Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Buồm cao ghi dấu can trường


 






 

Nơi đây hương khói ngàn thu
Thuyền nhân tạm nghỉ trong mồ trùng dương
Buồm cao ghi dấu can trường
Trống thiêng gọi kẻ bốn phương tìm về

Ngày đầu năm 2005, nhân dịp về Nam California, gia đình tôi có gặp quý giáo sư Lưu Trung Khảo và Trần Huy Bích ở Viện Việt Học. Thầy Huy Bích có tặng một tài liệu mà đối với tôi nó quý giá vô cùng. Đó là bài thơ tiếng Nôm ghi trên Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân được xây ở đảo Bidong thuộc Malaysia. Người Mã Lai và thuyền nhân Việt Nam gọi đảo này là Pulau Bidong; Pulau là đảo, Bidong là tên của hòn đảo ấy.









Vài nét về đảo Bidong

Đảo Bidong có đường kính khoảng 2 cây số, diện tích khoảng 260ha, nhưng khoảnh đất bằng phẳng sát bờ biển phía nam mới là nơi thuyền nhân Việt Nam tập trung tạm trú. Phần còn lại là đồi núi, cây rừng hoang, và đá núi lởm chởm, đổ từ trên đỉnh cao xuống tận bờ biển. Trên đỉnh núi cao và dọc theo triền núi, có rất nhiều cây sao nhưng không lớn lắm. Gần bờ biển thì có nhiều cây dừa. Đây là đảo hoang, không có người ở. Chính phủ Mã Lai đã dành làm nơi tạm trú cho thuyền nhân Việt Nam với sự bảo bọc của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc.

Thuyền tôi dài 11 thước với 33 người gồm ông già bà cả, thanh niên, phụ nữ và cả con nít mới sanh. Thuyền lênh đênh trên biển Thái Bình Dương được 3 ngày thì gặp một chiếc tàu thật lớn đang thăm dò đáy biển, mang cờ nước Anh. Họ không vớt chúng tôi nhưng có tiếp tế thực phẩm và nước ngọt. Thuyền trưởng cho biết trong hai ngày nữa sẽ có bão lớn, và đề nghị chúng tôi nên đổi hướng để vào bờ gấp. Chúng tôi nghe lời, không đi về hướng Singapore và nhắm vào bờ gần nhất. Gần hai ngày sau, thuyền chúng tôi ủi vào bờ biển Terengganu, cũng vừa lúc cơn bão đến sau lưng. Mười ngày sau được đưa sang Bidong. Mới đến thì thấy đảo hoang sơ, với những cây dừa cao vút. Trên đồi cao còn có nhiều khu rừng rậm rạp. Vài ba tháng sau, số thuyền nhân lên tới 40,000 người. Nhìn lên đồi đã thấy có nơi bị trọc vì thuyền nhân đốn cây để làm nhà và làm củi để nấu nướng.

Nước ngọt và thực phẩm thì được Cao Ủy Ty Nạn Liên Hiệp Quốc cung cấp qua trung gian Hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ và chính phủ Mã Lai. Mã Lai là quốc gia có đa số dân theo Hồi Giáo nên không có Hội Hồng Thập Tự, mà có Hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ, hoạt động giống như Hội Hồng Thập Tự. Gặp những ngày biển động, thuyền nhân không được tiếp tế thì khốn khổ. Có nhiều nỗi khổ không thể diễn tả hết trên những trang giấy này. Nhưng, đặc biệt là mọi người tha hồ hít thở  không khí tự do.

Với một cái búa chẻ củi, người ta đã đốn cây rừng, xẻ dọc làm hai, vạt hai bên thành hai miếng ván dùng để đóng bàn ghế, đóng  giường ngủ. Có ván, có nhựa cây rừng, họ có thể đóng thuyền để bơi ra khơi câu cá. Sau này, những chiếc thuyền mong manh này bơi xa hơn để mua những nhu yếu phẩm từ các tàu đánh cá của người bản xứ. Họ đem về bán lại cho thuyền nhân trên đảo Bidong. Từ một hòn đảo không người ở, không thú rừng, chỉ vài tháng sau Bidong đã có chợ chồm hổm, có quán cóc café. Việc đóng thuyền, bơi ra khơi, buôn bán,... tất cả là những thứ bị cấm, do luật của chính phủ Mã Lai đề ra. Nhưng người ta cũng cứ lén lút đóng thuyền rồi ra khơi đi khai phá. Chiếc thuyền này bị tịch thu thì chiếc khác lại hạ thủy ra khơi. Sức vươn dậy của con người Việt Nam được thể hiện rất rõ ở đây.

Bao nhiêu trí thức của miền Nam, ai vượt được trùng dương thì hầu như gặp nhau ở đây. Người ta tin rằng, nếu không gặp nhau ở đây thì chắc là đang ở tù cộng sản hay đã được thủy táng trong lòng đại dương. Người ta mau chóng đội ngũ hóa. Họ dựng lên trường học dạy tiếng Anh, tiếng Pháp. Phòng thông tin, toán trật tự, toán cấp cứu,... cũng được thành lập nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu càng ngày càng nhiều. Các Hướng Đạo Sinh Việt Nam theo tiếng gọi đàn cũng đã làm thành từng đoàn, từng đội.

Một miếng đất vào khoảng phân nửa cây số vuông (khoảng phân nửa khuôn viên Tòa Thánh Tây Ninh) mà có đến 40 ngàn người sinh sống trên đó. Họ xây chùa, xây nhà thờ, nhà nguyện. Họ đúc tượng và dựng đài tưởng niệm. Các bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ và cả những sinh viên y, nha, dược hầu như gặp nhau ở Bidong. Nhạc sĩ, ca sĩ, văn sĩ, thi sĩ, kỹ sư, chuyên viên đủ các ngành nghề,... không biết bao nhiêu mà kể. Thời điểm này là cuối thập niên 70, đầu thập niên 80, làn sóng người tỵ nạn lánh nạn cộng sản đang lên cao. Không biết bao nhiêu người gửi thân trong lòng biển. Đây cũng là thời điểm Hội Y Sĩ Không Biên Giới thành lập những bệnh viện nổi, đặt trên những con tàu và nhanh chóng ra khơi để cứu vớt thuyền nhân. Một trong những chiếc tàu đó là L’île de lumière (Đảo Ánh Sáng).

Sau khi vớt thuyền nhân ở biển Đông, tàu này neo ngoài khơi đảo Bidong để làm bệnh viện chữa trị những ca đặc biệt. Sau đó, tất cả các dụng cụ y khoa đã để lại Bidong và cũng là lúc Bidong có đủ nguyên liệu và thiết bị để xây dựng bệnh viện trên đảo Bidong. Đó là bệnh viện Sick Bay; là kết quả của trí tuệ thuyền nhân Việt Nam; những kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên viên đủ loại. Tất cả những ai đã tốt nghiệp y, nha, dược khoa hay chỉ là sinh viên đang theo học các ngành này, đều xung phong phục vụ ở Sick Bay.

Trở Lại Câu Chuyện Đài Tưởng Niệm
Thuyền Nhân Việt Nam

Trong hình, chúng ta có thể nhìn thấy chiếc trống đồng ở trung tâm, bao quanh bởi bốn cánh buồm cao ngạo nghễ. Tượng đài tọa lạc một đỉnh đồi ở phía nam đảo Bidong, với khoảng không gian rộng nhìn ra biển Đông. Bài thơ chữ Nôm được khắc trên một trong bốn cánh buồm này.

Thầy Huy Bích kể lại là có một người tìm đến Thầy nhờ đọc bài thơ chữ Nôm. Bài thơ này đã được khắc trên Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân ở đảo Bidong mà họ ngờ ngợ không biết có chữ nào không đúng chăng? Thầy Trần Huy Bích là vị giáo sư am tường chữ Hán và chữ Nôm, nghe sự việc cũng muốn đọc để hiểu tâm tư thuyền nhân Việt Nam ở Bidong. Thầy đọc rồi mới thấy có chữ không có trong tự điển, nhưng cũng có thể đoán được. Thầy hỏi ai là tác giả và tìm gặp để trao đổi mong tìm ra nguyên do tại sao chữ ấy được dùng. Một cụ trên 80 tuổi nói rằng lâu quá cụ không còn nhớ đó là chữ gì.

Lúc trên đảo Bidong, ban xây dựng Đài Tưởng Niệm muốn có một bài thơ tiếng Nôm khắc trên đài. Người ta cậy nhờ cụ. Có chữ cụ nhớ rất rõ, có chữ cụ không nhớ nhưng nhờ có căn bản chữ Nôm, cụ đã chế biến vài chữ. Đến nay, cụ không còn nhớ chính xác bài thơ chữ quốc ngữ, nhưng cũng đồng ý với thầy Huy Bích để cuối cùng có được bài thơ, như thế này:

Nơi đây hương khói ngàn thu
Thuyền nhân tạm nghỉ trong mồ trùng dương
Buồm cao ghi dấu can trường
Trống thiêng gọi kẻ bốn phương tìm về

Theo Thầy Trần Huy Bích thì ở Việt Nam, chữ Nôm không thống nhất cho tất cả các địa phương. Nhiều khi phát âm giống nhau, nhưng chữ viết có thể khác. Ngày nay, bộ chữ Nôm đã dần dần được khôi phục trong bộ chữ Unicode; tuy chưa hoàn hảo nhưng cũng đủ để ghi lại một số những tài liệu lịch sử viết bằng chữ Nôm dưới dạng digital. Hôm ấy, Thầy có kể rất nhiều chi tiết chung quanh bài thơ này nhưng vì tâm trí cứ lãng đãng những kỷ niệm Bidong nên tôi đã quên đi một phần. Kính mong thầy Huy Bích sẽ không quản ngại mà kể cho hết cả chúng ta cùng nghe lại câu chuyện về bài thơ này.

Xin thân ái chia xẻ cùng quý thầy và anh chị em, nhất là quý vị từng tạm cư tại Pulau Bidong.

Kính mến,
Sơn Hà
Oct.2005

Bài biên khảo này được trích từ Lớp học Hán Việt
hanviet@yahoogroups.com (đã đóng) từng
được hướng dẫn bởi 7 vị Giáo sư thuộc
Hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức Việt Nam Hải Ngoại.

(nhạc Bước Chân Việt Nam)





KÍNH NHỜ CHUYỂN TIN CHO VIỆT NAM

           


Video Việt sử "Đất Nước Tôi"

với truyền thống dân tộc Đại Việt
hào hùng đánh dẹp giặc Tàu xâm lăng
http://vlink.com/video/datnuoctoi.html



Quý vị có trở ngại sử dụng computer?
Xin xem hướng dẫn và các mẹo vặt
http://levanbay.atspace.com

 

 

 

 

 

Posted on 10 Dec 2009
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • Lm Nguyễn văn Khải, Phát Ngôn Viên GX Thái Hà, trả lời Radio France International (RFI 12.28.2009)
  • ĂN MỪNG NĂM MỚI 2010 -- Gia Chánh Việt Nam
  • THÁNH CA & NHẠC NOEL Mừng Chúa Giáng Sinh
  • Hòa Thượng Thích Chánh Lạc: Tẩy Chay Hàng Hóa Trung Cộng để Cứu Nước Cứu Dân, Tránh nạn Diệt Chủng!
  • AUDIO PALTALK Phòng "8406": Mỗi Chủ Nhật 7:00pm tối giờ California
  • Buồm cao ghi dấu can trường
  • Audio Đại Lễ Khai Mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam (Sở Kiện 11/2009)
  • Gs Nguyễn Lý Tưởng: Tư cách hiên ngang anh hùng của Linh mục Nguyễn Văn Lý (4/5/2007)
  • NHẠC VIỆT NAM CỘNG HÒA-- Các băng đĩa xưa xuất bản trước 1975 ở miền Nam
  • 21 audio về sự kiện Lm Nguyễn Văn Lý bị bắt giam tù và xét xử bịt miệng
  • Chu Tất Tiến: Thư gởi các Bạn Trẻ Việt Nam về Hiểm Họa TQ!
  • BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO của nước Đại Việt (thế kỷ 15)
  • Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư (Lý Thường Kiệt)
  • Gs Nguyễn văn Canh: VC phải bồi hoàn tiền bạc cho nạn nhân chế độ hà khắc (6/2007)
  • Luật sư Nguyễn Hữu Thống: Vấn đề Hoàng Sa Trường Sa theo Công Pháp Quốc Tế (12/2008)
  • Trần Việt Yên: Hướng dẫn Kỹ Thuật Truyền Tin Điện tử (1/2009)
  • Pháp Sư Giác Đức: Phải bảo vệ Tổ Quốc, Bảo vệ Lãnh Thổ của Chúng ta! (10/2009)
  • Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Suy nghĩ về sự kiện phi nhân bản ở Thái Hà (12/2008)
  • Hành giả Minh Hiền: Mỗi Chúng ta có trách nhiệm về sự Hưng Vong của Dân Tộc (5/2009)
  • Cờ Vàng: Đảng VC chủ trương "sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi" ! (10/2009)
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)