Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Audio Đại Lễ Khai Mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam (Sở Kiện 11/2009)
 
posted on http://dcctvn.net    www.vietcatholic.net

--> Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ngã xuống thuộc nhiều thành phần khác nhau, trong đó có những người thuộc thời các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha (thế kỷ 16), có các vị thuộc thời các nhà truyền giáo Dòng Đa Minh, Dòng Tên (thế kỷ 17), có những người bị sát hại trong các cuộc đàn áp mang tính chính trị vào thế kỷ 19 và có những vị tử đạo trong thời cộng sản thế kỷ 20 và 21.

--> Tất cả 117 vị Tử Đạo Việt Nam này được tuyên hiển thánh vào ngày 19/06/1988 bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị dưới sự phản đối dữ dội của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

---> Máu các Thánh Tử đạo là hạt giống gieo vãi đức tin. Máu cha ông chúng ta đã thấm vào từng thớ đất hình chữ S này, nhờ vậy, hạt giống đức tin đã được gieo vào quê hương Việt Nam.

--- > Giới trẻ từ nhiều giáo phận khác nhau đã trình diễn hoạt cảnh diễn tả cách mà 117 Vị Thánh Tử Đạo Việt Nam đã đổ máu đào vì đức tin bằng nhiều hình thức khác nhau: - 76 vị bị trảm đầu.
         - 21 vị thắt cổ đến chết
         - 9 vị bị tra tấn tàn bạo và chết trong ngục.
         - 6 vị bị thiêu sống.
         - 5 vị bị chặt từng khúc cho đến chết,
           thi thể của họ bị băm nát.

---> Đại Lễ được cử hành tại Sở Kiện, cách Hà Nội 70 km về hướng Nam, và cho đến nay đây là cuộc quy tụ lớn lần thứ hai ở miền Bắc. Cuộc quy tụ lớn đầu tiên là Thánh Lễ hôm 15/8 tại Tòa Giám Mục Xã Đoài, khi hơn nửa triệu người Công Giáo phản đối các cuộc hành hung tàn bạo nhắm vào các linh mục ở Tam Tòa.

-- > Trong diễn từ của mình, Đức Hồng y Roger Etchegaray đã trang trọng trao gậy giám mục của ngài cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt như là món quà và nói rằng ngài không muốn mang nó về Rôma.

---> Nhiều giờ sau Thánh Lễ, giáo dân Hà Nội vẫn còn tụ tập thành nhóm trước Nhà thờ Chánh tòa để bàn thảo say mê về cử chỉ của Đức Hồng y. Một số người giải thích rằng đó là cử chỉ mang tính biểu tượng rằng Rôma muốn Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt ở lại Hà Nội và công nhận ngài được nhiều ủng hộ hơn qua cách thức ngoại giao.


 


 
 -24/11/2009 
Đại Lễ Khai Mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam đã được cử hành long trọng tại Sở Kiện
 
 -24/11/2009 
Lễ Khai mạc Năm Thánh 24.11.09 - Đức TGM Hà Nội giới thiệu Quý Khách và GM Võ Đức Minh đọc thư Đức Thánh Cha
 
 -24/11/2009 
Hình ảnh Lễ khai mạc Năm thánh (23-24/11/2009) - Trần Dũng
 
 -24/11/2009 
Hình ảnh đêm diễn nguyện Khai Mạc Năm Thánh 2010 tai Sở Kiện - CTV CSsR
 
 -24/11/2009 
Lễ khai mạc Năm Thánh - Sứ điệp của Bộ Phúc âm hoá các dân tộc - 24.11.09
 
 -24/11/2009 
Lễ khai mạc Năm Thánh - Đức TGM Hà Nội cảm ơn - 24.11.09
 
 -24/11/2009 
Lễ khai mạc Năm Thánh - Diễn văn của Chủ tịch HĐGMVN - 24.11.09
 
 -24/11/2009 
Lễ khai mạc Năm Thánh - Phát biểu của ĐHY Etchegaray - 24.11.09
 
 -24/11/2009 
Lễ khai mạc Năm Thánh - Giảng lễ - Gm Giuse Vũ Văn Thiên 24.11.09
 
 -24/11/2009 
Lễ khai mạc Năm Thánh - Đức TGM Hà Nội tuyên bố khai mạc đêm diễn nguyện 23.11.09
 
 -24/11/2009 
 
Lễ khai mạc Năm thánh - ĐHY Phạm Minh Mẫn tuyên bố khai mạc - 23.11.09
 
 -24/11/2009 
Lễ Khai mạc Năm thánh - Nghi thức sám hối và hoà giải - GP Thanh Hoá phụ trách (23.11.09)
 
 -23/11/2009 
Lễ khai mạc Năm thánh - Đêm kể lại câu chuyện 350 năm Hội Thánh tại Việt Nam - 23.11.09
 
 -23/11/2009 
Lễ khai mạc Năm thánh : Nghi thức kính nhớ tổ tiên do GP Bắc Ninh phụ trách
 
 -23/11/2009 
Lễ Khai mạc Năm Thánh - Nghi thức kính nhớ tổ tiên - 23.11.09
 
 -23/11/2009 
Lễ Khai mạc Năm Thánh - Nghi thức thắp đuốc do GP Hải Phòng phụ trách - 23.11.09
 
 -23/11/2009 
Lễ Khai mạc Năm Thánh - Đức TGM Ngô Quang Kiệt giới thiệu - 23.11.09
 
 -23/11/2009 
Diễn biến Lễ Khai mạc Năm Thánh chiều 23.11.09 - Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải dcct
 
 -23/11/2009 
Hình rước các thánh tử đạo và nghi thức khai mạc tối 23.11.09
 
 -23/11/2009 
Hình Diễn biến Lễ Khai mạc Năm Thánh - Sở Kiện chiều 23.11.09
 
Bài hát Bên Mẹ Bàu Sen - sáng tác An Vi - Đôi Bạn Bình Dương trình bày
 

Tại Việt Nam, giới cung cấp dịch vụ Internet xác nhận chính quyền đã phong tỏa mạng Facebook
 
23/11/2009 
Tiếp tục cảnh báo linh mục giả
 
 -23/11/2009 
Đức Hồng Y Etchéygaray dâng thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội - Giuse Trần ngọc Huấn
 
 -23/11/2009 
Đức Hồng Y Vingt-Trois, Chủ tịch HĐGM Pháp, dâng thánh lễ tại Bắc Ninh
 
23/11/2009 
Lễ Chúa Kitô Vua - Đức Hồng y Etchégaray - Nhà thờ chính toà Hà Nội 22.11.09
 
23/11/2009 
Lễ Chúa Kitô Vua - Đức Hồng Y Bernard Francis Law - Nhà thờ chính toà Hà Nội 21.11.09




SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI GỬI GIÁO HỘI VIỆT NAM NHÂN DỊP KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010

Kính gửi Đc Phêrô Nguyễn Văn Nhơn

Giám mục giáo phận Đà lạt

Chủ tịch HĐGM Việt Nam

Kính thưa Đức Cha,
Vào lúc khởi đầu cuộc cử hành năm thánh kỷ niệm 350 năm thành lập hai địa phận đại diện Tông Tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong, 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Công giáo tại Việt nam, Tôi hết lòng hiệp thông với niềm vui và lời kinh nguyện tạ ơn của các Đức Giám mục trên đất nước của Đức Cha – những vị mà tôi đã gặp gỡ trong hân hoan vào tháng 6 vừa qua, và của toàn thể các tín hữu thuộc các giáo phận do các ngài đứng đầu.

Đức Cha đã muốn cho khởi đầu của cuộc cử hành Năm Thánh trùng với ngày lễ kính 117 vị thánh Tử đạo hiển vinh của đất nước Đức Cha. Việc nhớ lại chứng từ cao quý của các ngài sẽ giúp toàn thể dân Chúa tại Viêt Nam kích động đức mến, gia tăng đức cậy và củng cố đức tin mà đôi lúc bị thử thách bởi chính đời sống thường ngày.

Trong số các vị Tử Đạo này, nổi bật lên khuôn mặt đặc biệt của Thánh Anrê Dũng Lạc. Các nhân đức gắn liền với chức tư tế của ngài là mẫu gương sáng chói cho các linh mục và chủng sinh triều cũng như dòng trên đất nước của Đức Cha.

Chớ gì trong năm Linh Mục này, họ kín múc từ gương sáng của thánh nhân và của các bạn Tử Đạo với ngài một nghị lực mới khả dĩ giúp họ sống đúng chức Linh Mục một cách trung thành hơn nữa với ơn gọi của mình. Trong sự hiệp thông huynh đệ, trong việc cử hành trang nghiêm các Bí tích của hội thánh và hăng say nhiệt tình làm việc tông đồ.

Đức Cha đã chọn Sở Kiện trong Tổng giáo phận Hà Nội làm nơi khai mạc cuộc cử hành Năm Thánh. Đó là một địa điểm mang tính biểu trưng và nói lên rất nhiều ý nghĩa với trái tim của Đức Cha.

Nơi đây đã một thời là Tòa Giám mục của địa phận đại diện Tông Tòa đầu tiên tại Việt Nam và hiện nay vẫn còn lưu giữ những dấu vết vô giá của các Thánh Tử Đạo, cùng với những thánh tích cao quý của các ngài.

 Trong Năm Thánh này, chớ gì địa điểm rất thân thương như thế đối với Đức Cha trở thành trung tâm điểm của một công cuộc Phúc Âm hóa có chiều sâu, nhằm mang tới cho toàn thể xã hội Việt Nam những giá trị Phúc Âm như bác ái, chân lý, công bằng và ngay thẳng.

Nếu chúng ta sống các giá trị này theo gương Chúa Kitô thì chúng sẽ mang một chiều kích mới mẻ, vượt xa hơn ý nghĩa luân lý theo truyền thống như người ta thường hiểu, khi mà các giá trị ấy bén rể sâu vào Thiên Chúa – Đấng luôn ước ao điều thiện hảo cho mọi người và muốn mọi người được hạnh phúc.

Năm Thánh là một thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc hòa giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Trong ý hướng đó, chúng ta nên nhìn nhận những sai lỗi chúng ta đã phạm trong quá khứ và hiện tại, đối với anh em đồng đạo và anh em đồng bào, và xin mọi người tha thứ.

Đồng thời, chúng ta nên quyết tâm đào sâu và phong phú hóa sự hiệp thông trong giáo hội và xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng, bằng con đường đối thoại chính thực, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cách lành mạnh với nhau.

Năm Thánh cũng là một thời gian đặc biệt dành cho chúng ta để làm mới lại công việc loan báo Tin Mừng cho anh em đồng bào, và để chúng ta ngày càng trở nên một giáo hội của Hiệp Thông và Sứ Vụ.

Toàn thể giáo hội Việt Nam đã làm một tuần cửu nhật cầu nguyện chuẩn bị cho cuộc cử hành Năm Thánh, để cho biến cố phi thường này làm đẹp lòng Thiên Chúa, góp phần làm cho mọi tín hữu thăng tiến về mặt thiêng liêng và củng cố sứ vụ truyền giáo của giáo hội.

Tự nhiên, Tôi nghĩ đến các tu sỹ và các nữ tu – là những người muốn dùng đời sống mình làm chứng cho tính triệt để của Phúc Âm qua đặc sủng của các Đấng lập dòng đối với mỗi dòng tu. Chớ gì họ tiếp tục lớn lên trong Thiên Chúa qua việc đào sâu đời sống thiêng liêng trong sự trung thành với ơn gọi của mình và bằng sự dấn thân tông đồ có hiệu quả, theo gương Chúa Kitô.

Tôi cũng dành một tình cảm trìu mến từ phụ cho toàn thể các tín hữu giáo dân Việt Nam. Họ hiện diện trong tâm tưởng và kinh nguyện hàng ngày của Tôi. Chớ gì họ dấn thân sâu xa và tích cực hơn vào đời sống và sứ vụ của giáo hội.

Thưa anh em Giám mục thân mến!

Tôi cầu xin Thiên Chúa soi sáng và hướng dẫn anh em, để anh em trở nên những mục tử tốt theo gương Chúa và Thầy của chúng ta, hiến mình cho việc chăn dắt đoàn chiên, khích lệ và khi cần thì chữa trị đoàn chiên, trở nên những Giám mục can đảm và kiên trì làm chứng cho sự cao cả của Thiên Chúa và cho vẻ đẹp của đời sống trong Chúa Kitô.

Nguyện xin Đức Mẹ Lavang – người Mẹ thân thương đối với các tín hữu trên đất nước của Đức Cha – đồng hành với mọi người trong tình âu yếm của một người mẹ hiền xuyên suốt Năm Thánh này.

Thưa Đức Cha!

Với tâm tình trìu mến, Tôi gửi tới Đức Cha phép lành Tông Tòa mà Tôi cũng sẵn sàng gửi tới các Giám mục, Linh mục, chủng sinh, tu sỹ và tất cả các tín hữu Việt Nam, cũng như mọi người tham gia cách này hay cách khác vào niềm vui của các cuộc cử hành mà Đức Cha đã lên chương trình.

Làm tại Vatican ngày 17 tháng 11 năm 2009
+ ĐGH Benedict XVI
----------------------------

 
Nghi Lễ Kính Nhớ Tổ Tiên
Trong Ngày Khai Mạc Năm Thánh 2010
VietCatholic News (23 Nov 2009 13:15)

Khuôn viên giáo xứ Sở Kiện hôm nay thu hút người người. Các giáo dân trẻ già lớn bé nô nức kéo về nơi đây. Từ vùng núi cho đến miền biển, từ thành thị cho đến nông thôn, ai ai đều tiến về quảng trường, nơi diễn ra lễ khai mạc năm thánh 2010. Trong đêm đầy ý nghĩa này, giáo phận Bắc Ninh đã cống hiến một nghi thức đặc biệt. Nghi thức kính nhớ tổ tiên.

Nhìn lại những mốc lịch sử: 1533- Ánh Sáng Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô đến Việt Nam lần đầu tiên, 1659- hai giáo phận đầu tiên của GH Việt Nam được thành lập, và 1960- hàng giáo phẩm của GH Việt Nam được chính thức thiết lập.

 Khi nhìn lại những mốc lịch sử cảm nhận, cảm phục và tri ân các bậc tiền bối, từ các vị thừa sai can đảm và sáng kiến mang ánh sáng Tin Mừng đến Việt Nam, cho đến các bậc cha ông chúng ta kiên tâm và linh hoạt đón nhận, gìn giữ và lưu truyền ánh sáng ấy.

Tưởng nhớ đến những người đã đổ máu xuống vì chúng ta, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám Mục Giáo Phận Bắc Ninh đọc trong văn tế: Thiển nghĩ, ăn hạt gạo thơm đời đời tưởng nhớ công ơn người gieo mầm lam lũ. Uống ngụm nước ngọt đâu dễ lãng quên, kẻ khơi nguồn mạch lắm gian truân. Để ngày nay, người người sinh hưởng, khí nước đất trời chung quy nguồn đạo lý, phải kiếp kiếp báo ân chư tiên tổ tiền nhân, cội tâm linh khởi thủy.

Hơn 400 năm ánh sáng Tin Mừng được mang đến và tiếp nhận tại Việt Nam, Giáo Hội Công Giáo đã có 26 giáo phận với gần 6.200.000 tín hữu, 15.000 tu sĩ, 1.500 chủng sinh, 4.000 linh mục, 34 giám mục và hồng y hiện đang sống. Con số này được đánh đổi bằng 117 thánh tử đạo, trong số 130.000 chứng nhân đức tin đã chết vì đạo, và còn nhiều hơn nữa. Noi gương các ngài, những ki-tô hữu đã sống đạo tốt đẹp, tuy âm thầm nhưng không kém phần anh dũng.

Máu các Thánh Tử đạo là hạt giống gieo vãi đức tin. Máu cha ông chúng ta đã thấm vào từng thớ đất hình chữ S này, nhờ vậy, hạt giống đức tin đã được gieo vào quê hương Việt Nam. Chúng ta hãy góp phần vào việc làm cho hạt giống đức tin ấy nẩy mầm, mọc thành cây và sinh hoa kết trái cho mùa gặt Nước Trời.

Nhờ ơn Chúa mà con số các ki-tô hữu và những thành quả mà Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã, đang và sẽ đóng góp cho dân tộc và đất nước này thật đáng kể. Ngoài ra, những thành quả đáng khích lệ đó cũng phụ thuộc phần nào vào gương nhân đức của các bậc tổ tiên.

Vì vậy, trong lúc tưởng niệm các sự kiện trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam, chúng ta không thể không lắng lòng xuống để kính nhớ các bậc cha anh mình, những vị đã tiếp lửa, giữ lửa và truyền lửa Tin Mừng vô giá cho thế hệ hậu sinh.

Qua những gian lao vất vả, những sáng kiến bất ngờ và những hy sinh tận cùng của mình, các ngài đã có được những trái chín như ngày hôm nay.

Noi gương các ngài, chúng ta hãy nỗ lực sống khiêm nhường, yêu thương, hòa đồng và phục vụ đồng bào theo tinh thần Phúc Âm, mà thư chung Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 1980 đã đề cập đến.

Nguyện các Thánh Tử đạo Việt Nam luôn giúp cho việc rao giảng Tin Mừng của chúng ta được kết quả nơi đồng bào quê Việt.

Ban Truyền Thông TGPHN
Ban truyền thông TGPHN
---------------------------


Bài phát biểu của Đức Hồng y Etchégaray trước Thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2010
VietCatholic News (24 Nov 2009 05:18)

Cách đây đúng 20 năm, tôi đã đặt chân đến phần đất này. Mặc dù tuổi cao sức yếu, mặc dù đi lại khó khăn nhưng tôi đã ngay lập tức nhận lời khi nhận được lời mời của Đức Tổng Giám mục Hà Nội để đến đây gặp gỡ các bạn, gặp gỡ anh chị em, để đến một đất nước mà tôi rất yêu mến. Đất nước Việt Nam muôn năm và Giáo hội Việt Nam muôn năm!

Mảnh đất Sở Kiện này quả thật là mảnh đất hồng phúc vì được chọn làm nơi khai mạc Năm Thánh của Giáo hội Việt Nam, trong Tổng Giáo phận Hà nội này.

Thật hạnh phúc cho Đức hồng y Tổng Giám mục Sài Gòn vì được chủ sự thánh lễ hôm nay, là ngày lễ khai mạc của Năm Thánh Cứu Độ và là ngày bước vào năm thánh với vẻ long trọng và niềm hân hoan.

Tôi sẽ cố gắng để nói rất ngắn, bởi những gì tôi nói sẽ được nhân lên gấp đôi vì có bản dịch bằng tiếng Việt. Tôi chỉ nói một vài lời thôi, nhưng nếu có thể nói tiếng Việt nam được thì tôi sẽ nói một ngàn lời, một ngàn lời cám ơn anh chị em!

Anh chị em đã biết rõ chương trình Năm Thánh. Khi còn ở Roma, tôi đã đọc đi đọc lại thư của Hội Đồng Giám mục Việt nam về Năm Thánh. Giáo hội Việt nam đã mạnh dạn, hân hoan và vững vàng bước vào Năm Thánh với sự đồng ý của Đức Thánh Cha. Hôm nay, trong ngày trọng đại này, chúng ta cùng bước vào Năm Thánh. Đó là sự hòa giải và niềm hy vọng.

Hòa giải – đó là một từ mà cả thế giới này đều mong ước và hết sức cần thiết. Bởi thế giới này đang bị chia rẽ bởi biết bao vấn đề khác nhau. Ngày nay có sự khác biệt rất lớn giữa những con người khác nhau. Các Giám mục của anh chị em đã can đảm và nhấn mạnh tới điều này, đó là sự hòa giải, bởi vì nhờ đó chúng ta có thể nối tình huynh đệ của chúng ta đối với mọi anh chị em trong cùng một quốc gia.

Niềm hy vọng cũng như sự hòa giải đều đòi hỏi sự can đảm, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội có rất nhiều những khó khăn thử thách, đối diện với biết bao thất vọng, với hàng ngàn khuôn mặt khác nhau, có khi có những khuôn mặt giả tạo của niềm hy vọng.

Có khi chúng ta nói chúng ta hy vọng hay vui mừng vì niềm hy vọng, nhưng thực tế chúng ta lại không có niềm hy vọng. Hy vọng – đó không phải là niềm mơ tưởng hão huyền. Trái đất này không phải là một phòng đợi để chúng ta ngồi đó mà đợi một niềm hy vọng hạnh phúc ở một tương lai xa vời.

Trên chính mảnh đất này, chính tại nơi đây, chúng ta phải hành động để làm chứng cho Tin Mừng của Đức Giêsu. Hy vọng và con đường dẫn tới hy vọng, chúng ta đã từng nói tới với biết bao sức mạnh. Không có một thiên đàng dọn sẵn cho ta, một cộng đoàn và một giáo hội, được thực hiện với những con người tự do và hăng say thực hiện đức công chính và tình huynh đệ.

Đất nước Việt nam chúng ta đã và đang mở ra với toàn thế giới. Hôm qua, chúng ta đã cùng tham dự buổi canh thức, tôi xin hoan nghênh và khen ngợi tất cả mọi người, nhất là các bạn trẻ đã tham dự vào buổi canh thức đó.

Xin chúc mừng, chúc mừng và vỗ tay để hoan hô chúc mừng! Các bạn đã tỏ ra cho chúng tôi thấy rằng các bạn bước vào tương lai không phải như những con người thụ động mà là một bàn tay mở rộng để cùng nhau thực hiện đức công chính.

Con người mà quên mất mình thì quả là con người bất hạnh – một nhà văn đã viết như vậy. Các bạn hãy dang rộng cánh tay, tất cả hãy dang rộng vòng tay của mình, trong suốt năm Thánh này, không chỉ với những tín hữu hiện diện nơi đây nhưng với tất cả các tu sĩỹ nam nữ, các linh mục và tất cả các Giám mục nữa, tất cả phải cùng hành động trong năm Thánh này, để giáo hội Việt nam trở thành giáo hội gần gũi với Thiên Chúa hơn, và gần gũi với mọi người hơn, không để một ai bị loại trừ. Chúng ta có thể khác biệt về tôn giáo, về lý tưởng, nhưng chúng ta đều là anh chị em với nhau và là con của một Cha trên trời!

Nước Việt Nam là như vậy,
Giáo hội Việt Nam là như vậy!

Tôi xin cầu chúc cho anh chị em một Năm Thánh tốt lành và đầy tình thương, hồng ân của Thiên Chúa.

Xin cám ơn!

Đức Hồng y Etchégaray
Đ
ương kim chủ tịch Hồng Y Đoàn và
nguyên chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh
Công Lý và Hòa Bình, từng làm đặc sứ
Tòa Thánh đến thăm Việt Nam.



Bản tin của Ban Truyền Thông
Tổng Giáo Phận Hà Nội
-----------------------

Đại Lễ Khai Mạc Năm Thánh
Giáo Hội Việt Nam
đã được
cử hành long trọng tại Sở Kiện
VietCatholic News (24 Nov 2009 07:48)

SỞ KIỆN - Gần cả một trăm ngàn người Công Giáo đã tham dự Đại Lễ Khai Mạc Năm Thánh trong khi các thánh lễ khai mạc cấp giáo phận cũng được cử hành trên khắp nước.

Tối hôm thứ Hai, 23/11, Đức Hồng y Roger Marie Élie Etchegaray, Phó Niên Trưởng Hồng Y Đoàn; Đức Hồng y André Armand Vingt-Trois, Tổng Giám Mục của Paris, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Pháp, Đức Hồng y Francis Law, Tổng Giám Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Rôma; Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sài Gòn, 30 giám mục Việt Nam của 26 giáo phận, gần 1000 linh mục, trong đó có hàng chục linh mục ngoại quốc đến từ các nước Âu Mỹ; cùng với khoảng 60.000 tín hữu của các giáo phận miền Bắc đã tham dự Đại Lễ Khai Mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam.

Trời Mùa Đông màn đêm buông xuống nhanh, thành ra, buổi lễ khai mạc bắt đầu sớm ngay từ lúc 5g30 bằng việc rước kiệu thánh tích các Thánh Tử Đạo kéo dài một giờ dưới sự chủ sự của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam.

http://thanhcacongdong.com/ImagesLinhTinh/117saints.jpg

Trong suốt cuộc rước kiệu, cộng đoàn được nhắc nhớ lại giai đoạn 261 năm từ 1625 đến 1686, thời kỳ của 53 “Chỉ Dụ Bách Hại Kitô giáo” được ký bởi các Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn và các Vua triều Nguyễn, càng về sau các chỉ dụ càng khắc nghiệt hơn. Trong giai đoạn này, có khoảng 130.000 Kitô hữu là nạn nhân của các cuộc bách hại lan rộng trên khắp nước.

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ngã xuống thuộc nhiều thành phần khác nhau, trong đó có những người thuộc thời các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha (thế kỷ 16), có các vị thuộc thời các nhà truyền giáo Dòng Đa Minh, Dòng Tên (thế kỷ 17), có những người bị sát hại trong các cuộc đàn áp mang tính chính trị vào thế kỷ 19 và có những vị tử đạo trong thời cộng sản thế kỷ 20 và 21.

Cộng đoàn đã bày tỏ thái độ của mình với khoảng 130.000 Kitô hữu hy sinh vì đức tin trong đó điển hình là 117 vị tử đạo – 96 người Việt Nam, 11 tu sĩ Đa Minh Tây Ban Nha, 10 thành viên của Hội Thừa Sai Paris – được tuyên chân phước vào 4 thời kỳ riêng rẽ: 64 vị được tuyên chân phước vào ngày 27/05/1900 bởi Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, 8 vị được tuyên chân phước vào ngày 20/05/1906 bởi Đức Giáo Hoàng Piô X, 20 vị được tuyên chân phước vào ngày 02/05/1909 bởi Đức Giáo Hoàng Piô X, 25 vị được tuyên chân phước vào ngày 29/04/1951 bởi Đức Giáo Hoàng Piô XII.

Tất cả 117 vị Tử Đạo Việt Nam này được tuyên hiển thánh vào ngày 19/06/1988 bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị dưới sự phản đối dữ dội của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

http://www.thoidiemmaria.net/THANHTHE/Song%20Thanh%20Chung%20Nhan/20030518_n1.jpg
Part 1 | Part 2 | Part 3 |
Đại Lễ Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam

Vào ngày 05/03/2000, thêm một vị tử đạo trẻ được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị tuyên chân phước là Anrê Phú Yên.

Giới trẻ từ nhiều giáo phận khác nhau đã trình diễn hoạt cảnh diễn tả cách mà 117 Vị Thánh Tử Đạo Việt Nam đã đổ máu đào vì đức tin bằng nhiều hình thức khác nhau: - 76 vị bị trảm đầu.
                 - 21 vị thắt cổ đến chết
                 - 9 vị bị tra tấn tàn bạo và
                        chết trong ngục.
                 - 6 vị bị thiêu sống.
                 - 5 vị bị chặt từng khúc cho đến chết,
                   thi thể của họ bị băm nát.

Sau khi rước kiệu thánh tích các Thánh Tử Đạo, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt của Hà Nội đã giới thiệu các đức hồng y, giám mục và các vị khách quý đã đến tham dự Thánh Lễ Khai Mạc.

Lễ Khai Mạc trọng thể tiếp nối với Tuyên Bố Khai Mạc Năm Thánh của Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Chủ tịch Ủy Ban Năm Thánh.

Sau Lễ Khai Mạc, Đêm Diễn Nguyện bắt đầu bằng một biển nến để chào đón màn trình diễn hết sức dễ thương của 400 tay kèn và trống theo sau 118 nữ tu Dòng Thánh Phaolô Hà Nội.

Đêm Diễn Nguyện được tiếp nối suốt đêm với phần minh họa phong phú cho lịch sử 350 năm kể từ khi thiết lập 2 giáo phận đầu tiên của Việt Nam (1659-2009) và 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.

Đại Lễ được cử hành tại Sở Kiện, cách Hà Nội 70 km về hướng Nam, và cho đến nay đây là cuộc quy tụ lớn lần thứ hai ở miền Bắc. Cuộc quy tụ lớn đầu tiên là Thánh Lễ hôm 15/8 tại Tòa Giám Mục Xã Đoài, khi hơn nửa triệu người Công Giáo phản đối các cuộc hành hung tàn bạo nhắm vào các linh mục ở Tam Tòa.

Trong khi giới truyền thông cố tình lờ đi sự kiện ở Giáo phận Vinh, thì Lễ Khai Mạc ở Sở Kiện hôm Thứ Hai được đưa tin rộng rãi và được diễn dịch như là “một bằng chứng hùng hồn” cho Chính sách Tự do Tôn giáo của chính quyền Việt Nam.

Tuy nhiên, niềm vui khai mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam phần nào bị phủ bóng mây mù bởi tin Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã đệ đơn từ chức lên Đức Thánh Cha.

Trong buổi thường huấn linh mục hàng năm của Tổng Giáo Phận Hà Nội kết thúc hôm 14/11, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã nói với các linh mục rằng ngài đã trình bày tình trạng sức khỏe xấu đi của mình lên Đức Thánh Cha. Đức Cha Giuse, 57 tuổi, là một trong những giám mục trẻ nhất Việt Nam.

Khi Đức Giám Mục vẫn còn có thể điều hành không mệt mỏi với lịch trình dày đặc trong một Tổng Giáo Phận rộng lớn như thế thì đối với hầu hết người Công Giáo Việt Nam, đằng sau lý do xin về hưu rõ ràng là áp lực dai dẳng từ phía nhà cầm quyền Việt Nam sau hàng loạt tranh cãi về đất đai của Giáo Hội trong những năm gần đây.

Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội đã liên tục kêu gọi sự từ nhiệm của Đức Giám Mục. Hôm 15/10/2008, ông Thảo đã gặp gỡ ngoại giao đoàn và buộc tội rằng “một số giáo sĩ mà đứng đầu là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã lợi dụng hoạt động tôn giáo, lợi dụng đức tin và sự thiếu hiểu biết của một số giáo dân, cố tình vi phạm pháp luật; đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và Giáo Hội” để cố lái thái độ của các nhà giao hướng đến khả năng chính quyền hành động ảnh hưởng lên các viên chức Giáo Hội.

Ngày hôm sau, tờ Sài Gòn Giải Phóng nhấn mạnh ý định của ông Thảo rằng “Tổng Giám Mục Hà Nội phải được điều chuyển ra khỏi Hà Nội là do uy tín, tín nhiệm của cá nhân ông Kiệt đối với nhân dân Thủ đô, thậm chí đối với cả giáo dân đã không còn nữa”.

Kể từ đó, ông Thảo đã nhiều lần lặp lại lời kêu gọi điều chuyển giám mục và nhiều dịp Đức Tổng Giám Mục đã phải than van về “những cản trở” trong hoạt động mục vụ của ngài. Việc chuẩn bị cho Đại Lễ Khai Mạc Năm Thánh là một thí dụ điển hình.

Tin đồn về Đức Giám Mục “phải ra đi” đã lưu truyền trong người Công Giáo sau chuyến viếng thăm "Ad Limina" của các giám mục Việt Nam hôm 27/06 2009.  Tuy nhiên, công bố chính thức về việc đệ đơn về hưu của chính bản thân ngài vẫn gây sốc.

Theo tin từ một số linh mục, chiều hôm 22/11, Lễ Kitô Vua, hàng chục ngàn giáo dân Hà Nội đã tham dự chật kín Nhà Thờ Chánh Tòa Hà Nội để lắng nghe từng lời của Đức Hồng y Roger Etchegaray cùng đồng tế với Đức Tổng Giám Mục của họ.

Bải giảng lễ và diễn từ cuối lễ của Đức Hồng y được Cha Jean-Baptiste Etcharren, Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Paris phiên dịch sang tiếng Việt, cha nói tiếng Việt lưu loát như linh mục Việt Nam. Thậm chí cha còn dám dùng thành ngữ mà chỉ có tiểu thuyết gia và giới trí thức mới dám sử dụng.


Trong diễn từ của mình, Đức Hồng y Roger Etchegaray đã trang trọng trao gậy giám mục của ngài cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt như là món quà và nói rằng ngài không muốn mang nó về Rôma.

Nhiều giờ sau Thánh Lễ, giáo dân Hà Nội vẫn còn tụ tập thành nhóm trước Nhà thờ Chánh tòa để bàn thảo say mê về cử chỉ của Đức Hồng y.

(xem video)
http://www.youtube.com/watch? v=Z60SubifiZg

Một số người giải thích rằng đó là cử chỉ mang tính biểu tượng rằng Rôma muốn Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt ở lại Hà Nội và công nhận ngài được nhiều ủng hộ hơn qua cách thức ngoại giao.

Đồng thời, lượng truy cập vào các Website Công Giáo Việt Nam hôm Chúa Nhật tăng vọt ngoài mong đợi nhằm tìm kiếm nguyên văn đoạn ghi âm, đoạn video clip diễn từ của Đức Hồng y Etchegaray. Vài phút sau khi Thánh Lễ kết thúc, Thông Tấn Công Giáo Việt Nam đã đưa lên đoạn ghi âm diễn từ của Đức Hồng y gây nên những thảo luận phấn khích qua cử chỉ của ngài trên các blog cả của người Công Giáo và không Công Giáo.

Một số người, trích lời từ ký giả John L. Allen Jr. của National Catholic Reporter, tuyên bố rằng Đức Hồng y được mệnh danh là người của “nhiệm vụ bất khả thi” của Đức Giáo Hoàng, và rằng ngài là chuyên gia dàn xếp của giáo hoàng, đã từng đại diện cho Đức Gioan Phaolô II trong những sự kiện nóng bỏng như thế ở Việt Nam, Burundi, Trung Quốc, Đông Timor, và Trung Đông.

Vào năm 1989, Đức Hồng y Etchegaray là Đặc sứ Giáo Hoàng đầu tiên của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viếng thăm 10 trong số 25 giáo phận của Việt Nam. Năm sau đó, ngài dẫn đầu Đoàn Đại Biểu Tòa Thánh đàm phán với chính quyền cộng sản. Ánh hy vọng dường như đã lóe lên từ cử chỉ của Đức Hồng y.

Cũng hôm Chúa Nhật, nhà thờ Chính tòa Hà Nội chật kín người với 10,000 giáo dân tham dự Thánh Lễ đồng tế bởi Đức Hồng y Bernard Francis Law và Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt.

Sự hiện diện của Đức Hồng y Hoa Kỳ giữa họ, cùng với rất nhiều lời khuyến khích trong bài giảng của ngài đã làm ấm lòng họ. Bài giảng của ngài được đón nhận trong tiếng vỗ tay vang dội, nhất là khi Đức Hồng y đề cập đến các Thánh Tử Đạo Việt Nam và những đau thương của Giáo Hội Việt Nam.

Tại Bắc Ninh, cách Hà Nội 30 km về phía Bắc, quê hương của làng nghề thủ công và dân ca Quan Họ, Đức Hồng y André Armand Vingt-Trois của Paris cũng được giáo dân chào đón nồng nhiệt khi ngài đồng tế dâng Thánh Lễ Chúa Kitô Vua với Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt của Bắc Ninh và Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh của Kontum.

Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Pháp cũng nhân cơ hội này chiêm ngưỡng Đoàn Nghệ thuật Quan Họ Công Giáo trình diễn những bài hát Quan Họ nổi tiếng và vở “Dụ Ngôn Mười Cô Trinh Nữ”. Trong những năm gần đây các Đoàn Quan Họ Công Giáo đã sáng tác một số vở trích từ Tin Mừng và dùng làm phương tiện loan báo Tin Mừng.

Đức Hồng y Vingt-Trois cũng tặng các giám mục quyển sách mới của ngài mang tựa đề “Evêques, prêtres et diacres” (Giám Mục, linh mục, phó tế) được ngài xuất bản nhân Năm Linh Mục. Ngài cũng sẽ tham dự Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh Giáo phận Bắc Ninh vào sáng 25/11.

John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
---------------------

Đức Hồng Y Roger Marie Élie Etchegary nhân vật cao cấp số 4 của chính phủ Vatican đã thân ái nói gì với Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt ở Hà Nội, sau Thánh Lễ ngày 22-11-2009?    (xem video)

http://www.youtube.com/watch? v=Z60SubifiZg


                                            

Bài nhận định của Hồng Lĩnh:

Tòa Thánh Vatican Trả Lại Cây Gậy Mục Tử Cho Tổng
Giám Mục Ngô Quang Kiệt


Chiếc gậy mục tử của Giám mục
Từ ngàn xưa, cây gậy đóng ba vai trò chính: chổ dựa, diễn hành, tự vệ. Người Do Thái gọi chiếc gậy là « Kanch ». Hình như Do Thái lấy từ chữ Latin « Canna ». Người lính cổ La Mã luôn kết một cành cây vào bộ quân phục. Một biểu tượng của cây gậy. Tuy không có gì làm là hoành tráng, nhưng vai trò của nó thật rõ ràng : Người lính cổ La Mã di chyển rất nhiều.

Từ thế kỷ XI trở đi, những người hành hương luôn có một cái áo choàng và một cây gậy dài làm chổ để dựa.


Cây gậy của Giám mục, với đầu cong lại thành hình hơi tròn, hình như tới từ cây gậy của kẻ chăn chiên. Cây gậy ấy tượng trưng uy quyền và là cây gậy mục tử của Giám mục.

Vài nét về Hồng Y
Roger Marie Élie Etchegary

Hồng Y Roger Marie Élie Etchegaray sinh ngày 25/09/1922 tại làng Espelette thuộc Pyrénées-Atlantiques. Ngài là dân Pháp gốc basque.

Ngài chịu chức linh mục vào ngày 13/07/1947 và thuộc điạ phận Bayonne. Linh mục Etchegary phải qua ba chìm bảy nỗi sau chiến tranh và cải cách phụng sự dưới triều đại của Giáo Hoàng Phê Rô XII, khủng hoảng linh mục lao công, chiến tranh Algérie, dưới bóng của Tổng Giám mục Léon Terrier, truớc khi điều khiển văn phòng của Giám mục Pháp.

Chuyên gia của Cộng Đồng Vatican II. Ngài được bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá cho địa phận Paris ngày 29/03/1969. Sau đó Ngài được nâng làm Tồng Giám mục của Giáo phận Marseille vào ngày 22/12/1970. Ngoài ra Ngài còn được bổ nhiệm chủ giáo của truyền giáo Pháp vào ngày 25/11/1975. Từ 1975 tới năm 1981, Ngài là chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Pháp và Hội Đồng Giám Mục Âu Châu.

Ngày 08/04/1984 Ngài được bổ nhiệm làm chủ tịch Thánh Bộ Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình và Thánh Bộ Giáo Hoàng Bác Ái. Một năm sau vào ngày 13/04/1985, Ngài từ nhiệm Tổng Giám mục Marseille để gia nhập chính phủ Vatican (Curie romaine). Giáo Hoàng Jean-Paul II nâng Giám mục Etchchegary lên chức Hồng Y linh mục (ở trong thành La Mã) của Thánh đường S. Leon I vào ngày 30/06/1979.

Sau đó vào ngày 24/06/1998, ngài được nâng lên chức Hồng Y Giám Mục (Giám mục ở xung quanh thành La Mã) của Giáo phận Porto-Santa Rufina.

 

Suốt hơn 20 năm, Hồng Y Etchegary là một trong các cộng tác viên của Giáo Hoàng Ba Lan. Ngài đuợc Giáo Hoàng Jean-Paul II gửi đi khắp thế giới cho các công tác bí mật nhất và tế nhị nhất. Vừa bí mật vừa công khai, Ngài tới Cuba gặp Fidel Castro, tới Rwanda, Jérusalem, Tàu và gặp Saddam Hussein.

Một điểm rất đặc biệt cần được nêu lên: Ngài và Hồng Y Ratzinger (Giáo Hoàng Benoît XVI hiện nay) suốt cả chiều dài của Triều Đại Giáo Hoàng Jean-Paul II là hai cố vấn thân cận và bạn tri kỷ của Giáo Hoàng Jean-Paul II. Như vậy nên hiểu Ngài là tâm giao hay đồng chí của Giáo Hoàng hiện tại !

http://www.topnews.in/files/pope-II.jpghttp://www.ngocthach.com/PopeBenedictoXVI.jpg

Kề từ ngày 30/04/2005, Ngài là phó của Hội Đồng Hồng Y. Hiện nay Ngài là số 4 của chính phủ Vatican sau Giáo Hoàng Benoît XVI, Hồng Y Thủ Tướng Tarcisio Bertone, Hồng Y Sodano.


Nhân vật số 4 của chính phủ Vatican từ La Mã qua Việt Nam và mang gậy mục tử trả lại cho TGM Ngô Quang Kiệt

Với lá thư từ chức, phải nên hiểu rằng là TGM Ngô Quang Kiệt bày tỏ ý định xin trả lại Giáo Hoàng Benoît XVI cậy gậy mục tử tại vị, mà Giáo Hoàng Jean-Paul II đã giao cho Ngài vào tháng 06/1999.


Nay số 4 của chính phủ Vatican là Hồng Roger Marie Élie Y Etchegary, phải đội nắng mưa tới Việt Nam và sau lễ vào chiều ngày 22/11/2009 đã dõng dạc tuyên bố: CHIẾC GẬY (gậy mục tử) NÀY LÀ CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC, TÔI KHÔNG MUỐN MANG VỀ.. ».

Lệnh của số 4 phải hiểu là lệnh của Tòa Thánh Vatican và khi số 4 đã phán như vậy, thời xin vâng ! Cây gậy mục tử.

Hồng Lĩnh
24.11.2009

http://www.thoidiemmaria.net/THANHTHE/Song%20Thanh%20Chung%20Nhan/20030518_n1.jpg

Trân trọng kính chuyển đến quý vị 60' video
Đại Lễ Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam
được cử hành trọng thể tại giáo đô Vatican
vào ngày 19 tháng 6 năm 1988  (21 năm trước)
do Đức Giáo Hoàng John Paul II chủ sự

Part 1 | Part 2 | Part 3 |



 







Posted on 25 Nov 2009
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • Lm Nguyễn văn Khải, Phát Ngôn Viên GX Thái Hà, trả lời Radio France International (RFI 12.28.2009)
  • ĂN MỪNG NĂM MỚI 2010 -- Gia Chánh Việt Nam
  • THÁNH CA & NHẠC NOEL Mừng Chúa Giáng Sinh
  • Hòa Thượng Thích Chánh Lạc: Tẩy Chay Hàng Hóa Trung Cộng để Cứu Nước Cứu Dân, Tránh nạn Diệt Chủng!
  • AUDIO PALTALK Phòng "8406": Mỗi Chủ Nhật 7:00pm tối giờ California
  • Buồm cao ghi dấu can trường
  • Audio Đại Lễ Khai Mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam (Sở Kiện 11/2009)
  • Gs Nguyễn Lý Tưởng: Tư cách hiên ngang anh hùng của Linh mục Nguyễn Văn Lý (4/5/2007)
  • NHẠC VIỆT NAM CỘNG HÒA-- Các băng đĩa xưa xuất bản trước 1975 ở miền Nam
  • 21 audio về sự kiện Lm Nguyễn Văn Lý bị bắt giam tù và xét xử bịt miệng
  • Chu Tất Tiến: Thư gởi các Bạn Trẻ Việt Nam về Hiểm Họa TQ!
  • BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO của nước Đại Việt (thế kỷ 15)
  • Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư (Lý Thường Kiệt)
  • Gs Nguyễn văn Canh: VC phải bồi hoàn tiền bạc cho nạn nhân chế độ hà khắc (6/2007)
  • Luật sư Nguyễn Hữu Thống: Vấn đề Hoàng Sa Trường Sa theo Công Pháp Quốc Tế (12/2008)
  • Trần Việt Yên: Hướng dẫn Kỹ Thuật Truyền Tin Điện tử (1/2009)
  • Pháp Sư Giác Đức: Phải bảo vệ Tổ Quốc, Bảo vệ Lãnh Thổ của Chúng ta! (10/2009)
  • Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Suy nghĩ về sự kiện phi nhân bản ở Thái Hà (12/2008)
  • Hành giả Minh Hiền: Mỗi Chúng ta có trách nhiệm về sự Hưng Vong của Dân Tộc (5/2009)
  • Cờ Vàng: Đảng VC chủ trương "sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi" ! (10/2009)
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)