Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Cụ Nguyễn Kim Như: Chúng ta phải suy nghĩ và tích cực hơn! (2007)
Kính gởi quý vị và các bạn AUDIO phát biểu của Cụ Nguyễn Kim Như (bào đệ Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền) nói đến "bổn phận làm nhiệm vụ tranh đấu hỗ trợ đồng bào ....phải thương đồng bào trong nước nhiều hơn hết, vì sống trong hoàn cảnh cay nghiệt với bọn cầm quyền độc ác tham tàn, không nói lên tiếng nói của mình, không đấu tranh được theo ý mình muốn"...

 
                    (Quý vị bấm nghe âm thanh)
http://www.freevn.org/audio/20070523nguyenkimnhu.rm
                                 

                           

Hải ngoại ngày 23.5.2007

Chúng ta phải suy nghĩ và tích cực hơn.  

 
Kính thưa quý đồng bào trong nước, quý vị trong Khối 8406 và các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, nhất là quý vị trong Nhóm Tinh Thần Linh mục Nguyễn Kim Điền

Kính thưa các Linh mục và giáo dân trong Nhóm,
Con là Nguyễn Kim Như bào đệ của Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền cư ngụ tại Hoa Kỳ, nghĩ đến thời sự nóng bỏng trong nước. Hôm nay, bạo quyền Cộng sản quyết liệt đàn áp các nhà tranh đấu cho nhân quyền dân chủ tự do, như Cha Lý và các vị Luật sư Bác sĩ đang tranh đấu cho Việt Nam thoát khỏi sự độc tài lạc hậu, cho dân tộc và đất nước.

Thay vì chúng đừng bắt bớ đàn áp những người ấy, và phải cám ơn họ đã nhắc nhở cho bọn nó chớ đi quá trớn sự tàn ác và cai trị độc tài, để sau này lịch sử khỏi lên án họ !

Về phần người Việt ở hải ngoại, theo tôi suy nghĩ, mỗi người như chúng tôi có bổn phận nghĩ đến đất nước và đồng bào trong nước. Chúng ta phải thương đồng bào trong nước nhiều hơn hết, vì sống trong hoàn cảnh cay nghiệt với bọn cầm quyền độc ác tham tàn, không nói lên tiếng nói của mình, không đấu tranh được theo ý mình muốn.

Trái lại,  ở hải ngoại chúng ta được tự do có quyền đấu tranh và đòi hỏi các nước tự do ảnh hưởng nhà cầm quyền Việt Nam, kêu gọi các nước ấy buộc Việt Nam phải có tự do và thả những người tranh đấu cho nhân quyền trong nước, như Cha Lý và các nhà tranh đấu khác.

Các nước yêu chuộng tự do đang đòi CS Việt Nam thả cha Lý và các nhà đối kháng. Chúng ta đang làm việc ấy, vậy chúng ta hãy đòi hỏi liên tục, chủ động việc này, đừng thụ động như trước, hễ có biến động mới lên tiếng mà tranh đấu. Như vậy mới mong giật sập chế độ cộng sản sớm hơn.

Chúng ta ở hải ngoại có khả năng tranh đấu, để sớm chấm dứt chế độ cộng sản. Chờ trong nước nổi dậy đấu tranh trong tinh thần tích cực hơn. Tôi nghĩ chừng 2% 15% số dân trong nước đồng loạt đứng lên tranh đấu, thì chế độ phải bị sập ngay. Chúng ta phải suy nghĩ và tích cực hơn.

Về phần tôi người Công giáo ở hải ngoại, về việc Cha Lý, có người nói cha Lý tranh đấu sai chức năng trong cương vị Linh mục, vì tôn giáo chủ trương không làm chánh trị. Vâng, tôn giáo không chủ trương làm chánh trị, hay tham gia chánh trị, tôi đồng ý điều đó. Linh mục không tham gia chính trị hay làm chính trị là khi nào vị Linh mục đó đấu tranh dấn thân làm chánh trị như Tổng thống Thủ tướng hay các chức vị chính trị trong nước như dân biểu nghị sĩ, có
chức phận trong các cơ quan chính quyền sở tại.

Đàng này, Lm Lý tham gia và giúp cho đồng bào tranh đấu cho dân chủ nhân quyền bị nhà cầm quyền độc tài đàn áp, vì sự mất hết công bình. Ấy mà ngài phải dấn thân với đồng bào và dân tộc, rõ là thiên sứ của giáo hội Công Giáo. Linh mục phải làm việc bác ái đó. Như Chúa Giêsu xưa xuống thế làm người, đem công bằng xã hội, có được phép rửa.

Nhân loại từ hồi ấy bị bọn cường hào Pha-ri-siêu Do Thái đàn áp dân lành. Cho nên Chúa Giê Su phải xuống thế cứu độ, như Cha Lý ngày nay, người dân bị bọn Pha-ri-siêu cộng sản đang hoành hành dân tộc Việt Nam.

Kính thưa các vị Linh mục và Hội Đồng Giám Mục trong nước và các Ky Tô Hữu, tôi là một Ky Tô Hữu ở hải ngoại. Cái suy nghĩ của tôi về vụ án Cha Nguyễn văn Lý là, có người ở hải ngoại họ đòi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có trách nhiệm phải lên tiếng, và đòi hỏi nhà cầm quyền làm sáng tỏ vấn đề Cha Lý.

Có người lại đòi hỏi các giáo dân làm áp lực phải thả Cha Lý, và tranh đấu sự bất công đó như hồi thời chế độ Cộng Hoà trước kia  --- hễ mỗi khi Công giáo và Phật giáo có sự va chạm, thì ôi thôi rần rộ đi xuống đường cầm dao mác, triệt để thị oai. Nhưng bây giờ thì sao, im ru không hó hé điều gì hết ! Ta thấy đó là thời chế độ Cộng Hòa có dân chủ nhân quyền và tự do !

Bây giờ thì êm phăng phắc, vì chế độ này rất tàn độc, hó hé là dẫn đi mất luôn. Chúng ta không trách người giáo dân trong lúc này được, nếu chúng ta đang ở trong nước như đồng bào hiện nay, thì chúng ta mới biết chúng ta can đảm hay là hèn nhát. Chúng ta nên thán phục những vị như Cha Lý và các nhà đối kháng trong nước hiện nay. Chúng ta nên kể những vị ấy là những vị anh hùng.

Thưa các vị trong Hội Đồng Giám Mục, các Linh mục và Giáo dân trong nước là Ky Tô hữu trong Hội Thánh Công giáo "có được phép rửa tội và sáp nhập họ vào nhiệm thể Chúa Ky Tô. Phép Thêm Sức làm cho họ mạnh mẽ. Nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, họ được thánh hiến vào chức vụ Tư Tế dân giả và dân tộc, thánh hiến trong mọi việc. Họ dâng những lễ vật thiêng liêng, làm chứng cho Chúa khi ở mọi nơi trên hoàn cầu".

Đây là trích trong một đoạn, quyển sách Công Đồng Chung Vaticano II, ở Chương Một, "Ơn Gọi làm Tông đồ giáo dân", ở trang 531, trong cuốn Thánh  Công Đồng Vaticano II toàn bộ có khoảng 962 trang.

Như vậy, chúng ta là Ky Tô hữu Công giáo có quyền tham gia và đòi hỏi quyền lợi của các giáo hội. Và người Công giáo trên hoàn vũ bất kỳ ở đâu và nơi nào, ta có quyền lên tiếng và bênh vực người anh em Ky Tô như chúng ta. Chúng ta không phải chờ những vị có trách nhiệm trong Giáo hội. Ở hải ngoại như chúng ta, phải mạnh dạn kêu ca và đòi hỏi bạo quyền phải trả tự do cho những nhà tranh đấu trong nước. Chúng ta phải đoàn kết và có tiếng nói chung.

Kính thưa các vị Linh mục trong Khối 8406, các Ngài ở nhóm Tinh Thần Linh Mục Nguyễn Kim Điền, chúng con ở hải ngoại này có bổn phận làm nhiệm vụ tranh đấu, hỗ trợ trong nước. Thân kính chào các Cha và những nhà đối kháng âm thầm trong nước.

Cụ Micae Nguyễn Kim Như
Thành viên Khối 8406 hải ngoại
Hội Trưởng Hội Cao Niên Houston, Texas
Trưởng Ban Điều Hành Trung Tâm Lạc Hồng

 

 


(bài post thêm)

 

Sự cần thiết khách quan

Nguyễn Ðạt Thịnh

 

Hôm thứ Sáu 26 tháng Hai, trong lúc đi thăm Ấn Ðộ và bị hãng thống tấn Express India hỏi về chế độ độc đảng Việt Cộng đang áp dụng tại Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch quốc hội Việt Cộng, nói là Việt Cộng “chưa thấy có sự cần thiết khách quan để phải có chế độ đa đảng.”


Câu này có nghĩa là gì?

Và sự cần thiết khách quan là gì?

 

Câu nói của Trọng có nghĩa là nếu người Việt Nam không tạo được nhu cầu bắt buộc Việt Cộng thay đổi chính sách, mở rộng bộ máy cầm quyền của chúng cho những người không cộng sản tham dự, thì Việt Cộng cứ mãi mãi ngồi đấy cai trị Việt Nam.

 

Và 4 chữ “cần thiết khách quan” có nghĩa là những nhu cầu hiện thực, không liên quan đến xúc động, căn cứ trên những sự kiện có thể thấy được; nói cách khác Trọng bảo anh phóng viên Ấn, và bảo dư luận thế giới là người Việt Nam chưa tạo được áp lực nào cụ thể, chưa đẩy được Việt Cộng vào cái thế thiệt thòi hầu bắt chúng chấp nhận chế độ đa đảng để không bị đào thải.

 

Chúng ta cần phân tách thực tế hiện tại để hiểu cái thế ù lì tự mãn của Việt Cộng, do chính miệng một trong những tên đầu xỏ Việt Cộng nói lên, để từ đó tự tìm hiểu những điều chúng ta chưa làm, hoặc chưa làm đúng mức, hầu thay đổi chiến thuật chống Việt Cộng hữu hiệu hơn, bắt chúng phải chấp nhận chế độ đa đảng.

 

Chúng ta đã làm gì?

 

Trong quốc nội, hàng chục chiến sĩ tự do đã can đảm đứng lên, bất chấp đàn áp và lao tù Việt Cộng; chúng rất sợ ảnh hưởng của những vị anh hùng này, nhưng chúng tin tưởng là biện pháp đàn áp bắt giam những người cầm đầu phong trào là đã đủ để giữ cho khối đông đảo quần chúng không dám đứng lên chống đối chúng.

 


Chúng kiêng dè không dám bắt giam giữ nhiều tu sĩ công giáo vì nể sợ cái thế đoàn kết giữa giáo dân và tu sĩ. Ðiều này cho chúng ta thấy Việt Cộng nể sợ những vị lãnh tụ có thực lực hơn là những vị chỉ có kiến thức.

 

Khác biệt giữa những vị lãnh tụ Việt Nam có thực lực lớn lao và những vị có kiến thức bao quát là thời gian cần thiết để xây dựng hậu thuẫn bền chắc trong quần chúng. Xin đơn cử một thí dụ: Việt Cộng dám đàn áp luật sư Lê Công Ðịnh mà không dám bắt giam tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt, cũng chỉ vì chúng sợ thế lực nhân dân sau lưng TGM Kiệt. Sau lưng ông Ðịnh, cô Công Nhân, chỉ có gia đình họ.

 

Dĩ nhiên sau lưng những chiến sĩ dân chủ luôn luôn có chúng ta, người Việt Nam quốc nội và hải ngoại; chúng ta hết lòng ủng hộ việc làm của quý vị chiến sĩ dân chủ, nhưng sự hết lòng đó chưa thể so sánh với những cuộc cầu nguyện tập thể, những cuộc biểu tình bảo vệ thánh giá.

 

Giáo dân sẵn sàng đương đầu với công an Việt Cộng, đầu bò Việt Cộng; quyết tâm của họ đối phó với mọi đàn áp của Việt Cộng là một cần thiết khách quan mà ông Trọng đề cập đến. Ngày nào tinh thần Ðồng Chiêm, Tam Tòa, Thái Hà lan rộng khắp nước thì ngày đó Việt Cộng sẽ mở rộng cơ chế cai trị, chấp nhận sự tham chính của những người Việt Nam không cộng sản.

 

Ða đảng là yếu tố khắc kỵ Việt Cộng, ngày nào có đa đảng là ngày đó nguy cơ Việt Cộng bị triệt tiêu bắt đầu.

 

Thiên Chúa Giáo cần đến 2 thế kỷ và rất nhiều cán bộ tôn giáo chấp nhận hy sinh, thủa ban đầu hy sinh cả đến tính mạng, sau đó là hy sinh chấp nhận ép mình theo luật Chúa, đem cuộc sống thanh bần của chính mình làm gương mẫu và tạo tin tưởng trong lòng người tín hữu. Phong trào đòi tự do, dân chủ cho nguòi Việt Nam không thể chờ 2 thế kỷ, chúng ta phải đốt giai đoạn, phải tìm một giá trị khác thay cho yếu tố thời gian.

 

Giá trị đó là tạo sự hiểu biết chính xác về tình hình chính trị để đánh động khối đồng bào quốc nội. Lợi khí giúp chúng ta là internet: nhiều mạng tin tức, bình luận đã ra đời trong quốc nội và hoạt động rất mạnh. Nhưng Việt Cộng cũng rất mạnh tay đối phó với những blogs quốc nội, chúng cầm tù bloggers, quấy phá hệ thống phát sóng của blogs.

 

Một điều đáng lo nữa là những hãng truyền thông điện tử như Google, Yahoo, đang gặp khó khăn tại hải ngoại; Google phải hạ tối hậu thư cho Trung Cộng đòi hoặc chính phủ nước này ngừng quấy phá, hoặc Google sẽ rút lui ra khỏi Trung Hoa nếu họ không có tự do để làm việc được tại đó.

 

Mặt khác chính phủ Ý bắt giam 3 viên chức của Google, buộc họ chịu trách nhiệm về nội dung những bài viết do những người khác sử dụng hệ thống Google để phổ biến. Chính phủ Ý coi Google như một tờ báo, do đó bắt họ chịu trách nhiệm về những bài đăng trên báo. Google phản bác, nói là phải ví họ như người phát thư, chỉ có trách nhiệm chuyển mọi lá thư đến đúng địa chỉ của người nhận; nội dung lá thư là trách nhiệm của người viết thư, không phải trách nhiệm của người đưa thư. Tuy khó khăn của Google có thể trở thành khó khăn của chúng ta, những người Việt Nam đang tranh đấu cho tự do, nhưng việc đó chưa xẩy ra  ngay trong năm nay hay một vài năm tới.

 

Tại hải ngoại, nhiều mạng lưới Việt Nam đã ý thức việc loan tin trung thực là một trong những vũ khí ít ỏi chúng ta có trong tay để yểm trợ cuộc đấu tranh dân chủ, nhân quyền trong nước.

 

Do đó họ tích cực hoạt động, và giờ này mạng lưới truyền thông kiến hiệu đến mức, trong mỗi cuộc xuống đường, mỗi hoạt động dân chủ đều có những thông tín viên thiện nguyện, có mặt tại chỗ, lấy tin, chụp hình, đôi khi còn quay phim gửi ra cho những đài hải ngoại. Việt Cộng có chống cự, nhưng hiệu quả không được bao nhiêu, quần chúng quốc nội vẫn nhận đủ tin tức trung thực; thành quả vận động của phương thức truyền thông điện tử đang ngày một loang rộng hơn.

 

Một biện pháp chống đỡ khác của Việt Cộng là đánh vào thành trì chống cộng hải ngoại; khai thác sức mạnh của truyền thông điện tử, chúng cho bọn tay sai post mọi thứ bẩn thỉu lên mạng để phá hoại uy tín của những chiến sĩ chống cộng

 

Ngoài vũ khí truyền thông, người Việt hải ngoại còn yểm trợ cuộc đấu tranh dân chủ, nhân quyền trong nước bằng những cuộc vận động chính trị với các chính trị gia của những nước chúng ta đang cư ngụ.

 

Nhưng chúng ta làm chưa đủ và chưa đúng cách; trong một bài báo viết vài tháng trước, tôi trình bày với độc giả là việc mượn tay người khác giúp đỡ chúng ta là việc rất tốt, nhưng không tốt bằng chính chúng ta bước vào chính trường Hoa Kỳ, trở thành nghị sĩ, dân biểu Hoa Kỳ để có diễn đàn lớn đấu tranh cho tự do, nhân quyền trên quê hương chúng ta.

 

Tôi có nêu lên trường hợp điển hình của khối người Mỹ gốc Cuba, một sắc dân đang sinh sống trên lãnh thổ Hoa Kỳ có rất nhiều nét tương đồng với khối người Việt hải ngoại đang sống tại Mỹ.

 

Cuộc kiểm kê dân số năm 2000 ghi nhận có 1,241,685 người Cuba sống trên đất Mỹ, đến năm 2007, con số này tăng lên 1,611,478 người Mỹ gốc Cuba. Gần 1 triệu người (983,147) sinh đẻ tại Cuba, 628,331 sinh đẻ tại Hoa Kỳ. Trong tổng số 1.6 triệu người có 415,212 người không mang quốc tịch Mỹ. Trong số 1.2 triệu có quốc tịch, có bao nhiêu người có quyền bầu cử?

 

Tôi không tìm được tài liệu này, nhưng số cử tri người Mỹ gốc Cuba tròm trèm nửa triệu đã bầu vào hạ viện liên bang 4 dân biểu, Lincoln Diaz-BAlart, Mario Diaz-Balart, Ileana Ros-Lehtinen, Albio Sires, và 2 nghị sĩ: Mel Martinez, đại diện Florida, Bob Menendez, đại diện New Jersey. Về phía hành pháp ông cựu tổng trưởng thương mại liên bang Carlos M. Gutierrez, cũng là người Mỹ gốc Cuba.

 

Dưới thời tổng thống Bush, ông Eduardo Aguirre giữ chức vụ phó chủ tịch Ngân Hàng Xuất Nhập Cảng của Hoa Kỳ cũng là người Mỹ gốc Cuba, sau này ông trở thành giám đốc sở Di Trú; năm 2006 ông làm đại sứ Hoa Kỳ tại Spain. Ông John H. Sununu, tham mưu trưởng Bạch Cung cũng là người Mỹ gốc Cuba. Năm 2006 dân biểu tiểu bang Marco Rubio, một người Mỹ gốc Cuba, giữ vai trò chủ tịch hạ viện Florida.

 

Trong ngành tư pháp ông Danny Boggs hiện là thẩm phán tối cao của tòa phá án Hạt Sáu, và ông Raoul G. Cantero, III làm chánh án tối cao pháp viện của Florida đến năm 2008.

Nếu chúng ta có một thế lực chính trị mạnh như vậy thì cuộc vận động chính trị của chúng ta chắc chắn sẽ uy tín hơn, rộng rãi và kiến hiệu hơn là tình trạng hiện nay: chúng ta hớn hở quảng bá với nhau trên mạng việc Dân Biểu Loretta Sanchez, Dân Biểu Zoe Lofgren, và nghị sĩ Barbara Boxer gửi thư cho Chủ Tịch Việt Cộng, Nguyễn Minh Triết, để lên tiếng bênh vực cô Phạm Thanh Nghiên và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy.

 

Chúng ta reo mừng vì nghị sĩ Jim Webb, Chủ Tịch Tiểu Ban Á Châu Thái Bình Dương – lên tiếng về vụ xử 4 chiến sĩ Ðịnh, Trung, Thức, và Long. Ông Webb nói các phiên tòa trong thời gian qua cho thấy Hoa Kỳ cần tiếp xúc trên cấp cao với chính phủ Việt Cộng về chủ đề nhân quyền.

 

Ông kêu gọi chính quyền Obama tiếp tục nêu lên chủ đề tự do lập hội và thực hiện chế độ pháp trị với chính phủ Việt Cộng, kiên trì hậu thuẫn việc bảo vệ các quyền làm người vốn được quốc tế công nhận.

 

Tất cả những cuộc vận động đó đều đúng, đều rất hay, nhưng chúng ta còn có thể làm hay hơn nếu chúng ta cũng làm được như người Cuba: đưa người vào chính giới Hoa Kỳ để tự tay chúng ta giải quyết vấn đề Việt Nam.

 

Tự tạo cho chúng ta một thực lực chính trị mạnh hơn là giải pháp giải phóng quê hương hữu hiệu nhất, và là cái cần thiết khách quan mà Việt Cộng đang chờ để chỉ thay đổi sau khi nhìn thấy là chúng không thể ngồi lỳ trên lưng người Việt Nam với tin tưởng được Trọng phát biểu là"Một Đảng vẫn hiệu quả nhất"

 

Trọng còn dài lời giải thích với hãng thông tấn Express India, khi phóng viên của hãng này hỏi ông, "Chủ tịch có nghĩ rằng, đã đến lúc chín muồi để Việt Nam có hệ thống đa đảng hay không?”

Trọng trả lời :

"Chúng tôi quan niệm là kinh tế và hệ thống chính trị bao giờ cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chúng tôi chủ trương phát triển kinh tế đồng thời cũng đổi mới từng bước hệ thống chính trị một cách vững chắc cho phù hợp. Và đã rút ra kinh nghiệm là đổi mới kinh tế phải đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị.

 

Thực tiễn các bạn thấy là đất nước chúng tôi về chính trị xã hội ổn định, nhân dân được làm chủ. Quốc hội hoạt động ngày càng dân chủ. Các đoàn thể cũng có tiếng nói và đang làm nhiệm vụ phản biện và giám sát xã hội, đất nước vẫn đang phát triển, đang đi lên. Từ thực tế thì thấy là chúng tôi thực hiện một đảng vẫn là hiệu quả nhất.”

 

Trong thế mạnh của kẻ cầm quyền, Trọng ngụy biện với dư luận Ấn về chế độ độc đảng, cũng như Dũng và Triết ngụy biện với Ðức Giáo Hoàng về tự do tín ngưỡng tại Việt Nam; lập luận của chúng có giá trị khả tín của quyền lực, nếu chúng ta không tạo ra được một lời đính chánh minh bạch, rõ rệt, cũng của một quyền lực.

 

Thử lấy một thí dụ, nếu dân biểu Cao Quang Ánh nói lên việc chị ông bị công an mời đi làm việc chỉ vì đã đến sứ quán Hoa Kỳ để gặp ông, hoặc việc ông bị cấm đoán không được gặp các chiến sĩ dân chủ, thì lời nói có gang, có thép trong miệng kẻ sang đó sẽ có sức mạnh gấp bao nhiêu lần những hoạt động của bà dân biểu Loretta Sanchez hay nghị sĩ Jim Webb.

 

Chúng ta cần tích cực hơn nữa, cần sáng suốt hơn nữa, và xin bạn đọc quan tâm đến quan điểm của giới trẻ muốn bước vào gánh vác việc  nước, quan điểm mà bài viết của cô Diệu Hương (tôi trích đăng trong mục “góc nhìn” số báo này) nêu lên rất rõ.

 

Ðó là cách giúp chúng ta tạo ra điều cần thiết khách quan mà Việt Cộng đòi chúng ta phải có chúng mới bắt đầu nhượng bộ chấp nhận một chế độ đa đảng, chấp nhận viên thuốc độc cyanure kết thúc chế độ bạo tàn của chúng hiện nay.

Xin cùng nhau sửa mình để bắt đối phương thay đổi.

 

Nguyễn Ðạt Thịnh

 

 




KÍNH NHỜ CHUYỂN TIN CHO VIỆT NAM

           


Video Việt sử "Đất Nước Tôi"

với truyền thống dân tộc Đại Việt
hào hùng đánh dẹp giặc Tàu xâm lăng
http://vlink.com/video/datnuoctoi.html



Quý vị có trở ngại sử dụng computer?
Xin xem hướng dẫn và các mẹo vặt
http://levanbay.atspace.com

 


 

 



 

 

Posted on 05 Feb 2010
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • Cụ Nguyễn Kim Như: Chúng ta phải suy nghĩ và tích cực hơn! (2007)
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)