, Bùi Thế Tập [Trần Hưng Đạo Đà Lạt], … LS Dương Hồng Lương,… quý bà Trần Thị Mười [Phòng Thương Mại Sàigòn], Trần Thị Khương [phu nhân cố Đại tá Trần Văn Thanh, ĐH/CTCT Đà Lạt], Trương Khoa Nghi [Nữ TH Bùi Thị Xuân Đà Lạt], Lê Thu Hà [HT/Hội Phụ Nữ Montréal], Phan Thị Sĩ [HT/Hội Cựu NS Gia Long Áo Tím], Ngô Thị Nguyệt Minh [HT/Hội Cựu NS Trưng Vương], Tuyết Lan [HT/Hội Cựu NS Gia Long Áo Trắng], Tôn Nữ Quỳnh Loan, Dương Ngọc Nữ,… qúy ông Nguyễn Tấn Khang [Nghị viên HĐ Đô Thành Sàigòn], Đỗ Phan Hạnh [CT/Hội Cựu HS Chu Văn An Canada], TS Lê Thiện Ngọ [Wash. State], ông Trần Văn Nhã [CT/Hội Người Việt Sherbrooke], Phạm Hữu Thịnh [cựu HT/Hội Cựu HS Chu Văn An Bắc CA], Nguyễn Bá Hoa [Pétrus-Ký], Đoàn Văn Bích, Bùi Như Hùng, Phạm Văn Sắc, Ngô Anh Võ, Trương Sĩ Thực, …

Ngoài ra, có sự tham dự thật đông đảo của các Y, Nha, Dược-sĩ ở Canada: Phạm Hữu Trác, Từ Uyên, Nguyễn Hoà Hiếu, Phan Văn Thành, Trần Mộng Lâm, Lê Thành Ý, Trần Văn Cương, Trần Ngưu Tử, Trần Đình Thắng, Phùng Văn Hạnh, Lê Quang Tiến, Đào Bá Ngọc, Lý Hồng Sen, Cấn Thi Bích Ngọc, Ngô Thị Nguyệt Minh, Nguyễn Thị Hải, Lâm Xuân Quang, Nguyễn Thị Nhu,…

Được vậy, một phần do phu quân của bà Đặng Thị Danh - ông Đào Bá Ngọc- một tấm lòng hiếm quý, vì ngoài trách nhiệm hàng ngày của một bác sĩ hầu như ông đã dành hết thời gian còn lại để giúp vợ chu toàn trách nhiệm CT Vùng Montréal, nơi đông đảo người Việt tị nạn, thật xuất sắc trong suốt 6 năm qua.

Đặc biệt còn có sự hiện diện, góp ý kiến sôi nổi của các bà Trương Nguyệt Anh [Nghị Viên, Úc-châu], Nguyễn T. Ngọc Hạnh [Phong Trào PNVN Hành Động Cứu Nước, Pháp-quốc], Phạm T. Bích Thủy [Hội PNVN Tự Do, Đức-quốc], Trần Hồng Khương [PTPNVNHĐCN, Philadelphia], bà Nguyễn Việt Nữ [California],… từ Úc-châu, Âu-châu và Hoa Kỳ đến tham dự hội thảo “Phụ Nữ Việt trước hiểm họa mất nước” vào ngày hôm trước, Thứ Bảy 24/4/2010, và góp phần văn nghệ của Ban Hợp Ca Hội Phụ Nữ Ái Hữu Montréal gồm: Tiểu Thu - Mỹ Hương - Ngọc Anh - Tường Loan - Bích Kiều, của bà Bích Thủy và các ca nhạc sĩ ở Montréal.

Sau Lễ Tế Tổ và Tưởng Niệm Quốc Hận 30/4, bà CT/CĐ Đặng Thị Danh, đã thay mặt BTC chào mừng và cảm tạ quan khách và đồng hương. Bà Danh đã sơ lược lại ý nghĩa của buổi lễ và cám ơn các hội đoàn và cá nhân đã cộng tác giúp đỡ cộng đồng để việc tổ chức được thành tựu tốt đẹp. Với mái tóc bạch kim, gương mặt cương nghị và giọng nói chân chất nhiệt tình, bà Chủ Tịch CĐ Montréal đã gây xúc động cho toàn thể hội trường khi nhắc lại biết bao đau thương mất mát của đất nước và dân tộc kể từ khi CS Bắc Việt xua quân cưỡng chiếm Miền Nam VN.

Tiếp đến, ông Nguyễn Tấn Khang, bạn học với diễn giả ở trường Chu Văn An Hà Nội trước 1954, đã giới thiệu LS Nguyễn Thành. Theo ông Khang thì ông Thành là một nhà giáo, một luật gia và một người hoạt động chính trị độc lập nặng lòng với quê hương, dân tộc. Ông tốt nghiệp Luật Khoa Đại Học Saì Gòn đầu thập niên 1960 nhưng tiếp tục dạy học ở Ban Mê Thuôt và Đàlạt, gia nhập Luật Sư Đoàn Sài Gòn đầu thập niên 1970 sau khi đắc cử Nghị Viên Hội Đồng Thị Xã Đà Lạt năm 1970 và được giải ngũ sau hơn 7 năm với tư cách Sĩ Quan Trừ Bị Khóa 16 Thủ Đức. 

Sau 30/4/1975, ông Thành bị đưa ra Bắc giam giữ hơn 7 năm. Cuối 1982, trong một lần vượt biển thất bại, ông bị bắn gần chết và bị tù thêm 2 năm nữa. Năm 1987, ông vượt biên đến Thái Lan rồi định cư tại Hoa Kỳ. Năm 1993, ông học luật trở lại và là Tổng Thư Ký Hội Luật Gia VN California NK 1994-1996. Từ 2002, Toà Án Hình Sự Quốc Tế [International Criminal Court=ICC] ra đời ngày 11.4.2002 bởi LHQ, ông dành nhiều thời gian nghiên cứu, viết bài đăng báo để các cựu “tù cải tạo” và thân nhân các nạn nhân bị VC sát hại biết là có thể đem bọn tội phạm VC ra trước ICC và Toà Án Quốc Gia của một số nước về “tội ác diệt chủng” và các “tội ác nghiêm trọng” đối với nhân dân.

Từ 2008, với nhận thức vấn đề “lãnh thổ lãnh hải” không những cấp thiết và liên quan đến sự tồn vong của đất nước mà còn là mẫu số chung kết hợp quốc nội với hải ngoại để giải thể chế độ CSVN, ông đã cùng các luật gia và trí thức cùng quan điểm ở Hoa Kỳ và Âu Châu thành lập “Ủy Ban Công Lý-Hoà Bình cho Hoàng Sa -Trường Sa của VN.” Hiện tại, ông dành toàn thời gian đi khắp nơi để vận động cho công cuộc bảo vệ chủ quyền pháp lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa -Trường Sa của VN mà đảng CSVN đang mưu toan nhượng cho Trung Cộng qua Luật Biển LHQ.

Sau khi cảm tạ Ban Tổ Chức, đặc biệt là bà CT/CĐ Đặng Thị Danh và phu quân, BS Đào Bá Ngọc, đã tạo cơ hội cho ông được hội kiến với đông đảo các bậc trưởng thượng, nhân sĩ trí thức và đồng hương tị nạn ở Canada, gặp lại thân nhân và bạn học cũ mà đặc biệt là BS Phan Văn Thành, người bạn thân cùng tên cùng lớp ở Quang Trung ĐàLạt và Pétrus-Ký Sàigòn sau 52 năm xa cách, LS Thành phát biểu đại ý: Ông rất vui mừng được trình bầy vấn đề “Thềm Lục Địa VN và Luật Biển LHQ,” một vấn đề thời sự, phức tạp và liên quan tới sự tồn vong của Đất Nước, trước một cử toạ mà chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh -người giới thiệu ông với bà CT/CĐ Đặng Thị Danh, từng hết lời ca ngợi về nhiệt tình đối với quê hương và kiến thức sâu rộng.

Với giọng nói rõ ràng, khúc triết và chân tình của một nhà giáo, LS Thành đã lược trình diễn tiến “Vấn đề Thềm Lục Địa VN và Luật Biển LHQ” trước đồng hương Canada. Ông nói: Với nhận thức một vài đoàn thể, tổ chức riêng lẻ không đủ uy lực để đánh động công luận quốc tế, làm chùn bước xâm lược của Bắc Kinh và buộc Hà Nội phải kịp thời ứng xử minh bạch trước các vấn nạn sinh tử của đất nước, “Ủy Ban Công Lý-Hoà Bình cho Hoàng Sa-Trường Sa của VN” đã cùng với 26 tổ chức, hội đoàn NVQG Bắc-Nam California tổ chức buổi Hội Luận I về “Hiện Tình Lãnh Thổ Lãnh Hải VN” ở San Jose vào ngày 30/11/2008, và với 10 tổ chức, hội đoàn người Việt TNCS tại CHLB Đức tổ chức buổi Hội Luận II vào ngày 6/12/2008 ở Frankfurt, với cùng đề tài để “trưng cầu ý kiến” và “vận động đồng hương” cho một số việc làm cấp thiết đối với vấn đề lãnh thổ lãnh hải VN.  

Kết quả, gần 500 đại diện tổ chức, hội đoàn và đồng hương ở Hoa Kỳ và Âu-châu tham dự hai buổi hội luận nói trên đã thông qua một bản Tuyên Cáo, trong đó có điểm: “Lên án Đảng cộng sản Việt Nam bán đất dâng biển cho Đảng CS Trung Hoa, phủ nhận tất cả các văn kiện ĐCSVN ký kết với ĐCSTH và đòi hỏi Hà Nội phải đưa vấn đề lãnh thổ lãnh hải VN ra trước Công Luận và Công Pháp Quốc Tế.”


















Trước làn sóng đòi hỏi mạnh mẽ từ hải ngoại đến trong nước, ngày 6 và 7/5/2009 [tức chỉ còn 7 ngày là hết thời hạn 10 năm nộp hồ sơ về “thềm lục địa mở rộng” theo qui định của LHQ, 13/5/1999 đến 13/5/2009], Hà Nội đã nộp LHQ 2 hồ sơ về thềm lục địa VN. Nhưng, thay vì xin “mở rộng thềm lục địa VN ra 350 hải lý” mà “VN có đủ điều kiện để được hưởng” thì Hà Nội lại xác định “thềm lục địa VN chỉ 200 hải lý”, tức cố ý gạt Hoàng Sa Trường Sa ra ngoài hải-phận VN vì 2 nhóm đảo này hầu hết đều nằm ngoài 200 hải lý. Để vấn đề được rõ ràng và dễ hiểu hơn, LS Thành đã mời cử tọa theo dõi thuyết trình qua các bản đồ được chiếu lên màn ảnh rộng lớn tại hội trường.

 Với bản đồ 1 “Qui định chiều rộng các Vùng biển” [được trích từ trang nhà của Luật Biển LHQ: “UNCLOS”], diễn gỉa đã hướng dẫn toàn thể hội trường thấy rõ về chiều rộng các Vùng biển theo qui định của Luật Biển LHQ [Điều 8]: Lãnh-hải là Vùng biển rộng 12 hải lý, tính từ đường căn bản [tức lằn nước thủy triều xuống thấp nhất gần bờ biển] ra khơi; Hải-phận là Vùng biển bên ngoài lãnh hải, có thể rộng tới 350 hải lý; Vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, tính từ đường căn bản ra khơi; Thềm lục địa rộng 200 hải lý, cũng tính từ đường căn bản ra khơi;

Thềm lục địa mở rộng hay nền lục địa có thể rộng tới 350 hải lý, nếu đáy biển là sự tiếp nối tự nhiên hay thoai thoải từ đất liền chạy ra biển [như trường hợp VN]; nhưng nếu đáy biển có đường rãng sâu 2500 mét thì thềm lục địa không được qúa 100 hải lý, [như trường hợp của Trung-quốc, phía tiếp giáp với đảo Hải-Nam?].















Trước bản đồ 2 “liên quan tới phía Nam Biển Đông và quần đảo Trường Sa [được trích ra từ hồ sơ của Hà Nội và Mã Lai nộp LHQ ngày 6/5/2009], diễn gỉa đã hướng dẫn để cử tọa thấy rõ đường ranh 200 hải lý ở bản đồ Hà Nội nộp LHQ đã gạt toàn bộ nhóm đảo Trường Sa ra ngoài hải-ph ận VN. Theo LS Thành, Hà Nội biết rõ là gần như toàn bộ trên 100 đảo nổi, chìm của nhóm Trường Sa đều nằm cách bờ biển VN từ 200 đến 400 hải lý.

Hà Nội cũng biết rõ là VN có đầy đủ điều kiện theo Luật Biển để thềm lục địa vùng này được rộng đến 350 hải lý; nếu thềm lục địa VN là 350 hải lý thì gần trọn nhóm đảo Trường Sa nằm trên thềm lục địa mở rộng VN. Hà Nội cũng biết rất rõ là theo Luật Biển [Điều 77] thì quyền của các nước ven biển đối với thềm lục địa là một “quyền tuyệt đối.” Do đó, khi khước từ ưu quyền mở rộng thềm lục địa VN ra ngoài 200 hải lý, Hà Nội đã để lộ “ý đồ” nhượng quần đảo Trường Sa cho TC qua bản đồ hình lưỡi bò.

Với bản đồ 3 “liên quan tới phía Bắc Biển Đông, tức liên quan tới Vịnh Bắc Việt và nhóm đảo Hoàng Sa” [được trích từ hồ sơ Hà Nội nộp LHQ ngày 7/5/2009] thì cử toạ được thấy rõ đường ranh 200 hải lý do Hà Nội vẽ nộp LHQ đột ngột dừng lại ở vĩ độ 15 Bắc khi vừa chạm tới quần đảo Hoàng Sa.

Theo LS Thành: Tuy lời mở đầu của hồ sơ này có nói Hoàng Sa và Trường Sa là của VN nhưng đến phần chính của văn bản thì lờ đi không đề cập gì tới Hoàng Sa Trường Sa nữa và đường ranh 200 hải lý thì rõ ràng là gạt Hoàng Sa ra ngoài hải-phận VN. Một điều đáng chú ý nữa được chứng minh qua bản đồ [3] này là: Vùng biển Hà Nội “xin mở rộng ra ngoài 200 hải lý” mang hình tam giác ngược, đỉnh nhọn phía dưới cách xa nhóm đảo Trường Sa, cạnh đáy nằm chếch ngang phía trên chưa đụng chạm gì tới nhóm đảo Hoàng Sa; tức là cả Trường Sa lẫn Hoàng Sa đều nằm ngoài Vùng biển hình tam giác mà Hà Nội “xin mở rộng.”

http://www.biendong.tk/

Theo diễn gỉa thì nhà nghiên cứu chuyên về Biển Đông Vũ Hữu San sau khi đọc hồ sơ của Hà Nội đã phải la lên: “Hà Nội đã lùi bước khi vẽ hải-đồ nộp LHQ. Dân chúng VN đừng bao giờ nghe chúng nói, hãy nhìn những gì chúng làm. Nếu xem hải-đồ Hà Nội vẽ để nộp LHQ, chúng ta sẽ thấy: ¾ biển Hoàng Sa nằm trong hải-phận Trung-quốc. VN chỉ còn 1 đảo độc nhất là Tri Tôn, trong số hơn 100 đảo của nhóm Hoàng Sa; 4/5 biển Trường Sa không còn nằm trong hải phận Việt Nam. VN chỉ còn đảo Trường Sa nổi và 2 đảo chìm, trong số trên 100 đảo nổi và chìm của nhóm Trường Sa.”

LS Thành nói tiếp, vấn đề rành rành như thế mà Nguyễn Duy Chiến, Vụ-trưởng Biên-giới và cũng là đại diện của Hà Nội tại Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa LHQ, ngày 10/11/2009 tại hội nghị về Biển Đông ở Hà Nội, vẫn “dối gạt”: “VN là nước ven biển nên đã nộp báo cáo cho Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa để bảo vệ thềm lục địa ngoài 200 hải lý…

Và khôi hài hơn nữa là, trong lúc Hà Nội đang xin LHQ giới hạn thềm lục địa VN và cố ý gạt trên 200 đảo, bãi của hai nhóm Hoàng Sa Trường Sa vô cùng phong phú về tài nguyên, dầu khí, khí đốt và có giá trị chiến lược sinh tử đối với VN ra ngoài hải phận để thỏa mãn tham vọng bành trướng của Bắc Kinh mà chủ tịch nhà nước VC Nguyễn Minh Triết ngày 1/4/2010 vẫn trơ trẽn tuyên bố: “Dù là đảo nhỏ nhưng Bạch Long Vĩ là tấc đất thiêng liêng của tổ quốc” và đòi “chiến đấu cho chủ quyền của tổ quốc trong bất kỳ tình huống nào!”

Đến đây, vì thời lượng thuyết trình dành cho ông đã hết, LS Thành xin được tạm ngưng ở đây và xin mọi người vui lòng dành thời gian đọc bài viết “Hà Nội dâng Hoàng Sa, Trường Sa và Vịnh Bắc Việt cho Bắc Kinh qua hai hồ sơ nộp Ủy Ban Thềm Lục Địa LHQ ngày 6 và 7/5/2009” là bài ông soạn thảo để thuyết trình ở 2 buổi hội luận “Tìm Phương Cứu Nguy Đất Nước” do GS TS Nguyễn Thanh Liêm [cựu Thứ-trưởng Bộ Giáo Dục VNCH] tổ chức tại Thủ Đô Người Việt Tị Nạn ở Hoa Kỳ [Quận Cam] vào 2 ngày 25 và 26/7/2009 và nhất là bài “Nguyễn Tấn Dũng mưu toan hoàn tất tiến trình dâng Hoàng Sa, Trường Sa và phần lớn Vịnh Bắc Việt cho TC qua 2 hồ sơ nộp LHQ” được viết sau khi Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa kết thúc khóa họp 24 vào ngày 11/12/2009 và ra Thông Báo cho biết đã thông qua bước đầu 2 hồ sơ của Hà Nội.

Bài này được viết cho Đại Hội Cựu Sinh Viên Luật Khoa Sàigòn Toàn Cầu ở Houston, Texas, từ ngày 2 đến 4/4/2010 vừa qua và đưa đến kết quả là “lần đầu tiên ở hải ngoại hàng trăm luật gia cùng lên tiếng tố cáo Hà Nội cắt hàng trăm hải lý thềm lục địa VN để dâng cho Bắc Kinh” mà ông chỉ trình bầy được một phần bài viết chiều hôm nay. LS Thành kết thúc phần thuyết trình với lời chân thành cám ơn toàn thể hội trường đã lịch sự và lắng nghe ông trình bầy và đặc biệt cảm tạ BS Cấn Thị Bích Ngọc đã bỏ công sức copy 2 bài viết rất dài của ông cùng với các bản Tuyên Ngôn mỗi thứ hàng trăm bản và cung cấp đến tận tay từng quan khách, đồng hương hiện diện thật đông đảo trong hội trường. Buổi hội luận tiếp tục với phần giải đáp nhiều câu hỏi trong phạm vi Luật Biển LHQ đều được LS Thành giải đáp rõ ràng, thông suốt.

 Sau phần phát biểu của nghị viên Trương Nguyệt Anh, của chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh về Phong Trào Phụ Nữ VN Hành Động Cứu Nước mà buổi hội thảo chiều ngày hôm trước, Thứ Bảy 24/4/2010, không đủ thời gian giải đáp các câu hỏi, với nhiều tràng vỗ tay dành cho người phụ nữ kiên cường Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, buổi hội luận ngày 25/4/2010 kết thúc vào lúc hơn 18 giờ.
 
Phụ Nữ VN trước hiểm họa mất nước


Trước ngày Lễ Giỗ Tổ, Tưởng Niệm Quốc Hận 30/4 và Hội Luận về “Vấn đề Thềm Lục Địa VN và Luật Biển LHQ”, một buổi hội thảo với đề tài “Phụ Nữ VN sẽ phải làm gì trước hiểm họa mất nước” cũng đã khai diễn lúc 14 giờ ngày Thứ Bảy 24/4/2010 tại phòng hội sang trọng của Đại Học Cộng Đồng Cégep Maissoneuve, 3800 Sherbrooke Est, Montréal, với khoảng 150 người tham dự.

 











Đây là buổi hội thảo qui tụ các phụ nữ đến từ 3 Châu: Bà Trương Nguyệt Ánh [Nghị Viên thành phố Wanneroo, Tây Úc-châu], bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh [Phong Trào Phụ Nữ VN Hành Động Cứu Nước, Pháp-quốc], bà Phạm Thị Bích Thủy [Hội Phụ Nữ VN Tự Do, Đức-quốc], bà Trần Hồng Khương, Philadelphia] và bà Nguyễn Việt Nữ [California] và do CĐNVQG vùng Montréal tổ chức với sự cộng tác của Hội PNVN Vùng Montréal, Hội Cựu NS Gia Long và Hội Cựu NS Trưng Vương và sự hỗ trợ tích cực của giới phụ nữ và nhiều thân hào nhân sĩ Canada.

Ngoài hầu hết các nhân sĩ và đồng hương hiện diện trong buổi hội luận ngày 25/4 nói trên, cựu TT Lý Tòng Bá và LS Lâm Chấn Thọ cũng tham dự trong ít phút sau giờ khai mạc. Phía báo chí có Quốc Gia và Người Việt Montréal, Đối Lực và Khai Thác Thi Trường Toronto,…

Sau nghi thức khai mạc với MC Nguyễn Tấn Khang, bà Đặng Thị Danh, CT/CĐ - Trưởng BTC, đã ngỏ lời chào mừng, cám ơn quan khách, đồng hương và diễn gỉa. Bà đã nghẹn ngào và không cầm được nước mắt khi nhắc lại những nghiệt ngã oan khiên đổ xuống quê hương VN 35 năm xưa và sôi nổi phẫn uất khi nói đến việc nhà cầm quyền CSVN cho văn công sang Tàu đóng vai Hai Bà Trưng dâng rượu cho Mã Viện và làm cho người Việt thờ ơ trước họa mất nước!

Tiếp đến, bà Lê Thu Hà, CT/Hội Phụ Nữ VN Vùng Montréal, đã trang trọng giới thiệu trước cử toạ diễn gỉa đầu tiên của ngày 24/4/2010 hội thảo về đề tài “Phụ Nữ VN phải làm gì trước hiểm họa mất nước” đến từ Úc-châu: Nữ Nghị Viên Trương Nguyệt Ánh. Bà Trương Nguyệt Ánh trước 30/4/1975 là GS Trung Học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho, bà vượt biển tới Úc-châu năm 1978 và năm 2007 đắc cử vào Hội Đồng Thành Phố Wanneroo, Tây Úc-châu.

Nghị Viên Nguyệt Ánh cho hay bà đến Canada lần này, theo lời mời của bà Chủ tịch /CĐ Montréal, là để tiếp tay với chiến sĩ Ngọc Hạnh và Phong Trào PNVNHĐCN và, theo bà, “suốt dòng lịch sử VN, chưa có triều đại nào lại ươn hèn đến nỗi không những đã cắt đất, dâng biển mà nay còn đang tâm dâng cả hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa cho giặc Tàu mà vẫn trắng trợn dối gạt mọi người như tập đoàn CS cầm quyền ở Hà Nội hiện nay.
 








Giới thiệu diễn gỉa thứ hai của ngày hội thảo 24/4/2010, bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, là BS Trần Mộng Lâm. Ông khiêm tốn khi phát biểu ông hân hạnh được giới thiệu một người từng có thành tích đấu tranh kiên cường là bà NTNH và nay, trước hiểm họa mất nước, người chiến sĩ ấy một lần nữa lại dấn thân một cách thiết thực với “Phong Trào Phụ Nữ VN Hành Động Cứu Nước.”

Trước BS Lâm ít phút, ở phần đầu chương trình, MC Nguyễn Tấn Khang đã lược lại một thành tích của NTNH từng được giới truyền thông Việt-ngữ và quốc tế đưa tin rộng rãi hồi đầu thế kỷ như sau: NTNH và Phạm Anh Cường từ Pháp đến San Francisco, Hoa Kỳ, để đấu tranh trực diện với Nguyễn Tấn Dũng [phó thủ-tướng VC lúc đó] đang có mặt tại đây. Việc không thành, cả hai bị bắt và đưa ra trước một Toà Án ở San Francisco và Phạm Anh Cường đã nhận tội “phá rối trị an” để được trả tự do về Pháp ngay sau đó. Trái lại, dù luật sư biện hộ người Mỹ khuyên NTNH làm như người đồng hành Anh Cường để được tự do, bà vẫn cương quyết không nhận tội và chấp nhận bản án “5 năm tù” để có cơ hội tố cáo các tội ác của CSVN đối với đất nước và nhân dân trước toà án và công luận và đòi hỏi sự tố cáo của bà được lưu vào hồ sơ toà án và các văn khố của Hoa Kỳ.

Giọng nói hùng biện rực lửa đấu tranh, NTNH cho biết trước hiểm họa mất nước vào tay Tàu Cộng, Phong Trào ra đời trong tinh thần “giặc đến nhà đàn bà phải đánh” và mang hoài bão noi gương Bà Trưng Bà Triệu “phất cờ Nương Tử.” Bà cũng cho biết Phong Trào đã ra mắt ở Toronto ngày 29/11/2009 và kết hợp cùng “Phong Trào Hiến Chương năm 2000” của TS Nguyễn Bá Long [Canada] và “Phong Trào Việt Tự Dân” của TS Nguyễn Phúc Liên [Thụy Sĩ].

Theo NTNH, hôm nay, 24/4/2010, là cuộc tiếp xúc thứ 2 của Phong Trào với đồng hương vào dịp Tưởng Niệm 35 Năm Ngày Quốc Hận 30/4 tại Montréal và ngày 2/5 sắp tới là cuộc gặp gỡ thứ ba với đồng hương tại Edmonton, Canada, do Hội Người Việt và Hội Cựu Quân Nhân ở đây tổ chức. Nhân dịp này, NTNH thiết tha kêu gọi sự hỗ trợ của tất cả các tổ chức, hội đoàn Người Việt Quốc Gia trên tinh thần vì Đại Cuộc chung: Cứu Nước. Sau cùng, bà khăng định Phong Trào sẵn sàng kết hợp với mọi tổ chức, cá nhân có lập trường dứt khoát giải thể đảng Cộng Sản Việt Gian bán nước và xiển dương lá “Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ”, ngọn cờ thiêng liêng tượng trưng cho Hồn Nước.

Đến đây, trước khi bà Trần Hồng Khương, phát-ngôn-nhân Phong Trào, đọc bản Tuyên Ngôn, “BAN HỢP CA 3 CHÂU”: Úc [Nguyệt Ánh], Âu [Ngọc Hạnh - Bích Thủy] và Mỹ với Hoa Kỳ [Hồng Khương] và Canada [Đặng Thị Danh-Tiểu Thu-Thu Hà], trong các tà áo dài rực rỡ mầu sắc và lá “Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ” trên vai đã cất cao giọng hát bài “Trưng Nữ Vương” và “Cô Gái Việt” thật “điêu luyện” được mọi người vỗ tay tán thưởng, dù chỉ là ban hợp ca “tự phát.” Và đặc biệt, bà Bích Thủy đã diễn ngâm bài thơ “Gởi Người Tù Xứ Việt” do chính bà sáng tác. Lời thơ chứa chan tình cảm đối với quê hương, đồng bào và giọng ngâm day dứt trữ tình tha thiết làm nhiều người xúc động.

“Tôi đã gặp người tù nhân xứ Việt
“Ốm xanh xao lê những tấm thân tàn
“Nhưng đôi mắt ôi rực niềm tha thiết
“Vững tin vào ngày quang phục Quê Hương
……………………………………………

“Hôm nay ngày hội ngộ giữa quê người
“Gởi về Anh lòng cảm thông sâu sắc
“Gởi về Chị lòng tin yêu thán phục
“Bền chí đấu tranh bất chấp ngục tù

 “Chào Anh nhé người tù nhân dũng cảm
“Sáng tinh sương Anh cuốc đất nông trường
“Ươm hạt mầm trên mảnh đất Quê Hương
“Hoa Dân Chủ trái Tự Do nở rộ

“Chào Chị nhé người nữ tù quyết liệt
“Yêu Quê Hương nên thân gái dặm trường
“Xót đồng bào đói khổ khắp muôn phương
“Sống tức tưởi bên công đường khiếu kiện   
  ………………………………………….

“Tạm biệt nhé người tù nhân xứ Việt
“Hẹn gặp nhau ngày hội lớn Quê Hương
“Hẹn gặp nhau trên ngàn vạn nẻo đường
“Nam-Trung-Bắc hân hoan ngày Quang Phục


 Buổi thảo luận tiếp tục sau đó với Chủ Toạ Đoàn 5 người: Bà CT/CĐ Đặng Thị Danh, Nghị Viên Nguyệt Ánh, chiến sĩ Ngọc Hạnh, bác sĩ Bích Ngọc và nhà văn Tiểu Thu. Nhiều tham dự viên đã lên phát biểu ý kiến hỗ trợ Phong Trào, đặc biệt là lời góp ý và nồng nhiệt tán thưởng của TS Nguyễn Bá Long. Một số câu hỏi về mục đích, hoạt động,… của Phong Trào đã được bà NTNH và bà Trần Hồng Khương thay nhau trả lời hay giải đáp, nhưng đã 18 giờ nên BTC đã quyết định sẽ thu xếp để bà NTNH có thêm thời gian tiếp xúc với đồng hương vào hôm sau, 25/4/2010, sau hội luận về “Vấn đề Thềm Lục Địa VN và Luật Biển LHQ.”

Vào tối ngày 24/4/2010, Ban Tổ Chức đã khoản đãi các phái đoàn từ xa đến tại Restaurant Phương Thảo, số 3181 Bélanger Est, Montréal-QC, H1Y1B6; chủ nhân là cháu nhà văn nữ Tiểu Thu và BS Phan Văn Thành và bữa cơm thân mật với các món ăn Việt đặc sắc do chính Phương Thảo, chủ nhân, chế biến.

Canada đã kết thúc Tưởng Niệm 35 Năm Ngày Quốc Hận 30/4 vào ngày Chủ Nhựt 2/5/2010 với Lễ Đặt Vòng Hoa Tưởng Niệm tại Tượng Đài Quân Cán Chính VNCH ở nghĩa trang Saint-Francois d’Assise, 6893 Sherbrooke Est, do bà Đặng Thị Danh, Chủ Tịch CĐNVQG Vùng Montréal hướng dẫn với sự tham dự của các hội đoàn và đồng hương.














    

Những giấc mơ

Cấn Thị Bích Ngọc

(Viết nhân chuyến đi Đài Bắc, một lần được
nghe tâm sự của một cô dâu Việt Nam.)


Có lúc trăng soi dạng lưỡi liềm, nhọn như dao, không khắc vào tim mà lòng vẫn nhói đau. Cũng có lúc trăng chênh chếch như giọt nước mắt khổng lồ thổn thức giữa bầu trời hiu quạnh đen tuyền màu u uẩn. Bao tiếng gió miên man rầm rì giữa hàng cây lá vẫn không làm trăng tươi. Trăng ủ rũ, trăng tư lự, trăng ngẩn ngơ buồn, trăng soi rọi tâm tư lũ con gái chúng tôi.

Tôi nằm bên chồng, nghe tiếng ngáy đều của anh mà thấy lẻ loi, cô độc vô cùng. Chợt thấy thương má, thương mình. Má đã bao nhiêu năm nằm một mình, hẳn má thấy lạnh lẽo, cô đơn trong đêm về tịch mịch. Nhưng còn tôi, hơi thở của chồng xoắn xít quanh đây mà sao sương đêm vẫn hoang lạnh?

Tôi phải tập yêu chồng tôi, vị cứu tinh cho đời sống chật vật của gia đình tôi. Điều này trên lý thuyết cũng không khó lắm. Nhưng trong trái tim ngoan cố của tôi, cho đến bây giờ sự biết ơn vẫn còn rõ nét hơn nỗi rạo rực yêu thương.

Tôi như hàng vạn người con gái Việt Nam về quê hương chồng Đài Bắc này để tìm một lối thoát cho cuộc sống vô vọng đã đeo đuổi chúng tôi ngay từ thuở lọt lòng. Quê mẹ nghèo quá, bàn tay mẹ gầy guộc quá, vì thế dù lòng mẹ có thật bao la cũng không giữ được lũ con gái chúng tôi ở lại vùng đất quê hương.

Tôi ra đời sau thời chinh chiến. Nhưng má luôn đăm chiêu thở dài, hòa bình đã về nhưng sao đất nước lại đìu hiu tiêu điều hơn lúc nào hết. Ánh mắt má ngày càng da diết nỗi sầu muộn. Sau ngày thống nhất là ngày hận thù được thăng hoa, ba phải đi vào tù cải tạo. Má là cô giáo một trường tiểu học. Đất nước thanh bình, ai cũng nghèo, người ta cần gạo cơm chứ đâu cần chữ nghĩa nữa. Má như một kẻ thua trận, gồng gánh đưa lũ con về quê ngoại.

Má giã từ Sài Gòn nhốn nháo, giã từ dĩ vãng, giã từ cuộc sống an bình ngày xưa. Má tảo tần nuôi con, nuôi chồng. Rồi ba cũng về sau những tháng ngày lao tù học làm người của xã hội chủ nghĩa. Rồi tôi ra đời. Và rồi ba lại ra đi kiếm tìm tự do trên những con tàu chơi vơi. Ba đi tìm tương lai cho cả gia đình, nhưng ba đã không bao giờ trở lại. Ba đã yên nghỉ trong lòng đại dương. Đã không còn phiền não, không còn trầm tư trong đôi mắt ôn nhu ngày nào. Chỉ thương cho Ba, ra đi trước khi được về thăm quê nội ở bên kia bờ Bến Hải. (Tôi đã được nghe chuyện kể về một dòng sông nhỏ nhưng đã có một thời là lằn ranh ngăn cách lãnh thổ độc tài phía Bắc và vùng đất tự do phương Nam). Ba ghé nhân gian ngắn ngủi nhưng để lại nỗi đau dài cho người cô phụ. Nụ cười hiếm hoi trên môi má đã tắt lịm từ ngày ba vĩnh viễn ra đi. Má vượt qua nỗi chết của tâm hồn, gắng gượng sống cho đàn con.

Má tôi vẫn mặc cảm, sợ lũ con thất học, cho nên vẫn cố gắng dạy chúng tôi học. Tựa như trong thời buổi gạo châu, củi quế, má bất lực không tìm được thức ăn đưa vào miệng mồm nên để bù lại má ra sức nhồi chữ nghĩa vào đầu chị em tôi. Bây giờ đôi khi nghĩ lại tôi vẫn thầm trách má làm những việc tào lao. Chút vốn liếng sách vở đã không đem được sự no ấm cho gia đình chúng tôi, có chăng chỉ rọi sáng tâm tư khắc khoải, nỗi hoài nghi trong một xứ sở đã thống nhất thanh bình. Nỗi bâng khuâng ngày càng lan tỏa, và cái nghèo túng như những mạng lưới chằng chịt, dù đã vùng vẫy chúng tôi vẫn không tài nào thoát khỏi sự bủa vây của túng quẫn, nhọc nhằn.

Chị em tôi bó gối nhìn nhau, nhìn má ngày càng võ vàng vì những cơn bệnh trầm kha không phương tiện chữa trị. Để rồi một ngày, tôi vùng mình đứng dậy, đốt hết những giấc mơ vốn dĩ rất đơn giản đến tội nghiệp của mình, nhắm mắt, khép lòng đi tìm tương lai trong những nơi chốn lạ lùng. Ở đó chúng tôi đã hết là người, đơn thuần là những món hàng, quên hết kiêu hãnh ngượng ngùng, tôi đứng trơ khoe bày tấm thân thể ngà ngọc, danh từ má gọi yêu thương ngày nhỏ. Tại nơi chốn bát nháo đó, nơi mà ranh giới người và vật đã thật mờ nhạt, tôi gặp chồng tôi.

Chồng tôi thoát chết sau một cơn cháy lúc còn bé. Tai nạn này đã để lại những vết tích không xoá được trên gương mặt nhăn nhúm của anh làm cho anh có vẻ dữ dằn, hung tợn.

Cũng may là còn đôi mắt lấp lánh tình người, đôi mắt thật đôn hậu tương phản với nét cau có gây nên bởi những vết sẹo phỏng năm xưa. Cũng may là ngày đầu gặp gỡ, giữa chốn chợ người, anh đã không sờ soạng, nắn bóp tôi cho tôi quên đi cái mặc cảm mình là món hàng biết khóc, biết nói, biết đau, biết tủi.

Mãi sau này tôi mới biết tại sao chồng tôi đã chọn ngay tôi gìữa bao nhiêu cô gái khác. Tôi đã biết tại sao anh đã chọn tôi mà không cần vạch mắt, căng miệng tôi ra khám xét như những người đàn ông khác. Tôi không đẹp nhưng tôi có cái may mắn nhang nhác giống cô láng giềng mà anh thầm yêu trộm nhớ ngày xưa. Sau này anh tâm sự, ngay khi chạm mặt tôi lần đầu anh đã giật mình tưởng được tao ngộ cùng cố nhân. Tất nhiên cố nhân đã thật xa ngoài tầm tay với của anh. Tất nhiên, người con gái ngày xưa đã chẳng bao giờ đoái hoài đến cậu thanh niên tật nguyền, dị dạng. Và bây giờ chồng tôi tìm niềm an ủi bên tôi. Đã bao nhiêu lần, tôi vẫn cám ơn thượng đế về sự trùng hợp huyền diệu này.

Nó đã cho tôi cơm ăn, áo mặc, tiền thuốc men cho má và một mái gia đình với một người chồng dù dị hình, xấu xí, dù không đồng ngôn ngữ, không đồng quá khứ, dù gia đình chồng nhìn tôi bằng những ánh mắt lãnh đạm, đôi khi rõ nét miệt khinh. Mà có sao đâu những cuộc hôn nhân lệch lạc, má vẫn nói nghĩa vợ chồng bền chặt hơn tình yêu lãng mạn, mong rằng tôi và chồng tôi vẫn sóng bước đồng hành để trong đời sống của tôi không phải chỉ có những mất mát. Tôi nhớ ơn chồng nhưng chưa yêu anh được.

Cho đến bây giờ mỗi lần ân ái, tôi vẫn phải nhắm nghiền mắt để che dấu nỗi e dè, ngại ngùng khi khuôn mặt nứt nẻ những vết thẹo dọc ngang của anh thật cận kề. Có lẻ vì chưa yêu nên tôi chẳng hề ghen tuông với người trong mộng của chồng. Hay khi người ta đã quá nghèo khổ, quá cơ cực, quá tuyệt vọng thì điều chúng ta băn khoăn nhất không phải là những yêu ghét giận hờn. Vả lại, ở xứ sở này, trong hoàn cảnh chúng tôi, cứ hãy ngu ngơ như cỏ cây, và phẳng lì như phiến đá để tâm hồn được an tịnh hơn là để những suy tư chao động cho lòng thêm chất ngất những niềm đau.

Tuy nhiên cái nghèo đói quá độ cũng có những khuyết điểm của nó. Cái nghèo đã như màn đêm dày dặc chôn kín giấc mơ tươi đẹp thời con gái. Những cánh đóm lập loè trên cánh đồng chết không có đủ sức để thắp sáng những giấc mơ đầu đời. Và những ngọn gió èo uột đã không chở nổi những suy tư của chúng tôi ra khỏi tầm hạn cơm gạo đói no. Hình như vì thế tôi đã đánh mất thói quen mơ mộng, có lẽ như thế lại hay.

Có những buổi chiều ra chợ, tôi thoáng gặp những đồng hương. Những cô gái thất thểu, mỏi mệt lạc lõng giữa rừng người. Tim tôi luôn nao nao nỗi xúc cảm, không phải vì đôi khi phát giác ra những vết tím bầm trên mí mắt vành môi của một hai chị bạn mà là nét đặc thù của nhân dáng Việt Nam trên thành phố Đài Bắc này; những chiếc bóng xiêu xiêu chịu đựng, những ánh mắt thảng thốt, hoang mang và buồn vô tận.

Tôi tưởng tượng trong vô vàn cảnh vật, tôi khó mà lẫn lộn được những hình hài tang thương và lẻ loi đó. Các chị nhìn tôi ước ao thèm muốn: chị may mắn, một chồng một vợ. Còn tụi tui không hơn một món hàng hết qua tay người này lại đến tay người khác. Riết rồi không còn biết ai mới thật là chồng…Hay là: kiếp trước tui ở ác, nên bây giờ phải chịu nghiệp quả. Mà thật, tôi đã quá may mắn, tôi không bị đánh đập, không bị chuyền tay từ người đàn ông này qua người đàn ông khác. Nhưng tim tôi vẫn khắc khoải, hồn tôi vẫn cô đơn, tâm tư tôi vẫn chia sẻ niềm tủi nhục của những chị bạn.

Có nơi nào trên trái đất tuổi đôi mươi đồng nghĩa với những đường cùng ngõ hẹp như ở quê hương tôi? Tất cả chúng tôi đều ôm ấp một niềm đau, chúng tôi đã không bao giờ có tuổi thanh xuân. Hạnh phúc là một từ trừu tượng, tương lai đồng nghĩa với bấp bênh, vực bẫy. Có ai hiểu những khuấy động trong tâm hồn đã chịu nhiều thương tổn của lũ con gái chúng tôi mà xót xa tội nghiệp?? Chúng tôi thường đọc thấy những nét rẻ khinh trong mắt người bản xứ, tôi thường phân vân tự hỏi mình đã làm gì nên tội ngoài cái tội dám mơ ước thoát cảnh khốn cùng. Chỉ mong sao những người cùng tiếng nói đừng khinh miệt những cánh chim phiêu bạt đáng thương của lũ chúng tôi.

Có những chiều nhìn từng đàn chim bay về cuối trời, đôi khi nghe tiếng cánh vỗ chấp chới hai tiếng “về đâu”, “về đâu”; tim tôi rưng rưng khóc. Ở quê nhà tôi cũng nghe tiếng chim kêu trong nắng chiều chập choạng nhưng không thê lương như ở quê chồng. Về đâu, biết đâu mà về. Chúng tôi đã nhận nơi này làm quê hương nhưng tại nơi này biết bao nhiêu thân phận đàn bà Việt Nam đã bị vùi dập. Còn quê nhà tuy không xa tít mịt mờ nhưng như đã khép lối.

Tôi nhớ hoài những ngày tuổi nhỏ, bên thân cầu, nhìn đám lục bình lênh đênh giữa dòng sông, lòng cứ thầm hỏi những cánh hoa tim tím này sẽ trôi về đâu. Bây giờ, bâng khuâng nhớ lại những cánh lục bình ngày xưa, tôi chợt ngậm ngùi, số phận mình đã như đám lục bình nổi trôi. Ôi những mảnh đời trôi giạt giữa dòng đời vô tình, biết sẽ ra sao ngày mai.

Thật ra tôi vẫn còn quyến luyến quê hương mình. Một quê hương đã không biết nuôi dưỡng, bảo vệ những người con gái yếu đuối, đa cảm. Để trong đêm về trên thành phố Đài Bắc, có bao tiếng khóc Việt Nam, tỉ tê nức nở, khóc cho mình, cho những giấc mơ sớm bị tàn lụi. Lỗi về ai, trách nhiệm về ai? Trên đất nước với ngọn cờ máu, không ai có can đảm nhận. Và từng đàn thiếu nữ tựa những thiêu thân vẫn cứ ào ạt ra đi như nước tràn thác lũ. Có bao nhiêu thiêu thân đã cháy rụi trong ngọn lửa hững hờ, và có bao nhiêu người được sự may mắn tình cờ như tôi.

Dẫu nhiều cay đắng, dẫu lắm oan khiên, quê hương ta đó, làm sao quên được.

Đến một ngày, tôi không có tháng, người uể oải, chếnh choáng với những cơn nôn mửa bất chợt. Rồi giật mình, mình sắp có con. Tôi nhớ mãi cái cảm giác ngất ngây trước những diệu kỳ của đời sống. Lần đầu tiên trong đời, lạc lõng nơi thành phố này, trong tôi có sự kết tạo, có nỗi chờ mong và một tình cảm tuy đang manh nha nhưng đã thật dạt dào, mãnh liệt. Đêm đã thôi âm u trầm mặc, ngày đã bớt lê thê muộn phiền. Tiếng khóc chào đời của con chưa rơi xuống trần, nhưng ước mơ hạnh phúc đã vội vã vươn cao.

Ôi cái sinh linh nhỏ bé đang nhỏ từng giọt hồi sinh nhiệm mầu trên tâm hồn héo úa của tôi. Ngọn lửa đã được khơi dậy từ những tàn tro. Tôi đã sống dậy từ bao nỗi chết. Trong tôi bao phác họa muôn màu về một ngày mai khi đứa con bé nhỏ của tôi bước những bước thơ ngây vào đời. Tôi lại bắt đầu nuôi dưỡng những giấc mơ. Rồi từng ngày tháng trôi đi trong háo hức lẫn băn khoăn tư lự. Con chưa mở mắt, nhưng tim đã ấp ủ bao lời tâm sự của má. Quê hương Việt Nam ngàn trùng xa mà những điệu hò ru con đã rất nồng nàn quanh đây. Con sẽ được nuôi dưỡng bằng dòng sữa mẹ, bằng trái tim tha thiết tình hoài hương. Ước ao sao con sẽ yêu thương quê ngoại như má luôn trân trọng nơi chốn má chào đời.

Nếu một ngày nào, theo bước của ba, con về quê ngoại tìm người bạn đời. Con hãy nhìn bằng mắt và bằng tim. Đừng sử dụng đôi tay mà gây vỡ vụn những trái tim mảnh khảnh, nhỏ nhít, đáng thương. Tội lắm cho người con gái. Con có biết sau những nụ cười gần như vô cảm là những tiếng nỉ non, thút thít đến não nề, ai oán. Con có hay sau những thân thể toàn vẹn là những tâm hồn tơi tả với những đắn đo, sợ hãi, tủi hờn bởi quá nhiều giông bão chung quanh.

Má ao ước, một ngày con lớn khôn, má để dành được tiền, ta về quê thăm ngoại. Về quê má, con sẽ hỏi tại sao quê ngoại nghèo quá, sao quê ngoại tiêu điều, buồn bã quá. Sao những người quê ngoại mang đôi mắt xa xăm, u hoài, như mắt của má. Má cũng như con đã không bao giờ biết đến một thời trên quê ngoại, mùa giáp hạt cũng là mùa nụ cười nở trên môi mọi người. Tiếng sáo diều dập dìu trên khắp nẻo quê hương, tiếng cười đùa trẻ thơ đã gảy nên những tấu khúc tuyệt vời của làng quê năm cũ, những năm quê ta chưa có ngọn cờ đỏ. Ta có sẽ bao giờ nghe được giọng hò trong thanh trên những cánh đồng thênh thang trĩu nặng bông lúa vàng của những ngày đất nước thật sự thanh bình. Ngày ấy có những thanh niên thiếu nữ sẽ để giấc mơ đầu đời, giấc mộng tình yêu bay bổng vươn cao qua gió ngàn, mênh mang trải trên những cánh đồng bát ngát để thấy tình mình cũng đơm hoa như những cánh đồng ngập lúa. Ôi những giấc mơ no ấm, an hòa bao giờ ta sẽ có…

Lời ngoại kể về quê hương êm đềm của ngày xưa cũ như một chuyện cổ tích. Nhưng má vẫn nuôi niềm mơ ước về một ngày mai quê ta hết nghèo đói cho những người đàn bà Việt Nam không phải thân cò lặn lội đường xa, làm dâu xứ lạ với những ê chề như những người trong thế hệ sinh sau ngày chiến thắng của phương Bắc.

Má sẽ đặt tên con là Sinh, sự Hồi Sinh của niềm hy vọng tưởng đã lụn tắt sau bao gió bão. Má sẽ dạy cho con làm người Việt Nam thật sự, những người sanh ra từ bên này biển Thái Bình với tâm tư chất chứa hồn Quốc Toản, Bắc, Giang. Qua bao đói no thăng trầm, qua bao hệ lụy thử thách, xa quê hương, hướng về quê mẹ, má chợt thấy mình chín chắn trưởng thành, lòng yêu mến quê cha đất tổ trỗi dậy thắm thiết. Hơn bao giờ hết má thấy mình thật gắn bó với quê nhà lận đận.

Việt Nam, Việt Nam, quê hương xa xôi quá, còn có bao giờ nhớ đến chúng tôi ? Xin một ngày quê tôi thật sự an bình để những người con Việt Nam có thể trở về nơi đất mẹ. Ngày ấy những giấc mơ sẽ thật sự được trổi mầm, cho trái tim Việt Nam được xanh một màu hy vọng, cho con người Việt Nam được kết sáng những giấc mơ kiêu hãnh. Ngày ấy đêm Đài Bắc sẽ thôi không còn tiếng khóc của những thiếu nữ lạc loài. Ngày ấy chúng tôi thôi hết kiếp luân lưu nhục nhằn.

Xin một ngày, giấc mơ trở thành hiện thực!

Bs Cấn Thị Bích Ngọc

    
Địa Lý Biển Đông

http://www.biendong.tk/

CSVN KhôngBảoVệ BiểnĐảo
MấtBiển MấtNước
Chinese Landmen
CôngỨơcLHQ-UNCLOS1982
Luật Biển VN
BảnĐồ ThuyếtTrình 2012
BảnĐồChiếnLươc ThămDòDầuKhí
Nhìn BảnĐồ-Xem Vùng ĐQKT
ÂmMưu SửaLưỡiBò&LuậtBiển
ÂmMưu SửaLuậtBiển&Nhuốt HoàngSa
Một KếSách Philippines
TiếnTrình TranhĐấu Hải-Phận
Tàu TrungCộng Cắt Cáp Tàu ThămDò VN
Biển Đông 74,000 năm trước
ToanTính của TàuCộng
cs
Sơ-Đồ Cho Ngư-Dân
Vùng Biển Sâu Cho Tương-Lai
Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào
Dự-Án Song-Tử
Bài HộiLuận-LS NguyễnThành
Hội NghiênCứu Biển ĐNÁ
Kiện HQ Trung-Cộng
Bản-Đồ Bắc TrườngSa
BảnĐồ MalaysiaViệtNam
HướngVề ĐấtNước 30-4
RVN-CDWR-Main Body.pdf
Hải-Đồ 1 Triệu km2
CôngƯớc LuậtBiển1982 Tiếng Việt
BảnĐồ DiSản VNCH
Nước Việt Hình Chữ S
ThaoMocHoangSaTruongSa.pdf
Chương1-6
Chương7-11
Chương12-15
Chương16 Kết luận
TiểuSử TácGiả


Posted on 06 Feb 2013
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • Bác sĩ Cấn Thị Bích Ngọc: Quả là Quốc Nhục!
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)