Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Tiến sĩ Lê Minh Nguyên: Vượt Sợ Hãi để làm Cách Mạng!

Kính chuyển đến quý vị và quý bạn ở quốc nội các
Lời Chúc Tết
, nhận định, tâm tình hiệp thông cùng đồng bào & chiến sĩ đấu tranh, nhất là giới trẻ yêu nước. Để yểm trợ tinh thần đồng bào gian nan đấu tranh cứu Nước ra khỏi Việt cộng và giặc Tàu.

Quý vị bấm vào các audio-link nghe âm thanh các phát biểu chọn lọc từ quý nhân sĩ thuộc Cộng Đồng Người Việt ở Bắc Mỹ Châu, gởi đồng bào quốc nội thân thương ở Việt Nam.

Xin giúp phổ biến tâm tư đồng bào hải ngoại đến đồng bào quốc nội, qua Internet: Emails, Paltalk, yahoo/gmail Groups, Radio, Web, Blogs. Nội dung các phát biểu được lưu trữ ở http://freevietnews.com/audio

 

            *

 

 


Trước thềm năm mới Tân Mão 2011, kính gởi quý vị, nhất là quý bạn trẻ, vài lời nhận định, chia xẻ và chúc Tết từ Tiến sĩ Lê Minh Nguyên là Đệ nhất phó chủ tịch Đảng Tân Đại Việt

(quý vị bấm nghe âm thanh)
http://www.freevietnews.com/audio/20110129_TsLeMinhNguyen_e.m3u

 Hải ngoại ngày 29.1.2010

 

Vượt Sợ Hãi
để làm Cách Mạng

                                          Lê Minh Nguyên

 

Kính thưa quý vị,

Đầu Năm Mới Tân Mão, tôi xin kính chúc tất cả quý vị đồng hương trong và ngoài nước được an khang, thịnh vượng, thăng tiến và đạt được những điều mơ ước trong cuộc sống.

Kính thưa quý vị,

Dân tộc ta là môt dân tộc năng động, thông minh và dũng cảm, nhưng chưa có điều kiện để vươn lên và sánh vai cùng những dân tộc hùng mạnh khác trên thế giới. Dân tộc ta có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện được điều này, nhưng có thực hiện được hay không thì chính mỗi một thành viên của dân tộc chúng ta phải cương quyết và vững chí, để vượt qua mặc cảm và sợ hãi, nhất là vượt qua được sự sợ hãi một chính quyền độc tài đang kềm hãm sức tiến của dân tộc.

Trong tháng qua, dân tộc Tunisia ở Bắc Phi Châu, và trong những ngày vừa qua dân tộc Ai Cập ở Trung Đông đã đi tiên phong trong cuộc cách mạng internet! Cuộc cách mạng không cần tổ chức đối lập, không cần lãnh đạo, không cần lãnh tụ! Cuộc cách mạng là do ý chí và nguyện vọng chung của mọi người dân bình thường.

Yếu tố quyết định để người dân bình thường thực hiện được cuộc cách mạng này là họ đã vượt qua được sự sợ hãi, đứng lên đòi lại các nhân quyền căn bản của mình, mà lâu nay đã bị chính quyền độc tài cướp mất! Người dân đứng lên để quyết định lấy vận mạng của mình, chứ không chấp nhận làm công cụ cho những nhà độc tài khai thác sức lao động của mình, để hình thành một giai cấp thống trị giàu sang và đầy quyền lực.

Ngày nay, quả đất đã nhỏ đi nhiều, do sự phát triển không ngừng của truyền thông và vận chuyển. Chúng ta cách nhau nửa vòng thế giới, có thể nói chuyện và nhìn mặt nhau thường xuyên mà không phải tốn kém, qua việc sử dụng các phương tiện internet như Skype, Facebook, Yahoo, Twitter v.v.. Cho nên cuộc tranh đua của ngày hôm nay là cuộc tranh đua của những dân tộc.


 








Chính vì vậy mà dân tộc nào có năng lực nhất sẽ dễ trở thành một dân tộc mạnh. Một dân tộc có năng lực là một dân tộc có nhiều Tự Do để phát huy khả năng sáng tạo của mình, mà không bị chính quyền hạn chế hay ngăn cấm.

Sau năm 1954, nhạc sĩ Phạm Duy vào Nam và tiếp tục phát huy năng lực sáng tạo của ông để tiệp tục cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật bất hủ, nhờ hưởng được không khí Tự Do của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Trong khi đó, nhạc sĩ Văn Cao ở lại miền Bắc và bị tịt ngòi, không còn cho ra những sáng tạo có giá trị như thời chưa có cộng sản. Sau năm 1975, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trở thành một người thất chí và nghiện rượu, không còn năng lực sáng tạo để cho ra những tác phấm sáng chói như khi còn trong chế độ tự do.

Hiện nay, chính quyền mệnh danh là của giới công nhân lao động và nông dân thì đang bóc lột các tầng lớp này, để xây dựng một giai cấp thiểu số thống trị giàu sang và quyền lực, tạo nên xã hội bất công với khoảng cách giàu nghèo quá lớn. Cho nên, chế độ độc tài hiện tại là sự cản trở to lớn cho sức tiến của dân tộc.

Mùa Xuân thực sự thịnh vượng của toàn dân vẫn còn chưa đến, và với ý chí của tất cả quý đồng hương, trước thềm năm mới Xuân Tân Mão này sẽ là bước ngoặc và dấu móc lịch sử, để năm Nhâm Thìn sau đó sẽ là mùa xuân của Tự Do và Thịnh Vượng cho toàn thể dân tộc.

Trong bài hát Việt Nam Minh Châu Trời Đông của nhạc sĩ Hùng Lân có câu:
Non sông như gấm hoa uy linh một phương
Xây vinh quang ngất cao bên Thái Bình Dương

 VNMinhChauTroiDong HungLan HopCa (audio)

Điều này sẽ thực hiện được bởi ý chí của toàn thể quý đồng hương và bằng năng lực của chính quý đồng hương. Cuộc cách mạng của ngày hôm nay là cuộc cách mạng không do lãnh tụ hay tổ chức chính trị, mà do từ quần chúng mà ra.

Một lần nữa kính chúc quý đồng hương Một Mùa Xuân tràn đầy thắng lợi.

 Lê Minh Nguyên
Đệ nhất Phó Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt

www.tandaiviet.org


(quý vị bấm nghe âm thanh)
http://www.freevietnews.com/audio/20110129_TsLeMinhNguyen_e.m3u

 

 

 





Điều Kiện
Cho Một Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Ở Việt Nam

Lê Minh Nguyên

10/2011

 Kể từ khi anh sinh viên Mohamed Bouazizi tự thiêu ngày 17/12/2010 để phản đối chính quyền độc tài, bất công và tham nhũng của Tổng Thống Zine el Abidine Ben Ali ở Tunisia, một phong trào dân chủ đã bùng lên mãnh liệt ở Bắc Phi và Trung Đông và hiện đang tiếp diễn, còn được gọi là Mùa Xuân Á Rập. Nó đã thành công một cách ôn hòa và vẻ vang ở Tunisia, Ai Cập. Nó diễn biến tương đối ôn hòa dù có đàn áp ở Jordan, Bahrain, Algeria, Sudan, Mauritania. Nó đẩm máu ở Lybia, Syria và Yemen. Tuy đẩm máu nhưng nó đã thành công ở Lybia, có lẽ kế tiếp sẽ là Syria với sự hình thành Hội Đồng Quốc Gia ở Istanbul, và Yemen với sự bị thương của tổng thống Saleh và áp lực quốc tế buộc ông từ chức.

 Mùa Xuân Á Rập đến khá bất ngờ cho các chế độ độc tài ở Trung Đông, và nó cũng bất ngờ cho Hoa Kỳ đến độ Thượng Viện Hoa Kỳ mở cuộc điều trần và khiển trách hai vị lãnh đạo tình báo quốc gia và CIA, họ nhận lỗi, hứa làm tốt hơn trong tương lai và CIA lập toán đặc nhiệm gần 40 người để chỉ lo nghiên cứu về phong trào cách mạng tương tự như vậy trong tương lai.

Nhưng nếu chúng ta nhìn bức tranh toàn cảnh của thế giới và thời đại thì dễ thấy được sự xuất hiện tự nhiên của nó. Cuộc cách mạng về truyền thông đã đưa nhân loại từ Thời Đại Kỹ Nghệ sang Thời Đại Thông Tin tương đối khá nhanh chóng, nó làm cho các dân tộc có thể tương tác vượt biên cương, sự hiểu biết vượt thời đại, cấu trúc mới của xã hội vượt các định chế chính trị cứng ngắc không thích ứng kịp với sự thay đổi của môi trường. Do đó, nó tạo ra một hiện tượng tức nước ở khắp nơi nào trên thế giới mà các tổ chức chính trị xã hội không thích ứng được với môi trường mới. Cho nên hiện tượng vỡ bờ chỉ chờ cơ hội để xảy ra, ở đâu và lúc nào chỉ là sự tuần tự mà thôi. Nó được thể hiện dưới hai dạng: cách mạng và diễn biến hòa bình.

Nét chung của các quốc gia này là sự lầm than của dân chúng về cả hai phương diện kinh tế và chính trị, và quan trọng hơn hết là ý chí cương quyết muốn thay đổi của họ. Trong thời đại mới, họ vận dụng được những kỹ thuật và phương tiện mà bộ máy đàn áp của các chính quyền được dựng lên trong Thời Đại Kỹ Nghệ chưa bắt kịp. Họ đấu tranh ôn hòa và với một tinh thần kỹ luật cao độ. Sự kết nối có tính cách nhu nhuyển với tất cả các thành phần xã hội đều tham gia. Tất cả đều gặp sự đàn áp mạnh mẽ của công an, nhưng bù lại các quốc gia tây phương đều ngã theo ý chí đã được chứng tỏ của đại khối quần chúng.

Về các nét đặc thù của mỗi quốc gia trong Mùa Xuân Á Rập, ta thấy mức độ đàn áp của an ninh và quân đội có khác nhau trong mỗi quốc gia và cung cách hành xử của quân đội cũng khác nhau trong mỗi quốc gia. Ở Tunisia và Ai Cập quân đội tự kềm chế, giữ tư thế trung dung và vị trí chuyên nghiệp là bảo vệ tổ quốc, tức bảo vệ lãnh thổ và nhân dân, không làm công cụ cho các lãnh tụ độc tài. Trái lại, ở Lybia, Syria, Yemen thì quân đội được dùng để đàn áp phong trào dân chủ và gây nên thảm cảnh máu đổ thịt rơi. Ở Yemen có những vị tướng và tộc trưởng bộ lạc đã đứng về phía cách mạng vì không chấp nhận sự đàn áp dã man của chính quyền.

Mức độ phản ứng của các lãnh tụ độc tài cũng khác nhau, ở Bahrain nhà vua tháo ngân quỹ để cho mỗi gia đình $2,660 đô la. Ở Lybia, ông Gadhafi thẳng tay bắn giết. Ở Yemen, tổng thống Saleh vừa đàn áp vừa hứa hẹn từ chức. Ở Syria, tổng thống Assad vừa thẳng tay đàn áp vừa cải tổ nội các và hứa hẹn những cải tổ khác như đảng phái được tự do hoạt động.

Sự chuẩn bị và tổ chức của các lực lượng cách mạng ở các nước cũng khác nhau, như ở Tunisia và Ai Cập được lãnh đạo bởi giới trẻ, không có lãnh tụ và tổ chức rõ ràng hay nổi bậc mà dựa nhiều vào internet và các mạng xã hội. Ở Lybia và Yemen vai trò của các lãnh tụ ly khai từ phía chính quyền và các tộc trưởng khá nổi bậc. Ở Syria thì vai trò của tôn giáo lại mạnh mẽ hơn.

Ngoài ra, phản ứng đầu tiên của cộng đồng quốc tế cũng khác nhau. Liên Hiệp Quốc, NATO và Hoa Kỳ can thiệp mạnh mẽ vào Lybia, tuy trễ tràn. Ở Syria Hoa Kỳ và Âu Châu can thiệp ngoại giao và kinh tế tài chánh, nhưng Trung Quốc và Nga lại phủ quyết kép sự trừng phạt ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhằm bảo vệ chế độ của tổng thống Assad. Ở Yemen thì Liên Phi đứng ra làm trung gian giải quyết, trong khi ở Tunisia và Ai Cập thì tây phương gần như đứng bên lề.

Bài học đầu tiên mà chúng ta rút ra được từ Mùa Xuân Á Rập là phải kiên trì tranh đấu cho đến khi đạt được mục tiêu, và trong sự kiên trì này thái độ ôn hòa, tinh thần kỹ luật cao độ và các biện pháp để bám trụ trường kỳ như vệ sinh, y tế, thực phẩm, an ninh v.v.. cần được đặc biệt quan tâm, giúp cho cuộc cách mạng chóng được thành công. Sự tổ chức và chuẩn bị của lực lượng cách mạng để huy động được đại khối quần chúng và giảm thiểu tối đa sự đàn áp hay phá vỡ từ trong trứng nước của lực lượng an ninh, qua việc tận dụng cell phone và các mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube v.v.. Các lực lượng cách mạng qua thuyết phục, đã tranh thủ sự trung lập hay ủng hộ của các lực lượng đàn áp như công an và nhất là quân đội. Song song với điều này là tranh thủ sự ủng hộ và yểm trợ của quốc tế. Ngoài ra, quan trọng không kém là ngòi lửa để cho các bổi đã chuẩn bị được cháy phừng, dựng lên được các biểu tượng và thông điệp để phản ảnh thực tế thảm cảnh xã hội, gây sự phẩn uất trong tâm lý quần chúng.

Điều kiện môi trường chính trị thế giới ngày càng trở nên thuận lợi cho cuộc cách mạng ở Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn và Miến Điện. Có lẽ vì vậy mà Miến Điện như có vẽ muốn chủ động thay đổi ôn hòa trong thời gian vừa qua, khi chính quyền tỏ ra hòa dịu với dân chúng, thả trên 200 tù chính trị, ngưng dự án xây đập Myitsone trên sông Irrawaddy mà Trung Quốc đầu tư 3.6 tỷ đô la, mở cửa cho báo chí và bỏ lệnh cấm các trang webs nước ngoài, Quốc Hội công khai thảo luận cải cách dân chủ, thông qua luật cho phép tự do thành lập công đoàn, công nhận quyền đình công ngày 11/10/2011, và tiếp xúc bà lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi.

Ông David Ching, một chuyên viên về vấn đề Trung Quốc nhận định rằng việc Osama bin Laden bị loại trừ là một điều lo ngại cho TQ, bởi vì trong cả một thập niên qua kể từ ngày 11/9/2001 đến nay Hoa Kỳ bị xao lãng trong vấn đề phát triển kinh tế ở Châu Á Thái Bình Dương, nơi mà HK xem là sự giàu thịnh của họ trong Thế Kỷ 21, chứ không phải là sa mạc ở Iraq hay núi rừng ở A Phú Hãn. Nhà bình luận chính trị Fareed Zakaria của CNN cũng nhận định tương tự. Bin Laden bị loại thì HK sẽ tập trung nhiều hơn về Châu Á. Lẽ tự nhiên TQ độc tài cộng sản, thiếu trách nhiệm với cộng đồng nhân loại và bành trướng bá quyền, bất chấp luật lệ quốc tế sẽ lọt vào tầm nhấm của HK. Một TQ độc tài đe dọa hòa bình thế giới cần được thay thế bằng một TQ dân chủ để cùng phát triển thịnh vượng.

Trong bài diễn văn của Tổng Thống Obama ngày 19/5/2011 ở Bộ Ngoại Giao, ông đã dứt khoát khẳng định là HK đứng về phía những dân tộc đứng lên vì dân chủ. Theo báo Economist, các nhà tư bản lâu nay đầu tư ở TQ giờ đây cũng đang từ từ khăn gói trở lại HK, cho nên áp lực của họ trong quá khứ lên chính quyền HK để bênh vực TQ ngày nay cũng đã giãm nhiều. Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton đã mạnh mẽ chỉ trích sự vi phạm nhân quyền của TQ, không nâng niu TQ như trong thời gian đầu sau khi TT Obama đắc cử.

Thái độ của Liên Hiệp Quốc cũng thuận lợi cho phong trào dân chủ ở cả hai mặt chính trị và pháp lý. Về mặt chính trị, LHQ có thái độ công khai yểm trợ dân chủ, xóa bỏ độc tài. Hội Đồng Bảo An đã quyết nghị cho dùng vũ lực để ngăn chận độc tài. Về mặt pháp lý, LHQ ủng hộ việc đưa ra tòa án quốc tế để xét xử và trừng trị những thủ phạm đã đàn áp dân chủ với tội ác chống nhân loại (crime against the humanity).

Cộng Đồng Âu Châu, Liên Hiệp Phi Châu, khối G8 cũng có thái độ tích cực và hành động thiết thực để giúp các dân tộc dám đứng lên đòi dân chủ. G8 trong tháng 5/2011 đã cam kết giúp $40 tỷ đô la cho các nước trong Mùa Xuân Á Rập. Cộng Đồng Âu Châu đã chủ động giúp người dân Lybia, và đang trừng phạt Syria. Liên Hiệp Phi Châu tích cực đứng ra làm trung gian để dàn xếp cho Tổng thống Saleh ở Yemen rút lui.

Trong khi đó làn gió cách mạng của Mùa Xuân Á Rập đang thổi đến TQ và VN. Chính quyền TQ sợ đến độ xóa bỏ các chữ “hoa lài” trên mọi văn bản, trên Internet, những lễ hội hay sinh hoạt gì có liên quan đến hoa lài. Trong khi đó thì giới trẻ càng ngày càng tiếp cận nhiều hơn với thông tin toàn cầu, hiểu được sự thật những gì đang xảy ra trên thế giới, về luồng chuyển động và tiến hóa của nhân loại, những động tính mà các chính quyền độc tài sợ hãi. Họ muốn tình trạng xã hội tiếp tục sơ cứng để họ tiếp tục cai trị nên chống lại sự thay đổi. Trong khi ngay cả các nước tiến bộ như Singapore, Hoa Kỳ v.v.. chính quyền luôn hô hào “thay đổi hay là chết” để duy trì sự tiến bộ trong một thế giới đầy chuyển động và tranh đua.

Có ba điều kiện tiên quyết cho một cuộc cách mạng dân chủ ôn hòa tiến tới thành công. Điều kiện thứ nhất là cần phải có một sự xuống đường qui mô để phản đối. Sự phản đối này thường có chủ đề lớn là bất công xã hội, tham nhũng, thất nghiệp, lạm phát, cuộc sống khó khăn. Nói chung là một sự khó thở về môi trường chính trị xã hội được đi kèm với một sự đói khát của dạ dày. Sự khó thở về môi trường chính trị xã hội là yếu tố chính vì như ta thấy các quốc gia của Cách Mạng Mùa Xuân có cuộc sống và lợi tức đầu người cao hơn Việt Nam.

Điều kiện này hiện nay ở VN đã có, nhưng chưa đạt được tầm vóc qui mô, như 11 cuộc xuống đường trong 3 tháng mùa hè năm 2011. Nhiệm vụ của chúng ta là tạo thêm môi trường thuận lợi để mức độ quan tâm và tham gia xuống đường của quần chúng trong nước được đông đảo hơn. Điều này có nghĩa là sự thông tin trung thực và đầy đủ của hải ngoại đến hạ tầng cơ sở quần chúng ở trong nước qua các kỹ thuật của Thời Đại Thông Tin ngày hôm nay, cùng những hổ trợ phương tiện để người trong nước khi đã xuống đường thì có thể trụ được.

Sự chia rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của CS thì thời nào cũng có, nhưng điều quan trọng là nó sẽ dẫn tới sự nổ bùng để làm tung hệ thống, thay vì nổ nhỏ ở bên trong hệ thống như đã thường xảy ra trong các nước cộng sản. Nếu nổ nhỏ bên trong hệ thống thì sẽ làm cho hệ thống được cũng cố và vững chắc hơn như Stalin tiêu diệt Trosky ở Nga, Mao Trạch Đông tiêu diệt Lưu Thiếu Kỳ ở Trung Quốc, hay Lê Duẫn chặt vây cánh và hạ nhục Võ Nguyên Giáp ở VN.

Trong thời gian qua, ta thấy có sự tranh chấp quyền lực giữa Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang cũng như những các sự chia rẽ khác của các phe nhóm trong đảng CSVN vì tranh giành quyền lợi và quyền lực. Dũng đã thắng thế và hiện nay là siêu tổng bí thư với sự hình thành hệ thống công an trị của ông ta trong chính quyền, trong đảng, trong Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, Viện Kiểm Sát và Quốc Hội. Tuy nhiên Sang vẫn chưa hoàn toàn bị hạ và đang dựa vào thế quần chúng và thế quốc tế. Câu hỏi được đặt ra là nó sẽ nổ trong (implosion) hay nổ ra ngoài (explosion).

Có nhiều chỉ dấu cho thấy là nó sẽ nổ ra ngoài, bởi các yếu tố như lòng yêu nước và sự bất mãn của người dân, sự hoang mang của đảng viên CS trung và hạ tầng, ý thức hệ đã mục rữa mà không có cái nào khác để thay thế, sự dính dự càng ngày càng nhiều của HK vào VN, sự xâm lược của Trung Quốc, Thời Đại Thông Tin không cho phép chế độ tuyên truyền một chiều và bưng bít, xu hướng dân chủ của thế giới và quan trọng hơn hết là người dân càng ngày càng không sợ dù chế độ đàn áp khắc nghiệt hơn.

Sự mất ý chí đàn áp của an ninh-quân đội là yếu tố cần thiết thứ ba để cuộc cách mạng chóng thành công và không đẫm máu. Nhìn qua các cuộc cách mạng của Mùa Xuân Á Rập ta thấy sự đổ máu xảy ra nhiều ở Libya và Syria vì hệ thống an ninh-quân đội đồng sàng với độc tài, nó dồn những người dân ôn hòa đến chân tường và buộc họ phải tự vệ chánh đáng bằng vũ trang mà thế giới cuối cùng phải ủng hộ.

Tình trạng VN hiện nay, công an thì Nguyễn Tấn Dũng đã nắm chặc, với lực lượng cảnh sát cơ động trang bị tận răng để chuyên môn đàn áp biểu tình khoảng gần 50,000 người của trung ương và địa phương. Tuy nhiên phía quân đội thì có ba yếu tố có vẽ tích cực, đó là họ bất mãn với sự xâm lược của TQ và sự quá sức yếu đuối của lãnh đạo trước ngoại bang, sự không ưa và hay đối chọi với phía công an, và không ai nắm được toàn lực của quân đội mà chỉ nắm một phần.

Trong trường hợp cách mạng xảy ra, công an sẽ ra tay đàn áp nhưng quân đội vẫn là một dấu hỏi lớn, họ có thể đứng về phía cách mạng để bảo vệ đất nước, vì họ biết rằng chế độ hiện tại đang mang những gánh nặng quá khứ đối với Trung Quốc mà không thể nào trút xuống được như công hàm Phạm Văn Đồng 1958, hội nghị Thành Đô 1990 và các viện trợ để đánh chiếm Miền Nam trong quá khứ, họ mang vòng kim cô và đã bị TQ khóa miệng. Nếu có được một chế độ mới thì đất nước sẽ không còn bị rơi vào thế kẹt như hiện nay.

Những yếu tố đòn bẩy cho cách mạng Việt Nam hiện nay đã có, vấn đề là chúng ta cần phải làm cho nó thể hiện ra được. Phong trào dân chủ trong nước tuy chưa bùng phát mạnh nhưng đã có và đang âm ỉ ở hạ tầng quần chúng. Sự yểm trợ phong trào dân chủ ở hải ngoại càng ngày càng tích cực hơn, điển hình là những sinh hoạt hổ trợ quốc nội và vận động quốc tế. Sự bất ổn tiềm ẩn của xã hội như bất công, tham nhũng, công nhân đình công, nông dân bị tư bản đỏ dìm giá thu mua, ngư dân mất ngư trường, sinh viên thất nghiệp, tôn giáo bị kiểm soát và hạn chế, dân oan bị mất đất, kinh tế suy sụp, lạm phát  phi mã, mậu dịch khiếm hụt, dự trử ngoại tệ bị khô cạn, TQ phá hoại, hiện tượng cướp ngày là quan của của các cán bộ chức quyền, sự chia rẽ và mất phương hướng trong Đảng CSVN và sự uất ức của quần chúng đối với TQ v.v..

Những yếu tố mà chúng ta cần có và cần làm là tạo được một tâm lý cách mạng trong quần chúng, bởi vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng cho nên chính quần chúng phải đứng lên thì mới giải quyết được. Thứ đến là chúng ta phải tạo được sự trưởng thành về tổ chức và tinh thần đấu tranh, ở trong và ngoài nước, và sau đó là một mồi lửa cách mạng. Trong khi tiến đến cách mạng thì chúng ta thúc đẩy cho sự phát triển một xã hội dân sự và chuẩn bị sự lãnh đạo thích ứng cho công cuộc cách mạng.

Trở lực mà chúng ta sẽ phải đương đầu thì nhiều, nhưng hai trở lực lớn nhất là sự đàn áp của chính quyền CSVN và sự tiếp tay đàn áp của TQ. Ngoài ra, qua kinh nghiệm của LHQ vừa qua trong việc Hội Đồng Bảo An bỏ phiếu cho vấn đề Syria, Nga sẽ không ủng hộ cho dân chủ VN. Tuy nhiên, nhìn qua Yemen và Syria thì chúng ta thấy rõ là sự kiên trì của quần chúng là yếu tố nồng cốt cho sự thành công. Hơn nữa chính sự kiên trì này làm cho HK và thế giới tây phương phải ra tay giúp đỡ, như lời của cựu tổng thống George W. Bush và tổng thống Obama đã nói.

Tuổi thọ của các chế độ độc tài trong thế kỷ 20 và 21, cho dù có thọ nhất như PRI ở Mexico, LDP ở Nhật, hay Đảng Cộng Sản Liên Sô, thường trong khoảng 70, và chế độ CSVN đã gần kề lứa tuổi này. Ông Rupert Mudoch của công ty News Corporation nhận xét rằng dân tộc VN là một dân tộc năng động, yêu chuộng kiến thức, không thể nào chịu đựng lâu trong một chế độ chính trị độc tài được, họ phải thoát ra, nhưng thoát ra bằng cách nào thì ông không biết. Với sự quan tâm và tham dự vào vấn đề đất nước và tương lai của dân tộc, bên trong nước và ở hải ngoại, công cuộc tranh đấu cho dân tộc chúng ta chắc chắn sẽ thành công.

Lê Minh Nguyên
 

 

KÍNH   NHỜ    PHỔ    BIẾN   VỀ   VIỆT   NAM
qua Emails, Paltalk, Web, Blogs, Groups, Internet

Nếu quý vị gặp khó khăn về kỹ thuật computer,
có thể đọc các hướng dẫn và mẹo vặt tại
trang web  http://levanbay.atspace.com

 (bài đọc thêm)






Làm Thân Cỏ Cú
Lê Minh Nguyên - 21/12/2007
 
 
Khoảng đầu thập niên 1970s, phong trào phản chiến khá mạnh ở miền Nam. Vì là chế độ tương đối tự do nên những bài nhạc phản chiến được sáng tác và phổ biến ở miền Nam như nhạc Trịnh Công Sơn, nhạc của những sinh viên phản chiến chống sự hiện diện của Hoa Kỳ v.v... Cho dù CS có giựt dây hay không, thì phong trào này cũng nói lên được nguyện vọng của người dân miền Nam là yêu chuộng hòa bình, không thích chiến tranh.
 
Sỡ dĩ có chiến tranh là vì tham vọng của miền Bac muon thôn tính miền Nam bằng vũ lực và sự chiến đấu của miền Nam là một việc tự vệ chẳng đặng đừng. Miền Nam là tiền đồn của thế giới tự do trong cuộc chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Sô, và sự hiện diện của quân đội HK là để bảo vệ tiền đồn này chứ không phải để xây mộng đế quốc thực dân hay sang đọat lãnh thổ như Trung Quốc đã và đang thực hiện.
 
Trong thời kỳ này, ở Đại Học Văn Khoa thỉnh thỏang các ban đại diện sinh viên tổ chức những buổi ca nhạc chiều cuối tuần với kháng đài cao nằm ngay trong khuôn viên trường, đa số các bản nhạc là lọai nhạc kích động đấu tranh, phản chiến hay chống Mỹ. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tuy giỏi về chiến đấu quân sự nhưng có nhiều yếu kém về đấu tranh chính trị.
 
Trong khi CS đem quân chính qui từ Bắc vào đánh miền Nam một cách tàn bạo và áp dụng cả các phương thức khủng bố thì về phương diện chính trị nội thành cũng như tuyên truyền quốc tế, CS luôn to mồm là họ yêu chuộng hòa bình, chống Mỹ cứu nước. Trong khi đó thì phía chính quyền VNCH vụng về, tạo cho thế giới cảm nhận là mình hiếu chiến, qua việc cấm nhạc Trị! nh Côn g Sơn, việc tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn đặc công CS trước ông kính của ký giả ngọai quốc, hoặc ông Nguyễn Cao Kỳ ồn ào đòi Bắc Tiến v.v..
 
Trong một hoạt cảnh của các buổi ca nhạc này, có một bài hát chống Mỹ thấy rõ, đó là bài "Làm Thân Cỏ Cú" mà lời lẽ như
"Trời sinh tôi ra - Làm thân cỏ cú -
Trời sinh anh ra - Làm thân đại thụ -
Nay anh vươn mình - Che lấp thân tôi -
Nay anh đâm chồi - Để gặp thân tôi…"  
"Dân tôi vùng lên như bảo tố
 Dân tôi vùng lên như cuồng phong
Dân tôi hiên ngang tuy sống nhục nhằn.
Dân tôi vùng lên như bảo tố
Dân tôi vùng lên như cuồng phong
Không ai giết được đời dân tôi -
Không ai cướp được đời dân tôi",
 
và các sinh viên thuở đó rất thích hát, nhiều cô cậu cũng chẳng để ý đến ý nghĩa của nó là gì, chỉ thấy hay thì nghêu ngao hát. Ước gì ngày h! ôm nay bài hát này được sinh viên đem ra hát lại ở Hà Nội hay Sàigòn và chính quyền CSVN tôn trọng sự tự do của họ như chính quyền VNCH thuở xưa.
 
Bài hát này đem áp dụng đối với Trung Quốc thì chính xác hơn là đối với HK vì rõ ràng ngư dân Việt Nam đang bị giết, bị cướp và khu vực đánh cá truyền thống từ đời ông cha để lại của họ càng ngày càng bị TQ thu hẹp lại.

Trong ba năm qua, TQ đã dồn dập bắn giết ngư dân VN. Ngày 27/12/2004, họ bắt 80 ngư phủ VN về tội đánh cá bất hợp pháp (?), dùng tàu tuần duyên tông các tàu đánh cá VN, làm cho 23 ngư dân bị chết, 6 bị thương và 10 tàu đánh cá bị hư hỏng. Ngày 8/1/2005 trong vùng Vịnh Bắc Bộ, tàu tuần duyên TQ bao vây và bắn các tàu đánh cá VN khiến 9 ngư dân Thanh Hóa bị thiệt mạng, 7 người bị thương và 8 người khác bị bắt.
 
Ngày 28/2/2007 họ bắt 12 ngư dâ! n Quả ng Ngãi ở gần Hoàng Sa. Ngày 27/6/2007 họ bắn và cướp tàu 13 ngư dân Quảng Ngãi tránh bão gần Hoàng Sa. Ngày 9/7/2007 tàu TQ bắn ngư dân VN gần vùng Trường Sa, khiến 1 thuyền chìm, 1 chết và 5 bị thương, trong khi tàu chiến cơ động BPS500 của hải quân VN chỉ đứng xa nhìn.
 
Tham Vọng Đại Cường
 
Tham vọng của TQ để chiếm cứ biển Đông và lấn đất VN đã khá rõ ràng trong nhiều thập niên qua. Cách đây hơn một thập niên, tờ báo New York Times đã từng đăng những lọat bài về TQ và nói rõ rằng TQ muốn chiếm biển Đông để nuôi dân số trên 1 tỷ người của họ. TQ coi biển Đông vừa là vựa cá vừa là nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là dầu khí, ngòai ra nó còn giúp họ để kiểm sóat những đường hải hành chiến lược đi qua eo biển Malacca để vào Ấn Độ Dương.
 
Ngày 4/9/1958, TQ tuyên bố lãnh hải 12 hải lý, áp dụng cho tất cả lãnh thổ bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 1/1974, lợi dụng cơ hội Hoa Kỳ đang rút quân khỏi VN trong chương trình VN hóa chiến tranh cũng như không khí hòa dịu giữa HK và TQ lúc bấy giờ, họ đã dung vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa từ VNCH, trước sự đứng nhìn và làm ngơ của hải quân HK.
 
Năm năm sau, họ đã tràn qua chiếm đóng 6 tỉnh phía Bắc VN, nói rằng để dạy cho VN một bài học. Sau khi rút đi, họ vẫn tiếp tục chiếm cứ một số cao điểm dọc theo biên giới của nước ta, mở đường cho việc nhượng đất trong Hiệp Ước Biên Giới Việt Trung ngày 30/12/1999 mà lãnh thổ VN bị mất đi khỏang 800km2, trong đó có Ải Nam quan và Thác Bản Giốc. Năm 1980, TQ cho phổ biến bản đồ ! Lưỡi Rồng chạy sát vào bở biển VN và các quốc gia chung quanh biển Đông, coi tất cả biển Đông là một cái hồ (China lake) của họ.
 
Tuy TQ ký Công Ước về Luật Biển năm 1982 công nhận các quốc gia duyên hải có 200 hải lý là vùng đặc quyền kinh tế để đánh cá và là thềm lục địa để khai thác dầu khí, nhưng họ lại tập hợp khoảng 400 học giả nghiên cứu một thập niên để kết luận rằng biển Đông là của họ kể từ thời thời Hán Vũ Đế. Ngày 14/3/1988, họ xâm lấn Trường Sa, giao tranh với VN, làm cho 64 lính VN thiệt mạng, 9 bị bắt.
 
Đến năm 1992, họ ban hành 1 đạo luật và tuyên bố Biển Đông là phần lãnh hải của TQ, tàu bè qua lại phải xin phép, nếu không họ sẽ đánh chìm. Trong năm này họ chiếm bãi dầu khí Vạn An phía Đông Nam Cà Mau, và để cho việc xâm thực không gây ồn ào trong dư luận thế giới, họ ký Thông Cáo Chung Manila! về b iển Đông, hứa hẹn đối xử trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
 
Mặc dù đang đương đầu với vấn đề Đài Loan đòi độc lập, năm 1994 TQ gởi phái đòan sang Đài Loan bàn về Trường Sa và hai bên đã đồng ý chủ quyền của TQ trên TS. Đài Loan cũng đồng ý rằng phần đảo mà Đài Loan tập trận thuộc chủ quyền của TQ. Đây là hình ảnh của hai con kênh kênh đang mổ thịt VN. Sự chiếm đoạt lãnh thổ và lãnh hải của VN đã được TQ và VN luật hóa qua Hiệp Ước Biên Giới Việt Trung ngày 30/12/1999 và Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt ngày 25/12/2000.
 
Theo Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt, VN bị mất khoảng 21,000km2 hải phận. Hai hiệp ước này đã hủy bãi Hiệp Ước Bắc Kinh 1887 mà TQ đã công nhận hơn 100 năm nay là lãnh thổ toàn vẹn của VN. Cũng trong năm 2000 này, hai bên ký Hiệp Ước Hợp Tác Nghề Cá để thiết lập Vùn! g  Đánh Cá Chung 60 hải lý mà phần lợi nghiêng hẳn về phía TQ, với tàu thuyền hùng hậu và kỹ thuật cao hơn, và vùng Chung trên danh nghĩa là Riêng của VN.
 
Tiếp tục cho uống thuốc độc bọc đường, năm 2002, TQ ký thỏa thuận với các quốc gia trong vùng Đông Nam Á, đồng ý giải quyết các tranh chấp ở vùng Biển Đông một cách hòa bình. TQ dùng nó như một chiến thuật, vì từ đó cho đến nay họ đã liên tiếp bắn giết để gây kinh sợ, nhằm xô đuổi ngư dân VN từ bỏ những vùng đánh cá truyền thống từ thời cha ông để lại, hầu chiếm đọat các vùng biển này.
 
Ngày 1/1/2005, TQ cho xây bia chủ quyền trên một số điểm trên quần đảo Hoàng Sa. Trong năm này, ông Hồ Cẩm Đào viếng VN với lời hứa hai bên giải quyết tranh chấp biên giới trong hòa bình. Cuối năm 2005, VN thoả thuận cho TQ khai thác dầu khí trong vùng tranh chấp và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã qua TQ để thảo luận về vấn đề này. Một lần nữa, sau khi lấn VN bằng đánh cá chung, TQ lấn qua việc khai thác dầu khí chung, mà phần lợi chúng ta dư biết nghiêng về phía TQ, và phần Chung, trên thực tế, là phần Riêng của VN.
 
Tháng 6/2006, TQ vẽ lại bản đồ với ranh giới của vùng biển thuộc TQ sát với bờ biển VN. Đầu tháng Giêng 2007, VN và TQ chính thức cho biết sẽ liên kết khai thác dầu tại vịnh Bắc Bộ. Một tháng sau, Đài Loan tập trận ở! TS v�» i sự im lặng đồng tình của TQ. Trong khi đó, ngày 10/4/2007, TQ áp lực các công ty BP và Conoco-Phillips ngưng cộng tác với VN để khai thác dầu khí vùng TS. Tháng 7/2007 Thứ Trưởng Ngọai Giao VN Vũ Dũng họp với Thứ Trưởng   Ngoại Giao TQ Vũ Đại Vỹ về biên giới và phía TQ (theo Tân Hoa Xã) làm lơ không nói gì về biển.
 
TQ gặm nhấm từ từ biển Đông, theo chính sách chia để trị, bẻ đủa từng chiếc một và vừa đánh vừa xoa, họ đã không đồng ý khi thương thảo vấn đề biển Đông với Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) như một khối chung, họ chủ trương thương thảo riêng với từng nước một, và khi có một cơ hội để chiếm đoạt mà không gây ồn ào nhiều thì ra tay ngay.
 
Ngày 3/9/2007 họ và Phi ký hợp tác quân sự và giúp Phi $6.6M đô la. Ngoại trưởng Phi Domingo Siazon, tháng 11/1998 cho biết, Phi chẳng còn một chọn lựa nào khác, mà chỉ còn biết tuân thủ những đòi hỏi vô lối của Bắc Kinh. Với sự đồng lõa của Đài Loan, việc tiến chiếm biển Đông của TQ càng ngày càng tăng tốc, giữa tháng 9/2007 Đài Loan xây dựng cơ sở trên đảo Ba Bình.
 
Ngày 10/11 /2007 Hội Đồng Chính Phủ TQ quyết định cho mở tours du lịch đến các hải đảo này do Cục Du Lịch Trung Ương TQ tổ chức. Điều nghịch lý là năm 2006 chính họ cảnh cáo VN về việc VN định tổ chức du lịch như vậy. Cũng trong tháng này họ đã tổ chức thao diễn quân sự trong vùng TS và ngày 2/12/2007 Quốc Vụ Viện TQ phê chuẩn thành lập huyện Tam Sa bao gồm hai quần đảo HS và TS.
 
Vì Đâu Nông Nỗi
 
Chính quyền Cộng Sản Việt Nam, do nhiều lỗi lầm trong quá khứ nên ngày nay há miệng mắc quai. Theo tuần báo The Economist ngày 15/12/2007 thì VN dung dưỡng các cuộc biểu tình ngày 9/12/2007 ở Hà Nội và Sàigòn để gởi tín hiệu cho TQ. Ông Carlyle Thayer ngày 18/12/2007 cũng nhận xét "Các cuộc biểu tình mới đây là bước đi đầu tiên của VN nhằm thay đổi từ chính sách ngoại giao sang sử dụng việc gây áp lực nhân dân đối với TQ..."
 
 Vì cùng chung một lò CS với nhau nên TQ đã bắt được tín hiệu này, chính TQ cũng đã sử dụng phương cách này đối với các quốc gia khác như HK và Nhật Bản trước đây. Như trên đã nói, TQ theo chính sách vừa đánh vừa xoa nên ngày 19/12/2007 (theo báo South Chi na Morning Post) viên chức chính quyền Văn Xương (Hải Nam) cho biết không có kế họach lập huyện Tam Sa.
 
Ông Tần Cương, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao TQ, qua ngôn từ ngoại giao đã khẳng định rằng "TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo và vùng biển lân cận ở khu vực biển Nam Trung Hoa " và trách cứ VN rằng ."Việt Nam trong nhiều thời kỳ lịch sử đã có những quan điểm khác nhau về vấn đề chủ quyền này và Trung Quốc hiểu rõ chuyện đó".
 
Nói theo ngôn từ thường dân thì nó có nghĩa rằng các đảo và biển này là của tôi, không ai được hó hé, VN không thể ăn ngang nói ngược, tiền hậu bất nhất ! như vay được. Theo tư liệu của bộ Ngoại Giao TQ, văn kiện mang tên " Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa", đã được tạp chí Beijing Review in lại trong số ấn hành ngày 18/2/1980, thì Hà Nội đã thỏa hiệp được với Bắc Kinh trong quá khứ về việc này.
 
Lỗi này là do ai gây ra ?
 
Ngày 15/6/1956, Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm tuyên bố "Hà Nội nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS mà TQ gọi là Tây Sa và Nam Sa". Ngày 14/9/1958, chỉ 10 ngày sau khi TQ tuyên bố về lãnh hải thì ông Hồ Chí Minh ra lệnh cho Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gởi Công Hàm cho Thủ Tướng Chu Ân Lai của TQ công nhận chủ quyền hải phận TQ mà trong đó có cả HS và TS. Đầu năm 1972, CSVN phổ biến bán đồ thế giới mà trong đó họ gọi tên hai đảo này là Tây Sa và Nam Sa theo TQ. Các sách Địa Lý giáo khoa thư của CSVN cũng gọi như vậy và nói nó là bộ phận của bức tường thành bảo vệ TQ.
 
Năm 1974 TQ chiếm HS từ VNCH và Hà Nội giữ im lặng trong một thái độ đồng tình. Đã vậy, tháng 5/1976,! báo S àigòn Giải Phóng bình luận việc TQ chiếm HS còn viết: " TQ vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí, mà còn là người thầy tin cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy chủ quyền HS thuộc VN hay thuộc TQ cũng vậy thôi". Đến khi CSVN đánh nhau với TQ ở TS giữa tháng 3/1988 thì một tháng sau bái Báo Nhân Dân ngụy biện cho việc làm này của họ là để tranh thủ sự gắn bó của TQ (bằng cách dâng hiến lãnh thổ) và ngăn chận HK sử dụng 2 quần đảo này.
 
Các hiệp ước 1999 và 2000 đã đóng khằn sự cam kết chấp nhận mất đất mất biển VN cho TQ. Các hiệp ước về đánh cá và khai thác dầu khí với TQ trong vùng biển của mình mà TQ đòi tranh chấp là một hình thức "cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm". Trong thời ông Đổ Mười và Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí Thư, CSVN hãnh diện ca ngợi 16 chữ vàng trong mối tương quan với TQ " Láng Giềng Hữu Nghị - Hợp Tác Tòan Diện - Ổn Định Lâu Dài – Hướng Tới Tương Lai".
 
Trong khi đó ý nghĩa của nó là: Tôi và anh ở cạnh bên nhau, tôi thì quá lớn, còn anh thì quá nhỏ, nếu muốn thân thiện thì hai ta phải hợp tác tòan diện, nghĩa là 100% từ mũi tới lái, chiếc thuyền nhỏ của anh phá! �£i c�» ™t chặc vào chiếc tàu lớn của tôi nếu như anh muốn có ổn định lâu dài, để chúng ta cùng hướng tới tương lai do tôi lèo lái (vì khi đã cột chặc vô rồi thì anh có muốn lái cũng không được). Lúc ông Đỗ Mười cầm quyền, Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN tuyên bố rằng vì xã hội chủ nghĩa mà đi sát với TQ, trong khi đó vấn đề lãnh thổ lãnh hải là vấn đề nhỏ.
 
Sự yếu kém và sợ sệt của CSVN đối với TQ còn được thể hiện qua việc VN đã cấp visa nhập cảnh vào cuối tháng 7/2007 cho ông Du Tích Khôn, chủ tịch đảng Thăng Tiến Đài Loan, rồi sau đó lại hủy bỏ vì bị TQ áp lực. Các chính khách Đài Loan xem đó là một hành động bất nhã về khía cạnh lễ tân quốc tế, có tính cách lăng mạ, phỉ báng họ.
 
Tháng 8/2007 vừa qua, trong khi báo chí thế giới phổ biến tin tức về vấn đề hàng hóa TQ kém chất lượng, có hại cho an toàn và sức khỏe và báo chí VN đăng lại, thì Đại Sứ VN ở TQ là ông Trần Văn Luật bị Bộ Ngọai Giao TQ gọi đến huấn thị và hăm dọa là báo VN phải ngưng đăng ngay, nếu không thì hàng VN sẽ gặp vấn đề ngay tại biên giới.
 
Giải Pháp Nào Đây ?

Có lẽ sự hèn yếu của CSVN đã làm cho nhiều thành phần trong xã hội cảm thấy bất mãn và sự bất mãn này đã đi vào nội bộ của đảng CSVN. Ngày 10/12/2007 website của Chính Phủ VN có đăng bài "Cộng Đồng Mạng" Và 9-12-2007, Một Ngày Son Của Toàn Thể Dân Tộc Việt Nam, trong đó nói cuộc biểu tình "đã được đông đảo các giai tầng của xã hội ViệtNam tiến hành đồng thời tại Hà Nội và TP HCM, trước sự cảm thông ở mức nhất định của chính quyền."
 
Bài này sau đó bị rút xuống và không cho biết là do hackers hay bất đồng nội bộ. Tờ VietnamNet, ngày 17/12/2007 bị kiểm điểm, phạt tiền 30 triệu đồng và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông cử ông Bùi Quốc Việt tạm thời thay ông Nguyễn Anh Tuấn (đang công tác ở Mỹ) làm Tổng biên tập vì đăng bài "Sức mạnh đồng thuận Việt Nam: Nhìn từ Hoàng Sa -Trường Sa" lên mạng ngày 10/12/2007 và vài giờ sau bị lấy xuống, trong có câu "... Và mỗi khi chủ quyền dân tộc, sự toàn vẹn lãnh thổ đất nước bị xâm phạm, là lúc những người Việt, trong và ngoài nước, ở mọi thành phần, mọi lứa tuổi, bằng cách này hay cách khác đã lên tiếng!"
 
Giữa tháng 12/2007 dân Sàigòn chứng kiến các bả! n khẩu hiệu trên đường đi đến phi trường Tân Sơn Nhất để kỹ niệm ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân 22/12, các bản này chỉ nhắc đến các trận đánh với TQ như trận Bạch Đằng, trận Ngọc Hồi - Đống Đa, trận Chi Lăng hay Bình Ngô Đại Cáo và Quang Trung, Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
 
Một nhà chính trị lão thành VN, cách đây hơn một năm, có một nhận xét khá lý thú "khi nào chúng ta thấy tàu chiến Hoa Kỳ ghé cảng Hải Phòng thì đảng CSVN sẽ vỡ". Đây là một nhận xét có tích cách trực giác vì ông không giải thích tại sao nó vỡ, nhưng kể từ đầu thập niên 2000s chúng ta thấy có những biến chuyển mạnh trong mối quan hệ giữa VN và HK, như ông Frederick Brown, chuyên viên về bang giao quốc tế của đại học John Hopkins đã nhận xét.
 
Tháng 11/2003, tàu chiến USS Vandegrift đến cảng Saigon và qua tháng 7 năm sau, tàu chiến USS Curtis Wilburn đến cảng Đã Nẳng. Tháng 7/2007 tàu USS Peleliu ghé Đà Nẳng và đến giữa tháng 11/2007 thì hai tàu ch! iến U SS Patriot và USS Guardian đến cảng Hải Phòng.
 
Đầu tháng 2/2007, trong cuộc hội thảo của American Enterprise Institute về tương quan VN-TQ, ông Alexander Vu Vinh, thành viên Chương trình An ninh Quốc Tế, Trung tâm Khoa học và Quốc tế vụ trường đại học Harvard, nhận xét rằng quan hệ Việt-Trung lâu nay phức tạp và có nhiều tính chất. Hai bên tỏ ra tôn trọng nhau tuy nhiên luôn thủ thế và sẵn sàng đưa đối tác vào bẫy nếu cần. Về chiến luợc,
nội bộ lãnh đạo VN chia ra 2 phái, tạm gọi là phái bảo vệ XHCN và phái chủ trương hội nhập với quốc tế và phía bảo vệ XHCN vẫn thường xuyên chiếm ưu thế.
 
Ngày 13/12/2007, Đô đốc Timothy Keating, Tư lệnh Thái Bình Dương của HK thăm VN, trên bình diện nổi thì nói về hợp tác quân y, khí tượng, tìm kiếm hài cốt và tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình trong tương lai. Vấn đề Biển Đông ông cho là rất phức tạp và kêu gọi các nước tuân theo tuyên bố năm 2002 về giải quyết các xung đột trên biển Đông một cách hòa bình. Ông cho biết HK chưa hề tiếp cận VN về vấn đề cảng Cam Ranh từ sau 1975 và không có nhu cầu.
 
 Theo ông, giữ "nguyên trạng" hiện nay trong vùng về hải quân là phù hợp với tất cả các bên. Không đầy một tuần sau, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony thă! m VN. Ã "ng và Bộ trưởng Quốc phòng VN Phùng Quang Thanh đồng ý sẽ thành lập một nhóm công tác chung để mở đường cho việc ký kết một Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng trong tương lai gần.
 
Giáo sư Bharat Karnad, chuyên gia về an ninh quốc gia của Viện Nghiên cứu Chiến lược Ấn Độ, cho rằng giá trị chiến lược của VN đang được lãnh đạo Ấn Độ ngày càng nhìn nhận và đề cao; ngược lại, Ấn Độ có thể là đối tác vô cùng lợi hại trong quá trình đối trọng của VN với các đại cường.

Theo ông, trong tình hình lãnh hải có nhiều diễn biến phức tạp, VN chắc chắn cần trợ giúp từ các lực lượng hải quân hùng mạnh bên ngoài.
Cũng cần nhắc lại là đầu tháng 7/2007 Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đã viếng á! �¤n Đá �™ để thảo luận về các vấn đề kinh tế, chiến lược và quốc phòng. TQ qua Pakistan tạo thế móng chân mèo nên Ấn Độ cần VN để thăng bằng thế trận này.
 
Ông Carlyle Thayer cho rằng VN ở thế yếu và cần sử dụng biện pháp ngoại giao cũng như các tổ chức đa phương và khu vực như ASEAN để giải quyết thế kẹt của mình. Theo ông, về cơ bản trong mọi vấn đề liên quan, VN đang trong cảnh thua thiệt đủ đường, cho nên VN cần những người bạn như Mỹ để duy trì sự ổn định ở vùng biển Đông, nhưng có lẽ Mỹ sẽ không bị hút vào vấn đề này. Ông cho rằng điều VN cần làm ngay là mạnh mẽ đưa ra công luận thế giới vấn đề tranh chấp này và điều đó sẽ đánh động TQ.
 
TQ vừa tổ chức đại hội đảng lần thứ 17 mà trong đó họ đề cập tới một thế giới hòa hợp, họ dùng từ "phát triển hòa bình" (peaceful development) thay vì "tr! ổi dá �­y hòa bình" (peaceful rise) như trước đây.  Ngày 20/12/2007
Bộ Quốc phòng VN bất ngờ quyết định cho phép các chuyên gia nước ngoài vào nghiên cứu các trận đánh cũng như chiến lược của quân đội VN. Có lẽ đây là chỉ dấu cho thấy một sự chuẩn bị để hợp tác quân sự đa phương với bên ngoài. Với 455,000 quân, VN là nước có quân đội tại ngũ lớn nhất ở Đông Nam Á, nhưng hải quân và không quân còn quá thua kém TQ để có thể bảo vệ biển Đông.
 
Chính quyền CSVN không có khả năng bảo vệ biển Đông, muốn thực hiện được việc này, VN cần cố gắng thực hiện cho được bốn bước quan trọng. Bước đầu tiên là làm sao huy động được sức mạnh của toàn dân VN, trong cũng như ngoài nước.

Các chế độ độc tài thường hay qua mặt dân chúng để làm những quyết định hay hiệp ước bí mật với nhau, và trong trường hợp này các nước nhỏ thường bị thua thiệt vì dễ bị hiếp đáp, do không có dân chúng đứng sau lưng để làm hậu thuẩn và bàn tính sâu xa vấn đề, cùng sự thiếu vắng dư luận quốc tế để bênh vực công lý và ngăn chận luật rừng xanh.
 
Để ngăn chận dân chúng Việt Nam biểu tình, Trung Quốc gõ đầu CS Việt Nam để ra lệnh dẹp, qua câu nói của ! phát n gôn nhân Tần Cương "Chúng tôi thực sự quan ngại về những diễn biến mới đây ở VN. Điều đó sẽ làm tổn hại quan hệ tốt đẹp giữa hai nước...Chúng tôi hy vọng chính phủ VN sẽ có thái độ trách nhiệm đồng thời có các biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn những sự việc làm tổn hại đến quan hệ song phương như vậy".
 
Nhưng Trung Quốc không có đầu để gõ đối với người Việt hải ngoại. Các cuộc biểu tình thường xuyên và rầm rộ ở các tòa đại sứ và lãnh sự của TQ ở khắp các nơi trên thế giới sẽ là một sự mất mặt lớn lao cho họ trên trường quốc tế, nhất là họ đang lo tổ chức Thế Vận Hội ở Bắc Kinh vào năm 2008.
 
Chế độ hiện tại, do sẵn sàng bằng mọi giá để trả cho TQ trong việc thôn tính miền Nam, đã làm những lỗi lầm chiến lược trong việc dâng đất dâng biển để lấy súng đạn và nhờ viện binh. Do đó bây giờ muốn đòi lại thì mở miệng mắc quai. Thực tế bang giao quốc tế không có việc bốn phương vô sản đều là anh em. Trong quá khứ VN và Thái Lan đã từng đòi Cao Miên mỗi lần một vài tỉnh dưới thời Nặc Ông Chân, Nặc Ông Thôn, Nặc Ông Nộn khi anh em họ tranh giành nhau và chạy đi cầu viện bên ngoài.
 
 Sự liên tục của chế độ CSVN hiện nay làm cho họ không thể nào tránh được trách nhiệm phải thi hành những cam kết của họ đối với đàn anh TQ. Do đó, bước thứ hai là họ phải có can đ�º! £m thay đổi chế độ. Qua một đêm ông Yeltsin có thể biến mất Liên Sô với những ràng buộc lỗi thời, và tạo ra một thể chế mới để làm lại từ đầu những gì mà chế độ cũ không thể nào sửa chửa được.
 
 Đã đến lúc VN cần có một chế độ chính trị hoàn toàn mới để đoàn kết trong ngoài, và thích nghi với môi trường của thế giới ngày hôm nay mà các ý niệm quốc gia, dân tộc đã phát triển vượt biên thùy. Vì môi hở răng lạnh, sự thay đổi thế chế chính trị ở VN có nhiều phần dẫn đến sự thay đổi chính trị ở TQ. Nếu sự thay đổi này đưa đến một TQ dân chủ thì đó là một diễm phúc cho VN, vì bản chất của dân chủ là không đe dọa và sống cộng tồn với các nước láng giềng, tựa như HK với Gia Nã Đại và Mễ Tây Cơ. Việc thay đổi này ở VN cần có ! sự ti ếp sức mạnh mẽ của đại khối quần chúng để tạo sức phóng hỏa tiển, hầu đẩy phi thuyền lãnh đạo VN ra khỏi quỹ đạo của TQ.
 
Bước thứ ba là VN cần vận động dư luận thế giới, bạch hóa mọi thương thảo, mọi hiệp ước và các bản đồ ký kết với TQ. Các diễn đàn như Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mà VN là một hội viên không thường trực, diễn đàn APEC, ASEAN, Tòa Án Quốc Tế v.v.. là những nơi mà VN phải tích cực vận động và đòi hỏi sự lên tiếng để bênh vực công lý cho mình. Bước này sẽ hữu hiệu hơn nếu có người Việt ở khắp nơi trên thế giới hổ trợ Bộ Ngọai Giao VN trong việc vận động. Hy vọng bước thứ hai ở trên được thực hiện để việc này có thể xảy ra.
 
 TQ có thể không coi VN ra gì, nhưng họ rất quan tâm đến dư luận thế giới, như chú! ng ta t hấy, khi thế giới lên tiếng về hàng hóa TQ thiếu tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thì TQ đã có những biện pháp mạnh đối với các nhà sản xuất để tìm cách chấn chỉnh ngay. Hiện nay TQ vừa muốn tổ chức thành công Thế Vận Hội, vừa muốn hàng hóa của họ không bị tẩy chay nên họ có thể nhượng bộ trước dư luận quốc tế. Việc chính quyền Văn Xương nói rằng họ không có kế hoạch thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa cho thấy TQ có nhạy cảm khi dư luận trở nên ồn ào.
 
Bước thứ tư là bằng chính sách ngoại giao, VN phải chủ động trong việc vận động và hình thành một liên minh quân sự với Ấn Độ và Hoa Kỳ. Ấn Độ có cùng cảnh ngộ với VN, nghĩa là có biên giới chung với TQ, đang bị TQ chiếm một số lãnh thổ và vẫn chưa trả lại, đang bị TQ dùng Pakistan làm móng mèo để cào. Tuy là một cường quốc nguyên tử và kinh tế đang phát triển mạnh, nhưng một mình Ấn Độ không đủ sức để giúp VN bảo vệ biển Đông. Thế TQ-Pakistan mạnh hơn Ấn Độ-VN, do đó VN cần thêm HK.
 
Tuy Hoa Ky có thừa khả năng để bảo vệ biển Đông, nhưng nếu VN chỉ đi với HK thì có thể sẽ bị HK sử dụng như một tiền đồn của họ trong tương lai. Mối tương quan không cân xứng (tựa! như v ới TQ) nên dễ bị lép vế trong các cuộc thương thảo song phương, và khi có tranh chấp ở biển Đông thì chưa chắc gì HK đã chịu can thiệp để bênh vực đồng minh.
 
 Kinh nghiệm cho thấy khi TQ dùng vũ lực chiếm đảo Vành Khăn từ Phi Luật Tân vào cuối năm 1998, bộ trưởng quốc phòng Mercado của Phi đã kêu gọi HK can thiệp vì hai bên có hiệp ước liên minh quân sự, nhưng chánh quyền Clinton từ chối với lý do là hiệp ước không áp dụng cho các vùng lãnh hải đó. Một liên minh quân sự tay ba "VAM" (Việt-Ấn-Mỹ) sẽ làm cho VN cân xứng hơn, biển Đông dễ được bảo vệ hơn, VN ít bị lệ thuộc nặng nề hơn vào một cường quốc.
 
Muốn được vậy thì VN phải tích cực và chủ động trong việc vận động để thành hình liên minh VAM này. Vì đồng cảnh ngộ nên VN có thể dễ dàng trong! việc vận động Ấn Độ, nhưng có thể gặp khó khăn đối với HK, vì việc TQ chiếm TS chưa phải là vấn đề đe dọa đến an ninh quốc gia của họ, và họ đang có nhiều liên hệ quyền lợi với TQ hơn là VN.
 
Le Minh Nguyen


(bài đọc thêm)
CUỘC CÁCH MẠNG HOA LÀI TẠI TUNISIE, TRÔNG NGƯỜI,
LẠI NGẪM TỚI TA


Chu Chỉ Nam
   Cuộc Cách mạng, được mệnh danh là Cách mạng Hoa lài ( Révolution de Jasmin), vừa xẩy ra ở Tunisie, lật đổ nhà độc tài hữu Ben Ali, cầm quyền đã 23 năm. Đây là một chiến thắng cho phong trào dân chủ thế giới, chống lại mọi khuynh hướng, mọi chế độ độc tài, từ tả qua hữu.

   Việt Nam hiện nay vẫn còn phải sống dưới chế độ độc tài tả cộng sản. Đâu là nguyên nhân kéo dài thảm nạn này cho dân tộc Việt ? Và làm thế nào để thoát khỏi ?
   Tunisie là một nước Bắc Phi, nằm ở phía nam biển Địa Trung hải, giáp với Lybie và Algérie. Diện tích khoảng hơn 160 000 KM2, bằng nửa Việt Nam. Dân số khoảng hơn 10 triệu người bằng1/8 Việt Nam. Tổng sản lượng quốc gia là khoảng 40 tỷ $, bằng gần ½ Việt Nam. Sản lượng tính theo đầu người hàng năm là 3 500$, đứng vào hàng 80 trên 231 quốc gia, gấp 3,5 Việt Nam với khoảng 1 000$, đứng vào hàng 191/231.

Tunisie là một nước văn minh rất sớm, vào thế kỷ thứ 6 trước Tây Lịch, Tunisie đã trờ thành một đế quốc rất mạnh về hàng hải, đương đầu với cả đế quốc La Mã, và dẫn đến 3 cuộc chiến với đế quốc này, sau bị đô hộ bởi La Mã. Với sự cai trị của La Mã, Tunisie phát triển rất mau lẹ, chấp nhận luật pháp của La Mã. Một kỹ sư thủy lợi đã xây cất hệ thống dẫn thủy nhập điền có thể nói là tối tân nhất vào thời bấy giờ, làm cho Tunisie trở thành vựa lúa, vựa dầu olive và rượu của đế quốc La Mã.

Không những Carthage, thủ đô lúc bấy giờ, cách thủ đô hiện thời, Tunis, 16km, là trung tâm kinh tế, thương mại, mà còn là trung tâm trí thức văn hóa, gồm có Tertullien nhà văn nổi tiếng thế giới lúc bấy giờ, Thánh Cyprien, Thánh Augustin. Augustin là một trong 3 nhà triết gia lớn nhất tây phương, nếu không muốn nói là thế giới, cùng với Platon trước đó và Hégel sau này. Sau đó Tunisie bị Pháp đô hộ từ năm 1881 tới 1955. Phong trào đòi độc lập của Tunisie đã rất mạnh vào năm 1921, đưa đến sự thành lập đảng quốc gia Destour. Sau đó Bourguiba, tách ra khỏi, thành lập Tân Destour ( Néo – Destour), làm Thủ tướng, rồi làm Tổng thống từ năm 1956 tới 1987, bị đảo chính bởi Ben Ali.

Nếu nói về độc tài thì độc tài Ben Ali là độc tài hữu, vì ông vẫn chủ trương đa đảng, hiện nay ở Tunisie, ngoài đảng nắm quyền, còn những đảng khác, trong đó có cả Đảng Cộng sản, mặc dầu có đàn áp đối lập, nhưng đối lập vẫn có thể sinh hoạt, tự do ngôn luận và báo chí bị hạn chế, chứ không bị tuyệt đối cấm đoán như độc tài tả cộng sản Việt Nam.

   Sở dĩ cuộc cách mạng này được gọi là Cách mạng Hoa lài ( Révolution de Jasmin), vì dân Tunisie lấy hoa lài làm biểu tượng cho quốc gia.
   Cuộc cách mạng này diễn ra trong vòng không đầy 1 tháng, từ ngày anh Mohamed Bouazizi, một thanh niên bán rau dạo, mặc dầu tốt nghiệp đại học, bị cảnh sát tịch thu toàn bộ hàng hóa vì lý do «  Không giấy phép « . Anh đã van nài, năn nỉ cảnh sát, nhưng vì anh không chịu hối lộ, nên không xong. Hàng hóa của anh đã được đưa về bót cảnh sát. Anh đã đi về thị trấn, xin gặp Trưởng ty Cảnh sát. Nhưng không có ai tiếp và đơn không có ai nhận. Uất ức, anh đã tưới săng lên người và tự thiêu trước Tòa Tỉnh trưởng, anh được cấp cứu, đưa đến bệnh viện, nhưng đã chết một vài giờ sau đó.

   Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng này là sự phẩn uất của dân đã chồng chất từ lâu, nhất là của giới sinh viên, vì tình trạng kinh tế và cuộc sống càng ngày càng khó khăn, vì sinh viên ra trường nhưng không có việc làm, hay phải làm những việc không đúng khả năng và ngành học, điển hình là Mohamed Bouazizi.

Nền kinh tế Tunisie bị nắm trong tay gia đình họ hàng của Tổng thống Ben Ali. Đúng như lời nhà kinh tế, giải Nobel kinh tế năm 1998, ông Amartya Senn, người Anh, gốc Ấn độ, đã nghiên cứu về nạn chậm tiến Á Phi :

   «  Kinh nghiệm của hơn nửa thế kỷ qua cho chúng ta thấy rằng những nước Á Phi chậm tiến, ít là nạn nhân của thiên tai hay sức mạnh bên ngoài, mà chính là nạn nhân của những chế độ độc tài từ hữu qua tả, do một đảng nắm quyền hay một gia tộc, bộ lạc nắm quyền, đã thâu tóm phần lớn tài sản quốc gia trong tay họ và tha hồ thao túng. »

   Nguyên nhân gần là ngọn lửa tự thiêu của anh bán hàng rong, nhưng đồng thời cũng là thái độ của quân đội, họ bất hợp tác với Ben Ali. Lần này mệnh lệnh từ Phủ Tổng thống xuống không được quân đội thi hành, vì họ thấy lòng dân uất ức trước chế độ tham nhũng. Vì sợ có cuộc đảo chính, tính mạng khó an toàn, nên Ben Ali đã lấy máy bay rời bỏ Tunisie.

   Chỉ trong vòng không đầy 1 tháng cuộc Cách mạng Hoa Lài ở Tunisie đã thành công, cho ta những nhận xét sau :

-        Lịch sử nhân loại càng ngày càng đi đến tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền ; những chế độ độc tài, từ hữu qua tả, sẽ dần dần bị bánh xe lịch sử nhân loại đào thải.

-        Cuộc Cách mạng Hoa lài không phải là một cuộc cách mạng đẫm máu, mặc dầu có khoảng 60 người chết, trong đó có Bouazizi ; và sinh viên, học sinh cùng quân đội giữ vai trò quan trọng. Nó xẩy ra bất ngờ, bất ngờ chính đối với cựu Tổng thống và gia đình Ben Ali, và mau lẹ.

Nhưng một câu hỏi đến với chúng ta là tại sao có cách mạng tự do, dân chủ ở Tunisie và những nơi khác trước đây, mà lại không xẩy ra ở Việt Nam, vì chế độ cộng sản Việt Nam cũng là một chế độ độc tài ?

-        Có người cho rằng vì dân tộc Việt Nam quá bạc nhược, trí thức Việt Nam quá hèn.

Câu trả lời này không phải là hoàn toàn sai.

Thật vậy, sau một thời gian dài chiến tranh, sau khi cộng sản cải cách ruộng đất ở ngoài bắc, đánh tư bản mại sản ở trong nam, dân quá đói khổ, nay có chút miếng ăn là đã thỏa mãn. Thêm vào đó giới sỹ phu trí thức Việt Nam không đóng đúng vai trò của mình, ít ra là từ cuối thời nhà Nguyễn, bị tiêm nhiễm đầu óc học để lấy mảnh bằng, để được làm quan, «  Trên đội, dưới đạp « ,  trước kia thì đội triều đình, nay thì đội chính quyền và lúc nào cũng đạp dân.

   Tất nhiên ở đây, tôi không vơ đũa cả nắm, và tôi còn cho rằng giới trí thức thời quân chủ phong kiến họ còn có nhân phẩm, danh dự, yêu nước. Ngược lại giới trí thức thân cộng thì không có một tý gì là danh dự, nhân phẩm, và lại vô cùng vọng ngoại. Ngày xưa thì vọng Liên sô, kiểu :

   « Ôi ông Staline ơi ! Ông mất đất trời biết không ? Thương cha, thương mẹ, thương chồng. Thương mình, thương một, thương ông, thương mười !  «

   Ngày hôm nay thì vọng Trung cộng, kiểu tổ chức ngày Ngàn Năm Thăng long mà lấy ngày quốc khánh Trung Cộng 1/tháng10, làm ngày khai mạc và lấy ngày quốc khánh Đài Loan 10/10 làm ngày bế mạc, tâng bốc Trung cộng qua những bài viết : «  Trung cộng sẽ vượt mặt Hoa Kỳ và sẽ làm chủ thế giới « , « Đặng tiểu Bình là nhà cải cách kinh tế lớn nhất của thế kỷ 20 « .

Ngoài lý do dân bạc nhược, trí thức hèn, còn có lý do không kém phần quan trọng : Đó là chế độ độc tài cộng sản Việt Nam là một chế độ ác ôn, côn đồ, gian manh, giảo quyệt, vô liêm sĩ, có lẽ là nhất thế giới.


Sau Tunisie, là Yemen, Cairo -Egypt.


    If you don't, who will?  Một thanh niên Tunisia cho biết: "Bạn sẽ phải đứng dậy thôi, đất nước, đất đai, lãnh thổ, tài nguyên quốc gia là của bạn, bọn chính quyền thâu tóm hết trong tay, bạn không làm thì ai làm?"

Thật vậy, chế độ độc tài Ben Ali là chế độ độc tài hữu, chỉ nắm quân đội và công an, trong khi đó, độc tài cộng sản là một độc tài toàn diện, đi từ A tới Z, đủ mọi lãnh vực, từ công an, quân đội, tới văn hóa giáo dục, kinh tế, xã hội.

Hơn thế nữa, cộng sản Việt Nam lại là cộng sản ác ôn, côn đồ nhất, hơn cả cộng sản Pol Pot ; vì chúng ta nên nhớ rằng chế độ cộng sản Pol Pot là do cộng sản Việt Nam, do chính Lê đức Thọ, tạo dựng lên, con người được mang ba cái tên, đó là «  Anh Sáu búa « , vì ông chủ trương dùng búa để giết người, để tiết kiệm đạn, «  Anh Sáu Tú Bà », vì trong thời gian ở trong nam, đã tuyển lựa phụ nữ, gửi ra ngoài bắc, để dâng hiến «  Bác «  và các anh trong Bộ Chính trị, «  Anh Sáu hèn « , vì khi «  thắng 30/4 », thì hãnh tiến, lên mặt, ra lệnh cho Đại sứ Pháp, ông Mérillon, phải rời Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ ; khi cần thì quỵ lụy, khúm núm, hèn hạ, như việc xin sang Pháp chữa bệnh, rồi chết sau đó vào tháng 10/1990. Đây cũng là lời tuyên bố của chủ nhà tù thành phố Pnomph Penh, thời Pol Pot, trong phiên toà xử tội ác chế độ Pol Pot :

   «  Những hành động chúng tôi làm là do cộng sản Việt Nam dạy. »

Độc tài hữu, họ hành động trên còn có trời, dưới còn có đất ; ngược lại, độc tài duy vật cộng sản Việt Nam hành động thì trên không có trời, dưới không có đất, làm bất cứ điều gì, dù là ác ôn,  vô lương tâm, vô liêm sĩ đến đâu cũng làm. Ngoài việc cai trị bằng cái súng và cái còng, cộng sản Việt Nam còn vô liêm sỉ đến nỗi, như Nguyễn minh Triết tuyên bố với báo chí quốc tế : «  Nước chúng tôi gái đẹp lắm, xin mời các ông viếng thăm. » hay Nguyễn tấn Dũng, vô liêm sĩ, thản nhiên, kêu gọi dân chủ cho Miến Điện. Cũng như hành động dùng những chất dơ bẩn, thuê côn đồ ném vào nhà bà Trần khải Thanh Thủy, ông Hoàng minh Chính v. v…

   Cuộc Cách Mạng Hoa Lài Tunisie đã thâu hẹp địa bàn của những chế độ độc tài, từ tả qua hữu, có lẽ sẽ ảnh hưởng sang những nước Trung Đông và sang cả Á châu. Những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền Việt Nam, ở hải ngoại cũng như ở quốc nội, đừng thấy người ta làm thành công, mình chưa thành công, mà nản lòng. Hãy kiên cường, đấu tranh mạnh mẽ hơn, cố mang tin tức trung thực, ý thức cách mạng dân chủ kiến quốc và dân tộc cứu quốc, truyền bá rộng rãi thêm trong dân, đặc biệt là giới sinh viên, học sinh và trí thức, hãy can đảm đứng lên lãnh trách nhiệm của mình, và cũng đặc biệt là quân cán chính cộng sản, nhất là công an và quân đội, hãy sớm rời bỏ hàng ngũ chế độ phản dân, hại nước, quay về với chính nghĩa dân tộc, noi gương sinh viên, quân đội Tunisie !

              Paris ngày 17/01/2011
                    Chu Chỉ Nam








Bài thơ Chính Khí Việt của Lý Đông A, là một bản hùng ca, trong đó tác giả đã mô tả lại CHÍNH KHÍ của 5000 năm lịch sử. Những Sóng Bạch Đằng, Gò Đống Đa, Đèo Chi Lăng, Hịch Bình Ngô, Chiếu Cần Vương. Như sóng lớp lớp dạt dào ngập ngập trong lòng người tráng sĩ, một chiều lạnh lẽo ở Đất Nước người, ngó quanh không tri kỷ.

ChinhKhiViet LyDongA  (audio)

của Lý Đông A
Nữ Sĩ Ngân Giang
diễn ngâm


Một ngày lạnh Nước nguời không tri kỷ
Ta vỗ án thét thành ca chính khí
Ðông thê thê như gió thổi u hồn
Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy

Lòng sống chết buồn vui bừng nổi dậy
Thoắt lăm le như giục người chọn lấy
Năm nghìn năm, làn máu bén dạt dào
Sóng lớp lớp rượu ba tuần thuở ấy

Tiếng vang vang như thần kêu quỷ hét
Trời ngập ngập như quân khiêu tướng thét
Gọi quá khứ vị lai những u hồn
Muôn nghìn đời linh thiêng
           không sống chết
Muôn nghìn đời linh thiêng
           không sống chết.

Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc
Sông Bạch Ðằng sóng vỗ thuyền cắc cắc
Non Chi Lăng gió cuốn rừng đao cung
Gò Ðống Ða xương người phơi man mác

Thuở Sát Thát chàm vai thề đầu mất
Ngày Bình Ngô nổi cờ không khuất tất
Khi Cần Vương nhổ mặt lũ gian hùng
Lúc Cứu Quốc lòng bôn ba uất uất

Thà làm ma nước Nam hơn vua Bắc!
Ðầu chẳng còn, quyết không đương cắt tóc!
Lửa đốt mình cho trọn nợ non sông!
Dây thắt cổ cho tròn trung xã tắc!

Muôn nghìn đời linh thiêng
              không sống chết
Những anh hồn xưa, nay, mai oanh liệt
Mở nguồn sống xưa, nay, mai Nước nòi,
Muôn nghìn đời dạt dào Chính Khí Việt!

huanluyen
Dân Việt huấn luyện nghĩa binh chống giặc Tàu 

Thay Đổi Thể Chế
Hay Củng Cố Quyền Lực?

 TS Lê Minh Nguyên

Trên VietnamNet ngày 7/5/2011 có đăng bài “Một con sâu đã nguy hiểm huống gì một bầy” (http://bit.ly/kukE2J) tường thuật việc ông Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri  Quận 1 Sài Gòn với tư cách ứng viên đại biểu quốc hội, theo bài báo: Ông nhấn mạnh mục tiêu trước mắt là sửa đổi cơ chế, thể chế và tổ chức chỉ đạo: "Mục tiêu không thay đổi nhưng cơ chế, chính sách, tổ chức, chỉ đạo dẫn tới kết quả không tốt thì phải sửa, nhất quyết phải sửa. Điều đó là tự nhiên thôi, từ cấp trung ương đến địa phương".

Ông khẳng định với cử tri sẽ không loại trừ bất cứ sự thay đổi nào, rà soát tất cả các khâu, thể chế nào, tổ chức nào, con người nào…

Bỏ qua một bên việc ông nói về “bầy sâu” tham nhũng, bởi vì nó là hệ quả đương nhiên của “lỗi hệ thống” như ông cựu chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An đã vạch ra. Ở đây ta thử phân tích về cái hệ thống hay thể chế mà ông Sang đang hô hào đòi thay đổi.

Dù ông nói thật hay đang nói chơi để mỵ dân, như ông thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc mà dư luận TQ cho là một đại kịch sĩ đóng tuồng rất hay trên sân khấu chính trị, ông Sang hình như cũng đang muốn bắt chước thủ vai Ôn Gia Bảo trên sân khấu chính trị Việt Nam, nhưng ông Sang ở một vị thế thuận lợi hơn ông Ôn.

Ông Ôn Gia Bảo hôm tháng Tư 2011 tiếp một vị khách Hong Kong (http://econ.st/lzwEBc) và than phiền rằng có hai thế lực lớn đang gây khó khăn cho sự đổi mới chính trị TQ (http://bit.ly/ltnDmY) cho nên ông ở vào thế quá yếu mà không làm gì được. Hai thế lực này là (1) tàn tích của xã hội phong kiến - cách nói để chỉ phe bảo thủ trong đảng mà đại diện là Hồ Cẩm Đào cùng Đoàn Thanh Niên Công Sản mà ông Hồ xuất thân - và (2) ảnh hưởng di hại của Cách Mạng Văn Hóa - cách nói để chỉ phe Maoist trong đảng mà đại diện là Bo Xilai, Ủy Viên Bộ Chính Trị, bí thư tỉnh Chongqing và là hoàng tử của Đảng.

Ông Sang hình như muốn nói rằng ở Việt Nam có hai thế lực lớn tương tự cũng đang cấu kết nhau, thế lực bảo thủ của Nguyễn Phú Trọng-Nông Đức Mạnh và phe nhóm, thế lực này đang cấu kết với thế lực thứ hai là thế lực tham nhũng của phe tài phiệt đỏ của các hoàng tử đảng mà tiêu biểu là Nguyễn Tấn Dũng-Nguyễn Chí Vịnh. Cho nên bây giờ không phải là một con sâu nữa mà là một bầy sâu.

Ông Sang hiện nay là Bí Thư Thường Trực Bộ Chính Trị, điều hành công việc đảng mỗi ngày, có thể nói là Phó Tổng Bí Thư và sẽ kiêm Chủ Tịch Nước vào đầu tháng Bảy này khi Quốc Hội mới nhóm họp. Thực ra trong hơn hai năm qua ông là Tổng Bí Thư trên thực tế (de facto) vì ông Nông Đức Mạnh đã giao khoán cho Ban Bí Thư mà ông Sang lãnh đạo làm công việc lập sách. Trong Đại hội 11, ông được cao phiếu nhất nhưng vì lực không đủ mạnh trước sự cấu kết của hai thế lực trên, cho nên việc đóng cửa chia ghế đã đưa ông Trọng, cầm đèn đỏ chạy sau đuôi, lên ghế Tổng Bí Thư.

Tiềm lực của ông Sang có lẽ là từ di sản của ông Võ Văn Kiệt để lại. Ông Sang hình như đang muốn từng bước để tóm thu quyền lực. Ông Trọng là một tổng bí thư yếu cho nên hiện nay ông Sang là bí thư thường trực với thực quyền trong đảng. Bước trước mặt của ông Sang là nắm lấy chức chủ tịch nước để lấy chính đáng tính với quốc tế xem ông là nguyên thủ quốc gia.

 

Bước kế tiếp là tạo thế để ông Trọng rút lui ở giữa nhiệm kỳ và ông Sang lên thay làm tổng bí thư. Ở giai đoạn này, tức khoảng năm 2013 hay 2014 thì những thất bại kinh tế của ông thủ tướng Dũng đã chồng chất lên quá nhiều và quá rõ qua sự khốn đốn của giới bình dân lao động và các bất ổn xã hội trầm trọng xảy ra, cho nên ông Dũng không còn cương được nữa như kỳ đại hội 11 vừa qua, và ông Sang sẽ dùng quốc hội để dứt điểm ông Dũng.

Ông Dũng hình như cũng tiên liệu được điều này nên đã ồ ạt đem người bên phía chính phủ của ông vào quốc hội 13 trong kỳ bầu cử 22/5/2011 vừa qua để có tiếng nói mạnh hơn trong quốc hội và không bị đối thủ vật như trong hai năm qua, qua các vụ bauxite, đường sắt cao tốc, Vinashin…

Thể chế chính trị độc tài độc đảng là cái khung sườn vững chắc và kiên cố nhất trên thế giới mà lý thuyết cộng sản đã tạo ra, tất cả là vì Đảng, nó không cho phép người bên trong hệ thống phá vỡ, nhưng nó cho phép người bên trong hệ thống được thanh toán hay tiêu diệt lẫn nhau và mỗi lần như vậy thì hệ thống được củng cố để vững chắc thêm, như Stalin tiêu diệt Trosky ở Liên Xô, Mao Trạch Đông tiêu diệt Lưu Thiếu Kỳ và Lâm Bưu ở Trung Quốc, hay Lê Duẩn hạ nhục Võ Nguyên Giáp ở Việt Nam. Nó là những chấn động, những vụ nổ bên trong hệ thống (implosion).

Như vậy thì tại sao có việc nổ tung hệ thống (explosion) như ở Đông Âu và Liên Sô? – Bởi vì việc này chỉ có thể xảy ra khi hệ thống đã bị bóp méo và bóp dẹp bởi hai gọng kềm của sức mạnh quần chúng từ bên dưới và áp lực mạnh mẽ thường trực của quốc tế từ bên trên. Gorbachev hay Yeltsin chỉ xuất hiện khi con thuyền hệ thống sắp chìm và họ không bao giờ xuất hiện khi hệ thống còn đang là thành đồng vách sắt.

Như vậy ông Sang nói không loại trừ một sự thay đổi nào kể cả sự thay đổi thể chế là một vận dụng chính trị có tính cách chiến lược của ông. Ông muốn tạo vị thế của người chạy trên lằn vàng kẽ ở giữa đường trong lúc xã hội đang có những thay đổi, để trước tiên là củng cố quyền lực, và sau đó là củng cố độc tài nếu cộng sản Trung Quốc tiếp tục vững mạnh, hay lãnh đạo việc cải cách dân chủ nếu dân chúng TQ và VN hưởng ứng làn gió của Mùa Xuân Á Rập thổi đến với sự tích cực hỗ trợ của quốc tế.

Có thể nói kể từ thời ông Trần Xuân Bách đến nay, chỉ có những người đã bước ra khỏi Bộ Chính Trị như ông Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn An mới dám nói về hệ thống sai, lỗi hệ thống và đòi thay đổi hay sửa chửa hệ thống. Ngày nay, ông Sang đang ở vị trí quyền lực số 2, nếu không muốn nói là số 1 trong Bộ Chính Trị, lại nêu lên vấn đề này. Ông có vị thế tốt hơn ông Ôn Gia Bảo. Nếu ông thực sự muốn thay đổi hệ thống chính trị, liệu ông sẽ thất bại và trở thành Trần Xuân Bách, Triệu Tử Dương, hay thành công như Yeltsin?

Nếu ông chỉ nói thay đổi thể chế để tạo thanh thế chính trị hầu củng cố quyền lực và duy trì độc tài độc đảng, thì cũng như Ôn Gia Bảo, được người đời cho là một đại kịch sĩ trên sân khấu chính trị VN. Đa phần là ông ta sẽ lo việc củng cố quyền lực và duy trì độc tài độc đảng, vì như  nói ở trên, hệ thống không cho phép ông phá nó trừ khi hệ thống sắp sụp và ông phải nhảy thuyền, và quyền lực tập trung là quyền lực đầy đam mê, quyến rũ và dễ nhũng lạm.

Tuy nhiên, hai gọng kềm quần chúng và thế giới đã mạnh lên đối với các chế độ độc tài. Người dân ngày hôm nay sống trong Thời Đại Thông Tin nên động tính của thay đổi đã tiến quá nhanh so với sự u lì muốn giữ nguyên trạng của các chế độ độc tài. Xã hội dân sự được hình thành từ bên dưới đi lên, ngoài ý muốn và biên cương kiểm soát của chính quyền, qua các không gian ảo. Thế giới quan của họ được mở rộng thênh thang và lá bùa tuyên truyền lề phải không còn linh thiêng như trong quá khứ.

Trong khi đó, luồng gió quốc tế cũng đã đổi thay. Các đại công ty liên quốc đang từ từ rút ra khỏi Trung Quốc để trở về Hoa Kỳ hay Âu Châu (http://econ.st/mFa2oB). Lâu nay HK không thể cứng rắn được với TQ một phần cũng vì quyền lợi của các công ty này ở TQ mà Phòng Thương Mại HK luôn luôn bênh vực, như đứng về phía TQ trong việc HK đòi nâng giá đồng quan tệ. Việc các công ty mang gói trở về là hiện tượng tốt cho phong trào dân chủ TQ vì HK sẽ cứng rắn hơn.

Bà ngoại trưởng Hillary Clinton hôm 10/5/2011 trả lời phỏng vấn của báo The Atlantic đã mạnh mẽ chỉ trích “Trung Quốc đang tìm cách ngăn chận lịch sử, một hành động vô ích của một kẻ ngu xuẩn” và thành tích nhân quyền của TQ là “đáng kinh tởm” (http://bit.ly/lcGSk0), nó hoàn toàn khác với chuyến công du của bà qua TQ hai năm trước đây, đã làm nhiều người thất vọng vì bà nói nhân quyền được tách rời ra khỏi các cuộc đàm phán thương mại.

Tổng thống Obama trong bài diễn văn đọc ở Bộ Ngoại Giao ngày 19/5/2011 trước các nhà ngoại giao thế giới về chính sách của HK đối với các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi, nhất là các quốc gia đã và đang trải qua Mùa Xuân Á Rập, ông đã dứt khoát khẳng định HK đứng về phía của những người dân đứng lên đòi dân chủ, xóa cho Ai Cập $1 tỷ nợ và bảo đảm để Ai Cập vay $1 tỷ nợ mới (http://bit.ly/jeMnER). Ngoài ra, các lãnh tụ của các nước G8 họp hai ngày 27-28/5/2011 ở Pháp đã cam kết sẽ giúp $40 tỷ cho các nước trong Mùa Xuân Á Rập nào thay đổi được từ chế độ độc tài qua dân chủ (http://on.wsj.com/lgvQGM).

Ông Tô Hải nghĩ rằng ông Trương Tấn Sang đang có trước mặt một thời cơ và ông Tô Hải mong đợi ông Sang sẽ làm những thay đổi có tính cách đột phá cho dân chủ, đó là cách suy nghĩ thông thường của những người cộng sản. Họ nghĩ rằng nếu có làm dân chủ thì chính họ làm, và như một một nhà dân chủ TQ ở Washington DC nhận xét, vì do ý thức hệ và văn hóa của tổ chức đã đào tạo ra họ, họ không chấp nhận những nhà dân chủ ngoài đảng, trong khi đó thì những nhà dân chủ ngoài đảng chấp nhận họ.

Ông Sang không thể đi mãi ở giữa đường, cho dù ông có cơ hội chủ nghĩa bao nhiêu. Ông phải chọn lựa và phải chịu trách nhiệm lịch sử cho sự chọn lựa của ông. Dù ông ta chọn lựa thế nào thì điều chính yếu là ông ta phải là trung tâm điểm của sự chọn lựa đó. Do đó, nó sẽ sai lầm nếu ai đó nghĩ rằng ông sẽ sửa đổi hay làm nên một thể chế mới có dân chủ thực sự, vì nó không ngoài mục đích củng cố quyền lực của ông và phe nhóm.

Cuộc tranh đấu của những người trân quý các giá trị tự do dân chủ không nên được ngừng nghỉ và cần tiếp tục kiên cường hơn. Bởi vì, chỉ có hai con đường để tiến đến dân chủ là cách mạng hay diễn biến hòa bình, và con đường nào cũng đòi hỏi một sự tranh đấu quyết liệt của quần chúng. Sức mạnh đang nằm về phía chúng ta.

Với tính đa dạng của dân chủ, đoàn kết có nghĩa là chúng ta không đánh phá lẫn nhau và hướng mũi tên của chúng ta về phía đảng CSVN và đừng lo là nó nhỏ bé. Một giọt nước không làm được cơn mưa rào, nhưng cơn mưa rào nào cũng đều được làm bằng những giọt nước.

Lê Minh Nguyên
www.tandaiviet.org

 

 

 

 

Posted on 30 Jan 2011
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • Tiến sĩ Lê Minh Nguyên: Vượt Sợ Hãi để làm Cách Mạng!
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)