Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Đức Giám Mục Mai Thanh Lương: Nhớ Giáo Hội và Quê Hương

Xin kính chuyển tới quý vị quý bạn Lời Chúc Tết và
chia xẻ từ Đức Giám mục Đa Minh Mai Thanh Lương. Ngài hiện là Giám Mục Phụ Tá của Giáo Phận Orange, miền Nam California Hoa Kỳ

Lời Đầu Năm Nhâm Thìn 2012
Giám mục Mai Thanh Lương, Hoa Kỳ






(quý vị bấm nghe âm thanh)
http://www.freevietnews.com/audio/20120119_GmMaiThanhLuong.m3u


Nhớ tới Giáo Hội và Quê Hương

Hải ngoại ngày 19 tháng Giêng, 2012

Kính chào quý thính giả,

Tôi là Đức Cha Đa Minh Mai Thanh Lương, xin chân thành gửi tới quý thính giả hải ngoại cũng như trong quốc nội Lời Chúc Xuân Nhâm Thìn: Phúc Lộc Thọ. Năm mới, được muôn Phúc Lộc từ Thiên Chúa, công việc làm ăn của quý vị được thành đạt, và mang lại nhiều thành quả tốt đẹp và sức khoẻ dồi dào.

Nói tới Xuân mới, đối với người Công Giáo nói riêng, và với người Việt Nam nói chung, là cơ hội để chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã ban muôn vàn phúc lộc cho chúng ta trong năm qua. Là dịp để chúng ta nghĩ tới Ông Bà Tổ Tiên, nhất là những người thân bằng quyến thuộc đã được Chúa cho về an nghĩ trong cõi phúc. Và cũng là dịp để chúng ta cầu chúc cho công việc làm đạt được kết quả tốt lành và thịnh vượng.

Xuân cũng là cơ hội trở về nguồn, và nhớ tới Quê Hương và Giáo Hội. Tại Đất Nước Việt Nam, tự do tôn giáo chưa được tôn trọng, cho đúng với Công Lý và với Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Chính thể cộng sản vẫn chưa tôn trọng những quyền lợi tự do căn bản của người dân, nhất là không lưu tâm tới số phận những người nghèo túng thiếu.

Chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa và Đức Chúa Trời lời nguyện cầu cho chính quyền biết thương dân, trị Nước trong công bằng, tình liên đới, đối thoại, và tương kính.

Sau cùng, là người Việt hải ngoại chúng ta hãy cùng nhau đoàn kết, xây dựng cộng đồng, bằng cách tích cực tham gia vào những sinh hoạt hữu ích, làm vẻ vang cho người Việt hải ngoại.

Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi tới những "nhóm tin tức" được đạt thành quả tốt đẹp trong suốt Năm Nhâm Thìn.

Xin thành tâm nguyện cầu và kính chúc.

Đức Giám Mục Đa Minh Mai Thanh Lương
California, Hoa Kỳ





Những ngọn nến hiệp nhất tỏa sáng ở Giáo Phận Vinh











VRNS
 - Đáp lại lời kêu gọi của Tòa Giám Mục giáo phận Vinh, ngày 06/07/2012 khắp trong Giáo Phận đã in, căng khẩu hiệu “Phản đối hành vi phạm pháp và đánh đập Linh mục, Giáo dân của chính quyền tại Con Cuông”.


Tối ngày 07/07 nhiều giáo xứ trong giáo phận Vinh đã đã đọc bản thông cáo của TGM, đọc Tâm thư của Đức Giám Mục Giáo Phận và đã thắp nến cầu nguyện cách riêng cho anh chị em ở giáo điểm Con Cuông và cho những người đang bị bách hại vì Công lý, vì chủ quyền biên giới và Hải đảo của Việt Nam.

Tại giáo xứ Thuận Giang thuộc hạt Thuận Nghĩa (Quỳnh Lưu, Nghệ An). Linh mục quản xứ Phêrô Trần Văn Sơn đã đọc Thông cáo của TGM, đọc Tâm thư của Đức Giám Mục; trình chiếu và giải thích tất cả những hình ảnh về các nạn nhân ở Giáo điểm Con Cuông. Hơn 1500 giáo dân đã tham dự và sốt sắng cầu nguyện. 

Tại Giáo xứ Ngọc Long thuộc hạt Bảo Nham (huyện Yên Thành, Nghệ An). Trước Thánh lễ, bản Thông cáo của TGM và thư của Đức Giám mục giáo Phận đã được Ban Hành Giáo đọc lên cho giáo dân nghe và sau Thánh lễ Hơn 2000 giáo dân đã sốt sắng chầu Thánh thể, thắp nến cầu nguyện cho những người đang bị bách hại vì đạo Chúa, cầu nguyện cho những người vì dấn thân cho Công lý và hòa bình của đất nước nhưng bị ngược đãi, bị khủng bố.

Tại giáo hạt Văn Hạnh (thành phố Hà Tĩnh,) hơn 2000 ngọn nến đã sáng bừng lên tinh thần hiệp thông với đồng đạo, chia sẻ với những người đang bị bách hại vì lẽ Công chính, vì Công lý và hòa Bình cho Việt Nam. 

Sau đây là hình ảnh cầu nguyện của các giáo xứ:

















Được biết, vào khoảng 20 – 21h có nhiều giáo xứ ở giáo hạt Cầu Rầm, giáo hạt Bột Đà và nhiều nơi khác thuộc Giáo phận Vinh đã đọc lên bản Thông cáo của TGM, Tâm thứ của Đức Giám mục giáo Phận và thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân ở giáo điểm Con Cuông, cầu nguyện cho các Thanh niên Công giáo Giáo phận Vinh đang bị tù đày, cầu nguyện cho những bước chân xuống đường vì Chủ quyền biên giới và Hải đảo được vững bước tiến lên trong tinh thần khiêm nhường, ôn hòa và đoàn kết vì Công lý và hòa bình cho đất nước Việt Nam thân yêu.

Đứng trước bất công và bạo lực mà đảng cộng sản Việt Nam đã gây ra, cụ thể ở Giáo điểm Con Cuông, ở Huế, Sài gòn và Hà nội trong ngày 01/07 vừa qua đã làm cho nhân dân khắp nơi thức tỉnh và nhận ra rằng bạo lực chỉ đem tới đổ máu, oán thù, chia rẽ tình đoàn kết Dân tộc; và đất nước sẽ tiếp tục lâm nguy. 

Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện để Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là bộ Công An Việt Nam sớm tỉnh thức và can đảm để loại bỏ bạo động, để cùng nhân dân, cùng các vị chức sắc của các Tôn giáo ở Việt Nam; kiến tạo hòa bình và đem tình người đến cho Nhân dân Việt Nam hôm nay.

VRNSTổng hợp từ Giáo Phận Vinh.
Tối 07/07/2012.
The Suffering Church in Vietnam
Bishop Paul Nguyen Thai Hop of Vinh on an Attack Against Catholics at Mass

ROME, JULY 12, 2012 (Zenit.org).- After the incidents in the Catholic community of Con Cuong, Bishop Paul Nguyen Thai Hop of the diocese of Vinh and president of the Justice and Peace Commission of the Episcopal Conference of Vietnam, gave an interview in Paris to the Eglises d’Asie agency to comment on the incidents and other subjects.


On July 1 what Asia News described as “a group of thugs linked to the Vietnam Patriotic Front,” attacked a group of Catholics gathered in a house of prayer in Con Cuong district - Nghe An province, Vinh Diocese, as they gathered to celebrate Mass on Sunday. It was just the latest in a series of attacks that started last November.


The bishop spoke to the agency July 8.


Q: What is the reason for the unleashing by the local authorities of such a wave of violence against a small group of believers who wished to celebrate the Eucharist?


Bishop Nguyen Thai Hop: It’s true that all this seems inexplicable. One cannot understand the profound reasons of the authorities or the spirit that has guided their action. However, certain reasons can be put forth. In Vietnam there are districts called “heroic districts” [regarded as places of “Communist resistance”]. To preserve this status of “heroism,” they must follow three or four criteria. One of the criteria is the absence of religion and religious practices in the district’s territory.

 

In fact, the district of Con Cuong, situated in the northeast of the province of Nghe An, forms part of this category of districts which have the obligation to perpetuate and preserve the tradition of heroism. One can think that this is one of the reasons for the brutality of the behavior of the authorities in this matter. One can also speak of a motivation of a political order, which would be plausible in today’s Vietnam.


Christians have been present in the district of Con Cuong for a long time. Beginning in 1970, priests came to the region to celebrate Mass and to help the minorities. A priest goes regularly to the place on Sunday to celebrate Mass.
We don’t understand why the authorities have intervened with such brutal behavior against the Catholic community of Con Cuong. Last year a mine exploded in front of the chapel. It was a criminal act. We protested but there was no reaction from the civil or police authorities.


We want to live in dialogue with the authorities. We have no intention to use the matter of Con Cuong to impose our claims or slander the Party and the government. But the incident of July 1 is exceptional; it is intolerable for the majority of Catholics. The authorities have gone too far! As we say among ourselves, when certain limits are exceeded, we must react. Patience is a Catholic virtue, a human virtue.

 

However, as everything that is human, it has its limits which cannot be exceeded with impunity. Such is the feeling of Catholics of our diocese. In a difficult situation what takes priority is solidarity with our Catholic brothers and sisters in our diocese. We don’t’ just want to protest, we also want to express this solidarity and ask for justice for the victims of this brutality.


Q: Is the incident in Con Cuong completely isolated or are there in your diocese regions where incidents of the same sort could take place?


Bishop Nguyen Thai Hop: There are three provinces in my diocese: Nghe An, Ha Tinh and Quang Binh. Two years ago, in Quang Binh, in the village of Tam Toa, there were violent incidents such as those in Cong Cuong. The violence, I know not why, has now spread to the province of Nghe An. There the intolerable incidents of Con Cuong have taken place. Fortunately, in the other provinces, there are no similar conflicts for the time being. In the last Christmas celebrations, a top government official came from Hanoi to wish us a Happy Christmas from the government and to express his own good wishes.


Q: You preside over the Justice and Peace Commission created by the Episcopal Conference of Vietnam a year and a half ago.


Bishop Nguyen Thai Hop: Indeed, our Commission began its mission a short time ago. In the space of a year and a half, we haven’t done many things, because of our personal limitations but also because the socio-political situation did not allow us to do what we thought and wished to do. We regard the spread and implementation of the Social Doctrine of the Church as a way of evangelizing the world. Pope John Pal II said: “The Social Doctrine of the Church is not the third way between capitalism on one hand and Marxism on the other.”

 

Pope Benedict XVI has added that the Church does not replace the State in its functions, but that she could make her contribution and dialogue with the government with the objective of serving men. We must evangelize and serve the men of our time. Pope Benedict XVI has asked the Vietnamese bishops to collaborate and dialogue frankly with the State. However, our evangelical vocation obliges us to privilege what is in keeping with truth, what is useful to the service of the country and in agreement with human rights. That is why we are partisans of dialogue, a dialogue that is very interesting but that is far from being simple and easy.


Q: The latest publication of your Commission is a report entitled “Considerations on the General Situation of the Country.” You mention the positive evolution of the country over the past few years especially on the economic plane. However, you stress numerous negative aspects of present-day society.


Bishop Nguyen Thai Hop: Let’s look at the history of Vietnam over the last 40 years. From 1975 to 1990, the situation was difficult, especially in the 80s. At that time, there were many difficulties, especially for Catholics. Then, in the period from 1990 to 2008-2009, the situation changed. The policy of doi moi (change) little by little gained ground and renewed the country in all areas. This is undeniable.

 

However, in these last years there has been a clear slowing down of progress. The civil society and the political society have also experienced a slump. It’s not that I’m a pessimist, but that the situation is bad. The socio-political situation is worrying. I’m not the only one who thinks this. That is why, for this report our Commission wished to make the voice of criticism heard, but a constructive criticism, desirous of seeing the country undertake the path of real development. Economic development must be linked to social and human development.


Q: Today in Vietnam the battle for safeguarding Vietnamese sovereignty is supported by many people including the Catholics. You yourself have spoken about this several times. Do you think that this battle is part of your mission as a pastor?


Bishop Nguyen Thai Hop: In the pastoral Constitution on the Church in the world of its time, Vatican Council II declared: “The joys and hopes, the sadnesses and anxieties of men of this time, of the poor and of all those who suffer, are also the joys and hopes, the sadnesses and anxieties of the disciples of Christ, and there is nothing really human that does not find an echo in his heart.”

 

We are at the same time disciples of Christ and children of a nation; we are Vietnamese and Christians. Vietnam is the nation that God has given us to be really human, to be in it a citizen and a Christian. Hence, with the other citizens, Catholics, non-Catholics and also Marxists, we want to manifest our concern regarding the very dangerous situation for the country’s destiny.


Q: The issue of religious liberty is in the report of the Justice and Peace Commission on the general situation of the country.


Bishop Nguyen Thai Hop: We must acknowledge that the government has done much, both in favor of the Church as well as in favor of religion in general. If a comparison is made between the situation of the Church in Vietnam shortly after 1975 and the one that exists today, we can see that there has been much progress. Vietnam has entered the World Trade Organization, it has become a member of numerous international institutions, and is now obliged to implement international conventions on human rights.

 

What is left is to arrive at the normalization of the situation in regard to religion. Currently a new decree on religion is being prepared. However, if the situation were normal, there would be no need for this decree. It is necessary to treat Catholics, non-Catholics, Buddhists and all others as citizens! We already have a civil code and everybody must be treated according to the law. I don’t say that this can be done all at once. But we must tend to this kind of situation. If we succeed, then we will be able to say that there is real religious liberty.

[Translation by ZENIT]

 

Cả dân tộc đang bị đầu độc bởi hóa chất
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long 4/30/2012

Trong khi tại các quốc gia Âu Mỹ, người dân được bảo vệ tối đa trước các thực phẩm độc hại, thì tại Việt Nam người dân phải tự bảo vệ mình là chính. Nhưng bảo vệ thế nào được khi mà hầu như tất cả các đồ ăn thức uống, thậm chí đồ may mặc cũng tràn ngập hóa chất độc hại. Báo chí đã nêu danh nhiều, đã lên tiếng nhiều, sau khi đã chứng minh hẳn hoi. Nào là nước tương chứa chất 3-MCPD gây ung thư, sữa nhiễm Mêlamine, phở ướp phoocmôn; nào là heo siêu nạc chứa chất độc clenbuterol, nào là gà vịt bị tẩm hoá chất tạo màu bắt mắt, v,v... và gần đây nhất là vụ cá diêu hồng được nuôi bằng thực phẩm có chứa chất cực độc. Tuy nhiên còn bao nhiêu thứ thực phẩm bị nhiễm độc khác chưa được phanh phui thì sao?

Người dân Việt Nam vẫn thường được khuyến khích hãy trở thành những người tiêu dùng thông minh. Nhưng thông minh thế nào đây khi mà hầu như tất cả đồ ăn thức uống đều bị đầu độc. Được bao nhiêu người thông minh giữa một đất nước đa phần là những người nông dân chân lấm tay bùn, ít học. Vả lại thông minh quá chắc là không còn biết ăn uống gì nữa, trừ khi tự mình cung cấp mọi thứ. Đã từng có một cựu Tổng bí thư khuyên người dân không nên mua rau ngoài chợ. Nhiều người nghèo nghe mà cảm thấy tủi thân. Họ tự hỏi vậy thì mua rau ở đâu? Lên cung trăng mà mua ạ!

Ngay cả những mặt hàng được kiểm định chất lượng VSATTP cũng không đáng tin là an toàn. Bởi vì rất thường người ta chỉ kiểm định lấy có, kiểm định chiếu lệ. Những con dấu kiểm định được đóng lên thực phẩm hay đồ dùng mà không phải nhọc công kiểm định hoặc kiểm định một cách qua loa vô trách nhiệm. Một phần cũng vì khâu nhân sự dành cho lĩnh vực kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm tại Việt Nam dường như bị bỏ ngỏ: vừa thiếu vừa yếu. Có những nơi thiếu trầm trọng. Đây cũng là hậu quả của chương trình đào tạo nguồn nhân lực hiện nay quá bất cập.

Nguyên nhân để cho cả một thị trường bị tràn ngập hóa chất độc hại đã rõ. Trước hết là do lòng tham của con người: để có tiền người ta làm đủ mọi cách kể cả việc đầu độc người khác. Thứ đến là do quản lí quá lỏng lẻo, thậm chí nhiều khâu, nhiều công đoạn trong sản xuất, nhập khẩu, lưu hành, tiêu thụ bị thả nổi. Sau nữa là do xử lí không nghiêm minh: theo kiểu đánh trống bỏ dùi, hoặc theo phong trào rồi sau đó đâu lại vào đấy.

Nhưng sâu xa hơn là lương tâm người ta đã bị cơ chế làm cho không còn nhận ra đâu là tội, đâu là lỗi. Hay nói một cách hình tượng là lương tâm đã bị rụng hết răng rồi nên không còn cắn rứt khi làm điều ác, điều hại với đồng loại. Chính vì thế dù làm những điều ác với đồng loại, người ta vẫn cứ ăn ngon ngủ ngon.

Bao nhiêu thứ mặt hàng của Trung Quốc bị cấm nhập khẩu vào thị trường Châu Âu, Châu Mỹ… vẫn được tuồn vào Việt Nam một cách vô tư sau khi đã cho thay đổi nhãn mác. Chính tâm lí ham của rẻ, của lạ cũng là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho những kẻ làm hàng nhái, hàng dỏm, hàng kém chất lượng, hàng độc hại sống phây phây.

Hậu quả là gì? Hậu quả là hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm với quy mô tập thể, có những vụ ngộ độc lên tới hàng ngàn người (đặc biệt là tại các khu công nghiệp). Ngày 27.4, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC bị một tòa án Úc ra lệnh bồi thường 8,3 triệu USD cho gia đình một bé gái bị tổn thương não nặng và phải ngồi xe lăn, sau khi ngộ độc vì ăn thịt gà của hãng này. Đọc tin tức này thấy thương cho người dân Việt Nam! Bị ngộ độc phải cấp cứu mà không được bồi thường một đồng cắc nào? Các nhà hàng, quán ăn gây nên ngộ độc, chỉ cười trừ. Huề cả làng. Buồn!

Hậu quả là gì nữa? Hậu quả là bệnh tật ngấm ngầm ngày càng nhiều. Dòng giống người Việt bị thoái hóa trầm trọng. Rất nhiều trường hợp vô sinh cũng có nguyên nhân từ việc ăn uống những thứ có nhiều hóa chất độc hại mà các bác sĩ đã chỉ rõ. Rất nhiều trẻ em sinh ra bị dị tật cũng vì cha mẹ bị phơi nhiễm quá nhiều các hóa chất độc hại từ các đồ ăn thức uống kém chất lượng. Nghiêm trọng nhất đó là chưa bao giờ người Việt Nam lại phải đối mặt với đại nạn ung thư lan tràn như ngày hôm nay. Chắc chắn trong tương lai người ta còn phải xây dựng nhiều bệnh viện, nhiều trung tâm ung bướu nữa, nếu tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm không được cải thiện.

Người ta vẫn thường rêu rao đất nước Việt Nam yên bình vì không có chiến tranh, không có những xáo trộn về chính trị… Nhưng thực tế thì lòng người xáo trộn và bất an hơn bao giờ hết. Ra đường thì nơm nớp lo sợ tai nạn giao thông, xuống phố thì thấp thỏm sợ lo bị trộm cắp. Vào bếp thì canh cánh lo sợ nổ bình ga, vào bàn ăn thì áy náy sợ lo không biết đồ ăn thức uống có đảm bảo an toàn không đây? Bao nhiêu thứ hoá chất đang rình rập bủa vây? Nhất là những thứ thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Cộng!

Một người lạc quan lắm đọc báo hằng ngày cũng không thể lạc quan nổi. Người ta vẫn kể cho nhau nghe một câu chuyện khôi hài cười ra nước mắt, câu chuyện “Ăn gì không sợ chết?”

Trong lớp Giáo Lý, một ma-xơ có sáng kiến: “Mùa Chay gần tới rồi. Hôm nay xơ muốn các em thảo luận về đề tài "lợi ích của việc ăn chay", vì bây giờ thực phẩm độc hại nhiều quá!”

- Tèo: “Thưa Xơ, ăn chay ta chỉ ăn cơm với cá thôi là tốt nhất! Vì heo thì bị thúc ‘thần dược siêu nạc’, gà vịt thì bị tẩm hoá chất tạo màu bắt mắt, lại thêm mấy bệnh dịch đe doạ: tai xanh tai đỏ, lở mồm long móng, H5N1...”

- Tí: “Không được đâu! Cá biển thì bị ướp phân u rê, hàn the; cá đồng thì cho ăn thức ăn tăng trọng chứa hoá chất cực độc! Vì vậy, ăn chay ta nên ăn rau chấm nước tương là tốt nhất.”

- Tèo: “Ăn rau cũng chết, vì rau xịt quá lượng thuốc trừ sâu, nước tương thì chứa 3-MCPD gây ung thư...”

- Xơ thở dài: “Ăn gì cũng... ung thư, cũng chết! Biết ăn chay cái gì đây?”

- Tí bỗng giơ tay: “Thưa xơ, con nghĩ ra rồi, ăn gì cũng chết chỉ có ... 'ăn hối lộ' là không chết! Con thấy cán bộ chỉ bị ...'tự kiểm điểm hay phê bình' mà thôi!”

Ăn uống là một nhu cầu sinh tồn của con người. Người ta không thể tồn tại nếu không ăn không uống. Ăn sạch uống sạch thì mới khỏe mạnh, nhưng ăn uống bây giờ là đồng nghĩa với việc tích lũy mầm bệnh. Câu tục ngữ: “Bệnh từ miệng vào” quả đã trở thành câu tục ngữ mang tính thời sự hơn lúc nào hết. Bao nhiêu thứ hóa chất độc hại mà người dân Việt Nam đang vô tình rước vào thân sẽ còn xuất hiện dài dài trên bản danh sách liệt kê của các tờ báo đây?

Biết đến bao giờ người dân Việt Nam mới có thể an toàn ngồi vào bàn ăn, mà không còn lo cái nỗi lo ăn phải thức ăn gì nguy hại đây? Biết đến bao giờ các bà nội trợ mới hết phải đắn đo suy nghĩ chọn lựa thức ăn nào là an toàn và thức ăn nào là không an toàn đây? Biết đến bao giờ các y bác sĩ Việt Nam mới có thể ngồi rung đùi uống cà phê giữa các ca trực mà không còn phải ưu tư nhiều vì phận người sao lắm bệnh tật khổ đau?

Đau khổ vì nghèo đói đã là thứ đau khổ hạ thấp phẩm giá con người; đau khổ vì bệnh tật, mà bệnh tật do bị đầu độc bởi các hóa chất phải chăng là thứ đau khổ làm cho người ta uất hận hơn hết?

 


Posted on 23 Jan 2012
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • Đức Giám Mục Mai Thanh Lương: Nhớ Giáo Hội và Quê Hương
  • Mừng Chúa Giáng Sinh 2011 & Chúc Mừng Tết Tây 2012
  • Vinh danh Khối 8406 hoạt động 5 năm
  • Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Tổ Quốc & nhân dân sẽ phá án cho tôi!
  • TS Phan văn Song: Tuổi Trẻ can trường, Tuổi Trẻ bất khuất!
  • Luật sư Nam Thị Hồng Vân: Hội Luật Gia Việt Nam tại California
  • 200 BẢN NHẠC MỪNG GIANG SINH & HAPPY NEW YEAR 2011
  • Thuy-Dzuong Nguyen: The Truth Lenders (Những Kẻ Cho Vay Sự Thật)
  • Tiến sĩ Hà văn Hải: Khối 8406, bốn năm nhìn lại
  • Giao Chỉ: Những bài Ca gọi Hồn Dân Tộc
  • Lm Phan văn Lợi: Lời tâm sự đầu Xuân Canh Dần 2010
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)