Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Hòa Thượng Thích Quảng Độ & Radio Phật Giáo & Quê Mẹ

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 30.1.2011

 Thông điệp Xuân Tân Mão, 2011 về “Giá trị Hạnh phúc và An lạc Quốc dân” của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ

 PARIS, ngày 30.1.2011 (PTTPGQT) – Từ Saigon, nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện (Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo), Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, vừa gửi bức Thông điệp Xuân Tân Mão, 2011, đến toàn thể Phật giáo đồ trong và ngoài nước.

 Thông điệp Xuân năm nay tập trung vào hai vấn đề trọng yếu. Đối với Tăng tín đồ trong và ngoài nước Hòa thượng kêu gọi phải kiên trì, dũng mãnh bảo vệ Pháp lý của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Theo lời Ngài “Bởi vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất biểu trưng cho nền Phật giáo dân tộc có quá trình hình thành và phát huy trên chiều dài lịch sử hai nghìn năm. (…) Gìn giữ Pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, pháp lý trên bình diện tư pháp, cũng như trên bình diện nhân lý, dân tộc và lịch sử. (…) Pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất còn, đạo Phật Việt còn. Pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mất đi, đạo lý sẽ suy vong, văn hiến sẽ trở về thời ngoại thuộc, công cuộc cứu khổ và giác ngộ chúng sinh sẽ tan biến nơi vô minh mù mịt”.

Đối với giới sĩ phu, chính trị gia ưu tư cho tiền đồ dân tộc, Hòa thượng đưa ra ý niệm cần thực hiện ở cấp độ quốc gia là “Tổng Giá Trị Hạnh phúc Quốc dân, tức GNH (Gross Nationnal Happiness)”. Bởi vì cho tới nay, theo lời Hòa thượng, người ta “Chỉ đo sự giàu sang một đất nước bằng Tổng sản phẩm xã hội, tức chỉ tiêu GDP (Gross Domestic Product) tính theo đầu người. Hòa thượng nhận định rằng “Tổng sản phẩm xã hội có thể tăng, nhưng cuộc sống người dân nơi nông thôn, làng mạc, trong các vùng sâu vùng xa có thăng tiến chăng ? Ví như Tổng sản phẩm xã hội tại các đô thị lớn có thể tăng, nhưng tám, chín mươi phần trăm nông dân, thợ thuyền vẫn hẩm hiu, nghèo, thiếu.

Ấy là chưa kể tình trạng tăng trưởng kinh tế nước ta tính theo con số tuyên truyền của nhà nước chẳng che giấu được hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng đào sâu thêm”.

Hòa thượng cũng kêu gọi sự “Đặc biệt quan tâm đến tình hình chủ quyền đất nước đang từng bước bị hăm doạ và lấn lướt”. Sau đây là toàn văn Thông điệp Xuân Tân Mão, 2011, của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ :

 




GIÁO HỘI PHẬT GIÁO
VIỆT NAM THỐNG NHẤT

VIỆN TĂNG THỐNG
Thanh Minh Thiền Viện
90 Trần Huy Liệu, Phường 15,
Quận Phú Nhuận, TP Saigon

———————————————————————————————————————-

Phật lịch 2554 Số 01 /VTT/XLTV

GIÁ TRỊ HẠNH PHÚC VÀ AN LẠC QUỐC DÂN

THÔNG ĐIỆP XUÂN TÂN MÃO 2011 của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ







Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ
tại lễ Hiệp kỵ chư lịch đại Tổ sư,
chư Thánh tử đạo và chư vị Tiền bối
hữu công tại Saigon ngày 13.1.2011

Nam Mô Bổn Sư
Thích Ca Mâu Ni Phật

Tết đến, nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện, tôi xin gửi đến toàn thể chư liệt vị Trưởng lão, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, nam nữ Cư sĩ Phật tử trong và ngoài nước lời cầu chúc an lành, hợp duyên thắng ý và viên thành Phật sự.

Xuân là sự tuần hoàn của trời đất. Nhưng Xuân còn là sự bắt đầu. Bắt đầu một năm mới, bắt đầu một chí nguyện để hoàn thành cho mười hai tháng tới. Cho nên chí nguyện cần thiết lập, tâm tinh tấn bền vững, dũng mãnh và vô úy để hoàn thành.

Mong mỏi chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử kề vai gánh vác việc Giáo hội ở thời đại còn nhiều chướng duyên, nghịch cảnh. Việc trọng đại vẫn là kiên tâm bảo vệ nền pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Bởi vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất biểu trưng cho nền Phật giáo dân tộc có quá trình hình thành và phát huy trên chiều dài lịch sử hai nghìn năm. Thế kỷ trước, biết bao công trình thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, máu xương của biết bao chư Tăng Ni, Phật tử dâng hiến bảo vệ đạo Phật Việt, mà danh xưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tập đại thành chí nguyện tiền nhân truyền nối.

Pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất còn, đạo Phật Việt còn. Pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mất đi, đạo lý sẽ suy vong, văn hiến sẽ trở về thời ngoại thuộc, công cuộc cứu khổ và giác ngộ chúng sinh sẽ tan biến nơi vô minh mù mịt.

1975 là năm khởi đầu cho bi kịch và tuyệt lộ của con người Việt tự do nói chung và Phật giáo đồ nói riêng. Từng bước một, khi bạo hành, khủng bố, khi thoa vuốt âm mưu, nhà cầm quyền Cộng sản đã thất bại trong mưu đồ tiêu diệt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ấy là do Pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chưa mất, chưa mất nhờ ý chí bảo vệ của Tăng tín đồ trong và ngoài nước suốt 36 năm qua.

Cho nên chí nguyện đầu năm, tôi kêu gọi chư tôn đức Tăng, Ni Phật tử kiên trì bảo vệ Pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Thế hệ này mãn duyên thì thế hệ sau tiếp nối : Gìn giữ Pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, pháp lý trên bình diện tư pháp, cũng như trên bình diện nhân lý, dân tộc và lịch sử.

Với chư vị đang ưu tư hay có trách nhiệm trước nhân dân, đất nước, tôi ngỏ lời kêu gọi hãy nghĩ và hành động mang lại an lạc, tự do và hạnh phúc cho mỗi người dân, đặc biệt quan tâm đến tình hình chủ quyền đất nước đang từng bước bị hăm doạ và lấn lướt.

Lâu nay, mọi quốc gia trên thế giới chỉ đo sự giàu sang một đất nước bằng Tổng sản phẩm xã hội, tức chỉ tiêu GDP (Gross Domestic Product) tính theo đầu người. Lý thuyết thường xa lìa với thực tại nhân sinh, đặc biệt ở các nước nghèo. Tổng sản phẩm xã hội có thể tăng, nhưng cuộc sống người dân nơi nông thôn, làng mạc, trong các vùng sâu vùng xa có thăng tiến chăng ? Ví như Tổng sản phẩm xã hội tại các đô thị lớn có thể tăng, nhưng tám, chín mươi phần trăm nông dân, thợ thuyền vẫn hẩm hiu, nghèo, thiếu. Ấy là chưa kể tình trạng tăng trưởng kinh tế nước ta tính theo con số tuyên truyền của nhà nước chẳng che giấu được hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng đào sâu thêm. Người giàu giàu nức vách đổ tường dù chỉ là tuyệt đại thiểu số, người nghèo nghèo rớt mùng tơi thì lại là đa số tuyệt đại.

Xin chư liệt vị sĩ phu, người mang ưu tư hay trách nhiệm hãy nghĩ đến Tổng Giá Trị Hạnh phúc Quốc dân làm thước đo cho đại đa số dân nghèo, bất hạnh. Tổng Giá Trị Hạnh phúc Quốc dân, tức GNH (Gross Nationnal Happiness), một phát kiến của vì vua cấp tiến nước Bhutan cách đây 39 năm, đã thực hiện thành công. Ngày nay được Liên Hiệp Quốc và nhiều quốc gia văn minh công nhận và áp dụng.

Tổng Giá Trị Hạnh phúc Quốc dân dựa trên quan điểm phát triển xã hội song hành giữa đời sống vật chất và đời sống tâm linh. Bốn hành động làm nền cho Tổng Giá Trị Hạnh phúc Quốc dân là :

1. Duy trì sự phát triển ;
2. Bảo vệ và thăng tiến các giá trị văn hóa ;
3. Bảo vệ sinh thái và thiên nhiên ; và
4. Thiết lập sự cai quản thiện hảo quốc dân (good governance).

Nguyện cầu Năm Mới quốc thái dân an, chư tôn đức Tăng Ni, chư liệt vị nam nữ Cư sĩ Phật tử trong và ngoài nước dũng mãnh trong công cuộc hoằng pháp lợi sinh, đào luyện Tăng tài và Cư sĩ để đảm trách Phật sự trước tình thế mới, và bảo toàn vận mệnh cùng pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Nam Mô Đương Lai Đại Từ Di Lặc Tôn Phật.

Thanh Minh Thiền viện, Xuân Tân Mão, 2011
Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống
kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

 




(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ


Chương trình thứ Sáu 4.02.2010 tuần này xin mời Nghe Thông điệp Xuân Tân Mão, 2011, của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ & Phỏng vấn Hòa thượng Thích Quảng Độ về Pháp lý của GHPGVNTN và ý niệm “Tổng Gía trị Hạnh phúc Quốc dân” đề xuất qua Thông điệp, xin bấm vào dưới đây để nghe, trường hợp không có cơ hội nghe trực tiếp trên Đài Phật giáo Việt Nam phát thanh về trong nước vào lúc 19 giờ 30 (giờ Việt Nam) trên làn sóng 19 thước :






ĐÀI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Bấm vào dưới đây để tìm nghe
Chương trình thứ sáu này :

hoặc https://www.queme.net/radio/radio_2011-02-04.php

hoặc http://daiphatgiao.free.fr/listen/2011-02-04.html

Bấm vào đây để thu thanh chương trình này :

hoặc (Save Target As) https://www.queme.net/radio/2011-02-04.mp3

hoặc (Save Target As) http://daiphatgiao.free.fr/radio/2011-02-04.mp3

hoặc (Go To) http://www.megaupload.com/?d=7WA08M0Z

Nếu có vấn đề, kính xin thông báo Đài Phật giáo Việt Nam để chúng tôi chỉ dẫn bổ túc. Đài Phật giáo Việt Nam mong được chư Tôn đức, đồng bào Phật tử và đồng bào các giới đón nghe và góp ý để công cuộc truyền thông ngày một thăng.

Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế

Để theo dõi các chương trình trong quá khứ,
xin mời quý thính giả vào nghe qua địa chỉ :

hoặc https://www.queme.net/radio
hoặc http://daiphatgiao.free.fr
để chọn các Chương trình

Đặc biệt xin mời nghe Chương trình “Thế Giới Ủng Hộ Chúng Ta” để theo dõi sự hậu thuẫn của công luận thế giớide để theo dõi sự hậu thuẫn của công luận thế giới và chính giới quốc tế đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Chương trình này bắt đầu từ 14.7.2006 và liên tục trong nhiều tuần lễ sau đó. Chương trình bắt đầu :

Bấm vào dưới đây để tìm nghe Chương trình thứ sáu này :

http://daiphatgiao.free.fr/listen/2006-07-14.html

 

Bấm vào đây để thu thanh chương trình này :

hoặc (Go to) http://www.megaupload.com/?d=KB5HWI0Q&setlang=vn

hoặc (Save Target As) http://daiphatgiao.free.fr/radio/2006-07-14.mp3

Ra đời từ năm 2005, Đài Phật giáo Việt Nam phát thanh từ hải ngoại mỗi tuần một lần vào ngày thứ sáu, từ 19 giờ đến 19 giờ 30, giờ Việt Nam, trên làn sóng ngắn 19 thước.

Đài Phật giáo Việt Nam là tiếng nói của những Phật tử phải sống xa quê vì nhiều lý do, nhưng trái tim chưa ngừng đập với tiếng đập quê hương làm xanh rừng biếc sóng tự bao đời. Một tiếng nói vọng từ nghìn xưa ưu ái, và hôm nay, vang động những ưu tư an lạc, nhân quyền và tự do tôn giáo.

Cầu mong đến tai quý thính giả trong và ngoài nước, làm nhịp cầu dân tộc, để cùng nhau trao đổi cho tương lai đất nước thanh bình và phát triển trong tình nghĩa đồng bào bị thiếu vắng 60 năm qua - do chinh chiến và tranh chấp ý thức hệ gây ra. Mong mỏi nhận được những ý kiến và tham gia của quý thính giả trong, ngoài nước. Thư từ xin gửi về

Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế
BP. 60063
94472 Boissy Saint Léger cedex – France
Địa chỉ E-mail : daiphatgiao@free.fr

 

Quý thính giả cũng có thể theo dõi tin tức trên Trang nhà Quê Mẹ và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế : www.queme.net








Đ
ại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, vừa gửi bức Thông Điệp Xuân Tân Mão năm 2011, đến Tăng tín đồ Phật giáo trong và ngoài nước.

Phóng viên Ỷ Lan đã gọi về Thanh Minh Thiền Viện phỏng vấn Hòa thượng để xin ngài khai triển hai điểm trọng yếu trong bức Thông Điệp, đó là Pháp lý của GHPGVNTN và Tổng Giá trị Hạnh phúc Quốc dân.
Mời quý thính giả
theo dõi :

 






Ỷ Lan : Kính bạch Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Nhân danh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hòa thượng vừa ban hành Thông điệp Xuân Tân Mão, 2011. Qua thông điệp này có một ý niệm rất mới là Tổng Giá trị Hạnh phúc Quốc dân (Gross National Happiness, GNH). Xưa nay thế giới chỉ căn cứ giàu nghèo tính theo chỉ tiêu GDP, tức Tổng sản phẩm xã hội (Gross Domestic Product) tính theo đầu người. Kính xin Hòa thượng có thể khai triển rõ hơn về ý niệm Tổng Giá trị Hạnh phúc Quốc dân. Đây là sáng kiến của Hỏa thượng hay đã hiện hữu trong thế giới ?

Hòa thượng Thích Quảng Độ :
Đây là sáng kiến của một vị vua người Bhutan, ông tên là Wangchuck. Một quốc gia nhỏ ở vùng Hy Mã Lạp Sơn. Ông đã đưa ra ý kiến này năm 1972 trong kế hoạch phát triển 5 năm của nước ông. Ý niệm Tổng Giá Trị Hạnh Phúc Quốc Dân, tiếng Anh là Gross National Happiness,
dựa trên quan điểm phát triển thực sự của xã hội phải bao gồm sự phát triển về vật chất đi đôi với sự phát triển tâm linh, chứ không phải chỉ chú trọng phát triển kinh tế không mà thôi. Vì ông là Phật tử nên ông phát triển Giáo lý đức Phật để truyền bá dạy cho nhân dân Bhutan.

Năm 1956 tôi có dịp đến nước này, một quốc gia nhỏ rất là an bình, dân chúng rất trật tự, rất ngoan ngoãn. Nhà vua không phải như các ông vua ngày xưa. Chế độ quân chủ lập hiến thành ra ông không có độc tài, mà quyền hành bây giờ nằm trong Quốc hội, mà Quốc hội là do toàn dân bầu. Cho nên ông nhằm phát triển cả hai mặt của con người có tâmthân. Tâm thì phải bồi bổ tâm mà chủ yếu bằng Phật pháp, những giáo lý phổ thông của Đức Phật dạy, dạy trong trường cho nhân dân Bhutan học song song với chương trình giáo dục của Nhà nước, và nền giáo dục nghệ thuật, thi ca, khoa học. Còn thân thì bằng bánh, bằng gạo nhưng mà rất no đủ, chứ không thiếu thốn như các nước khác. Thành ra một đất nước rất an bình.

Ông đưa ra bốn cái cột trụ cho ý niệm mới của ông, đó là Tổng Giá trị Hạnh phúc Quốc dân : Thứ nhất là duy trì sự phát triển tức là phát triển được đến đâu thì phải giữ vững chứ không để cho nó trụt lùi nữa. Thứ hai là thăng tiến các giá trị văn hóa, cái này là để bồi bổ tâm linh. Thứ ba, là bảo vệ sinh thái và thiên nhiên. Thứ tư, cái này là quan trọng, thiết lập những sự quản trị quốc gia gọi là thiện hảo, Good Governance, tức là chính phủ tôn trọng nhân quyền, tự do, dân chủ hoàn toàn. Cho nên cái phương tiện gọi là phương tiện để quản lý đất nước này là dân chủ, tự do là phương tiện tốt nhất. Tất cả các nước trên thế giới, kể cả Việt Nam rồi cũng phải đi đến đó thôi.

Thời đại này không còn là thời đại độc tài, phát xít nữa. Trường hợp của Tunisie và Ai Cập, rồi lần lượt sẽ đi đến dân chủ, tự do hóa toàn cầu. Bây giờ cái gì cũng toàn cầu cả, kinh tế toàn cầu rồi chính trị cũng toàn cầu. Cho nên những người khôn, là mình biết cái thời thế như thế, mình tự giải quyết trước đi. Nó hay hơn.

Cũng như Việt Nam chẳng hạn, ai cũng mong cái đại hội vừa rồi, Đại hội XI, là giải quyết được vấn đề tự do, dận chủ cho đất nước, đỡ phải mất thì giờ. Nhưng cuối cùng ai cũng thất vọng. Sáu mươi năm rồi, họ tưởng 60 năm tới đây vẫn như thế. Không bao giờ có chuyện đó đâu ! Có thể nay đi ngủ, sáng mai dậy cả thế giới khác rồi.

Tóm lại cái phương pháp quản trị đất nước ngày nay chỉ còn có phương pháp dân chủ, tự do và nhân quyền tôn trọng. Đó là phương pháp tốt đẹp nhất.

Ỷ Lan :
Trong Thông điệp Xuân, Hòa thượng cũng kêu gọi Phật giáo đồ trong và ngoài nước bảo vệ pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Pháp lý này đã có từ trước năm 1975, và theo luật bất hồi tố, thì chẳng có chi thay đổi. Vì sao lại phải bảo vệ chuyện đã có rồi, bạch Hòa thượng ?

Hòa thượng Thích Quảng Độ :
Việt Nam sau 75 thì vấn đề luật tôi không dám tin chắc vào luật. Bởi vì người Cộng sản thường nói, cán bộ từng nói “Luật là mồm tao đây này ! thành ra ai mà tin luật của Cộng sản. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất suốt từ 75 cho tới bây giờ, chính thức là từ khi họ lập ra được cái Giáo hội Phật giáo Việt Nam người ta gọi là Quốc doanh, họ đã đặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra ngoài vòng pháp luật. Nhưng họ không có một văn kiện chính thức, tức họ không chấp nhận, không nhận mình nữa.

Họ muốn giải tán nhưng không giải tán được. Là bởi vì pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất sau cuộc tranh đấu năm 63 thoát ra được cái quy chế gọi là quy chế Hiệp hội của Đạo Dụ số 10 của thời ông Bảo Đại, thì bây giờ Giáo hội không còn trong cái vòng các hiệp hội nữa mà thành Giáo hội.

Tư cách của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bây giờ cũng tương đương như Giáo hội Công giáo La Mã về mặt pháp lý và mặt quốc tế cũng thế. Thành ra nó có quy chế như vậy nên Cộng sản không thể nào giải tán được. Ba mươi mấy năm qua họ đã tìm đủ cách. Cách thứ nhất là họ tìm cách thống nhất Phật giáo… đã thất bại rồi.

Chủ tịch cái Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra lệnh hạ cái bảng Viện Hóa Đạo của Giáo hội ở chùa Ấn Quang xuống, rồi sau đó một tuần thì đốt hết tất cả tài liệu của Giáo hội, coi như là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không còn một cái gì. Cho nên họ tưởng rằng như vậy là Giáo hội mất, nhưng họ nghĩ là một chuyện, họ hy vọng chuyện thành hay không là một chuyện khác. Ở đời đâu phải ai muốn gì cũng được. Nếu muốn gì cũng được thì có ai đi ăn mày đâu. Ai cũng là vua hết.

Cho nên phải sẵn sàng bảo vệ pháp lý của Giáo hội. Bởi vì pháp lý quan trọng như cái nền nhà. Bây giờ cái nhà không còn, nó giở hết rồi, còn mỗi cái nền không mà thôi, mà cái nền đó là pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Vậy mình cố giữ được cái nền thì sau này hoàn cảnh đưa lại, thì từ cái nền đó mình xây dựng lên.

Nhưng nếu mất nền, để đào nền đi thì không còn chỗ nào xây dựng nữa. Bởi thế cho nên tôi phải luôn luôn nhắc nhở rằng phải quan tâm vấn đề bảo vệ pháp lý, tức nhân sự bây giờ rất quan trọng. Bây giờ có được một cái hy vọng như thế này : vừa rồi Giáo chỉ số 9 của Đức cố Đệ tứ Tăng thống, Hòa thượng Thích Huyền Quang, có điều khoản giả dụ trong nước mà Viện Hóa Đạo Văn phòng I mà vì hoàn cảnh nào đó không hoạt động được nữa, thì giao quyền tiếp nối, tiếp tục hoạt động cho Văn phòng II Viện Hóa Đạo ở nước ngoài. Thành ra bây giờ pháp lý của Giáo hội không những ở trong nước mà ở ngoài nước cũng có pháp lý. Cho nên vấn đề bảo vệ pháp lý đơn giản nhưng rất là quan trọng. Cái nền nhà mình đừng để cho ai đào đi.

Ỷ Lan :
Bạch Hòa thượng, trước thềm năm mới, kính xin Hòa thượng một lời chúc Xuân hay nhắn nhủ với đồng bào Phật tử và đồng bào các giới.

Hòa thượng Thích Quảng Độ :
Xin nguyện cầu Năm Mới quốc thái dân an, chư tôn đức Tăng Ni, chư liệt vị Nam Nữ Cư sĩ trong và ngoài nước cùng với tất cả quý thính giả của quý Đài sang năm mới trước hết là mong toàn thể có sức khỏe đã. Sức khỏe là quan trọng nhất.

Chúng tôi rất thiết tha mong đợi, thì quan trọng nhất là tình hình đất nước cũng phải thay đổi. Bây giờ vận mệnh của Giáo hội là vận mệnh chung của đất nước. Không tách rời được nữa. Đất nước chìm thì Giáo hội cũng chìm. Đất nước nổi thì Giáo hội nổi. Có đất nước Giáo hội mới tồn tại được, mà đất nước muốn tồn tại phải có dân chủ, tự do, nhân quyền được tôn trọng, chứ không thể sống mãi dưới cái chế độ độc tài toàn trị này được. Độc tài toàn trị đưa đến bao nhiêu đổ vỡ, tan thương, đau đớn từ 60 năm nay.

Tôi chỉ mong cho những nhà lãnh đạo
Cộng sản phải ý thức điều đó.

Các ngài là thiểu số thôi, mà các ngài mong làm chủ mãi cái đất nước này chỉ vì quyền lợi của ba triệu mấy chục ngàn đảng viên, các ngài làm khổ mãi tám mươi mấy triệu dân.

Tình hình đất nước như thế này, với sự tiến bộ của thế giới ngày nay, khoa học, chính trị, tất cả các thứ người ta đều tiến, mình không thể giữ mãi như thế này.

Ỷ Lan :
Xin cám ơn Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.

Ỷ Lan,
Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Paris

--------


THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI JAKARTA NGÀY 5.5.2011

Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam tố cáo Hà Nội đàn áp thô bạo tôn giáo tại Diễn đàn Nhân dân ASEAN ở Jakarta, Nam Dương

 

 

JAKARTA, 5.5.2011, tin từ UBBVQLNVN – Phái đoàn Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đến từ Paris tham dự Hội nghị Pháp quyền cho Nhân quyền tại các nước ASEAN hôm 30.4.2011, và nay tại Hội nghị các Xã hội dân sự ASEAN ở Diễn đàn Nhân dân ASEAN lần thứ 7 tại thủ đô Jakarta, Nam Dương, để nói lên những vi phạm nhân quyền thô bạo và đàn áp tôn giáo tại Việt Nam. Hội nghị này là một trong những sinh hoạt của ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) kết thúc với Thượng đỉnh ASEAN cấp chính phủ, vào năm Nam Dương làm Chủ tịch đương nhiệm ASEAN.

 

Hội nghị các Xã hội dân sự ASEAN ở Diễn đàn Nhân dân ASEAN lần thứ 7 thuộc các tổ chức Phi chính phủ và các Xã hội dân sự họp song hành thường năm với Thượng đỉnh các chính phủ ASEAN. Dưới sự hỗ trợ của Nam Dương, nước Chủ tịch đương nhiệm, 1300 đại diện các Xã hội dân sự trong toàn thế giới bao gồm 10 quốc gia ASEAN, Nam Hàn, Nhật, Timor-Leste, Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Hòa Lan, Thụy điển, Anh, Trung quốc, v.v… về tham dự. Những vấn nạn đưa ra tại Hội nghị các Xã hội dân sự ASEAN ở Diễn đàn Nhân dân ASEAN lần thứ 7 sẽ được đúc kết đưa lên Thượng dỉnh các chính phủ ASEAN cuối tuần lễ này (7-8.5.2011).

 

Đề cập đến tự do dân sự, ông Võ Trần Nhật, Thư ký Điều hành Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, được hội nghị mời thuyết trình, đã đối chiếu giữa hai quốc gia, một bên là nước Nam Dương dân chủ và một bên là Việt Nam theo chế độ độc tài toàn trị. Ông cho biết năm ngoái, 2010, khi Việt Nam làm chủ tịch luân phiên ASEAN đồng thời chủ tịch các cơ cấu mới như Ủy hội Nhân quyền liên chính phủ ASEAN (AICHR), nhà cầm quyền Hà Nội đã áp lực Thái Lan cấm không cho Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam và đối tác Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền mở cuộc họp báo tại Bangkok để công bố bản Phúc trình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Hai đại diện Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền cũng bị cấm nhập cảnh tham dự Hội nghị các Xã hội dân sự ASEAN ở Diễn đàn các Dân tộc ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội.

 

Ông Võ Trần Nhật tố cáo luận điểm “vi phạm an ninh quốc gia” của Hà Nội đưa ra để đàn áp các nhà hoạt động cho nhân quyền và dân chủ. “Sự hoang tưởng của nhà cầm quyền gia tăng với sự phổ biến nhanh chóng của kỹ thuật truyền thông hiện đại, với Internet và Blogs”, ông Nhật nhận xét và nói tiếp “Việt Nam là nhà tù lớn nhất thứ hai trong thế giới đối với các nhà bất đồng chính kiến trên mạng Internet”.

 

Ông Nhật cũng cho biết, trong khi công luận quốc tế khá am hiểu về những vi phạm nhân quyền tại Trung quốc hay Miến Điện, thì lại chẳng biết bao nhiêu đến trường hợp Việt Nam. Lý do hiểu được là nhờ bộ máy tuyên truyền tinh vi của Việt Nam đã tạo ta chính sách nhân quyền “hai mặt”. Một chính sách “xuất cảng đối ngoại” hợp theo tiêu chuẩn đợi chờ của quốc tế nhằm thu hút viện trợ và đầu tư, và một chính sách “sử dụng trong nước”. Chính sách thứ nhất là chiếc mặt nạ tôn trọng nhân quyền dành cho quốc tế, và chính sách thứ hai thẳng tay đàn áp tại nội địa.

 

Trong thực tế, một cuộc đàn áp tinh vi hầu như khó thấy đã được nhà cầm quyền áp dụng bằng cách “cô lập hóa, sách nhiễu, quản chế và kiểm soát để bịt họng các tiếng nói bất đồng chính kiến. Chẳng riêng gì những ai phê phán chính quyền mới bị đàn áp, mà ngay cả, thân nhân gia đình họ (vợ mất công ăn việc làm, con không được đến trường)”.

 

Chính sách đàn áp tinh vi này đã áp dụng cho tôn giáo, đặc biệt đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), một giáo hội độc lập và lịch sử. Mặc dù cuộc đàn áp dã man mở ra sau năm 1975 (bắt bớ, thảm sát hàng giáo phẩm, cưỡng bức chư Tăng vào bộ đội, cưỡng chiếm tài sản của giáo hội), nhưng nhà cầm quyền Việt Nam đã thất bại trong việc tiêu diệt GHPGVNTN, nên đã tìm cách kiểm soát Phật giáo bằng cách thành lập một Giáo hội Phật giáo Nhà nước năm 1981 đồng thời cấm GHPGVNTN hoạt động.

 

Dù vậy, cho tới năm 2011, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn đề kháng và tồn tại trong thực tế. Tuy nhiên chư Tăng, Ni, Phật tử phải sống trong không khí sợ hãi, bị bắt bớ, thẩm vấn, sách nhiễu và hăm dọa. Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo tối cáo của giáo hội vẫn bị quản chế không lý do tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon. Hòa thượng đã bị giam tù, lưu đày suốt 28 năm ròng chỉ vì Hòa thượng bênh vực cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ.

 

Hướng dẫn công cuộc đàn áp tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đã được chỉ thị trong một Tài liệu Mật dày 600 trang mà Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam có trong tay một bản. Tài liệu được in một triệu bản để huấn luyện các “công an tôn giáo” và cán bộ hoạt động trong vùng tôn giáo biết cách “đấu tranh chống tôn giáo”“ thăng tiến Phật giáo theo đường hướng Xã hội chủ nghĩa”. Mặt khác, hàng nghìn công an đội lốt Tăng sĩ xâm nhập các chùa chiền Phật giáo.

 

Nhằm che đậy cuộc đàn áp GHPGVNTN, nhà cầm quyền Việt Nam mở những chiến dịch công tác quần chúng như tổ chức linh đình Phật Đản LHQ năm 2008 hay xây dựng những ngôi chùa to lớn như chùa Bái Đính ở Ninh Bình.

 

Ông Võ Trần Nhật cũng cho biết thời gian Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam phúc trình tại Hội nghị Jakarta, thì những cuộc đàn áp nhân quyền vẫn tiếp diễn tại Việt Nam. Đại để như cuộc tuyên án tùy tiện ông Vi Đức Hồi 5 năm tù giam và 3 năm quản chế vì tội “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa” trong phiên phúc thẩm hôm 29.4.2011, và nhà thơ Bùi Chát, chủ trương Nhà xuất bản Giấy Vụn, bị bắt tại phi trường Tân Sơn Nhất hôm 30.4.2011 sau khi sang Buenos Aires, Argentina, lãnh giải Tự do Xuất bản của Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế. Dù được trả tự do hai ngày sau, 2.5, nhưng vẫn bị công an theo dõi và thẩm vấn.

 

Phái đoàn Hà Nội phản ứng :

 

Sau khi ông Võ Trần Nhật phát biểu xong, thì ông Trần Đức Lợi, Phó chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hiệp hội Hữu nghị Việt Nam, đã phản ứng bằng cách đứng lên bôi nhọ những cá nhân trong Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam gây bất mãn trong hội trường. Tiếp đó ông Lợi huênh hoang và dài dòng truyên truyền “nhân quyền” cho Hà Nội khiến điều hợp viên phải 3 lần cắt lời. Nhưng ông Lợi cứ nói dai. Hội trường phải rầm rộ phản đối ông ta mới chịu im. Phái đoàn các tổ chức Phi-chính-phủ-của-chính-phủ-Hà-Nội (GONGO, thay vì NGO) được gửi đến Hội nghị Jakarta 60 người.


 

********************************************************************************************************************
Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam
& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam
Que Me : Action for Democracy in Vietnam & Vietnam Committee on Human Rights
Que Me : Action pour la Démocratie au Vietnam & Comité Vietnam pour la Défense des Droits de l’Homme
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : queme.democracy@gmail.com - Web : http://www.queme.net

********************************************************************************************************************

 

 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI ĐÀI BẮC NGÀY 25.8.2011

200 Nhà Dân chủ trên thế giới, Nghiên cứu sư, Giáo sư chính trị học, Đại biểu Quốc hội họp Đại hội Dân chủ Á châu tại Đài Bắc - Tông thống Đài Loan và Chủ tịch Quốc hội Đài Loan tiếp riêng 14 nhà Dân chủ

 

 

ĐÀI BẮC, ngày 25.8.2011 (QUÊ MẸ) - 200 Nhà Dân chủ, Giáo sư Đại học, Đại biểu Quốc hội thuộc và các nhà hoạch định chính sách của trên 30 quốc gia trên khắp năm châu, trong có 16 quốc gia Á châu, về Đài Bắc họp Đại hội Dân chủ Á châu trong hai ngày 22 và 23.8.2011. Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam được mời tham dự Đại hội trong tư cách đại biểu cho Việt Nam. Hà Nội gửi một quan sát viên đến đại hội nhưng không tham gia các tổ hội thảo hay đọc tham luận.

 

Mục tiêu của Đại hội nhằm nghiên cứu sự liên hệ giữa dân chủ và phát triển trong xã hội ngày nay, cũng như khảo sát những phương pháp tối hậu thực hiện dân chủ. Đặc biệt trước hiện tượng hai nước Trung quốc và Singapore đang phát triển thành những cường quốc kinh tế nhưng lại không có dân chủ.

 

Nhiệm vụ của Đại hội đối với các nước Á châu là ủng hộ các phong trào dân chủ, thăng tiến đồng bộ các phong trào này, và tìm những đường hướng phát triển dân chủ. Mục tiêu thực hiện dân chủ nhắm tới năm mục tiêu tập họp các nhà dân chủ Á châu để chia sẻ kinh nghiệm, vận dụng ý chí để thực hiện dân chủ nơi các vùng miền khác nhau, liên hệ các phong trào dân chủ với sự phát triển kinh tế xã hội, và liên kết dân chủ với vấn đề tăng trưởng, bình đẳng, công bằng xã hội.

 

Ông Vương Kim Bình, Chủ tịch Quốc hội Đài Loan, và Phó Tổng thống Đài Loan, Vincent Siew, đọc diễn văn khai mạc Đại hội. Sau đó Đại hội chia thành 10 tổ thảo luận trên 10 đề tài : Con đường đưa tới dân chủ và phát triển ; Tăng trưởng và Bình đẳng : thử thách dân chủ tại Châu Á ; Quyền năng của Xã hội dân sự ; Phụ nữ Á châu tham gia chính trị ; Vai trò truyền thông dân chủ ; Giới trẻ tham gia thăng tiến dân chủ ; Giáo dục dân chủ ; Sự đói nghèo và dân chủ ; Đa văn hóa và dân chủ ; Công nghệ và dân chủ.

 

Penelope Faulkner, Phó chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam tham luận về “Vai trò người Phụ nữ Việt Nam trong xã hội và chính trị dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa”.

 

Đại hội kết thúc với hai phiên khoáng đại : đúc kết thành quả Đại hội qua 10 tổ thảo luận do ông Võ Văn Ái và Giáo sư George W. Tsai làm chủ tọa, và khoáng đại 2 do ông Teh-Fu Huang, Chủ tịch Đài loan Dân chủ Cơ kim hội đọc Tuyên ngôn Đại hội Dân chủ Á châu. Liên quan đến Việt Nam, Ông Chủ tịch Teh-Fu Huang nhấn mạnh trong Tuyên ngôn 27 điểm rằng :

 

Chủ tọa Khoáng đại 2 về thành quả Đại hội : Giáo sư George W. Tsai (bên trái), G.s Võ Văn Ái (bên phải)

“Chúng tôi tái xác nhận sự cam kết về những nguyên tắc cơ bản cho dân chủ và nhân quyền như những giá trị phổ quát và phương thức tiến hành dân chủ tại Châu Á trong tinh thần ôn hòa và phát triển kinh tế.

 

“Chúng tôi được báo động khẩn trương về tình hình chính trị tệ hại tại Á châu như trường hợp tại các nước Cam-Bốt, Lào, Tích Lan. Đồng thời, trường hợp các nước Miến Điện, Bắc Triều Tiên và Việt Nam vẫn còn là ba quốc gia đàn áp nhất trên địa cầu.

 

“Chúng tôi vinh danh và tưởng nhớ đông đảo những nạn nhân vô danh hay hữu danh tranh đấu cho nhân quyền song song với những nhà quán quân cho nhân quyền và dân chủ như ông Munir ở Nam Dương, Somchai Neelapaijit ở Thái Lan, Hòa thượng Thích Quảng Độ ở Việt Nam, Liu Shiu Bao và Ai Wei Wei ở Trung quốc. Bằng sự chia sẻ và làm nhân chứng, chúng tôi tái xác nhận sự cam kết về những nguyên tắc cơ bản cho dân chủ và nhân quyền, và hồi phục tình liên đới với những ai đấu tranh chống lại các chính quyền phi dân chủ tại Châu Á”.

 

 

Ngoại trưởng Đài Loan, Yang Jin-Tien, đọc diễn văn bế mạc Đại hội ca ngợi cuộc gặp gỡ quan trọng của những nhà dân chủ và nhân vật quốc tế tại Đại hội Dân chủ Á châu lần thứ nhất. Ông nói : “Thật phấn khởi cho cuộc gặp gỡ của các nhà dân chủ, các nhà hoạch định chính sách tại Đài Loan, để đẩy mạnh công cuộc dân chủ hóa tại Châu Á tới đỉnh cao (…) Những biến cố hiện thời cho thấy các lời kêu gọi cho sự đổi thay đang truyền lan thế giới minh chứng rằng dân chủ và tự do là lý tưởng mà mọi dân tộc tìm kiếm”.

 

Chiều ngày 22.8, ông Võ Văn Ái cùng với 13 nhân vật quốc tế (Giáo sư Viện Nghiên cứu Hoover, Hoa Kỳ, Larry Diamond ; Giáo sư Chính trị học Đại học Quốc gia Đài Bắc, Yun-Han Chu ; Khoa trưởng Á châu Thái Bình dương, Đại học Quốc gia Úc, Andrew MacIntyre ; Tiến sĩ Marc Plattner, Giám đốc Diễn đàn Dân chủ thuộc Tổ chức Quốc gia Tài trợ Dân chủ, Hoa Kỳ ; Tiến sĩ Sandeep Shastri, Phó Viện trưởng Đại học Jain, Ấn Độ ; Giáo sư Đại học Chicago, Hoa Kỳ, Yang Da Li ; Dân biểu Quốc hội Lithuania, Mantas Adomenas ; Giáo sư Bang giao quốc tế, Đại học William & Mary, Hoa Kỳ, T. J. Cheng ; Giám đốc Trung tâm Carter, Vụ Trung quốc, Liu Ya-wei ; Giáo sự Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Berkeley, Hoa Kỳ, T. J. Pempel ; Giám đốc Trung tâm quốc tế Chuyển tiếp dân chủ, Hung Gia Lợi, Istvan Gyarmati ; Giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược và phát triển, Phi Luật Tân, bà Carolina Hernandez ; Giám đốc Hội đồng Quốc tế Phi chính phủ thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ, Robert LaGamma) đại diện cho 200 đại biểu tham dự Đại hội Dân chủ Á châu đã được Tổng thống Đài Loan, Mã Anh Cửu tiếp tại Phủ Tổng thống trong vòng hơn một giờ đồng để trao đổi về vấn đề thăng tiến dân chủ tại Á châu.

 

Sau đó tại Quốc hội Đài Loan, Chủ tịch Quốc hội Vương Kim Bình tiếp phái đoàn 14 nguời gần một giờ đồng hồ trao đổi vần đề dân chủ tại Châu Á.

 

ĐÀI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

 

Chương trình thứ Sáu 26.8.2011 tuần này xin mời nghe bức Thư ngỏ của Đức cố Tăng Thống Thích Huyền Quang gửi Đảng và Nhà cầm quyền Hà Nội đề nghị lấy Ngày 30.4 làm “Ngày Sám hối và Chúc sinh toàn quốc” & Cuộc phỏng vấn ông Antoine Bernard, Giám đốc Điều hành tổ chức Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền trong “Mục Thế Giới Ủng Hộ Chúng Ta”, xin bấm vào dưới đây để nghe, trường hợp không có cơ hội nghe trực tiếp trên Đài Phật giáo Việt Nam phát thanh về trong nước vào lúc 19 giờ 30 (giờ Việt Nam) trên làn sóng 19 thước :

 

Bấm vào dưới đây để tìm nghe Chương trình thứ sáu này :

hoặc http://www.queme.net/vie/radio.php

hoặc http://www.daiphatgiao.org

 

Bấm vào đây để thu thanh chương trình này :

hoặc (Save Target As) https://www.queme.net/radio/2011-08-26.mp3

hoặc (Go To) http://www.megaupload.com/?d=61L4CJYX

 

Nếu có vấn đề, kính xin thông báo Đài Phật giáo Việt Nam để chúng tôi chỉ dẫn bổ túc. Đài Phật giáo Việt Nam mong được chư Tôn đức, đồng bào Phật tử và đồng bào các giới đón nghe và góp ý để công cuộc truyền thông ngày một thăng.

PTTPGQT

 

Để theo dõi các chương trình trong quá khứ, xin mời quý thính giả vào nghe qua địa chỉ :

 

hoặc https://www.queme.net/vie/radio.php
hoặc http://www.daiphatgiao.org
để chọn các Chương trình

 

Đặc biệt xin mời nghe Chương trình “Thế Giới Ủng Hộ Chúng Ta” để theo dõi sự hậu thuẫn của công luận thế giớide để theo dõi sự hậu thuẫn của công luận thế giới và chính giới quốc tế đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Chương trình này bắt đầu từ 14.7.2006 và liên tục trong nhiều tuần lễ sau đó. Chương trình bắt đầu :

 

Bấm vào dưới đây để tìm nghe Chương trình thứ sáu này :

http://daiphatgiao.free.fr/listen/2006-07-14.html

 

Bấm vào đây để thu thanh chương trình này :

hoặc (Go to) http://www.megaupload.com/?d=KB5HWI0Q

hoặc (Save Target As) http://daiphatgiao.free.fr/radio/2006-07-14.mp3

 

Ra đời từ năm 2005, Đài Phật giáo Việt Nam phát thanh từ hải ngoại mỗi tuần một lần vào ngày thứ sáu, từ 19 giờ đến 19 giờ 30, giờ Việt Nam, trên làn sóng ngắn 19 thước.

 

Đài Phật giáo Việt Nam là tiếng nói của những Phật tử phải sống xa quê vì nhiều lý do, nhưng trái tim chưa ngừng đập với tiếng đập quê hương làm xanh rừng biếc sóng tự bao đời.

 

Một tiếng nói vọng từ nghìn xưa ưu ái, và hôm nay, vang động những ưu tư an lạc, nhân quyền và tự do tôn giáo.

 

Cầu mong đến tai quý thính giả trong và ngoài nước, làm nhịp cầu dân tộc, để cùng nhau trao đổi cho tương lai đất nước thanh bình và phát triển trong tình nghĩa đồng bào bị thiếu vắng 60 năm qua - do chinh chiến và tranh chấp ý thức hệ gây ra. Mong mỏi nhận được những ý kiến và tham gia của quý thính giả trong, ngoài nước. Thư từ xin gửi về :

 

Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế
BP. 60063
94472 Boissy Saint Léger cedex – France
Địa chỉ E-mail : daiphatgiao@daiphatgiao.org

 

Quý thính giả cũng có thể theo dõi tin tức trên Trang nhà Quê Mẹ và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế : www.queme.net

 



Subject: Lửa Phựt Lên Từ Huế - Buddhists Demonstrated in Hue
https://www.tncvonline.com/cms/index.php?op=news_details&id=6524

40,000 Phật Tử Biểu Tình
cho Nhân Quyền & Tự Do Tôn Giáo

40,000 Buddhists Demonstrated in Hue for Religious Freedom, Human Rights and Democracy and the Right to Existence of the Unified Buddhist Church of Vietnam


LOÀI HOA 3000 NĂM NỞ MỘT LẦN Ở PHÚ YÊN


Tin Phú Yên - Một phụ nữ ở khu phố Ninh Tịnh 2, phường 9, thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên phát giác trên lá cây sả trước nhà có một khóm hoa màu trắng li ti hình chuông, nhiều cánh, thân mảnh như tơ. Cây cao khoảng 80 ly, hoa có nhị. Các vị sư đến nhà chiêm bái khẳng định đây là hoa Ưu Ðàm, mà theo truyền thuyết nhà Phật cho rằng: hoa chỉ có trên thiên giới.

Theo kinh Phật, hoa Ưu Ðàm Bà La hay Udumbara gọi tắt hoa Ưu Ðàm), từ tiếng Phạn có nghĩa là loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ Trời, 3000 năm mới nở một lần. Cây hoa này có thể thuộc nhóm thực vật dị dưỡng, không có sắc tố diệp lục, toàn thân màu trắng, ở góc độ khoa học cần có chuyên gia mới có thể đưa ra những nhận định xác đáng. Ðây không phải là lần đầu tiên phát giác loài hoa Ưu Ðàm nở ở Phú Yên.

Trước đó hai ngày, một gia đình ở thôn Diêm Ðiền, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, cũng phát giác trên cửa kính, thanh nhôm cửa, song sắt nhà mình có một loài hoa lạ mọc thành từng khóm, có chỗ 5 bông, có chỗ 8 bông, tổng cộng 35 hoa. Chúng đều có màu trắng thanh khiết, nhỏ li ti và mảnh như những sợi tơ.

Cán bộ Cộng sản Việt Nam đã có mặt và tuyên bố đây không phải là hoa ưu đàm như lời đồn mà chỉ có thể là một loại nấm. Còn sư tăng thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam dưới quyền điều khiển của nhà nước Cộng sản thì tuyên bố hoa ưu đàm chỉ là một biểu tượng.

Hoa Ưu Ðàm được cho là mang đến điềm lành. Quyển 8 kinh Huệ Lâm Âm Nghĩa của nhà Phật viết: Hoa Ưu Ðàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loại hoa của Trời, trên thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Ðức Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện nơi thế giới con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại ân và đại đức của Ngài.

Trong hai thập niên qua, nhiều người trên thế giới đã bắt gặp một loại hoa và tin là Ưu Ðàm Bà La. Vào tháng 7 năm 1997, 24 đóa hoa Ưu Ðàm được phát giác mọc trước ngực bức tượng đồng vàng Như Lai đặt trong phòng phương trượng tại một ngôi chùa ở Nam Hàn. Sau đó, hoa xuất hiện ở Trung Cộng, Ðài Loan, Hong Kong, Nam Hàn, Mã Lai, Singapore, Úc Ðại Lợi, Pháp và Mỹ.(SBTN)

Posted on 04 Feb 2011
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • Hòa Thượng Thích Quảng Độ & Radio Phật Giáo & Quê Mẹ
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)