Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Tù nhân dưới chế độ Việt Cộng bị hành hạ kinh khiếp
Trích AUDIO Paltalk
Lm Nguyễn Văn Lý và nhà văn Trần Phong Vũ
Liên phòng PALTALK Chúa Nhật ngày 20.6.2010


(bấm vào đây nghe audio)
Linh Mục Tadeo Nguyễn Văn Lý Kiện Nhà Cầm Quyền Việt Cộng


Cha Lý kể: Trong buồng giam chật chội, tắm thì chung với nhau, thì các chị em bị ở truồng hết. Bấy giờ, có những bạn tù thấy những bạn tù khác, xin lỗi quý vị, thấy chỗ kín bị cháy, thì mới hỏi tại sao? Thì mấy bà, mấy chị em đó khóc, kể lại rằng mình đã bị là, bị ủi, bị truyền dây điện vào chỗ kín.

Tôi không tin, tôi mới hỏi làm sao ? Áo quần làm sao không cháy mà bên trong cháy? Thì các chị em đó nói với tôi rằng, Cha có thể tưởng tượng, họ lấy bàn ủi, ủi áo quần không cháy, nhưng dưới lớp áo đó thì lông cháy, vì áo quần chịu nhiệt tốt hơn. Quần lót phụ nữ không cháy, bên trong thì cháy bỏng. Các chị em đó nói là bị cháy chỗ kín, và họ khóc. Họ kể là họ còn lấy dùi cui và gậy gỗ mà thọc vào trong âm hộ của người ta!

-- Có một nhục hình ghê gớm khác, là dùng găng tay lao động đi khám và đi móc âm hộ của những chị em, trong một tập thể có đến 25 cô ! Những người này, trong một buồng, họ bị lột trần truồng ra, rồi lần lượt từng cô từng bà, không phải nằm sấp đâu, mà chống hai tay và hai đầu gối xuống sàn. Chúng ta nói một cái từ thật thô, là chổng mông lên đấy. Như một con lợn vậy.

Thế rồi họ phải giang hai chân phía sau ra, để cho cán bộ thọc bàn tay vào (xem trong đó có giấu gì không). Họ mang găng lao động, thọc vào 25 âm hộ của chị em như vậy. Mọi người cảm thấy nhục nhã đau xót, mà không làm sao cưỡng lại được, bởi vì nếu cưỡng lại thì họ bị đánh nặng hơn. Họ phải chịu cảnh trần truồng cho người ta khám như vậy. Họ khám như vậy, ai bị bệnh gì thì bị lây lan hết cả. Trong số đó có những người đang có tháng, có kinh, họ cũng bị bắt lột băng ra để mà bị thọc như thế. Chuyện này thật sự có lẽ chỉ có ở Việt Nam, không biết ở Phi Châu có không!

 -- Họ treo tù nhân nam nữ lên trần nhà, hai tay giang rộng như cánh máy bay vậy, hai chân cột xuống móc sắt dưới nền nhà. Rồi công an lấy roi điện đánh vào lưng, vào ngực, vào vú, vào bắp vế, vào mông! Người thuật lại cho tôi nói rằng, máu chảy xuống nền nhà luôn!

(quý vị nghe tiếp, lối tra tấn hành hình kinh hoàng
 tàn ác của bọn "quỷ hiện hình" Việt cộng hành hạ
tù nhân. Xin đừng vặn lớn, đừng kể cho trẻ em nghe!)


Linh Mục Tadeo Nguyễn Văn Lý Kiện Nhà Cầm Quyền Việt Cộng 
















Phụ lục

LỜI  CHỨNG  SỐ  4

của Linh mục tù nhân lương tâm Tađêô Nguyễn Văn Lý








HƠN 20 NHỤC HÌNH & KỸ XẢO CÁN BỘ CSVN ĐÃ VÀ ĐANG SỬ DỤNG ĐỂ TRA TẤN CÁC TÙ NHÂN TRONG CÁC NHÀ TẠM GIỮ, TRẠI TẠM GIAM VÀ TRẠI GIAM TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY – 2010

Việt Nam, ngày 8 tháng 6 năm 2010

- Công ước Quốc tế (CƯQT) về các quyền dân sự và chính trị của Liên hiệp quốc ngày 16.12.1966, Việt Nam xin tham gia ngày 24.9.1982, qui định:

Điều 7 : Không ai có thể bị tra tấn, phải chịu những hình phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp phẩm giá con người.

- Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự (BLTTHS) của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (NCQCSVN) năm 2003 đang hiệu lực qui định :

Điều 6 : … Việc bắt và giam giữ người phải theo qui định của Bộ Luật này.

Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.

Điều 7 : Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật….

Điều 8 : Không ai được xâm phạm chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân…

Điều 9 : Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Nhưng trong thực tế, chính khá nhiều (và có nơi, có lúc rất nhiều) các Cán bộ (CB) của bộ máy đàn áp khổng lồ của CSVN đã làm ngược lại, mà không hề sợ Cơ quan nào xử lý mảy may gì, cũng chẳng e dè dư luận nào cả. Các CB CSVN đã và đang ngang nhiên vi phạm rất nặng nề các điều luật trên như thế nào và tại sao ???

A. Về điều 8 BLTTHS : Các CB CSVN đã vi phạm quá lộ liễu, không cần phải rườm lời. Chỉ có trẻ con và người mất trí mới không thấy, không biết rõ.

B. Về điều 7 & 9 BLTTHS : 1. Trước khi bị bắt : Khi NCQ CSVN muốn bắt ai thì đã luôn mặc nhiên coi người đó là kẻ có tội rồi, nên các CB hầu như muốn đối xử thế nào tùy ý, có khi rất lố bịch lộ liễu :

* Đối với một số người có ảnh hưởng trên công luận : bộ máy tuyên truyền khổng lồ của CSVN (báo chí, truyền thanh, truyền hình) tận dụng hết công suất tha hồ bôi lọ, chụp đủ mọi thứ mũ, xuyên tạc, công khai kết tội sẵn, trước các loại tòa án giả tạo hình thức sau đó nhiều tháng, có khi cả năm.

Ví dụ: từ tháng 12-2000 đến 18-5-2001, loa phóng thanh của xã Thủy Biều, TP Huế liên tục mạ lỵ tôi buổi sáng 5 bài, buổi chiều 5 bài cho giáo dân Nguyệt Biều và dân xã Thủy Biều nghe; loa phóng thanh của xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế chĩa thẳng vào Nhà thờ An Truyền, ngay trong giờ Kinh – Lễ,  buổi sáng 9 bài, buổi chiều 9 bài (15.2 – 18.5.2001); loa phóng thanh của xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế phát buổi sáng 7 bài, buổi chiều 7 bài (25-2 đến 30-3.2007) mạ lỵ tôi cho giáo hữu Bến Củi và dân xã Phong Xuân nghe…

* Đối với các công dân bình thường : các cán bộ có thể đánh, mắng, đe dọa, trừng phạt hành chánh. Chỉ riêng từ đầu năm 2010 này, nhiều công dân bị đánh rất dã man, cả bị giết nữa (25-5-2010 tại Nghi Sơn, xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa)…

2. Sau khi bị bắt : Trên đường áp tải và tại các nhà tạm giữ cấp phường, xã, quận, huyện : tùy địa phương và tâm tính của các cán bộ phụ trách, các CB đã có thể sử dụng các loại nhục hình, bức cung, tra tấn dưới đây.

C. Về điều 7 CƯQT 1966 và về điều 6 & 7 BLTTHS:

  Sau khi bị bắt : Tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam (trại cải tạo): Theo lời kể của các tù nhân tôi đã sống chung, đã gặp hoặc đã nghe tường thuật trong các lần ở tù vào các năm 1977 (1 trại: Thừa Phủ, Huế), 1983-1992 (3 trại: Thừa Phủ, Huế; Thanh Cẩm, Thanh Hóa; Nam Hà, Hà Nam), 2001-2005 (2 trại: Thừa Phủ, Huế; Nam Hà, Hà Nam), 2007-2010 (2 trại: Thừa Phủ, Huế; Nam Hà, Hà Nam), của các nữ tù nhân bị giam gần đây ở Hỏa Lò, Hà Nội; K3 – K5, Trại 5, Yên Định, Thanh Hóa (2000 -2010), nhất là các lời chứng của tù nhân lương tâm Lê Thị Kim Thu, đã bị tạm giam tại Trại số 1 của Công an Tp Hà Nội, Hỏa Lò, Hà Nội (14.8.2008 – 03.3.2009) và được chuyển về trại giam K3, Ninh Khánh, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (03.3.2009 – 14.11.2009), và của luật sư TNLT Lê Thị Công Nhân đã bị tạm giam tại Trại số 1 của Công an Tp Hà Nội, Hỏa Lò, Hà Nội (6.3.2007 – 27.01.2008) và được chuyển về trại giam K4, Trại 5, Yên Định, Thanh Hóa (27.01.2008 – 6.3.2010).

Cả 2 nữ TNLT rất nổi tiếng này sẵn sàng làm chứng về hầu hết các kỹ xảo tra tấn dưới đây,  với bất cứ cơ quan điều tra nào của Liên hiệp quốc và Quốc tế vui lòng quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam hiện nay.

Các nhục hình và các kỹ xảo tra tấn sau đây đã được CSVN nghiên cứu tuyển chọn qua kinh nghiệm lâu năm, thường chỉ để lại thương tích 3-6 tháng, có thể tự lành hoặc dù mặc nhiên là gây tổn thương bên trong, có thể dẫn đến tử vong và sẽ được pháp y gán cho một bệnh vớ vẩn nào đó, nhưng lại rất ít để lại dấu vết bên ngoài lâu dài, đề phòng có thể bị khiếu kiện về sau.

Hiện nay, các cán bộ thụ lý 1 vụ án, nếu điều tra thành công, thu hồi một tài sản (do hối lộ, tham ô, buôn lậu, bán ma túy,…), thì được thưởng 40-60% (1 tỷ, được thưởng 400-600 triệu). Do đó, rất sẵn sàng tra tấn để đạt cho được mục đích.

Ngoài ra, các nhục hình đang được sử dụng còn mang thú tính quái dị, bị ám ảnh dâm loạn và hoang dã, ác độc khác thường, đến độ rất khó tin, nhưng hoàn toàn có thật, như được mô tả khá đầy đủ sau đây.

1/- Nhục hình, tra tấn, hình phạt & cấm đoán vô lý dành cho tù nhân nam lẫn nữ : Áp dụng cho tù nhân nữ nhiều hơn, vì tù nhân nam biết đề kháng hơn, dám “bật” mạnh, dám liều chết đánh trả mãnh liệt:

1/1. Cấm Truyền Đạo : Điều 11/15 Nội qui Trại giam hiện nay là “Cấm truyền Đạo”. Tôi liên tục phản đối điều 11/15 này từ tháng 2.2001 đến tháng 3.2010 và tuyên bố công khai bằng văn bản 27 lần rằng: “Chỉ nguyên bao lâu còn 3 từ “Cấm truyền Đạo” trong Nội Qui trại giam CSVN, tôi sẵn sàng ở tù cho đến chết”. Nhiều CB cũng cho 3 từ này là rất vô lý và chỉ có hại cho uy tín của CSVN, nhưng thẩm quyền chính thức của bạo quyền CSVN vẫn chai lì chưa thay đổi.

1/2. Bắt gọi CB là Ông/Bà, xưng là cháu, dù “Ông/Bà” ấy mới chỉ 19-20 tuổi, còn “cháu” đã U70, U75, U80!

1/3. Cưỡng bức lao động có tính nhục hình : bắt gánh phân người (bắc), phân trâu, bò, dê,…chỉ cốt để hành hạ, lăng nhục, bẻ gãy ý chí.

1/4. Đánh hội đồng : một nhóm CB nam, nữ, giày da cứng chắc, có thể dùng dùi cui hoặc không, thay nhau đánh, đấm, đá một tù nhân như một quả bóng cho đến khi chán chê, hoặc nạn nhân bị buộc quì gối van xin “Xin Ông/Bà tha cho cháu, cháu xin… rút kinh nghiệm”, hoặc cho đến khi nạn nhân ngất xỉu.

1/5. Bắt quì, rồi đánh, đá, đạp : với dùi cui, dép, giày da,… vào mặt, ngực, hạ bộ,.. cho đến khi nạn nhân “khiêm tốn” van xin hoặc bất tỉnh.

1/6. Bắt nằm sấp hoặc nằm ngửa, rồi đạp lên ngực, bụng, vai, lưng,…cho đến khi ói máu/ bất tỉnh.

1/7. Còng tay và treo trên thành cửa sổ lâu giờ : cho đến khi chịu ký biên bản nhận “tội”.

1/8. Phơi nắng : Bắt nằm giữa nắng từ 2-4 giờ, dù đang bệnh, cho đến khi ngất xỉu hoặc chịu ký biên bản nhận “tội”.

1/9. Nằm buồng kỷ luật đặc biệt : Khi tù nhân “vi phạm nội qui trại giam”, tiết lộ nhục hình / tra tấn, phản kháng/ chống lại các CB về các bất công / cấm đoán vô lý,… thì bị cùm chân, có khi bị lột hết áo quần, kể cả quần lót, 7-14 đêm ngày, gia tăng biệt giam 3-6-12, 24, 36,… tháng hạn khi cần. Có khi bị đánh đập rất dã man, kèm theo các nhục hình, làm các tù nhân (đặc biệt là nữ) tê liệt ý chí phản kháng, không dám tường thuật lại, vì quá hãi hùng.

2/- Nhục hình, tra tấn & hình phạt dành riêng cho tù nhân nam:

2/10. Chích roi điện vào dương vật : Vì sỉ diện, thường các tù nhân nam rất ngại tự kể lại.

2/11. Đánh vào dương vật : Lấy roi đánh vào dương vật cho xấu hổ, đặc biệt là bắt đặt dương vật kê lên thành cửa sổ, lấy dùi cui đánh cho tóe máu hoặc phun tinh dịch ra, cho liệt dương.

3/- Nhục hình, tra tấn & hình phạt dành riêng cho tù nhân nữ :

3/12. Quì ngậm dùi cui : Các tù nhân nữ quì ngậm dùi cui của CB dùng để đánh tù (tượng trưng cho dương vật), hai hàng nước mắt chảy dài suốt 2-4 tiếng đồng hồ trong tủi nhục tột cùng.

3/13. Đói mà không thể được ăn : cán bộ buộc tù nhân trực sinh lấy bánh chưng (do thân nhân thăm nuôi gửi vào) cắt ra làm 4, vứt vào thùng rác, lẩn băng vệ sinh phụ nữ; hoặc lấy bánh mì, cơm, đổ nước bẩn vào ngâm, rồi thách đố: “Con nào mà nhặt bánh chưng/cơm đó lên ăn, còn thua con chó”. Hoặc cán bộ lấy cơm đứng từ đầu sàn, ném tung rải khắp buồng giam, văng lên mền, chiếu, rồi bắt tù nhân thu dọn cho bõ ghét.

3/14. Còng tréo tay :

Bắt tréo 1 tay (trái) từ sau lưng lên vai (phải) để còng với cổ tay kia (phải) tréo từ vai (phải) xuống chập vào tay (trái), rất đau đớn. Sau vài giờ bị thẩm vấn với tay bị còng tréo, tù nhân bị liệt cả 2 tay chỉ còn buông thỏng lòng thòng, phải nhờ tù nhân khác đút cơm và giúp đỡ các việc sinh hoạt hằng ngày. Thường # 3-6 tháng thì 2 tay tự khỏi.

3/15. Đặt chân ghế lên mu bàn chân tù nhân :

Bắt tù nhân ngồi đưa 1 bàn chân ra. CB lấy ghế 4 chân, đặt 1 chân ghế lên mu bàn chân của tù nhân, rồi ngồi lên ghế ấy thẩm vấn nạn nhân suốt 2-3 giờ liền để ép cung. Nạn nhân rất đau đớn như xương bàn chân gãy vụn. 3-6 tháng sau có thể tự lành.


3/16. Lăn thước vuông trong kẽ ngón tay :

cán bộ lấy thước kẻ vuông luồn vào 4 ngón tay đan chéo nhau của 1 bàn tay tù nhân, 1 tay CB cầm chụm 4 đầu ngón tay nạn nhân lại, tay kia CB xoay lật thước kẻ vuông, để nạn nhân đau như bị mài gọt vào da thịt và xương ngón tay.

3/17. Thông tai : 

Đặt đầu tù nhân lên mặt bàn, úp nghiêng 1 tai xuống mặt bàn. CB vỗ mạnh nhiều lần xuống tai kia của nạn nhân, cho rung màng nhĩ, gây rối loạn tiền đình. Sau màn thông tai đặc sản VN này, nạn nhân bị nhức buốt tận óc, ói mửa, phải tự lê bước về buồng giam lảo đảo như người say.

3/18. Lột hết áo quần, kể cả quần lót

“Tại trại K3, Ninh Khánh, Hoa Lư, Ninh Bình, sáng ngày 14-11-2009, CB Đinh Thiết Hùng buộc tôi (tù nhân Lê Thị Kim Thu), trước khi được trả tự do, phải vào nhà vệ sinh khám người, một số CB nữ đứng chờ sẵn, đeo găng tay bảo hộ để khám âm đạo, tôi phản đối, yêu cầu mời Bác sĩ và Ban Giám thị đến chứng kiến, nếu tìm không ra đồ vi phạm gì, tôi sẽ làm đơn tố cáo. CB nói: “Không cho khám, không cho nó về !” tôi trả lời: “Không về thì thôi, nhà tù lớn vào nhà tù nhỏ, nhà tù nhỏ ra nhà tù lớn, chứ thiết tha gì.”

Tôi quay vào trại lại. CB hô các tù nhân khác khóa cửa khu giam lại, tôi trở lại khu giam của mình. CB trực trại thông báo cho các tù nhân khác ra sân chung “tập điều lệnh”, tôi cũng theo họ ra sân chung xem diễn tập # 3 giờ. Rồi CB Hùng vào gặp tôi bảo ra trại lấy đồ… Sau khi nhận tư trang, có 4 CB nữ đợi sẵn, cửa cổng vào khu bị khóa. Các CB ép buộc tôi phải lột hết quần áo, hoàn toàn khỏa thân, bị khám từ áo ngực, đến quần lót, CB Thu Hằng yêu cầu tôi vào nhà vệ sinh ngồi trên bàn cầu cao  # 50cm để họ thọc tay vào âm đạo khám, tôi không cho, họ bắt tôi đứng lên ngồi xuống nhiều lần, để có gì trong âm đạo thì rớt ra.


Sau đó, cán bộ ngồi khom người nhìn vào âm đạo xem trong đó có giấu gì không. Trên quần lót tôi có ghi các số điện thoại của những tù nhân thân quen và địa chỉ gia đình của 1 người tù nam bị đánh chết, thuộc K2 Ninh Khánh, họ thu giữ cái quần lót đó không trả lại, mà chẳng cho cái quần lót khác để mặc vào người đi về. CB gọi tôi ra khu hành chánh của trại để làm thủ tục ra trại. CB trao tôi tiền xe là 750.000 VNĐ. Tôi không nhận và ghi rõ lý do vào biên bản : Cái tôi cần không phải là 750 ngàn đồng mà là cái quần lót để mặc đi về. 

Sau đó CB cầm biên bản vào trong, trình cho ai tôi không rõ… khi đi ra có thêm CB trinh sát Phong buộc tôi vào phòng viết lại biên bản. Tôi không vào, chỉ đứng ngoài hành lang. Khi CB viết xong biên bản đưa cho tôi ký tên, tôi vẫn cứ viết : Cái tôi cần là cái quần lót. Họ nổi điên bảo tôi là chuyện cái quần lót tính sau. Tôi trả lời : Cho dù các CB có viết 10 cái biên bản, tôi vẫn ghi vào biên bản đòi cái quần lót của tôi

CB nói : Chị để lại quá nhiều chuyện ở trại này ! Cuối cùng, họ yêu cầu một CB nữ tên Tuyên dẫn tôi ra khỏi cổng trại, buộc tôi phải trở lại cuộc sống “tự do” mà không có được một cái quần lót mặc trong người !!! Mãi mãi tôi vẫn đòi CSVN trả lại tôi cái quần lót này.” (Nguyên văn lời kể của chính tù nhân lương tâm Lê Thị Kim Thu).

3/19. Chích roi điện vào 2 đầu vú : CB dùng roi điện chích vào 2 đầu vú để tra tấn, ép cung.

3/20. Rà dùi cui điện vào vùng kín : CB lột hết áo quần, rà dùi cui điện vào vùng kín nữ bên ngoài quần lót mỏng, làm cháy xoăn lớp lông và làm bỏng lớp da bên trong.


3/21. Dùng găng tay lao động móc âm đạo tập thể : “Tại trại giam số 1, Hỏa Lò của Công an TP Hà Nội, lặp đi lặp lại nhục hình này : CB Nguyễn Thị Lan (Lan Cáo), # 32 tuổi, vào buồng giam hỏi : Ai có gì bỏ ra. Đừng để tôi dùng chiếc găng tay này nhé!

Cán bộ gọi 25 nữ tù nhân, bắt cởi hết áo quần ra, buộc ngồi xuống rãnh giữa 2 bệ sàn ngủ bằng xi-măng, bắt quay mặt vào tường sàn ngủ, lần lượt từng người, hai tay chống xuống sàn, cởi quần lót ra, chổng mông lên để CB chỉ dùng một chiếc găng tay lao động thô ráp, lần lượt thọc rất thô bạo vào 25 âm đạo, mò tìm tiền, giấy ghi chép,… kể cả nữ tù nhân đang bị hành kinh cũng phải lột băng ra, không chừa một ai, nếu có lây nhiễm HIV, AIDS cũng phớt lờ, mặc cho các tù nhân đau đớn khóc rên trong tủi nhục tột cùng, do nhục hình “made in Việt Nam” cực kỳ độc đáo này.

Các CB Nhung (Nhung Cáo, # 32 tuổi), Nguyễn Thị Bích Thủy (# 28 tuổi) ở Hỏa Lò cũng thường sử dụng hoặc chứng kiến nhục hình này.

D. Có thể còn nhiều đòn nhục hình, tra tấn khác ác độc dã man hơn nữa mà tôi không biết rõ ràng chính xác, kính mong các cựu tù nhân, nhất là các cựu tù nhân tôn giáo, chính trị, lương tâm khác bổ sung cho Lời Chứng số 4 này trước công luận quốc tế văn minh hiện nay.


Chúng ta phơi bày sự thật không mảy may do thù hận một ai, nhưng vì trách nhiệm phải lên án và triệt tiêu cái ác xấu bất cứ từ đâu đến, dưới bất cứ hình thức nào, đồng thời phải đòi công lý cho mọi thành phần của gia đình nhân loại, cụ thể là của Đồng bào Việt Nam.

Trước khi được thả, tất cả các nữ tù nhân ở các trại giam liên quan đều phải học tập 4 ngày, bị đe dọa, yêu cầu cấm nói các nhục hình nêu trên ra bên ngoài nếu muốn được thả và được sống yên ổn. Vì thế, bao năm qua, hầu hết các tù nhân nữ ra tù không dám tiết lộ các nhục hình đó, chỉ vì sự sợ hãi quá độ đã làm họ gần như tê liệt hoàn toàn.

Nhưng ngoài 2 tù nhân lương tâm Lê Thị Kim Thu và Lê Thị Công Nhân, tù nhân Nguyễn Thị Khương, sinh năm 1960, thường trú tại 35A, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình, sau khi bị nhục hình 1/8 (phơi nắng) nhiều giờ, nhiều lần, hiện đang được điều trị tại trạm xá, trại giam K3, Ninh Khánh, Hoa Lư, Ninh Bình, sẵn sàng làm chứng về các nhục hình 1/2.4.6.8.9; 3/12.13.18.21.

*** Tại sao cán bộ CSVN lại hoang dã, ác tâm và tàn bạo đến thế ?

Câu trả lời rất chính xác và rất vắn gọn đầy đủ chính là : Vì họ là các đệ tử chân truyền của Các-mác, Lênin, Stalin, đặc biệt là Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh !!!


Lm tù nhân lương tâm
Nguyễn Văn Lý – Huế, 8-6-2010

Ngày giỗ lần thứ 22
Đức cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền,


Đã tử đạo ngày 8-6-1988 tại bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn, do bị Y Bác sĩ CSVN cho uống thuốc độc (Xem “Lời chứng về cái chết của Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền (Đức TGM đã tử đạo như thế nào ?) của Lm Tađêô Nguyễn Văn Lý, ngày 30-01-2001”).


                 *

NGƯỜI TÙ CÓ SỐ PHẬN NGHIỆT NGÃ:
Cựu Đại Úy Nguyễn Hữu Cầu

Thông tín viên Thanh Quang, RFA
Radio Free Asia, Hoa Kỳ

VIE-2010-0730-1400.mp3

Trong những ngày qua, việc các tù nhân chính trị bất khuất Trương Văn Sương và rồi Nguyễn Anh Hảo được rời khỏi cảnh lao lý khắt nghiệt sau nhiều thập niên tù đày khiến người ta liên tưởng đến số phận của những tù nhân dài hạn vẫn còn chịu đựng cảnh đọa đầy trong lao tù CS, đặc biệt là tù nhân bất khuất Nguyễn Hữu Cầu. Thanh Quang tìm hiểu tình cảnh của người tù “thâm niên” nầy qua ghi nhận ý kiến của một số bạn đồng tù, nhất là người con gái của ông, cô Nguyễn Thị Anh Thư. Mời quý vị nghe sau đây:

Thanh Quang: Thưa qúy vị, cựu đại úy Địa phương quân, quân lực Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Hữu Cầu bị giam giữ tại khu tù chính trị biệt giam, phân trại K2, Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai.  Nếu tính cả 6 năm học tập cải tạo, cho tới giờ ông Nguyễn Hữu Cầu phải trải qua cảnh tù đày 33 năm – và chưa rõ ngày mai ông sẽ ra sao. Lý do ông bị bắt trở lại để bị tù đày tới ngày hôm nay, ngòai việc ông sang tác rất nhiều nhạc phẩm, thi ca, ông đã thu lượm được nhiều bằng chứng về tội ác của các quan chức tỉnh Kiên Giang, kể cả hành động hãm hiếp, giết người diệt khẩu, buôn bán ma túy, tham nhũng, khiến ông bị gán cho án tử hình và sau đó giảm xuống còn chung thân.

Một số bạn đồng tù chính trị, sau khi rời khỏi lao tù cộng sản, đã bày tỏ lòng cảm kích đối với ông. Chẳng hạn như ông Nguyễn Anh Hảo vừa đòan tụ với người thân sau hơn 2 thập niên bị Hà Nội giam cầm:


Cựu Đại Úy Cựu Tù Nhân Nguyễn Anh Hảo: Anh Nguyễn hữu Cầu ở tù chung với tôi, nhưng trường hợp của anh quá đặc biệt. Do đó phải bằng mọi cách giúp cứu vãn để anh ấy được trở về.  Nếu không có chuyện bên ngòai can thiệp giúp đỡ, thì chắc có lẽ anh Cầu sẽ ở tù “mút chỉ”.

Thanh Quang: Cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang nhớ lại:

Nguyễn Ngọc Quang: Anh Cầu bị biệt giam không như những người khác. Người ta bị cùm 14 ngày và bị biệt giam 3 tháng là xong. Anh Cầu bị biệt giam 3 năm liền. Họ biệt giam như vậy nhằm sử dụng bệnh tật để giết chết người tù già tuổi. Nhưng may mắn số trời để cho anh sống. Thực sự đó là cách hành xử hết sức dã man. Ngòai ra họ dẫn anh tới giam tại một phòng giam gần máy sấy điều, cho nên khói điều làm mù mắt anh. Nhưng những hành động đó vẫn không  khuất phục được ý chí của anh.

Thanh Quang: Thưa qúy vị, có lẽ mọi người đang nôn nóng muốn biết tình cảnh của người tù chính trị bất khuất Nguyễn Hữu Cầu hiện giờ ra sao giữa lúc có tin rằng sức khỏe của ông rất suy yếu, nhất là mắt đã bị mù. Qua cuộc trao đổi với chúng tôi, người con gái của ông Nguyễn Hữu Cầu, là cô Nguyễn Thị Anh Thư, trước hết đề cập tới sức khỏe của cha mình như sau:


Nguyễn Thị Anh Thư: Dạ lần sau nhất cháu vào thăm cũng mới đây, là ngày 6 tháng Sáu vừa rồi. Mắt ba cháu, hồi năm 2008 ra trị bệnh thì 2 mắt bị mù. Nhưng họ cho trị có một con mắt thôi. Họ nói để qua Tết sẽ cho trị nữa. Sau khi vô tù trở lại thì từ năm 2008 tới giờ họ đâu có cho ra nữa. Như vậy là một con mắt ba được sáng, còn mắt kia bị mù rồi.

Thanh Quang: Sức khỏe ba cháu bị nguy kịch trong tù như vậy thì có những ai, những tổ chức từ thiện nào từ bên ngòai thỉnh thỏang trợ giúp gì không?

Anh Thư: Dạ không, hồi trước đây thì nói chung là không có một ai giúp hết. Nhưng từ khi chú Nguyễn Bắc Truyển ở tù chung với ba cháu được trở về, ngày 17 tháng 5, chú mới hướng dẫn cho cháu làm đơn, thì ngày 20 tới ngày 25, bên Úc có gởi tiền về cho ba cháu thôi. Mấy hôm rày thì cũng có lai rai nhiều người gởi tiền qua cháu, nhưng cũng ít thôi. Kể từ 17 tháng 5, nhờ chú Truyển ở tù chung phòng với ba cháu ra, thì mới bắt đầu làm đơn kêu gọi người nầy người kia. Chứ hồi nào tới giờ, cháu có làm đơn kêu gọi trong nước thôi nhưng chẵng có ai nói gì hết. Nghe xong rồi họ bỏ qua hết.

Thanh Quang: Nói chung những gì từ trong tù nhắn gởi về gia đình, ba cháu tâm sự như thế nào ?


Anh Thư: Dạ nói chung là khi cháu vào đó thăm và nói chuyện với ba, hỏi sức khỏe ba như thế nào, rồi ba hỏi lại sức khỏe tụi con thôi. Còn nói cái gì khác, hay nói chú nào hỏi thăm ba là mấy ông coi tù không cho. Nói chung ba chỉ hỏi con cái có khỏe không, gia đình ra sao mà thôi, còn hỏi thêm ông nầy, ông nọ là ba con bị 2 người xốc nách vô trong liền, không cho cháu thăm nữa. Sự thật như vậy đó.

Thanh Quang: Thành ra tâm sự của ba cháu trong tù, cháu không được biết gì thêm?

Anh Thư: Dạ không được biết gì hết trơn. Còn ba gởi thư ra thì trạm kiểm hết. Nếu họ cho là lu bu rồi thì ém thư thôi. Có nhiều khi 4-5 tháng cháu không nhận được lá thư nào của cha hết. Cháu tưởng ba bị chuyển đi nơi khác. Ròng rã như vậy tới 2 năm luôn. 2 năm cháu không biết ba làm gì trong đó. Họ cắt hết. Cháu gởi tiền cùng những thứ khác vô, nhờ mấy cô quen gởi vô cho ba, họ cũng không cho, trả về hết luôn. Bẵng tin gần 2 năm trời như vậy. Sau nầy cháu mới nghe là ba bị kỷ luật vì tố cáo ông gì trong trại đó.

Thanh Quang: Còn tình trạng khắt nghiệt trong tù mà ba cháu phải chịu đựng trong hơn 3 thập niên nay, ba cháu có thố lộ với cháu, với gia đình không ?

Anh Thư: Dạ không, ba không có nói, ba không có thố lộ gì hết. Cách đây 4-5 năm, mỗi lần cháu vô thăm, ba gặp ba không có nói, chẳng hạn như, “con có khỏe không”, hay thế nầy thế kia, mà ba chỉ nói “con ơi con, ba bị oan, ba bị oan. Con làm sao ra ngòai giúp ba”. Nhưng cháu không biết làm sao giúp được. Vì ba không nói gì thêm mà chỉ gào thét lên rằng “ba bị oan, ba bị oan” thôi. Hiện tại bây giờ, sau khi chú Nguyễn Bắc Truyển ở tù trong đó về kể lại thì cháu mới biết đầu đuôi câu chuyện. Chứ lúc đó thì ba nói con kêu oan cho ba thôi.


Thanh Quang: Cháu vừa nhắc tới sự oan sai. Được biết kể từ 28 năm qua, ba cháu đã làm hơn 500 đơn khiếu nại về cảnh tù tội oan sai của mình. Vấn đề nầy như thế nào ?

Anh Thư: Về oan sai thì ba có viết hết trên giấy rồi. Nói chung cháu chỉ nghe lóang thóang vậy thôi chứ cháu không có biết. Ba thì không khi nào ngồi nói vần đề nầy cặn kẽ với cháu. Nhưng ba đã nói nhiều với chú Nguyễn Bắc Truyển vì 2 người ở trong đó thường hay tâm sự nhau.

Còn cháu vô thăm chỉ gặp ba 15 phút. Cháu đi đường một ngày trời chớ được gặp ba 15 phút thì mấy người đó không cho gặp nữa. Có xin dữ lắm thì họ cho gặp thêm 5 phút nữa thôi. Ba chỉ hỏi lòng vòng chút vậy thôi chứ không có nói gì nhiều hết. Nhưng nếu muốn nói nhiều hơn nữa thì họ cũng không cho nói.

 Thanh Quang: Và mời quý vị nghe ông Nguyễn Bắc Truyển kể về những điều mà ông biết về người tù Nguyễn Hữu Cầu

Nguyễn Bắc Truyển: Thật sự rất là đau lòng cho trường hợp anh Nguyễn Hữu Cầu vì có thể là anh Cầu biết quá nhiều thâm cung bí sử trong thời gian anh bị giam giữ. Và trước đây vụ án của anh ấy là một vụ án oan sai, người ta bắt bỏ tù, thậm chí kêu án tử hình để nhằm bị miệng anh ấy lại, không cho anh nói sự thật mà rất nhục nhã cho các quan chức vào thời kỳ anh Cầu chứng kiến việc làm đồi bại của họ tại Kiên Giang.

Thanh Quang: Quay lại với  với cô Nguyễn Thị Anh Thư, chúng tôi nêu câu hỏi tiếp như sau: Nghe nói gần đây, ban giám thị trại tù khuyên ba cháu làm đơn xin đặc xá, nhưng ông khước từ. Sao ba cháu lại khước từ như vậy ? Cháu có ý kiến gì về sự khước từ đó của ba cháu không ?


Anh Thư: Dạ ba có nói là ông giám thị trại bảo ba làm đơn xin đặc xá đi rồi ở đây người ta xem xét cho về. Nhưng ba nói “ Không. Đơn đặc xá thì tôi không làm vì tôi thật sự là không có tội. Tôi không có tội thì làm sao tôi làm đơn đặc xá được”. Hai lần trước cháu đi thăm, ba có nói như vậy. Ba nói “ tôi nói thật với mấy anh là tôi không có tội; bắt nhằm tôi rồi nhốt tôi trong hai mươi mấy năm trời. Tôi kêu oan biết bao nhiêu lần mà không ai lên tiếng. Bây giờ nói tôi có tội, phải làm đơn đặc xá mới cho về. Tôi không có tội tình gì hết”. Ba cháu có nói như vậy đó.

Thanh Quang: Có lẽ một vấn đề mà công luận sửng sốt và phẩn nộ là những tù nhân chính trị, kể cả ba cháu, bị nhốt chung với tù hình sự có mang bệnh AIDS khiến họ bị nguy cơ lây lan vi rut HIV. Tình hình nầy cháu có hay biết hoặc có nhận xét như thế nào không ?

Anh Thư: Dạ vấn đề nầy cháu có nghe nói nhiều lắm. Nói chung là mấy chú ở tù về, chú nào cũng nói như vậy đó, bức xúc dữ lắm. Cháu cũng rất phẩn nộ.

Thanh Quang: Hòan cảnh gia đình cháu gặp khó khăn ra sao kể từ khi ba cháu lâm cảnh tù đày dài lâu như vậy ?

Anh Thư: Dạ hồi ba cháu mới đi học goi là cải tạo, chứ chưa có đi tù, thì mẹ cháu đã đi lấy chồng rồi. Như vậy là ba cháu ở tù, mẹ cháu có chồng khác rồi chị em cháu thất lạc nhau. Cháu mới nhận lại thằng em ruột cháu từ năm 2004 tới bây giờ sau khi 2 chị em thất lạc từ nhỏ. Riêng cháu thì phải ở với người nầy người kia, làm công việc nhà hay giúp họ buôn bán ở ngòai chợ để kiếm miếng ăn. Cháu đâu có tiền bạc, thời gian để đi học. Nói chung là cũng khổ lắm.

Thanh Quang: Nhân đây cháu có muốn nói lên những gì thêm nữa với công luận trong và ngòai nước không ?

Anh Thư: Dạ, lời cháu xin nói ở đây là cháu tha thiết, cháu rất là tha thiết, mong các bác, các chú, các cô (nghẹn ngào) thương…thương mến ba cháu, hãy lên tiếng cho ba cháu về (khóc). Như vậy là cháu cảm ơn lắm rồi (khóc). Tại vì một người bình thường (khóc) sống ở trong tù 10 năm đã thấy khổ sở lắm rồi (khóc), chứ đừng nói là 28 năm. Chịu không nỗi đâu! (khóc). Sau cùng cho cháu kính lời cảm ơn các cô, chú, các bác trong những hội giúp đỡ ba và cháu. Thành thật cảm ơn các chú, các bác.

Thanh Quang: Quý vị vừa nghe qua câu chuyện về người tù chính trị Nguyễn Hữu Cầu. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng của ông để tường trình cùng quý vị.


Mọi liên lạc giúp đở cho người tù lương tâm NELSON NGUYỄN HỮU CẦU xin liên hệ với con gái anh là Nguyễn Thị Anh Thư, điện thoại di động (+84)919844481.

Địa chỉ: 67 Tân Thới Nhất, Tổ 7,

khu phố 7, Phường Tân Thới Nhất 3,

Quận 12, Saigon -----TP/HCM.)



NGUYỄN HỮU CẦU: Một Số Phận Nghiệt Ngã

Đã hơn 35 năm trôi qua kể từ ngày miền Nam bị cộng quân “giải phóng”, có biết bao người con ưu tú của đất nước phải chịu cảnh đọa đày trong ngục tù cộng sản. Vài ba năm tù, hay chậm chí hàng chục năm tù là điều đã xảy ra đối với hàng trăm ngàn người, có hoặc không có liên hệ với chế độ VNCH. Tội trạng của họ đơn thuần chỉ là đã từng cầm súng để bảo vệ tự do chống lại làn sóng xâm lược của cộng quân, hoặc chỉ là nhân viên hành chánh trong chế độ VNCH, hay có người chỉ vì không chấp nhận chính sách cai trị bạo tàn của cộng sản,...

 

“Tội” của kẻ bị cầm tù thì có nhiều thể loại, nhưng kẻ cầm tù các anh, trước sau như một, từ bao năm qua vẫn chỉ có một mục đích là phải bắt tất cả những ai chống đối chính quyền, dù chỉ là sự chống đối trong tư tưởng. Cũng chính vì nhà cầm quyền CSVN rất chuyên chính đối với “kẻ thù”, cho nên mới có những tù nhân chính trị với mức “thâm niên” bằng chừng ấy năm “giải phóng” miền Nam. Sự bưng bít thông tin của chế độ đối với toàn cảnh xã hội đã là ghê gớm, nhưng việc ém nhẹm các thông tin về tù nhân chính trị và các điều kiện sống trong tù còn ghế gớm gấp ngàn lần. Do đó xã hội và thế giới bên ngoài hoàn toàn không hay biết những gì xảy ra bên trong các trại tù kia.

 

Cách đây vài năm, sau khi ông Nguyễn Khắc Toàn ra khỏi tù, đã kể lại những sinh hoạt khắc nghiệt trong các trại tù cộng sản, cũng như một số tên tuổi các tù nhân mà ông đã từng sống chung hoặc biết qua trong các trại tù này. Trong số này có một người tù đặc biệt mà ông Toàn “cảm phục và quý mến nhất”  là “người tù bất khuất Trương Văn Sương”, lại là một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hiện nay anh Trương Văn Sương vẫn còn bị giam tù, mà số năm “thâm niên” tính cho đến ngày hôm nay cũng chỉ kém chừng ấy năm “giải phóng” 1 năm thôi.

Câu chuyện của “người tù bất khuất Trương Văn Sương” đã làm nhiều người ngạc nhiên ngỡ ngàng vì mức “thâm niên” cũng như sự dã man, tàn độc của hệ thống nhà tù, trại giam VC.

Sự ngỡ ngàng tưởng đâu đã chấm dứt ở đó. Nhưng không, mới đây sau khi bước ra khỏi nhà tù nhỏ vào tháng 9 năm ngoái, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Ngọc Quang đã cho thế giới bên ngoài biết thêm về một trường hợp “thâm niên” khác của anh Nguyễn Hữu Cầu, cựu đại úy địa phương quân QL VNCH, quê ở Kiên Giang, hiện bị giam trong khu tù chính trị tại Khu Biệt Giam Riệng, phân trại K2, Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai.

Vì “một số phận nghiệt ngã bị bách hại bởi một chế độ phi nhân, tàn độc,” vì “sự hối thúc của lương tâm, vì sự phẫn uất trước cái ác đê tiện”, cho nên chỉ 1 tháng sau khi ra khỏi tù, anh Nguyễn Ngọc Quang đã bắt tay ngay vào việc kể lại “một trong bốn mươi hai câu chuyện thương tâm” mà anh đã “vô phúc” bị mắt thấy tai nghe. Trong số này, anh đã kể lại câu chuyện thương tâm nghiệt ngã của anh Nguyễn Hữu Cầu qua bài viết “34 năm “giải phóng”, 33 năm tù đày”.

Theo hồ sơ tóm tắt trong bài viết do anh Nguyễn Ngọc Quang thuật lại thì sau thời điểm 1975 anh Cầu bị bắt đi tù “cải tạo” hơn 6 năm, đến cuối năm 1981 mới được thả về. Sống ở bên ngoài được đúng 1 năm thì anh Cầu bị bắt giam trở lại cho đến ngày hôm nay.

Là người có năng khiếu về âm nhạc, thi ca, nên anh Cầu đã sáng tác được rất nhiều bản nhạc, bài thơ ca và cả trường thi hơn 2000 câu. Lý do bị bắt vì những sáng tác này thì cũng có một phần, nhưng cái “tội” lớn nhất là trong suốt 1 năm sống bên ngoài là anh Cầu đã thu lượm rất nhiều bằng chứng “ghi lại những tội ác tày đình một cách chi tiết của các quan chức tỉnh Kiên Giang” bằng cách gặp gỡ và phỏng vấn trực tiếp các nhân chứng, trong số đó có cả những nữ nhân chứng từng là tù vượt biển, bị các tên quan này hãm hiếp. Bản tố giác của anh Cầu còn nêu rõ các tên quan này “phạm tội giết người diệt khẩu, buôn bán xì-ke, ma túy, lợi dụng chức quyền tham ô tham nhũng”. Trong số các quan chức bị anh Cầu lên tiếng tố cáo khi đó có phó chủ tịch UBND tỉnh và Nguyễn Thế Đồng, Viện trưởng Viện Kiểm Sát tỉnh Kiên Giang.

Sau vài tháng bị bắt điều tra, anh Cầu bị đem ra xử vội vàng và kết án tử hình với tội danh “phá hoại”. Có một chuyện hy hữu ở đây là ông Trương Minh Đức, đảng viên Đảng Vì Dân là ký giả, nhà báo duy nhất khi đó tham dự phiên tòa, thì nay đang ở tù chung với anh Cầu. Do anh Cầu kháng án, nên vụ án được xử lại tại phiên tòa phúc thẩm tại Sài Gòn. Phiên tòa tòa phúc thẩm chóng vánh chỉ kéo dài đúng 1 tiếng vào ngày 25/5/1987, chỉ làm được mỗi một việc là “giảm” từ tử hình xuống còn chung thân. Trước ngày xử của phiên tòa này, tên chánh án tòa phúc thẩm có một cuộc trao đổi riêng với anh Cầu, yêu cầu anh không trưng ra gần 100 chứng cứ phạm tội của Viện trưởng Viện Kiểm Sát Kiên Giang và các quan chức khác để đổi lại việc được xử trắng án. Thế nhưng điều này không xảy ra: anh Cầu đã bị lừa và vẫn bị xử tù chung thân

Anh Cầu bị khép với những tội danh vu khống đã đành, nhưng cái bản cáo trạng do chính Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nguyễn Thế Đồng nặn ra chứa đựng toàn những điều bịa đặt, lời lẽ hết sức ngu xuẩn, chỉ vì trình độ của tên này thật sự ... ngu hết chỗ nói, bởi vì hắn đã lấy nguyên văn bài “Kinh lạy Cha” để phán rằng “Tên Nguyễn Hữu Cầu đã sáng tác ra bài hát “Giọt Nước Mắt Chúa” với ý thức còn mơ tưởng đến sự trở lại của Đế Quốc Mỹ, tên Cầu đã ví Đế Quốc Mỹ như là cha để cầu xin bơ thừa sữa cặn”.

 

Là tỉnh “địa đầu” của dân vượt biên vào những năm của thập niên 70s và đầu 80s, các quan chức tỉnh Kiên Giang đã một thời nổi tiếng với các vụ buôn lậu, bán bãi vượt biển, hối lộ tham nhũng. Một trong những kẻ “đồng hội đồng thuyền” đã quay ra tố đồng nghiệp tham nhũng, hối lộ bao che buôn lậu khi đó là “Nguyễn Văn Thạnh, tức Năm Thạnh, nguyên trưởng Ban tuyên huấn Tỉnh ủy Kiên Giang”. Vào những năm đầu của thập niên 80s, Năm Thạnh tố giác hàng ngũ cán bộ tỉnh Kiên Giang cho xây dựng cảng Hòn Chông để tàu bè buôn lậu trú ngụ, bao che cho nhiều vụ “buôn lậu hàng hóa, vàng và ngoại tệ”. May là nhờ địa vị tỉnh ủy viên của mình, cho nên Năm Thành chỉ bị tước đảng tịch và bị gạt ra ngoài lề.

Tưởng cũng cần nói thêm là, một trong các quan chức tỉnh Kiên Giang vào thời điểm đó, nay đã ngoi lên đến trung ương là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người một thời là quan chức công an cấp tỉnh, từng nổi tiếng làm giàu nhanh chóng qua việc bán bãi cho dân vượt biên cũng như các công việc liên quan đến tù vượt biên. Ngoài ra, một quan chức cấp tỉnh (tỉnh ủy viên) vào thời điểm đó là Lê Hồng Anh, nay đã leo lên đến chức Bộ trưởng Bộ Công An, ủy viên Bộ Chính trị.

Bị oan ức nên anh Cầu đã kiên trì làm đơn khiếu nại từ 28 năm qua (kể từ năm 1982). Lá đơn đề ngày 24/08/2009, mà anh Cầu nhờ anh Nguyễn Ngọc Quang chuyển ra ngoài, là lá đơn khiếu nại thứ ... 500 mà anh Cầu đã liên tục gởi ra Hà Nội, nhưng chỉ nhận được sự im lặng.

Chỉ vì nắm biết quá nhiều thông tin, cho nên anh Cầu luôn bị tay chân đàn em của các quan tham này tìm cách ám hại trong tù. Ngoài ra, việc anh Cầu được Linh Mục Nguyễn Công Đoan (giám đốc Dòng Tên) rửa tội trong tù, để trở thành một Kitô Hữu, cũng là một lý do để đám cai tù thù ghét, không cứu xét ân xá cho anh.

Được biết, anh Cầu bị cận nặng, cho nên cuộc sống khắc nghiệt trong nhà tù cộng thêm 3 năm biệt giam đã khiến cho đôi mắt của anh kéo màng gần như bị mù. Trong một lần bị bệnh nặng được đưa đến bệnh viện Chợ Rẫy điều trị vào năm 2007, câu chuyện tù nghiệt ngã của anh đã khiến một vị bác sĩ cảm động, nên tìm cách chữa trị. Nhưng quản tù biết được bèn đưa anh trở về trại ngay, cho nên vị bác sĩ nọ chỉ có được thời gian chữa trị giúp tăng thị lực cho một con mắt.

 Ngoài ra, theo thông tin từ những tù nhân vừa mới ra tù gần đây cho biết, truớc Tết năm 2010, ban giám thị trại tù đã gọi anh Cầu lên và khuyên anh làm đơn xin đặc xá trong dịp Tết nhưng anh Cầu đã khẳng khái từ chối bởi lẽ anh cho rằng, làm như vậy tức là thừa nhận mình phạm tội, phủ nhận tất cả những chứng cứ tội ác của các quan đứng đầu tỉnh Kiên Giang mà anh đã bỏ công thu thập trước đây, phản bội lại các nhân chứng và chính bản thân mình.

Anh Cầu và các tù nhân chính trị hiện đang bị nhà tù Việt Cộng tìm cách giết lần, giết mòn bằng nhiều cách khác nhau, mà độc ác nhất là cho lây lan căn bệnh ác tính HIV từ những tù hình sự nhiễm bệnh. Chiêu này quả là “cao siêu”, không có nhà tù nào trên thế giới hiện nay có thể nghĩ ra.

34 năm đã là hơn nửa đời người. Những tù nhân lương tâm với số phận nghiệt ngã như anh Nguyễn Hữu Cầu, Trương Văn Sương và biết bao ngưuời khác, sẽ còn được bao nhiêu năm nữa để sống trong nhà tù cộng sản đây?

Hãy cất lên những tiếng nói lương tâm, đừng để các anh phải chết tức tửi, tủi nhục trong nhà tù cộng sản.

Xin đừng đợi đến khi các anh trở thành những cái xác không hồn trong những nấm mồ hoang lạnh. Đến khi đó, một nén nhang hay một bông hồng trên nấm mồ sẽ không có ý nghĩa gì.


Phản ứng của quốc tế về việc cha Lý bị đưa trở lại nhà tù

Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/vietnam-news/ph%E1%BA%A3n-%E1%BB%A9ng-c%E1%BB%A7a-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-v%E1%BB%81-vi%E1%BB%87c-cha-ly-b%E1%BB%8B-d%C6%B0a-tr%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-nha-tu/

VRNs (28.07.2011) – Sài Gòn – Như tin VRNs đã loan, trưa ngày 25.07.2011, công an đã đến Nhà Chung, Tòa tổng giám mục Huế bắt và đưa cha Tađêô Nguyễn Văn Lý trở lại nhà tù.

Ngay sau đó, ngày 26.07.2011, vị phó phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Bronke Fulton đã lên tiếng: “Chúng tôi quan ngại về quyết định của Chính phủ Việt Nam đưa nhà bảo vệ nhân quyền lâu năm Cha Nguyễn Văn Lý trở lại nhà tù vào ngày 25/7. Chúng tôi thúc giục Chính phủ Việt Nam thả ông ngay lập tức. Chúng tôi đã hoan nghênh quyết định hồi năm ngoái của chính phủ tạm tha nhân đạo Cha Lý sau những cơn đột quỵ trong khi ông bị biệt giam. Cha Lý đang bị u não và cần tiếp tục được phép tìm cách điều trị y tế.

Không nên có cá nhân nào bị bỏ tù vì bày tỏ quyền tự do ngôn luận. Vào tháng 9/2010, Nhóm Công tác LHQ về Giam giữ Độc đoán cho rằng Cha Lý đã không được xử công bằng và khẳng định sự giam giữ ông là độc đoán, vi phạm Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, và kêu gọi thả ông ngay lập tức.

Cha Lý là người đồng sáng lập Khối 8406 và Đảng Thăng tiến Việt Nam. Ông đã ở tù hơn 16 năm.”

Cũng ngay sau đó, ngày 27.07.2011, Tổ chức theo dõi nhân quyền – Human Rights Watch, văn phòng Bangkok đã phát đi thông điệp như sau:

“Việt Nam: Cha Lý cần được tiếp tục tự do.

Công an đưa Nhà bất đồng chính kiến đang đau ốm trở lại nhà tù.

(Bangkok, 27 tháng Bảy, 2011) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu Việt Nam cần ngay lập tức phóng thích Linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý, người vừa bị đưa trở lại nhà tù vào ngày 25 tháng Bảy vừa qua để tiếp tục thi hành bản án vì bất đồng chính trị. Hãng thông tấn của nhà nước, Thông tấn xã Việt Nam nói ngài bị đưa trở lại nhà tù vì đã “làm ra, tàng trữ và phát tán các tài liệu… chống Đảng và Nhà nước”, là các hành vi theo hãng thông tấn này tuyên bố là vi phạm pháp luật.

Vị linh mục đồng thời là nhà hoạt động tôn giáo, người đã bị đột quỵ vài lần khi đang thụ án tám năm tù giam trong nhà tù, đã được tạm hoãn thi hành án để chữa bệnh khoảng mười sáu tháng trước. Khi bị đưa trở lại nhà tù, cha Lý sẽ phải thi hành nốt sáu năm tù giam cộng thêm năm năm quản chế sau khi mãn hạn tù.

“Bắt cha Lý trở lại nhà tù chỉ làm nặng thêm tính độc ác và bất công của bản án đã tuyên cho ngài” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Cha Lý bị kết án chỉ vì đã bày tỏ các niềm tin chính trị một cách ôn hòa, và đáng ra không bao giờ bị bắt giữ”.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền rất quan ngại về sức khỏe của cha Lý, vì ngài đã mắc một số bệnh nặng có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong hoàn cảnh tù giam. Ngài đã bị đột quỵ ba lần trong thời gian bị biệt giam cách ly trong năm 2009, đang có một khối u não tới 3 xăng-ti-mét có khả năng là căn nguyên dẫn tới tình trạng tê liệt chân và tay phải khi đang ở trong tù, và bị xơ động mạch vành, là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ và cao huyết áp.

Cha Lý, 65 tuổi, bị bắt và kết án tám năm tù giam vào tháng Ba năm 2007 vì các hoạt động dân chủ, bao gồm việc công bố một tuyên ngôn kêu gọi đấu tranh ôn hòa vì nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. Chính quyền buộc tội ngài đã “tuyên truyền chống chính phủ”, theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. Trong phiên tòa năm 2007, công an đã bịt miệng không cho ngài nói khi ngài phản đối hội đồng xét xử và lên án họ thực thi thứ “luật rừng”.

Kể từ năm 1977, cha Lý đã ở tù tổng cộng 15 năm vì vận động một cách ôn hòa cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền.

Ngài là một trong những kiến trúc sư chính của phong trào dân chủ được biết với tên gọi “Khối 8406”, vốn được đặt tên theo ngày thành lập, ngày mồng 8 tháng Tư năm 2006. Ngài cũng giữ vai trò dẫn dắt đối với hai ấn phẩm dân chủ, “Tự do Ngôn luận” và “Tự do Dân chủ”, đồng thời là một thành viên sáng lập của Đảng Thăng tiến Việt Nam. Trong hai năm 2008 và 2004, ngài được nhận giải thưởng Hellmaan/Hammett.

“Việt Nam vẫn không cho người dân được hưởng các quyền tự do cơ bản, và bỏ tù một cách bất công những người hoạt động ôn hòa như cha Lý”, ông Robertson nói. “Buộc cha Lý trở về nhà tù thêm năm năm nữa sẽ gây nguy cơ nghiêm trọng với sức khỏe của ngài, và là sự vi phạm quyền bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa và quyền không bị tùy tiện bắt giữ của ngài”.

Việc ngài bị đưa trở lại nhà tù đã chấm dứt tình trạng quản thúc ngài tại giáo phận ở Huế, nơi ngài được đưa về chữa bệnh kể từ ngày 15 tháng Ba năm 2010. Ở Huế, Ủy ban Nhân dân phường Vĩnh Ninh đã yêu cầu cha Lý không được tham gia các hoạt động hoặc liên hệ có tính chất chống đối chính phủ, và phải xin phép trước khi rời địa phận phường. Công an ở Huế sách nhiễu và đe dọa bất cứ ai muốn đến thăm cha Lý, kể cả một quan chức Đại sứ quán Hoa kỳ, ông Christian Marchant, người đã bị hành hung khi cố đến thăm cha Lý vào tháng Giêng năm 2011.

Tháng Chín năm 2010, Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của Liên hiệp Quốc đã kêu gọi thả ngay lập tức và vô điều kiện cha Lý, người đã bị bắt giam tùy tiện và trái luật, đồng thời bị chính quyền Việt Nam cản trở tiếp cận nguồn tư vấn pháp lý, theo Nhóm Công tác.

Các đối tác phát triển của Việt Nam, bao gồm Hoa kỳ, Liên minh Châu Âu, Úc, Ca-na-đa và Nhật Bản cần kiên quyết đặt vấn đề với chính phủ Việt Nam và yêu cầu trả tự do cho cha Lý, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu.

“Các nhà tài trợ cần nói rõ rằng việc Việt Nam tiếp tục công nhiên vi phạm nhân quyền và quyền tự do tôn giáo là không thể chấp nhận được”, ông Robertson nói. “Hoa kỳ cần đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về vi phạm tự do tôn giáo (CPC) cho đến khi Việt Nam cải thiện được thành tích về tự do tôn giáo của mình”.

Cũng trong ngày 27.07.2011, Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do cho Linh mục Nguyễn Văn Lý tức khắc và vô điều kiện. Thông tin này được bản tin của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ phổ biến như sau:

“Trong một Thông cáo/Kháng thư phổ biến ngày 27 tháng 7 năm 2011 trên Mạng Lưới Hành Động Khẩn Cấp, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù phản đối việc công an Cs bắt Linh mục Nguyễn Văn Lý trở lại trại tù ngày 25 tháng 7 dù Linh mục chưa thật sự trị dứt bệnh và hoàn toàn phục hồi sức khỏe. Nhắc lại *, ngày 15 tháng 3 năm 2010, CS đã miễn cưỡng tạm đình chỉ chấp hành hình phạt 8 năm tù giam và đưa Linh mục từ trại Ba Sao (Hà Nam) về Huế để trị bệnh sau ba lần bị tai biến mạch máu não. Lúc ấy, linh mục mắc phải những chứng bệnh như : rối loạn huyết áp, di chứng tai biến mạch máu não gây liệt nửa người bên phải, khối u phía sau chẩm não trái, xơ vữa hai động mạch cảnh ở cổ tạo nên những đám tụ huyết nhỏ, gây ra các cơn ho đột biến khác thường. Tính mạng của Linh mục Nguyễn Văn Lý bị đe dọa trầm trọng.

Vẫn vô cùng lo lắng cho sức khỏe của người tù ngôn luận và lương tâm, Văn Bút Quốc Tế thúc giục nhà cầm quyền CSVN trả lại tự do tức khắc và vô điều kiện cho Linh mục Nguyễn Văn Lý. Văn Bút Quốc Tế từng lưu ý chế độ CS Hà Nội về sự kiện khi bắt giữ độc đoán và giam nhốt bất công Linh mục Nguyễn Văn Lý, những kẻ cầm quyền ở Việt Nam vi phạm Điều 19 của Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR/PIDCP) mà họ đã ký kết tuân thủ. Còn phải kể thêm tình trạng sức khỏe của Linh mục Nguyễn Văn Lý về mặt nhân đạo.

Trong Thông cáo/Kháng thư, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù có trích dẫn thông tri báo chí của Ân Xá Quốc Tế về tin công an Cs bắt Linh mục Nguyễn Văn Lý trở lại trại tù ngày 25 tháng 7. Văn Bút Quốc Tế cũng cho đăng một bức thư ngắn ngủi (sau cùng) của Linh mục Nguyễn Văn từ Nhà Chung Tổng Giáo Phận Huế gởi cho một hội viên Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù chỉ có hơn 24 giờ trước khi công an Cs đột ngột tới bắt và áp giải Linh mục trở lại trại tù Ba Sao. Trong thư, người tù ngôn luận và lương tâm viết rằng:

‘’Tay phải và chân phải tôi hồi tháng 7-2009 đã bị liệt 100%. Sau 15 tháng điều trị ở Huế, nay tay phải và chân phải đã phục hồi khoảng 60 %. Tôi đã có thể cầm bút viết thật chậm như một học sinh bắt đầu lớp tiểu học và bước đi khập khiểng vài đoạn đường ngắn 10-12m không cần gậy chống. Sự phục hồi rất chậm, vì tuổi tôi cũng đã khá cao (65) và tôi đã ba lần bị tai biến mạch máu não.Gần đây, tôi mới bị viêm nhẹ tuyến tiền liệt bên trái (mong không phải là ung thư). Xin hãy chuyển lời tôi bày tỏ lòng tri ân đến Ủy BanVăn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù (WIPC), Ủy Ban WIPC Văn Bút Sydney Úc Châu và tất cả hội viên Văn Bút Quốc Tế đã mở nhiều cuộc vận động để bênh vực và giúp đỡ tôi.’’

Xin luôn hiệp thông hi sinh cầu nguyện đêm ngày thật nhiều cho Quê hương và cho nhau.

Lm TNLT NVL.

Thông cáo/Kháng thư của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù được gởi ngay đến Nhà nước CSVN. Văn Bút Quốc Tế cũng yêu cầu các Trung tâm Văn Bút thành viên gởi Văn thư tương tự đến nhà cầm quyền CSVN để

- phản đối việc bắt giam lại Linh mục Nguyễn Văn Lý và bày tỏ mối quan tâm nghiêm trọng cho sức khỏe của linh mục;

- đòi phóng thích tức khắc và vô điều kiện Linh mục Nguyễn Văn Lý, chiếu Điều 19 của Công Ước Quốc tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR/PIDCP) mà Nhà nước CSVN đã ký kết;

(Nguồn tin: nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Phó chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (đặc trách Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù), thành viên BCH Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong,  hội viên Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc Genève. Tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ)”.

 PV.VRNs


 

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm

 

Nhà văn Nga Alexandre Soljenitsym: Khi thấy thằng Cộng Sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo.  Nếu không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại, những lời nó nói láo với người khác.

 

Dalai Lama: Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng đôc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời.


Thủ Tướng Đức Angela Merkel: Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.


Tướng Sheridan: The only good Communist is a dead Communist (Thằng Cộng Sản tốt duy nhất là thằng Cộng Sản chết).


Tổng Thống Nga Vladimir Putin: Kẻ nào tin những gì Cộng Sản nói, là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của Cộng Sản, là không có trái tim.


Tổng Thống Nga Boris Yeltsin: Cộng Sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó.

Bí Thư Đảng Cộng Sản Nam Tư Milovan Djilas: 20 tuổi mà không theo Cộng Sản, là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ Cộng Sản, là không có cái đầu.


Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên xô Mr.Mikhail Gorbachev: Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.


General William C. Westmoreland: Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn (On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys).

---------

 
Kính repost cuốn phim bất hủ "Chúng Tôi Muốn Sống"
phơi bày chế độ cộng sản bách hại con người và xã hội,
"nói lên ý chí phấn đấu và lòng yêu chuộng tự do của
người Việt Nam, cùng những tội ác có thật mà chế độ
Cộng Sản áp đặt trên quê hương đất nước chúng ta
bắt đầu từ hơn nửa thế kỷ về trước"  (Nam Lộc). Và để
tưởng nhớ tài tử Lê Quỳnh vừa khuất núi ngày 5/1/2008.
 
                                    *
Tưởng Nhớ Tài Tử Lê Quỳnh
Nam Lộc

Sáng Thứ Bẩy đầu tiên của năm mới 2008, Nam California bỗng khoác một bộ mặt ảm đạm.  Không phải chỉ vì cơn bão và trận mưa tầm tã đổ xuống đêm qua, mà còn là những giọt nước mắt khóc bạn cùng lời báo tin nghẹn ngào mà anh Nguyễn Cư và chị Kiều Chinh đã thay phiên gọi cho nhau, cho thân hữu và cho tôi để chia sẻ một tin buồn đầu năm: Nam tài tử điển trai và nổi tiếng nhất cuả nền điện ảnh Việt Nam, LÊ QUỲNH đã vừa trút hơi thở cuối cùng tại một bệnh viện ở vùng Orange County vào lúc 12 giờ 40 sáng ngày Thứ Bẩy mùng 5 tháng Giêng, 2008, hưởng thọ 74 tuổi.

Tài tử Lê Quỳnh sinh ngày 6 tháng 9 năm 1934 tại Hà Nội, di cư vào Nam năm 1954. Ngay sau đó, ông đã là tài tử xuất hiện trong bộ phim đầu tiên của nền điện ảnh VN, "Chúng Tôi Muốn Sống"
do ông Vĩnh Noãn làm đạo diễn, (Bùi Diễm làm producer), cuốn phim này đã gây được những tiếng vang lớn lao, tạo niềm xúc động mãnh liệt và đã trở thành một tài liệu lịch sử, nói lên ý chí phấn đấu và lòng yêu chuộng tự do của người Việt Nam, cùng những tội ác có thật mà chế độ Cộng Sản áp đặt trên quê hương đất nước chúng ta bắt đầu từ hơn nửa thế kỷ về trước.


Tiếp theo thành tích vẻ vang vừa kể, tài tử Lê Quỳnh đã liên tục được mời xuất hiện trong hầu hết những cuốn phim có tầm vóc lớn và quan trọng khác của VN hay do các hãng phim quốc tế thực hiện như Đất Lành, Thiếu Phụ Nam Xương, Tổ Đặc Công 13, The Quiet American, A Night of The Dragon v..v... Đặc biệt là khi nữ tài tử Kiều Chinh lần đầu tiên đóng phim và đã xuất hiện bên cạnh ông trong bộ phim nổi tiếng khác của VN do Lê Dân đạo diễn, đó là phim "Hồi Chuông Thiên Mụ", thực hiện vào năm 1957, khởi đầu cho một kết hợp nghệ thuật tốt đẹp giữa hai tên tuổi được yêu thích nhất của nền điện ảnh VN thời bấy giờ. Điển hình là sự thành công liên tục mà Lê Quỳnh và Kiều Chinh gặt hái được sau đó qua các cuốn phim tiếp nối như "Từ Sài Gòn đến Điện Biên Phủ", "Chờ Sáng", hoặc "11 giờ 30" v..v... Ông cũng đã nhiều lần đại diện VN đi dự các đại hội điện ảnh quốc tế ở khắp nơi trên thế giới.
 

Lê Quỳnh gia nhập quân đội năm 1952, ông là một phi công ưu tú và can đảm của Không Lực VNCH, với chức vụ cuối cùng là Thiếu Tá. Trong thời gian phục vụ quân đội, ông đã thực hiện nhiều phi vụ chiến đấu, nhất là tại các chiến trường sôi động như Đồng Soài, Bình Giả, U Minh Thượng, U Minh Hạ v..v.. và đã từng nhận được các huy chương cao quý như Anh Dũng Bội Tinh, hoặc Phi Dũng Bội Tinh. Ngoài ra ông cũng tham gia vào những hoạt động hành chánh dân sự và xã hội khác và đã từng ra ứng cử dân biểu quốc hội VNCH vào năm 1967.

Tài tử Lê Quỳnh sang định cư tại Hoa Kỳ vào năm 1975, ngay sau đó ông đã tích cực tham gia vào các hoạt động văn hoá, nghệ thuật và là một trong số những cố vấn di trú đầu tiên của cơ quan thiện nguyện USCC tại Los Angeles. Ông đã giúp đỡ cho hàng ngàn gia đình có cơ hội đoàn tụ sau những chia cắt gây ra bởi biến cố đau thương 1975.

Tài tử Lê Quỳnh ra đi, để lại Vợ và 9 người con, 5 trai, 4 gái, tất cả đều đã trưởng thành, trong số đó có hai người cùng theo nghiệp Cha đi vào con đường phục vụ nghệ thuật, đó là nữ ca sĩ Ý Lan và MC kiêm ca sĩ Quỳnh Hương. 

Nam Lộc, tháng Giêng, 2008
(viết để tiếc thương người anh, người bạn vong niên)
 
----------------
 
Hoang Khoi Phong, who interviewed movie actress Mai Tram, recalls the summer of 1956: “I was a Northern student who evacuated from North Vietnam to South Vietnam as a refugee. Excitedly I walked with my father into Dai Nam Movie Theater to see a movie entitled ‘We Want to Live’. This film was directed by Vinh Noan. The background of the movie was the war between the Viet Minh Front and the French in 1952 in North Vietnam. In this film were scenes of a people’s court in the “land reform” campaign of the Vietnamese communists, which haunted audiences in South Vietnam, especially those Northern refugees who had direct experience of this barbarity.” Almost fifty years later, in 2002, the movie was released on DVD and distributed among Vietnamese communities overseas. Only a few months after having completed the book and the DVD version of this movie, Director Vinh Noan passed away in Orange County, California, at the age of 76. Mai Tram was the leading lady of that film:
"As a former employee of Air Vietnam I used to have the chance to contact a great many people. The Tan Viet Movie Company sent its representative to me to invite me to play a role in the film. I felt timid and hesitant; however, after the high-ranking officials of Air Vietnam encouraged me to play a role in this anti-communist movie, and allowed me to get back to my job after the completion of this film, I accepted the invitation."

"Though I had never eye-witnessed or attended a people's court, I had heard stories of such things related by many fellow countrymen from the North. They had been victims of such people’s courts. The scenes set up in this film were faithfully recreated as replicas of the real events that occurred."
In my opinion every society has several classes of people: the rich, the poor, the noble, the ordinary, the intellectual or the illiterate. No social class can destroy another social class. (Mai Tram)
"All the scenes that described the battles in which there were tanks, aircraft and machineguns were re-created with the support of the Department of Defense and the troops of the Republic of Vietnam Armed Forces. When Director Vinh Noan researched this film, he aimed at providing a document that could record a painful period of our history, he volunteered to live for a period together with refugees in the camps near Nha Trang. So the movie company hired them to play the minor roles when it needed them. They acted very well and their acting was very lively."

"At that time we were very surprised and proud when 'We Want To Live' was shown to the public with its scenes of the people court denouncing and accusing the couple of landlords named Mr. and Mrs. Long. The local people who sat to watch the film were so much shocked by the injustice and tyranny of the Communists. They suddenly became furious and unanimously stood up to shout out 'Down with the Communists! Down with the Communists!'”
source: RFA
          --------------

For Immediate Release:
August 24, 2011 
    Contact:
Washington D.C. Office (202) 224-3553
Boxer Leads Bipartisan Group of Senators in Urging State Department to Push for Release of Father Ly from Prison 
Renewed Efforts Follow Re-Imprisonment by Vietnamese Government of Catholic Priest and Human Rights Advocate Despite Failing Health

Washington, D.C. – U.S. Senator Barbara Boxer (D-CA) today led a bipartisan group of Senators in calling on Secretary of State Hillary Clinton to take further steps to urge the Vietnamese government to immediately release Father Thadeus Nguyen Van Ly from prison. Father Ly was temporarily released in March 2010 to seek medical care, but was re-imprisoned this past July. Father Ly’s health has been in serious decline since he suffered multiple strokes in prison, and his continued incarceration may further threaten his life. 

Father Ly, a Catholic priest and human rights advocate, was arrested on February 18, 2007, at his parish in Hue, Vietnam. Six weeks later, he was sentenced to eight years in prison and five years of house arrest for peacefully practicing his faith, expressing his political opinions and associating with others who shared those opinions. Senator Boxer has repeatedly raised concerns about the circumstances surrounding Father Ly’s detention and his deteriorating health.

In addition to Senator Boxer, the letter is signed by Senators Daniel Akaka (D-HI), Mark Begich (D-AK), Scott Brown (R-MA), Ben Cardin (D-MD), Robert Casey (D-PA), Thad Cochran (R-MS), John Cornyn (R-TX), Richard Durbin (D-IL), Dianne Feinstein (D-CA), Mike Johanns (R-NE), Jon Kyl (R-AZ), Mary Landrieu (D-LA), Frank Lautenberg (D-NJ), Patrick Leahy (D-VT) and Marco Rubio (R-FL). 

The full text of the Senators’ letter is below: 

August 24, 2011 

The Honorable Hillary Rodham Clinton
Secretary of State
Department of State
2201 C Street NW
Washington, DC 20520 

Dear Secretary Clinton: 

We write to express our deep concern regarding the re-arrest of Father Nguyen Van Ly by the Government of Vietnam and urge you to impress upon the Vietnamese government that it should immediately release him from prison. Father Ly is in poor health and has done nothing but peacefully advocate for the basic rights and freedoms of the Vietnamese people. 

As you know, Father Ly, a Roman Catholic priest, was sentenced to eight years in prison and five years of house arrest on March 30, 2007 for exercising his rights to freedom of religion and expression. His case, like many others in Vietnam, illustrates that there is no clear boundary between religious and political freedoms. Father Ly suffered multiple strokes while in prison and was released on humanitarian parole on March 15, 2010 to seek treatment for a brain tumor. 

However, on July 25, 2011, the Government of Vietnam returned Father Ly to prison, despite his ailing health and the fact that the United Nations Working Group on Arbitrary Detention has found his detention to be in violation of international law. We fear that Father Ly’s re-imprisonment may further threaten his life. 

While we appreciate that the Department of State issued a statement expressing concern over Father Ly’s re-arrest, further action is needed. The Government of Vietnam must be made aware that its continued refusal to permit the peaceful advocacy of basic human rights impedes the progression of U.S.-Vietnam relations. The governments of both Vietnam and the United States have indicated that they seek enhanced relations. Releasing Father Ly would be an important step toward demonstrating that Vietnam is serious about achieving that goal. 

We urge you continue to advocate for Father Ly and for all those imprisoned in Vietnam for the peaceful advocacy of human rights. 

Thank you for your consideration.

Sincerely, 

Barbara Boxer
United States Senator 

Daniel K. Akaka
United States Senator 

Mark Begich
United States Senator 

Sherrod Brown
United States Senator 

Benjamin L. Cardin
United States Senator 

Robert P. Casey Jr.
United States Senator 

Thad Cochran
United States Senator 

John Cornyn
United States Senator

Richard J. Durbin
United States Senator

Dianne Feinstein
United States Senator 

Mike Johanns
United States Senator 

Jon Kyl
United States Senator 

Mary L. Landrieu
United States Senator 

Frank R. Lautenberg
United States Senator 

Patrick J. Leahy
United States Senator

Marco Rubio
United States Senator

http://boxer.senate.gov/en/press/releases/082411.cfm

Chân dung Người Lính VNCH

Nguyễn thị Thảo An

Không biết bắt đầu từ thuở nào có một quy luật hình thành là ở một thể chế chính trị, đều thành lập một lựïc lượng để bảo vệ mình, lực lượng đó được gọi là quân đội. Quân đội sinh ra từ chế độ và nó cũng vẽ nên những chân dung của chế độ. Chế độ tốt sẽ xây dựng nên một quân đội tốt. Quân đội tốt sẽ không dung dưỡng một chế độ xấu. Từ hơn hai nghìn năm về trước, người lính Việt Nam với chiếc áo trấn thủ, mang gươm giáo ngàn xưa để gồng gánh trên vai những nhiệm vu giết thù diệt loạn, bảo quốc an dân, giữ gìn cơ nghiệp của tiền nhân. Trải qua bao thăng trầm của đất nước, hình ảnh của người lính thay đổi qua bao thời thế, nhưng trách nhiệm không hề thay đổi.

Người thanh niên tuổi trẻ Việt Nam từ khi bước vào quân trường, khoác vội bộ đồ trận, lưng mang vác ba lô cho tới khi anh đứng nghiêm với lời tuyên thệ. Vị Quốc Vong Thân. Người tuổi trẻ đã trở thành người lính. Anh trưởng thành hơn bóng dáng của quê hương.  Người lính với chiếc nón sắt xanh đậm tròn tròn như nửa vầng trăng in rõ bóng trên nền trời xanh lơ. Anh đã bước ra, tay ôm súng và chân mang giày trận, anh giẫm mòn nửa vòng đất nước đi canh giữ cho quê hương.

Bắt đầu từ thập niên Sáu Mươi, khi kẻ thù phương Bắc, với xe tăng súng cối, với những chủ thuyết ngoại lai, với những xích cồng nô lệ, đã toan tính nhuộm đỏ quê hương, thì từ đó, người lính đã hiện diện trong tuyến đầu lửa đạn. Anh mang vác hành trang, chiếc ba lô nặng cồng kềnh để chận bước quân thù, để bảo vệ miền Nam.

Ðất nước hai mươi năm chiến tranh, hai mươi năm dài người lính hầu như không ngủ. Hai mươi năm có tới mấy ngàn ngày để anh đi từ sáng tinh mơ, chân giẫm ướt ngọn sương mai trên cỏ. Hai mươi năm có tới mấy ngàn đêm, bóng anh mịt mờ trong núi rừng lạnh giá. Hai mươi năm, anh nghe tiếng đại bác vang trời không nghỉ. Tiếng mưa bom đạn réo bên mình. Tiếng xe tăng nghiền nát đường quê hương. Hai mươi năm, anh đã đem sinh mạng của mình đặt trên đường bay của đạn. Ðã đem hy vọng cuộc đời đặt trên khẩu súng thân quen. Hay đã đem tình yêu và nỗi nhớ đặt trên đầu điếu thuốc. Hai mươi năm chiến tranh có bao ngày anh được ngủ yên trên chiếc giường ngay ngắn. Có bao đêm anh mơ được trọn giấc bình yên. Hay anh đã sống thân quen với đời gian khổ và đánh bạn với gian nguy.

Anh với đầu đội súng và vai mang ba lô, lội qua những vũng sình lầy nước ngang tầm ngực. Anh đã đi qua những địa danh xa lạ: Ashau, Ia Drang, Kontum, Pleime, nơi giơ bàn tay cũng không thấy được bàn tay. Hay anh truy địch ở bờ sông Thạch Hãn lừng lững sương mai, ở phá Tam Giang sóng vỗ kêu gào hay ở Cổ Thành xứ Huế mù sương. Dài dọc xuống Miền Nam với rừng Tràm, rừng Ðước, đến Ðồng Tháp Mười anh đã nghe muỗi vo ve như sáo thổi.

Anh đã đến những nơi mà anh không tưởng, anh đi diệt địch và anh đã ngã xuống địa danh chẳng quen dấu chân anh. Người lính nằm xuống ở Miền Nam xanh tươi ngọn mạ, ở những vùng trầm se rét Miền Trung, hay ở Miền Ðông xác thân thối rửa Từ Ấp Bắc, Ðồng Xoài, Bình Giả... cho tới Tống Lê Chân, An Lộc, Bình Long, người lính đã căng rộng tấm poncho để che kín bầu trời Miền Nam được yên ấm tự do.  Nối gót tiền nhân, người lính, mỗi người lính đã đem 3.8 lít máu tươi, tưới cho thắm tươi hoa lá ruộng đồng, đã đem mỗi một 206 lóng xương khổ nạn của mình cắm trăm nẻo đường quê hương muôn ngã, để cho chính nghĩa quốc gia tự do được tồn tại.   Ðể cho người dân quốc gia được sống no ấm ở hậu phương.

Những người dân quốc gia, những người dân quốc gia không hề muốn trở thành dân Cộng Sản, những người quốc gia luôn muốn bỏ chạy khi Cộng Sản tới và núp bóng người lính để được sống an nhàn ở chốn hậu phương. Họ hoàn toàn trao trọng trách bảo vệ quốc gia, ngăn thù dẹp loạn như một thứ công việc và trách nhiệm của người làm nghề lính, như thể không liên quan gì tới họ.  Và họ tự trấn an lương tâm rằng người lính sẽ không bao giờ buông súng và sẽ mãi mãi bảo vệ họ tới cùng. Vì thế, họ luôn yên tâm sống ở hậu phương, yên tâm kiếm tiền và tranh đua đời sống xa hoa phè phỡn trên máu xương của người lính.
 
 

 
Và ở hậu phương, người lính đồng nghĩa với nghèo, đời lính tức là đời gian khổ, và tương lai người lính đếm được trên từng ngón taỵ Thế nên, người lính về hậu phương, anh ngỡ ngàng và lạc lỏng.  Bỗng hình như anh cảm thấy mình như người Thượng về Kinh. Như vậy thì người ta tội nghiệp người lính và yêu người lính để thể hiện tình quân nhân cá nước trong sách vở, báo chí và truyền hình.

Người lính bị bắt cóc vào văn chương tiểu thuyết là những người lính giấy, vào văn chương để tự phản bội chính mình, để thoả mãn cho những kẻ trông con bò để vẽ con nai, và ngồi phòng khách để diễn tả chiến trường đỏ lửa. Người lính trên trang giấy ngang tàng và hung bạo, chửi rủa chính phủ, chống chính quyền và ghét cấp chỉ huy, lính la cà trong quán rượu, uống rượu chẳng thấy say, và càng say càng đập phá.  Người lính xuất hiện trên sân khấu thì phong lưu và đỏm dáng hay trắng trẻo no tròn. Anh mặc đồ trận mới toanh còn nguyên nếp gấp, ngọt ngào chót lưỡi đầu môi anh ca bài ca mời gọi ái tình. Và người yêu của anh lính là những cô mắt ướt môi hồng, áo quần xa hoa lộng lẫy, thề non hẹn biển yêu lính trọn kiếp trong ti vi. Như vậy thì quá mỉa mai cho cái gọi là anh trai tiền tuyến, em gái hậu phương. Trong khi đó, ở ngoài đời những người vợ lính là những người chống giữ thầm lặng ở xã hội hậu phương.

Ðó là những người đàn bà bình dị với tấm áo vải nội hoá rẻ tiền, với đôi guốc vông kẻo kẹt, đóng vai vừa là người mẹ vừa là người cha nuôi con nhỏ dại, gói ghém đời sống bằng lương người chồng lính chỉ vừa đủ mua nửa tháng gạo ăn. Ðó là những người đàn bà tất tả ngược xuôi, lăn lộn thăm chồng ở các Trung Tâm Huấn Luyện, hay ở những nơi tiền đồn xa xôi với vài ổ bánh mì làm quà gặp mặt. Ðó là những người âm thầm và lặng lẽ, chịu đựng và hy sinh để chồng luôn an tâm chống giữ ngoài trận tuyến với đối phương.


Hạnh phúc của họ mong manh và nhỏ bé, bất chợt như tình cờ. Có thể ở một thỏi son nhỏ bé mà người lính mang về để tặng vợ, có thể là một chiếc nón bài thơ, hay chút tình cờ ở một buổi tối người lính chợt ghé nhà thăm vợ. Hạnh phúc ở trong chén trà thơm uống vội, hay ở lúc nhìn đứa con bé nhỏ chào đời tháng trước.
 
 

Người vợ lính cũng là những người hằng đêm thức muộn để lắng tai nghe tiếng đại bác thâu đêm, rồi định hướng với lo âu trằn trọc. Ðó là những người đàn bà mà sau mỗi lần đơn vị chồng đụng trận, đi thăm chồng giấu giếm mảnh khăn sô.

Trong nỗi chịu đựng hy sinh, âm thầm và kỳ vĩ, họ vẫn sống và luôn gắng vượt qua để cho người chồng an tâm cầm súng. Ðể anh, người lính, anh mang sự bất công to lớn, sự bạc đãi phủ phàng, anh vẫn đi và vẫn sống, vẫn chiến đấu oai hùng giữa muôn ngàn thù địch.

Ở chiến trường, anh đối diện với kẻ thù hung ác, ở hậu phương anh bị ghét bỏ khinh khi, trên đầu anh có lãnh đạo tồi, sẵn sàng dẫm xác anh để cầu vinh cho họ, đồng minh anh đợi bán anh để cầu lợi an thân.

Những người dân của anh, những người anh hy sinh để bảo vệ từ chối giúp anh truy lùng kẻ địch, và điềm nhiên để anh lọt vào ổ phục kích của địch quân. Những người dân bán rẻ linh hồn cho quỷ, tiếp tay cho địch thác loạn ở hậu phương, đó là những kẻ chủ trương đòi quyền sống, trong đó không bao gồm quyền sống của anh.

Những kẻ để trái tim rung động tiếc thương cho cái chết của kẻ thù nhưng dửng dưng trước sự ngã xuống của anh. A dua, xu thời là bọn báo chí ngoại quốc thiên tả, lệch lạc ngòi bút, ngây thơ nhận định, mù quáng trong định kiến. Tất cả vây quanh anh để tặng cho anh những đòn chí tử.  Người lính bi hùng và bi thảm.  Anh chống địch mười phương, tận lòng trong đơn độc, anh vẫn hy sinh và chống giữ tới hơi thở cuối cùng.

Ngày Hoà Bình, 28 tháng Giêng năm 1973 hiệp định Paris được ký kết. Hoà Bình thật đến trên trang giấy, đến với thế giới tự do. Thế nên, thế giới tự do nâng ly để chúc mừng cho hoà bình của họ và nhận giải Nobel. Nhưng hoà bình đến ở Việt Nam tanh hôi mùi máu, đen ngòm như tấm mộ bia. Và anh, anh là vật thụ nạn trong cái hoà bình bi thảm.

Người lính vẫn tiếp tục ngã xuống, đem xác thân đắp nên thành luỹ để ngăn bước quân thù. Từ Ðông sang Tây, từ Nam chí Bắc, từ ngàn xưa và cho tới ngàn sau, có một quân đội nào mang số phận bi thương và oai hùng như người lính?

Những người lính chịu uống nước rễ cây và đầu không nhấc thẳng, đi luồn dưới Rừng Sát suốt 30 ngày không thấy ánh mặt trời. Những người lính đi hành quân mà không người yểm trợ để hai ngày ăn được bốn muỗng cơm, hay ăn luôn năm trái bắp sống và những lá cải hư mục ruỗng, miệng thèm một cục nước đá lạnh giữa cái nắng cháy da.

Người lính, người ở địa đạo Tống Lê Chân ăn côn trùng để tử thủ giữ ngọn đồi nhỏ bé. Người nằm xuống ở An Lộc, Bình Long. Và thủ đô, vòm trời thân yêu mà anh mơ ước để tang truy điệu cho anh chỉ có ba ngày. Ba ngày cho sinh mạng của năm ngàn người ở lại. Người ta lại tiếp tục vui chơi và quên đi bất hạnh. Bởi bất hạnh nào đó chỉ là bất hạnh của riêng anh.

Người lãnh đạo anh còn mè nheo ăn vạ. Và anh, anh phải đóng trọn vai trò làm vật hy sinh.  Trước nguy nan, lãnh đạo anh tìm đường chạy trốn thì anh vẫn còn cầm súng ở tiền phương.  Anh đã chống giữ, chịu đựng từng đợt xung phong ở Ban Mê Thuột mỗi ngày 24 giờ, không có ai yểm trợ, tiếp tế từ hậu phương. Nhưng ở đó, anh vẫn phải tử thủ cho con đường tẩu thoát của cấp lãnh đạo anh tuyệt đối được bình yên.

Và đồng minh của anh, người đồng minh đã từng sát cánh, cùng chia sẻ nỗi gian nguy ở Hạ Lào, Khe Sanh dưới trời mưa pháo, nay lại nghiễm nhiên nhìn anh đi những bước cuối cuộc đời.  Phải chăng nhân loại đang trút những hơi thở cuối cùng nên lương tâm con người đang yên nghỉ?

Cho nên, cả thế giới lặng câm để nhìn anh chết. Không chỉ cái chết riêng cho mỗi mình anh, vì bởi dưới đuờng đạn xuyên qua, xác thân anh ngã xuống thì đau thương đã vụt đứng lên. Cái bi thương có nhân dáng lớn lên và tồn tại suốt ngang tầm trí nhớ.  Và người lính, anh vẫn kỳ vĩ và chịu đựng như vị thần Atlas mang vác quả địa cầu, người lính đã mang vác và bảo vệ mấy trăm ngàn người dân trên đường triệt thoái.
 
 


Trên những con đường từ Cao Nguyên không thiếu những người lính gồng gánh cho những người cô dân chạy loạn. Tay anh dẫn em thơ, tay dắt mẹ già chạy trong cơn mưa pháo. Và anh đã làm dù, làm khiên đỡ đạn, cho nên thân xác anh đã căng cứng mấy đường cây số, hay xác làm cầu ở tỉnh lộ 7B, anh đã chết ở Cao Nguyên lộng gió và đếm những bước cuối đời ở ngưỡng cửa thủ đô.

Bởi lãnh đạo đầu hàng nên anh nghẹn ngào vất đi súng đạn. Với nham nhở mình trần, anh vẫn chưa tin đời đã đổi thay. Có thật không?  Hai mươi năm chiến tranh kết thúc? Giã từ những hy sinh và gian khổ của hôm quả có thật không? Ngày buông rơi vũ khí, anh mơ được về để an phận kẻ thường dân? Và có thật không? Anh được đi, được sống giữa một quê hương rối loạn tràn ngập bóng quân thù?

Anh đã khóc nhiều lần cho quê hương chinh chiến và đã khóc nhiều lần cho những xác bơ vơ.  Lính khổ lính cười, dân khổ để người lính khóc. Và có ai, từng có ai trong chúng ta đã khóc thương cho đời lính?

Thương cho người lính với trái tim tan vỡ từ lâu. Bởi trái tim anh đã hơn một lần để lại dưới chân Cổ Thành Quảng Trị, ở một mùa Xuân xứ Huế năm nào, ở Ha. Lào, Tống Lê Chân hay ở trong cái nồi treo lủng lẳng trên ba lô khi anh hô xung phong để tiến vào An Lộc? Người lính thật sự trái tim anh tan vỡ từ lâu.

Lịch sử đã sang trang, và loài người đã bắt đầu đi những bước cuối cùng trên trái đất?  Thế nên thời trang nhân loại là thứ phấn hương tàn nhẫn, và môi tô trét thứ son vô tình.  Cả thế giới đồng thanh công nhận và gửi điện văn chúc mừng sựï thống nhất ở Việt Nam.  Và người ta uống chén rượu mừng để truy điệu Việt Nam đi vào cõi chết, chúc mừng Việt Nam có thêm 25 triệu nô lệ mới nhập tên.  Hoà bình đã nở hoa trong cộng đồng thế giới, trong đời người Cộng Sản, nhưng hoà bình không thật đến ở Việt Nam.

Người Cộng Sản chân chính có truyền thống là những người không hề biết hoà bình, không sống được trong hoà bình thật sự. Như con giun, con dế sợ ánh sáng mặt trời. Thế nên họ dẫn dắt toàn dân đi xây dựng văn minh thời thượng.
 
 


Khởi đầu là việc cày nát nghĩa trang Việt Nam Cộng Hoà và hạ tượng Người Lính Việt Nam Cộng Hoà. Người Lính rơi xuống vỡ tan trong lòng đường phố, nhưng từ đó anh mới thực sự đứng lên, đứng thẳng và oai hùng hơn trước trong trái tim của người dân Việt Miền Nam.

Bởi từ khi những người bộ đội Cộng Sản bước chân vào thành phố, thì người dân Quốc Gia mới thật sự hiểu được giá trị của anh. Và những sự lầm lẫn và hối hận hôm nay hình như luôn theo nhau đi vào lịch sử. Vậy thì, khi ta chết trên con đường chạy loạn, khi ta chết ở bãi Tiên Sa, ta vùi thân nơi vùng kinh tế mới hay ta chìm dưới đáy biển Ðông, không phải vì khẩu súng rơi trên tay người lính, mà ta chết bởi viên đạn ích kỷ, viên đạn lãnh đạm và thờ ơ xuất phát từ trái tim bắn ngược lại chính ta. Bởi sự thật về người Cộng Sản đã đi quá tầm tưởng tượng và sự hy sinh của người lính vượt quá nỗi bi thương.

Hai mươi năm chiến tranh, hơn hai trăm ngàn người lính, hơn năm trăm ngàn thương binh đã để lại hai trăm ngàn sinh mạng và năm trăm ngàn những phần cơ thể để lại trên chiến trường khốc liệt. Ðể cho chúng ta có một bầu trời để thở, có một khoảng không gian đi đứng tự do, để cho tuổi thơ của chúng ta không phải đi lượm ve, lượm giấy, không phải đeo khăn quàng đỏ và ngợi ca những điều dối gạt chính mình.
 


Ðể cho bàn tay thiếu nữ không chạm bùn nhơ thủy lợi, tuổi thanh xuân không phải vùi chôn ở những gốc mì. Ðể cho bà mẹ già không phải ngồi mơ ước miếng trầu xanh, và những giọt nước mắt thôi không cần tuôn chẩy.

Nhưng lịch sử đã sang trang, những trang hồng tươi màu máu cho người Cộng Sản và cũng là những trang đẫm máu và nhơ bẩn nhất cho cả lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Anh, người lính trong thời chiến thành người tù của thời bình. Người lính chịu số phận bi thương của chiến tranh và cũng chịu luôn số phận tàn nhẫn trong thời bình. Anh người lưu vong trong lòng dân tộc, và lưu đày ở chính quê hương anh.

Bởi Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu một cuộc chiến tranh mới và đẩy anh xuống đáy trầm luân.  Cũng chính từ chiến trường Tù Ngục này mà Cộng Sản đã chứng minh được Chúng và Anh không là đồng loại. Chúng, là lũ Cộng Sản cuồng tín, và tàn bạo nhất giữa thế giới Cộng Sản và vô nhân. Chúng lập nên một vương quốc mới mang tên là Lừa Dối, và mở ra một kỷ nguyên giết người theo kiểu mới, giết người bằng những mỹ từ đẹp đẻ, bằng lao động vinh quang, bằng thời gian không thể đếm.

Người lính bước vào trận chiến mới, chiến trường có tên là cải tạo, và anh người tù nhân không có án. Ở đây anh không có lãnh đạo, không có đồng đội, không có hậu phương. Kẻ thù vắt cùng, vắt kiệt sức lực anh trong rừng thẳm.  Ðày đọa sỉ nhục anh dưới hố xí tanh hôi, đem thanh xuân và tài hoa của anh vùi chôn ở những vòng khoai vớ vẩn. Ðặt hy vọng của anh máng vào những mốc thời gian.

Người lính đã trở thành vật thụ nạn thời bình.  Anh chết đói bên những vòng xanh nở rộ do chính tay anh cày xới vun trồng.  Anh chết khát khi bên ngoài mưa rơi tầm tã. Giữa những trùng vây sóng dữ, giữa bóng tối cô đơn Anh vượt qua sự chết để đem về nghĩa sống. Anh đi xiếc qua những ranh giới tử sinh để chứng minh được phẩm giá con người. Ðôi mắt anh cao ngạo và chân đạp chữ đầu hàng.

Từ trong tăm tối hận thù, anh thắp sáng lên ý nghĩa đời người. Anh đã chiến đấu, để từ trong cõi chết anh bước ra mà sống. Ðể anh trở về từ địa ngục trần gian. Bao đồng đội bất hạnh đã ngã xuống trong rừng thẳm, cuối cùng anh đã trở về:
 

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cám ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi
.....(Tô Thùy Yên)

Nước mắt anh không rơi trong ngục tù Cộng Sản, nước mắt anh rơi khi anh được trả tự do. Anh bước về, anh đi giữa lòng quê hương. Anh ngỡ ngàng như thức từ cơn mộng. Có thật chăng đất nước Việt Nam, tàn hơn 30 năm chinh chiến và tù đày, để anh có được một đất nước thanh bình điêu tàn hơn thời chiến?

Và tuổi trẻ, những mầm non đất nước hôm nay xa lạ như người không cùng chung dòng giống.  Anh đi trên đường phố xưa, đường đã đổi tên. Anh tìm bạn bè cũ, đứa còn đứa mất. Quê hương này không có chỗ cho anh?

Hai mươi năm chiến chinh, mười mấy năm tù đày trên chính quê hương để rồi anh phải tha hương biệt xứ.  Người lính, mười bốn năm lính, mười bốn năm tù, tài sẵn có, được trí trá vài đô la, và mái đầu sương điểm để anh bước vào đời lần nữa.

Anh không có quyền bắt đầu, chỉ có quyền tiếp tục trôi theo dòng đời nghiệt ngã. Người lính cũ ngồi bán nước đá bào cho học trò giờ tan học ở chính quê hương. Hay anh, người lính lưu vong ngồi bán thuốc lá lẻ hằng đêm trong những tiệm Seven Eleven trên đường phố Mỹ.

Ba mươi năm vết thương cũ hầu như chưa lần khép kín. Ôi, hai mươi sáu chữ cái bắt đầu từ a, b, c, đ dẫu sắp xếp khéo léo tới đâu vẫn không đủ để viết nên những bi hùng anh đã đạt.  Và cần phải thêm vào bao nhiêu chữ nữa mới diễn tả lên sự xót thương anh.

Chúng ta đã quá may mắn, quá vinh dự để trang sử Việt Nam có thêm những anh hùng như người lính Việt Nam Cộng Hoà, những anh hùng vô danh và sống đời thầm lặng, những anh hùng bình thường mà ta chưa có dịp vinh danh.

Nhưng cho tới nay, ta đã làm gì để tri ân người lính Quốc Gia. Chúng ta những người dân Quốc Gia đi chung con thuyền Miền Nam do các anh chèo chống, đưa qua những con sóng dữ Việt Nam.  Những người quốc gia đã sang thuyền trong cơn quốc nạn, và đã để mặc anh chìm trong cơn Hồng Thuỷ của Việt Nam.


Chúng ta, những người quốc gia tầm gửi, đã sống nhờ trên máu xương người lính, và chưa lần đóng góp nào cho chính nghĩa quốc gia. Có phải giờ đây, chúng ta tiếc thương người lính bằng đầu môi chót lưỡi, bằng những video, nức nở kêu gào, hay chúng ta khóc cho người lính bằng những trang thơ vớ vẩn? Và có ai, có ai trong chúng ta cảm thấy thẹn khi ta đã đôi lần hãnh diện vì ta nói tiếng Anh trôi chẩy hơn họ, xe ta đẹp, nhà ta to.

Ngày nay, Người Cộng Sản ở quê hương với đôi tay đẫm máu của thuở nào cũng nói lời phản tỉnh. Vậy còn ta, bao nhiêu người Quốc Gia sẽ thức tỉnh để vẽ chân dung kỳ vĩ và nhiệm màu của Người Lính chúng ta. Có ai trong chúng ta sẵn sàng chi tiêu những bữa tiệc đắt tiền trong những nhà hàng danh tiếng, mua những tấm vé vào cửa của đại nhạc hội lừng tên mà ta tiếc bỏ tiền ra để quyên góp, xây lại tượng Người Lính ở thủ đô đã ngã xuống hôm nào.

Ðể một mai, khi quê hương không còn giống Cộng Sản, ta đem anh về trở lại quê hương. Ðể anh được đứng lên chính nơi anh ngã  xuống như cùng thời với đất nước lúc hồi sinh.

Bao nhiêu chuyên gia nhóm họp nhan đề "xây dựng lại đất nước trong thời hậu Cộng Sản". Vậy có ai đã đặt kế hoạch tri ân cho người lính? Bởi, một ngày nào mà ta chưa biết tri ân người lính và đặt họ ở một địa vị xứng đáng mà đáng lẽ họ phải ở từ lâu, thì làm sao ta có thể xây dựng được một xã hội đáng gọi là nhân bản.
 

Hãy vinh danh Người Lính Việt Nam Cộng Hoà.
Hãy giữ gìn và bảo vệ tinh thần Vị Quốc Vong Thân của họ 
như giữ gìn ngọn lửa thiêng trong lòng dân tộc, 
thì dân tộc ta mới mong có được những
truyền nhân xứng đáng với thế hệ tương lai.

Nguyễn thị Thảo An
 
 

Ca Sĩ Rừng Xanh
và Người Tù Binh
 
Nhất Hướng

Chúng tôi bị đưa đến một cái lán nhỏ trong cánh rừng già vào lúc nửa đêm. Ngọn đèn dầu le lói soi những khuôn mặt lo sợ mệt mỏi nằm ngồi ngổn ngang bên những cái ba lô trên những chiếc chiếu trải vội vã trên mặt đất. Những đôi mắt hướng về chốn xa xăm đầy vẻ lo âu và có lẽ họ có cùng suy nghĩ. “Ngày mai cuộc đời mình sẽ ra sao?”. “Bọn cộng sản sẽ chôn sống mình giống như chúng đã từng làm với dân Huế vào năm Mậu Thân”. “Bọn cộng sản sẽ đày ải mình suốt đời trong rừng sâu nước độc như bọn cọng sản Liên Xô đã từng đày ải hàng chục triệu người ở Tây Bá Lợi Á”. Ngoài kia màn đêm đen như bức tranh sơn mài tiếng kêu của thú rừng hỗn loạn man dại.

Bỗng một tiếng kêu thật to “Trót…Bóp…” trên mái lán làm tất cả mọi người giật mình, xa hơn tí nữa có tiếng kêu “Bóp … thì….Bóp” đáp lại. Vài anh nhốn nháo ngồi dậy hỏi “Con gì kêu vậy ?” ” Nó kêu Bóp thì Bóp”. “Không phải. Nó kêu Trót…Bóp”. Tôi buột miệng nói giọng quả quyết ” Nó kêu Trót..Sót. Nó gọi những người còn sót lại không chạy thoát được”

 Không một ai cười theo lời nói đùa của tôi chỉ có những tiếng thở dài não ruột. Đó là những giây phút u ám sau tháng 4 năm 1975 khi quân đội cộng sản Miền Bắc Việt Nam cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam và lùa hàng trăm ngàn sĩ quan và viên chức Việt Nam Cộng Hòa giam vào rừng trên dãy núi Trường Sơn.
Phải đến một thời gian sau tôi mới biết tiếng kêu đêm đó là tiếng gọi nhau của loài chim Từ Qui đi ăn đêm với sự tích ngộ nghĩnh như sau: Hai chị em đang đùa giỡn, người em trai vô tình bóp trúng vú chị. Người chị e thẹn ngỡ ngàng run lên. Người em trai không hiểu chuyện gì xảy ra cho chị mình lo sợ chạy trốn vào rừng. Người chị hàng đêm tìm em la vang động núi rừng Bóp thì Bóp không can gì cả. Người em trai trả lời đã Trót Bóp nên không dám trở về.












Hôm sau giữa cánh rừng già mênh mông chúng tôi bắt đầu một cuộc đời mới đầy bi thảm. Một vài anh bạn lượm được vài mảnh sắt vụn của những quả bom. Một lò rèn thành hình để có vài dụng cụ chặt cây dựng trại đón thêm những người bất hạnh mới nhập cuộc. Rừng sâu xa xôi nên thiếu thốn đủ thứ. Anh em lạ nước đau ốm liên miên cũng chẳng có thuốc men. Có anh bị ruột thừa được đưa vào mùng tránh ruồi bu rồi mổ bụng đại ra như mổ bụng heo mặc cho anh ta la khóc. Đêm đến bọn cán bộ cộng sản họp từng nhà nói oang oang động viên cần phải khắc phục khó khăn này khắc phục khó khăn khác. Sáng ra tiếng kêu “La Fa La Độ” của một loài chim nào mà chính tôi hiện nay vẫn chưa biết mặt vang động cả núi rừng. Một hôm trong lúc ngồi nghỉ giải lao một anh bạn cho biết trong cuốn sách của bọn cộng sản có viết về con chim này và gọi tên là “Bắt Cô Trói Cột”. Chúng tôi cho rằng cái tên này nghe quá tàn nhẫn và đổi lại tên cho nó là “Khó Khăn Khắc Phục”.

Tháng ngày dài dằng dặc trôi qua, chúng tôi vào rừng đốn mây chặt cây trồng sắn trông khoai v.v… để trả món nợ đã lỡ Sanh Lầm Thế Kỷ. Điều khổ nhất trong những năm tháng tù đày là cái đói: Mỗi buổi tờ mờ sáng khi nhận được một ca quân đội cơm độn sắn ngang miệng ca và chút nước muối tôi thường tính toán chỉ nên ăn một nửa ca và để dành nửa còn lại đến trưa ăn chung với phần ăn trưa để có được một bữa no.

Tôi thường tự vỗ về mình nên bắt chước người Pháp ăn lót lòng buổi sáng thật ít cho nhẹ bụng. Nhưng than ôi khi ăn hết nửa ca cơm độn sắn thì cái đói đã làm tư tưởng tôi thay đổi: Cứ ăn hết rồi trưa sẽ tính sau. Đến trưa khi với phần cơm độn sắn chưa được góc bụng thì tôi hối hận thầm trách mình ham ăn nên chẳng bao giờ có được một bữa no. Đến tối khi phần cơm chiều đã tiêu hết trong bụng từ lâu tôi lại thèm ăn và đành nếm một chút nước mắm để có được mùi vị gì trong miệng. Nhưng mặn miệng thì phải uống nước nhiều đêm lại mất ngủ vì phải đi tiểu nhiều và chập chờn thao thức với ước mơ được ngậm trong miệng cục đường nằm dưới bóng mát một gốc cây. Rồi lại kinh hoàng khi nghe tiếng kẻng báo hiệu một ngày lao động nặng nhọc đón chờ nhưng cũng lại rất mừng vì sắp được ăn sáng.

Những lúc ngồi trước phần cơm đã được vét sạch sành sanh mà bụng còn đói meo và miệng vẫn thèm ăn vô hạn tôi mới hiểu được tại sao đại văn hào Constantin Vigil Gheorghiu khi lê lết qua các trại tù đã viết thỉnh nguyện thư để xin chút mỡ và tiếng “La Fa La Độ” của con chim rừng nhỏ bé lúc đó lại trở thành tiếng nói của lòng tôi với người chung quanh “Cơm còn Cho Cục”.










Lẫn lộn trong những tiếng chim rừng quanh trại giam tôi còn nghe con chim “Tây Về Chưa Hết” hỏi tôi với giọng đùa cay đắng “Cơm Còn Canh Hết”. Tôi trả lời nho nhỏ trong miệng “Cơm Hết Canh Hết Bụng Đói Meo”. Rồi nhìn ra ngoài hàng rào trại giam nghe rừng cây lao xao những tiếng rì rào buồn nhất thế kỷ.

Điều tàn nhẫn nhất của bọn cộng sản là bắt những người bụng đói ấy làm việc quần quật ngày đêm. Trong những mùa thi đua chúng đẩy chúng tôi ra đồng lúc trăng chưa tàn và trở về lúc trăng đã mọc. Lâu lâu chúng lại lôi một anh em trong chúng tôi ra đánh bề hội đồng để dằn mặt những anh thiếu năng nổ và để tăng năng xuất hoặc chúng đem vào rừng bắn chết vài anh để tạo căng thẳng lo sợ cho đám tù (Trại Kỳ Sơn đã bắn chết các anh Thiếu Úy Hà Thúc Long, Trung Tá Võ Vàng, Trung Tá …Hoàng ).

Đêm đến là những cuộc họp từng nhà với những lời phê bình đấu tố gắt gao để tìm những sơ hở của anh em trong lời nói trong việc làm để hành hạ trả thù. Ai đã từng đi qua các trại tù cộng sản chắc chắn sẽ được thấy từng đoàn người da bọc xương đi ra đồng làm việc. Sáu cân gạo cộng thêm chín cân màu và nước muối cùng rau là tiêu chuẩn ăn hàng tháng đã làm cho anh em không có thăm nuôi kiệt sức chết chôn đầy trong những hốc núi.












Nhưng không ai biết rằng trong các lùm cây bên đường có tiếng của các ca sĩ rừng xanh hỏi “Đi Mô Mà Tội Chơ Tề” “Đi Mô Mà Tội Chơ Tề” khi thấy chúng tôi gánh những người chết vì đói vì làm đến kiệt sức đi chôn như đang ngạc nhiên về hành động đối xử với nhau của thế giới loài người và như cảm thông với những người tù binh đang bị đày đọa trong rừng sâu thăm thẳm.

Âm nhạc không phải là môn tôi ưa thích. Những lúc nhìn ca sĩ Thái Thanh uốn éo đứng hát tôi thấy mệt trong người, ca sĩ Giao Linh rầu máu rên rỉ tôi đứng dậy đi lơ. Nhất là lúc mấy cậu lính của tôi chụm vào nhau nghe ca sĩ Elvis Phương gào lên thảm thiết “Anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie ” hoặc “Anh không chết đâu anh”.

Tôi thường chửi đổng “Đ.M. thằng đó đang trù yểu bọn mày nghe nó hát làm gì”. Mà quả đúng như vậy, lúc các anh đang sống đang ngon lành thì chúng than khóc về những cái chết, lúc các anh từ chết đến ngất ngư thì chúng chạy đi đâu biệt tăm chỉ còn lại tiếng chim rừng đầy thông cảm.

Người ta nói sáo là nữ hoàng trong nhạc cụ bằng gỗ vì nó phát ra âm thanh thánh thót xoáy vào tai đi thẳng vào tâm hồn. Kèn Trumpet là vua trong nhạc cụ bằng đồng vì nó kéo được cảm xúc con người dài theo tiếng nhạc. Nhưng dù cho nữ hoàng và vua có hợp lực nhau lại cũng không bằng một phần của tiếng chim kêu.

Tất cả phát minh nói cho cùng là chỉ là những thứ được bắt chước từ thế giới tự nhiên mà con người dẫu thông minh tới đâu cũng không thể phát minh được những gì ngang hàng với phát minh của tạo hóa. Đó là món quà quí báu mà tạo hóa ban cho con người nếu biết thưởng thức. Đó là những nhạc công thực thà nói lên tiếng lòng bằng những nhạc cụ sống.

Rừng Hiệp Đức, nơi tôi bị giam cầm, không xa Tây Nguyên lắm. Cây trăm năm cao âm u che kín những cuộc đời buồn. Thỉnh thoảng có những khoảng đất trống giữa rừng thì hoa đủ màu nở bạt ngàn lan cả mọi lối đi, chim rừng tranh nhau ríu rít kiếm ăn trong không gian chật hẹp.













Tôi không biết hoa rừng có bao nhiêu thứ, cánh hoa nào đẹp nhất rừng Tây Nguyên. Tôi cũng không biết chim rừng bao nhiêu loại. Trời hé sáng chim rừng ca rộn ràng náo loạn, tìm được miếng ăn chim rừng mừng rỡ hát vang. Lời của chim trong sáng thật thà mang vẻ hoang sơ như thuở thượng đế lập địa khai thiên tạo ra muôn vật.

Đôi lúc rảo bước đi qua khu rừng vắng, im nghe nhạc rừng tâm hồn vui phơi phới, tôi cười một mình rồi cất tiếng hát vang cây rừng họa tiếng theo lời ca miên man. Nhạc rừng ồn ào không nhịp không điệu, lúc mới nghe tưởng rằng man rợ chẳng có lớp lang nhưng nghe lâu mới bất chợt tìm ra nét chấm phá tuyệt vời của âm thanh ngoài tầng nhận thức.

Nhạc rừng cũng như vũ điệu hùm bà lằng của giới trẻ trong các câu lạc bộ huyên náo qua tiếng nhạc Hip Hop lung tung mới nhìn thấy các vũ công huơ tay múa chân thật là man dại chẳng ra đầu đuôi, nhưng nhìn lâu mới lòi ra những vũ công đặc sắc.











Bên này con chim nho nhỏ hỏi “Sao Không Thấy Về Chi Hết?”, bên kia con Đa Đa nhắc lại kỷ niệm xưa “Giắt Bà Xã Đi Chơi Tà Tà”. Kìa con chim Khứu nhảy quanh và đang hót trả lời từng tiếng huýt sáo của tôi. Có những chị em chỉ nói được hai tiếng Ô Kê mà đã lấy chồng ngoại quốc và sống với nhau đến răng long đầu bạc. Tôi huýt sáo, chim hót trả lời qua lại hằng giờ lẽ nào chẳng hiểu được nhau.

Năm ấy bọn cộng sản xây dựng đập Phú Ninh, cái đập mà các chuyên viên VNCH chẳng dám rớ tới vì sợ có ngày nước tràn vỡ đập thổi bay thành phố Tam Kỳ bên dưới. Chúng dùng sức tù của Trại 2 Kỳ Sơn để phát lòng hồ. Chúng tôi ngày ngày đi đốn cây vào mùa trứng chim nở. Phần đông anh em đều có được một tổ chim con để trên đầu nằm nuôi cho qua ngày đen tháng bạc. Chiều chiều đi làm về đút mồi cho chim ăn cũng là mt thú vị của những người tù, chim há miệng thật to ríu rít đập cánh đòi ăn, đút bao nhiêu ăn bấy nhiêu, ăn đầu miệng phọt ra đầu đít rồi vẫn đập cánh đòi ăn.

Tôi chứng kiến tận mặt các ca sĩ rừng xanh từ lúc mới nở từ trong trứng ra đỏ ỏng cho đến ngày lông cánh xù ra đầy đủ. Mỗi ngày đi làm về anh em đều có một xâu châu chấu làm quà. Chim bay ra tận cổng đậu trên đầu trên vai đám tù binh để ríu rít chào đón giành ăn. Người và vật, một kẻ muốn tư do mà chẳng được, một kẻ có sẵn tự do mà chẳng muốn đi, ồn ào quấn quýt bên nhau trên một đỉnh đồi.









Ngày Chúa nhật các anh có nuôi chim tụ họp với nhau vào một góc trại, anh nào cũng đem chim mình… nuôi ra khoe. Con Bìm Bịp to bự chát nhưng lờ đờ hiền khô. Con Chèo Bẻo nhỏ xíu dữ dằn lì lợm. Có con chim màu xanh không biết tên gì chạy tới chạy lui làm con chim nào cũng sợ nhảy tạt ra xa. Một đám người một bầy chim nói cười kêu hót với nhau trong hàng rào trại giam. Mặt trời trôi nhẹ trên cao, thời gian đi chìm trong tê tái.

Tôi có anh bạn là Trung Úy Hạ Quốc Huy, trước khi trốn thoát trại giam đã năn nỉ nhờ tôi nuôi giùm con chim bìm bịp. Khi đói đòi ăn nó nhảy đến bên chỗ nằm ngoạm lấy tóc giựt vài cái kêu tôi dậy. Nó nuốt một cái là xong một con cắc kè, nuốt hai cái là vào trong bụng một con rắn không ai đủ khả năng cung cấp thực phẩm.

Thế nhưng khi bọn cộng sản họp chúng tôi lại để lên lớp, chúng phá nát cả đất nước nhưng miệng luôn ca ngợi một cách trơ trẽn những thành quả cách mạng láo khoét thì con bìm bịp đứng bên thành cửa sổ ngưng rỉa cánh chõ miệng vào lớp học nói “Bịp! Bịp! Bịp!” làm tôi cười khoái trá.

Thế rồi một hôm có tiếng chim gọi đàn rộn ràng trong sớm. Bầy chim được nuôi trong trại tù lần lượt bay theo đàn người như những người tình người vợ bỏ người tù ra đi. Người xưa dạy rằng nước mất thì nhà tan nên lâu lâu có anh được thăm nuôi xách gói quà vào mời anh em ăn một miếng rồi nói nho nhỏ “vợ tao bỏ tao rồi!” cũng như “Con chim tao nuôi bay mất rồi!”.

Thế nhưng cũng có nhiều người vợ chung thủy nuôi con chờ đợi chồng như con chim Bìm Bịp to lớn dềnh dàng đi tới đi lui mãi trong trại giam không hiểu vì tính chung thủy không muốn rời xa các tù binh hay tính làm biếng đi kiếm ăn.

Năm ấy chúng tôi lại bị chuyển lên giam ở trại tù An Điềm. Tôi bị giam vào đội quản chế chung cùng các anh Bùi Đình Khai, Hồ văn Ánh, Lê Xuân Nhuận. Những con người một thời hét ra lửa nhưng nay lại trở nên thật khù khờ. Sau này tôi mới biết ai cũng phải đóng vai khù khờ để đi qua ải vì tên trưởng trại hằng đêm xuống phòng sử dụng độc chiêu của chúng là Phê Bình và Tự Phê Bình cố tìm cho ra sơ hở của người tù để cho vào phòng kỷ luật.

Phòng kỷ luật được xây từng ngăn như những cái nhà cầu, người bị giam nằm dài trên mặt nền thòng hai chân cùm vào một thanh sắt để ngang trên mặt đất. Trung úy Đặng Như An chỉ vì lấy nước uống đụng rớt thùng thơ chúng gán tội phá hoại bị cùm một năm. Lúc ra khỏi phòng kỷ luật người nhỏ lại như một bộ xương người biết đi.

Anh Trương Thanh Tân vì nói chuyện đường từ trại qua Lào bao xa, chúng gán tội lập kế hoạch trốn trại bị cùm không có ngày ra, anh phải cắn lưỡi tự tử. Đại Úy Nguyễn Văn Phượng viết vào bản kiểm điểm lao động không vinh quang, chỉ có hưởng thành quả lao động mới là vinh quang bị chúng cùm tới ngày chết v.v… Phần đông người tù bị vào phòng kỷ luật do những tội không đâu vào đâu, bị bọn cộng sản gán tội lập công hay bị chúng tạo ra tội để làm điển hình răn đe những tù nhân khác. Mười anh vào phòng kỷ luật ra được vài anh, số còn lại ra nghĩa địa.

Vào một buổi chiều, anh Võ Văn Lang, ủy viên trung ương Quốc Dân Đảng, chửi thằng đội trưởng Nguyễn Đức Lộc, tục gọi là Lộc Hô một tên anten ngầm rất nguy hiểm. Y chạy lên báo cáo cùng bọn cán bộ là Võ Văn Lang đã chửi nó và ngăn cản anh em lao động. Y ghép tôi đứng cạnh đó có nghe. Tôi nói không có nghe nên bị hai tên công an đứa đứng trước đứa đứng sau đánh suốt một ngày. Chịu không nổi trận đòn thù tôi phải nhận có nghe, để can tội bao che cho đồng phạm và bị đẩy vào phòng kỷ luật.

Vào một đêm trong phòng kỷ luật tôi mê man và thiếp vì trận đòn hằn và cơn đói hành hạ. Tôi nghe tiếng ai hỏi bên tai “Con có no không?” “Con có no không?” Tôi ngồi dậy chẳng thấy ai ngoài tiếng muỗi bay vo vo chung quanh.

Câu nói như có luồng sinh khí bơm vào người làm tôi khỏe hẳn ra và được ra khỏi phòng kỷ luật vài hôm sau. Kỳ lạ thay, tôi nhớ như in mãi trong trí tôi âm thanh ngọt ngào dịu dàng đầy tình thương kia và tôi biết chắc rằng âm thanh đó không phải là tiếng nói của con người, tiếng nói của con người dù dịu ngọt đến đâu cũng ẩn chứa trong đó những âm thanh man trá tàn ác.

Nếu quả thật có câu chuyện Thiên Chúa sanh ra muôn loài và ông Adam vì lời nghe con rắn mà ăn trái cấm để bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng thì chúng ta cần phải cẩn thận khi nghe lời nói của con người, những hậu duệ của ông Adam, vì trong đó có một phần của ác quỉ. Không phải trong ngẫu nhiên mà loài người hiện nay gọi người cộng sản là con ma cộng sản. Cách tốt nhất là đừng nên nghe những gì người cộng sản nói, cái giá tin vào lời nói của bọn cộng sản đôi lúc phải trả bằng cả sanh mạng mình.

Hơn 12 năm bị giam trong rừng sâu của dãy núi Trường Sơn, tôi biết được một điều cần nói lại cùng với các em nhỏ: Con người là một sinh vật tàn ác nhất trên thế gian, sự tàn ác càng tăng khi đằng sau con người có những tổ chức và thế lực hậu thuẫn và tôi cũng biết thêm trong những cánh rừng kia có những loài chim đã rơi lệ khi nhìn chúng tôi bị đày đọa. Tôi biết tôi viết ra điều sau này sẽ có vài em nhỏ cho rằng tôi quá tưởng tượng nhưng làm sao em biết bia đá không đau, chim rừng không khóc?

Thế rồi cuộc hành quân Nhân Đạo (Human Operation) đã đưa tôi ra khỏi vùng đất dữ Việt Nam và cho tôi đậu và miền đất lành Hoa Kỳ đã được 21 năm qua. Ngày tháng khó khăn ở vùng đất mới rồi cũng qua đi, các bạn tôi nhờ có sự trợ giúp của con cái, đứa lớn dìu đứa nhỏ, cùng nhau hội nhập và thành công trên miền đất lạ.


Quê hương Việt Nam đầy khốn nạn của tôi nằm bên kia trái đất xa vời vợi và mờ dần trong trí óc ngày mỗi già của tôi. Một buổi sáng ngồi đọc báo trên mạng điện toán theo dõi cuộc xử án và cách kết tội hèn hạ của bọn cộng sản đối với bốn thanh niên yêu nước đáng thương: luật sư Lê Công Định, thạc sĩ nguyễn Tiến Trung, anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Lê Thăng Long, những người này sẽ bị bọn cộng sản dẫn qua con đường mà tôi đã bị dẫn qua vào 35 năm trước.

Tôi bỗng nhớ lại những năm tháng tù đày và viết lại trên bài viết này. Tôi nghĩ người cộng sản cần phải chấm dứt gây thêm những tội ác với dân tộc Việt Nam. Yêu nước mà không yêu đảng cộng sản, không muốn thực hiện chủ nghĩa cộng sản là quyền của mọi người. Đừng nên dùng bạo lực bắt dân Việt tôn thờ một thứ mà cả thế giới đều đã cho vào thùng rác: Chủ nghĩa cộng sản.

Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh

                

Posted on 30 Jul 2010
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • Tù nhân dưới chế độ Việt Cộng bị hành hạ kinh khiếp
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)