Translate this page: English French German Spanish Vietnam
Việt Cộng ngang nhiên cướp Trường Giáo Lý Loan Lý (Huế)

Tin khẩn từ Giáo Xứ Loan Lý,

hạt Hải Vân thuộc Tổng Giáo phận Huế (2)

Thông tin khẩn vụ công an CSVN đàn áp giáo dân
Công Giáo ở giáo xứ Loan Lý, hạt Hải Vân
thuộc Tổng Giáo Phận Huế:
http://audio.freevietnews.com/150909loanly2.m3u
do linh mục Nguyễn Hữu Giải tường trình qua telephone,  Bản tin này do Dòng Chúa Cứu Thế truyền đi.

 


Xin repost bài tường thuật của Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền về vụ nhà nước Việt Cộng dàn quân cướp trắng Trường Công Giáo Loan Lý, kèm tin tức bài vở liên hệ
 
 --------------
From TomaThien
Tại Giáo xứ Tam Tòa, thuộc Giáo phận Vinh, sáng ngày 20-07-2009, xảy ra cuộc đàn áp giáo dân và cướp đi một số tài sản của Giáo hội lẫn tín hữu
- Chiều ngày 20-07, có ngay Thư Cấp báo của Linh mục Phạm Đình Phùng, chánh văn phòng Tòa Giám mục Xã Đoài. Ngày 21-07, có Thư Kêu gọi của Linh mục Võ Thanh Tâm, Tổng đại diện Giáo phận Vinh. Ngày 22-07,
có Thư Hiệp thông của Đức Giám mục Cao Đình Thuyên gởi về từ Hoa Kỳ

 

Tại Giáo xứ Loan , thuộc Giáo phận Huế, khuya và sáng ngày 14-09-2009, xảy ra cuộc đàn áp giáo dân và cướp đi toàn bộ ngôi trường của Giáo xứ và Giáo phận

- Thế mà cho đến nay (19-09), chưa có

Thư Cấp báo của Linh mục chánh văn phòng Tòa Giám mục Huế. Thế mà cho đến nay (19-09), chưa có Thư Kêu gọi của Tổng đại diện Giáo phận Huế, Đức Giám mục phụ tá Lê Văn Hồng (đang ở Philippines). Thế mà cho đến nay (19-09), chưa có Thư Hiệp thông của Đức Tổng Giám mục Nguyễn Như Thể gởi về từ Đài Loan. Thế mà cho đến nay (19-09), chưa có cử chỉ hiệp thông của Quản xứ Chánh tòa Phủ Cam (giáo xứ số 1 của TGP Huế) là linh mục Dương Quỳnh, gốc Loan .

 

 Cuộc chiến đấu bi hùng của

Giáo xứ Loan ngày 13-14 tháng 09-2009"

 
posted on www.vietcatholic.net (19 Sep 2009 12:06)
 
Sao lại đánh chúng tôi?
Sao lại xô đẩy chúng tôi ra khỏi trường của chúng tôi? Chúng tôi là dân lành sao lại đối xử ác độc với chúng tôi? Hãy tôn trọng sự thật!
Tự do tôn giáo đâu?
Công lý đâu?

Những tiếng kêu gào của giáo dân Loan Lý đã vang lên như thế giữa đêm khuya lúc 2g30 và giữa ban ngày lúc 9g sáng hôm 14-09-2009 tại sân trường Tiểu học của Giáo xứ.

Giáo xứ Loan Lý trên bản đồ
Vốn là một giáo xứ ở vùng biển Cửa Tùng (nơi sông Bến Hải chảy về) thuộc cực bắc tỉnh Quảng Trị, Loan Lý đã di cư vào Thừa Thiên sau năm 1954 và được chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm giúp khai khẩn lập làng ở vùng cát trắng hoang sơ Lăng Cô, nằm giữa Biển Đông và đầm An Cư (xin xem bản đồ). Dân số hiện nay vào khoảng 800 người.

Năm 1956, giáo xứ xây một ngôi trường để dạy giáo lý lẫn văn hóa cho con em. Ngôi trường nằm đối diện với nhà thờ, cách nhau bởi quốc lộ 1A, lưng xoay ra phía đầm An Cư, trên một diện tích 40x120 mét, và không có hàng rào bao quanh.

Năm 1975, nhà cầm quyền địa phương (theo chính sách giáo dục của Cộng sản) tự tiện trưng dụng nó làm trường tiểu học, dạy các lớp từ 1 đến 5. Hiện có 127 học sinh. Nhưng ngày Chúa nhật, các em Công giáo vào học giáo lý tại các lớp. Rất hài hòa!

Đã nhiều năm nay, giáo xứ làm đơn đòi lại trường để sửa chữa và dùng làm nhà sinh hoạt cộng đồng. Thế nhưng nhà cầm quyền không chịu trả và cũng không cho sửa chữa. Ngược lại, nhà cầm quyền muốn sửa chữa thì Giáo xứ chẳng đồng thuận.

Một tuần trước Chúa nhật 13-09-2009, ngày khai giảng năm học giáo lý niên khóa 2009-2010, Ủy ban nhân dân thị trấn Lăng Cô có mời linh mục quản xứ Phao-lô Ngô Thanh Sơn (mới nhận nhiệm sở được một năm) và các vị trong Hội đồng Giáo xứ đến “làm việc”. Hai bên đồng thuận giữ nề nếp học hành như mấy năm trước.

Đùng một cái, thầy cô ra lệnh cho học sinh học ngày Chúa nhật cả sáng lẫn chiều (đang khi thông thường thì cấp 1 nghỉ ngày Thứ bảy và Chúa nhật). Ủy ban lại mời Cha quản xứ và Hội đồng Giáo xứ làm việc tại trụ sở lúc 8g Chúa nhật 13-09 để thông báo lệnh của ban giám hiệu. Đương nhiên cha quản xứ không thể nào chấp nhận.

Thế là vào khoảng 11g, giáo xứ nhận văn thư “từ nay cấm dạy và học giáo lý tại trường”. Lúc đó thầy cô đang có mặt đông đủ tại trường cùng với một số học sinh, ngoại trừ các em Công giáo. Vốn chiếm đa số, các em này nhất định không đi học ngày Chúa nhật.



Khoảng 13g, bỗng nhiên có 2 xe cần cẩu, 1 xe múc đất và một xe ben (chuyên chở vật liệu) từ đâu chạy đến đậu ngay trước cửa trường. Tiếp theo là một đoàn xe máy của thầy cô và cán bộ UBND thị trấn Lăng Cô khoảng chừng 30 người, trong đó có ông Lê Văn Tình, chủ tịch UB và ông Lộc, hiệu trưởng trường tiểu học thị trấn.

Ngoài ra còn có một lực lượng quay phim khá hùng hậu. Con đường quốc lộ 1A ngang qua Giáo xứ bị phong tỏa hai đầu. Xe Nam Bắc chỉ còn có thể đi con đường ven đầm An Cư mà thôi. Giáo dân bắt đầu kéo đến để chờ xem chuyện gì xảy ra đây.

Khoảng 16g, cha Quản xứ (cha sở), Hội đồng Giáo xứ, các giáo lý viên và các giáo lý sinh khai mạc năm học Giáo lý tại sân nhà thờ (nằm trên cao). Sau đó tất cả tiến xuống trường để bắt đầu giờ giáo lý. Cha sở đến gặp thầy hiệu trưởng Lộc, yêu cầu mở các cửa lớp để các em vào học nhưng thầy quyết không mở, lại còn cho người án ngữ trước mỗi lớp.

Giáo dân lớn đứng xung quanh đều hết sức phẫn nộ, nhưng vẫn rất tự chế, nhẫn nhục, không xông vào đập phá các ổ khóa hay gạt người của hiệu trưởng. Cha sở truyền lệnh cho sinh hoạt giáo lý ngoài sân trường. Các thiếu nhi vui vẻ và bình tĩnh hát các bài ca giáo lý giữa cặp mắt thán phục lẫn thương cảm của cha mẹ anh chị và dưới ống kính máy quay vidéo của nhà cầm quyền. Một bài hát được lặp đi lặp lại: “Cái nhà là nhà của ta. Công khó ông cha lập ra. Cháu con ta gìn giữ lấy. Muôn năm với nước non nhà”!?!



Sau 30 phút, tức vào khoảng 17g, tất cả các lớp giáo lý giải tán, cha sở cũng vui vẻ giã từ các các thầy cô canh gác trường. Bốn chiếc xe nói trên chuyển động, đứng sát đuôi nhau, che kín hoàn toàn mặt tiền ngôi trường.

Tối hôm đó, khoảng 21g, cha Quản xứ âm thầm rời xứ, mọi liên lạc điện thoại với ngài cũng bị cắt đứt. Giáo dân đoán là cha ra Huế để tường trình sự kiện. Thế nhưng tại Tòa GM lúc này chỉ còn cha Thư ký Văn phòng và cha Quản lý Nhà Chung, còn Đức TGM Nguyễn Như Thể đang đi họp ở Đài Loan, Đức GM Phụ tá Lê Văn Hồng đi họp tại Philippin. Cả hai đến 20-09 mới về lại Việt Nam.

Chiều ngày 14-09, cha sở mới về lại, cho giáo dân hay rằng mình ra Huế gặp cha Dương Quỳnh, gốc Loan Lý, đang cai quản Giáo xứ chánh tòa Phủ Cam. Còn mọi liên lạc điện thoại với cha (tới tấp đêm 13 rạng ngày 14 và suốt sáng 14) không thực hiện được là vì máy di động của cha bất ngờ hết pin.

Đến 1g ngày 14-09, bỗng có nhiều tiếng động lạ ở trường. Một số giáo dân gần đó thức dậy nhào tới xem. Thì ra có một xe ben chở lưới thép B40, cọc sắt và bảng hiệu “Trường Tiểu học Lăng Cô, cơ sở 2” đến, tiếp đến là nhiều xe con, xe tải chở công an, cán bộ. Đủ bộ sậu đầu lãnh. Có cả viên hiệu trưởng Lộc. Tất cả khoảng 200 người, đầu đội mũ bảo hiểm (để dễ nhận diện nhau), đa số mặc thường phục, một ít mặc áo xanh, áo vàng.

Tay ai nấy đều cầm dùi cui chuyên dụng của cảnh sát (phát ánh sáng ban đêm) hoặc đùi tre cán giáo (một loại tre rất cứng vì đặc ruột). Họ bắt đầu dựng cổng, gắn bảng hiệu, rào lưới thép quanh trường.

Một giáo dân chạy lên nhà thờ kéo chuông báo động. Nhưng dây chuông đã bị ai cắt mất rồi. Thế là phải gọi cửa các nữ tu ở bên cạnh, vào nhà thờ, leo lên tầng đàn (chỗ ca đoàn hát), bò ra tháp chuông để báo động. Giáo dân lật đật vùng dậy mở cửa. Than ôi, đứng trước mỗi nhà đã có đôi ba dân quân án ngữ. Ngoài đường quốc lộ thì công an áo xanh, áo vàng.

Thế là họ đi ngả sau, băng qua độn cát, lách qua bụi bờ, kéo đến nhà thờ. Đa số ăn mặc phong phanh (đêm hè mà!). Tất cả khoảng 400 người, phần lớn là giáo dân nữ, già có trẻ có. Nhờ lực lượng đông đảo, lại thêm lòng mến yêu Công lý và Giáo xứ, họ quyết xông vào tháo dỡ hàng rào, xô ngã cổng bằng hai bàn tay không.

Tại sao lại rào trường dựng cổng cách ám muội giữa đêm khuya như thế? Không thể để bọn cướp ngày làm đêm này tự tung tự tác được! Lúc đó vào khoảng 2g40 sáng. Hai bên xô xát nhau dữ dội. Tiếng la hét xé toang màn đêm. Công an dùng dùi cui không đánh vào đầu (tránh bị phát giác) mà chỉ đánh vào tay chân, thọc vào ngực, bụng và hông (trò rất hiểm). Nhiều giáo dân bị thương. Đa số là phụ nữ. Chị Nguyễn Thị Thay bị thương nặng.

Cuối cùng, nhễ nhại mồ hôi, bàn tay trầy sướt, giáo dân đã chiến thắng, hàng rào thép bị gỡ bỏ, cổng trường bảng hiệu cũng bị hạ và đập dẹp. Đến 5g sáng thì cán bộ công an đành phải rút lui. Bốn chiếc xe lớn từ chiều hôm trước cũng rời vị trí.

                     
 
Ba^'m nghe nha.c  Kinh Ho`a Bi`nh
Download    Kinh Hòa Bình

Giáo dân ngồi lại sân trường, canh thức lần chuỗi, hát “Kinh Hòa bình” của thánh Phanxicô, cầu nguyện cho công lý và bình an mãi tới sáng, lòng ray rứt tự hỏi: “Cái thứ chính quyền và cái nền giáo dục nào đây?” Một số giáo dân hào hiệp đã mang bánh mì tới tặng bà con chiến sĩ.

Đến 6g sáng Thứ hai 14-09-2009, nhà cầm quyền CS bắt đầu điều động lực lượng bao vây giáo xứ. Mỗi nhà có ít nhất hai bộ đội canh giữ. Rồi từng nhóm bộ đội gác quốc lộ 1A, đường men theo bờ đầm (bên hông giáo xứ, xem bản đồ vệ tinh) và mọi con hẻm lớn nhỏ trên con đường này. Cả hai con đường đều bị phong tỏa giao thông.

Xe Nam-Bắc, ngay từ chân đèo Phú Gia, phải đi vào con đường vòng quanh đầm phía núi (gọi là đường Hói Mít Hói Dừa, xem bản đồ in màu). Công an áo xanh, áo vàng đứng rải khắp nơi, bên cạnh những chiếc xe bảng số xanh.

Thanh niên và phụ nữ lạ mặt, khẩu trang che kín, tay cầm dùi cui ngồi thành từng tổ ở đầu giáo xứ (dốc đèo Phù Gia). Công nhân đứng cạnh những xe tải chở đầy đất đá, vật liệu xây dựng. Đến 7g30, tất cả tiến vào trung tâm Giáo xứ, đến tận Nhà thờ và nhà trường. Đầu tiên là 3 xe nhà binh chở đầy cảnh sát cơ động (có chữ CSCĐ sau lưng) khoảng chừng 80 đến 100
Bên phải là hình các lãnh đạo công an
địa phương điều động đàn áp
người, trang bị lựu đạn cay, dùi cui và khiên mộc trong suốt, có chữ Police. Tiếp đến là xe ủi đất, xe múc đất, xe cần cẩu, xe chở vật liệu xây dựng, xe bồn nước (màu xanh lam), xe vòi rồng (màu đỏ) và đặc biệt một xe là lạ, màu cứt ngựa, trên đó có trang bị một khẩu súng lớn khoảng 100 ly. Người ta cho đó là xe phóng hơi cay.
 
Sau đấy là một đoàn xe chở đầy công an hình sự áo xanh, công an giao thông áo vàng, bộ đội biên phòng áo cứt ngựa, rồi là hàng đoàn người dân lạ mặt (“quần chúng tự phát”). Đấy là chưa kể hơn một chục chuyên viên thu hình, có phận sự quay phim liên tục, cận cảnh, nhằm mục đích tuyên truyền vu khống (đài truyền hình CS ngay tối 14-09 đã làm như vậy) và nhất là để điểm mặt các giáo dân can đảm hầu tiện trả thù trừng phạt về sau.
 
Tổng cộng phải từ 1000 đến 1500 người (đang khi giáo dân đến được hiện trường chỉ vài trăm mạng). Chỉ huy cuộc đàn áp giáo dân và cướp trắng ngôi trường, gồm có:

Sau khi đổ bộ xuống trước nhà thờ, tất cả lực lượng “quần chúng tự phát” tràn vào sân trường, vây lấy đám giáo dân -đa phần là phụ nữ và trẻ em- đang hát thánh ca, cầu nguyện dưới cái nắng càng lúc càng gay gắt. Công an thì tràn nhà dân chung quanh, đuổi hết những khách lạ tò mò cũng như án ngữ đường lên nhà thờ Loan Lý. Riêng đám cảnh sát cơ động thì vẫn đứng giữa đường.

Đúng 8g, ông chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô là Lê Văn Tình bắt đầu cầm loa phóng thanh, “yêu cầu bà con giải tán để nhà nước sửa chữa và xây dựng trường học”. Giáo dân không một ai nhúc nhích. Mười phút sau, cảnh sát cơ động tiến vào và bắt đầu đẩy giáo dân ra khỏi khu vực.

Trước đó một giờ, Linh mục Gioan Nguyễn Đức Tuân, quản xứ Lăng Cô (gần chân đèo Hải Vân), đồng thời là Hạt trưởng Giáo hạt Hải Vân, đã tìm mọi cách đến Loan Lý. Bị công an giao thông cản trở, ngài yêu cầu cho gặp cấp chỉ huy của họ. Ông Lê Văn Tình liền đến và cho biết bây giờ chỉ có huyện mới giải quyết được thôi.
 
 Biết là “trò đá bóng”, cha Tuân bèn băng nhà này qua nhà nọ và tới được thánh đường Loan Lý. Ngài vào trường gặp các cán bộ huyện Phú Lộc, yêu cầu họ phải tôn trọng dân chúng, tôn trọng con người, giải quyết hài hòa để chẳng ai bị thương.

Bỗng có tiếng la hét vang bên ngoài sân trường. Cha Tuân liền chạy ra thì thấy cảnh sát cơ động vừa xô đẩy vừa đánh tới tấp tất cả giáo dân có mặt tại sân. Đám này cũng dùng trò hiểm: không vung dùi cui vào đầu vào mặt mà chỉ đánh từ vai trở xuống, cũng như thọc mạnh vào ngực, vào bụng, vào hông…
 
Ngài chạy tới cản trở, liền bị đẩy mạnh cùng giáo dân xuống mặt đường, qua vệ đường bên kia, vào khu vực nhà thờ. Ai té, bị kéo lê đi không thương tiếc. Các chị Hoàng Thị Huệ, Hoàng Thị Thu, Nguyễn Thị Huế, Trương Thị Mỹ Vân, Hoàng Thị Thanh, Tôn Nữ Thị Phượng, Trương Thị Oanh, ông Hoàng Đồng, bà Dương Thị Thân và nhiều chị em khác bị đánh mang thương tích ở chân tay và thân mình.

Các vị trong Hội đồng Giáo xứ như: Hoàng Văn Hiệu, Nguyễn Văn Y, Lê Quang Đoàn, Nguyễn Sĩ, Hoàng Huệ, Phùng Sử, Lê Quang Tình chạy lui chạy tới la khản cả cổ họng: “Hãy dừng tay! Hãy dừng tay!” nhưng chẳng được gì. Hai ông lão Nguyễn Mật, Phùng Ngại cũng chỉ biết than lên: “Chưa từng thấy! Quá tàn bạo!” Hai em Việt, Triển thấy mẹ là Nguyễn Thị Vinh bị đánh, chạy ra cứu, bị công an bắt lên xe chở đi mất tích (không rõ giờ này đã thả chưa).

 
Sau khi giáo dân đã bị đánh đuổi như con vật, bị xô đẩy ra khỏi sân trường, thì các xe ủi đất, múc đất, xe bồn nước, xe chở xi măng cát sạn và thợ xây tiến vào. Cảnh sát giao thông áo vàng cũng khiêng tới hàng rào sắt sơn trắng đỏ để bảo vệ khu vực. Người ta bắt đầu đào móng, xây tường, trước con mắt vừa thất vọng vừa phẫn nộ của các giáo dân tay không bất lực ngồi bên phía nhà thờ. Quả là trò đàn áp tước đoạt giữa thanh thiên bạch nhật, đúng cung cách bọn cướp ngày mà chỉ chế độ CS mới có.

Đang khi đó, các linh mục Gioan Bosco Dương Quan Niệm (quản xứ Thừa Lưu), Đôminicô Lý Thanh Phong (quản xứ Phú Xuyên) và vài linh mục khác bị chặn từ xa. Linh mục Giuse Hoàng Cẩn (quản xứ Truồi), gốc Loan Lý, và linh mục Bênêđíctô Phạm Tuấn (quản xứ Hói Dừa), đã vào được Giáo xứ Loan Lý nhưng bị bộ đội chận lại, không cho tới nhà thờ.

Riêng Linh mục Nguyễn Hữu Giải, quản xứ An Bằng (chỗ xa nhất), đã đến được một nhà giáo dân khá gần nhà thờ lúc 9g30. Cha liền đi công khai ra đường, thì bị bộ đội chận lại, nói là có lệnh giới nghiêm khu vực. Linh mục yêu cầu cho xem bản văn lệnh cấm. Họ cứng họng. Ngài liền đòi gặp cấp chỉ huy. Cuối cùng một sĩ quan bộ đội tới và linh mục yêu cầu ông ta hộ tống ngài đến nhà thờ.

Đến nơi, cha Giải trông thấy một cảnh tượng đau lòng xót ruột. Các ông ngồi buồn bã. Các anh ngồi im lặng. Các bà các chị ngồi tức tối. Thân thể họ đau nhức, đầy vết bầm, đầy vết máu. Họ đã thức từ khuya cho tới giờ này. Họ đã chiến thắng và bây giờ thất trận. Đến trưa, họ vẫn ngồi lỳ, không màng ăn uống.

Đang lúc lực lượng của cái “chính quyền do dân, của dân, vì dân” một nửa thì hộc tốc xây dựng bức tường, một nửa thì canh chừng nhân dân, không những tại khu vực nhà trường nhà thờ mà còn khắp cả giáo xứ.

Hôm đó, 14-09, nhiều người Loan Lý ra chợ Nước Ngọt hay chợ Lăng Cô hoặc có việc phải tạm rời giáo xứ, đi thì được nhưng không thể về, thành ra có người đành phải vứt bỏ thức ăn hay hàng hóa trên con lộ. Quân canh gác chỉ biết lạnh lùng theo lệnh, chẳng hề có chút lòng nhân.

Có người khi đi dùng xe máy, khi về thì bị tịch thu xe không biên lai, không giấy xác nhận tạm giữ. E rằng mất luôn! Mọi con đường, mọi con hẻm đều có “bạn dân” hay dân quân trấn giữ với bộ mặt đằng đằng sát khí. Lệnh phong tỏa chỉ bị hủy vào cuối ngày 15-09 mà thôi.

Giáo dân đứng nhìn ngôi trường bị cướp trong bất lực, phẫn nộ, buồn bã. Tính đến thời điểm này (lúc chúng tôi viết bài tường trình), bức tường bao quanh khu đất tranh chấp (nói cho đúng là ăn cướp) đã được gấp rút xây dựng ngày đêm, nhất là phía đối diện với nhà thờ, để tránh sự chú ý của những người qua đường và đề phòng sự “phản kích” của giáo dân. Nay thì ngôi trường mở cổng ra phía đầm An Cư, xoay lưng với thánh đường. Nếu tính đến đỉnh cột thì “bức tường ô nhục” này (tên gọi mới được giáo dân Loan Lý đặt cho) cao gần 3 mét.

Lực lượng cảnh sát canh giữ khu vực hiện thời còn khoảng gần một chục. Họ mặc thường phục để dễ dàng nhòm ngó, theo dõi những ai qua lại. Tuy nhiên, hằng ngày đội cảnh sát cơ động khoảng chừng 30 người vẫn được nhà cầm quyền huy động đến đây để thị uy. Họ ngồi trên xe chuyên dụng chạy quanh khu vực giáo xứ Loan Lý mỗi ngày hai lần nhằm uy hiếp tinh thần giáo dân mà một số vẫn còn khiếp hãi trước những sự việc đời họ chưa bao giờ chứng kiến.

Một số giáo dân cũng cho biết nhà cầm quyền đang bắt đầu thực hiện việc đe dọa và trả thù những giáo dân hăng hái có mặt hôm xảy ra sự việc. Một vài người bị thương trong lúc xảy ra xô xát, va chạm, đã không thể tìm được các cơ sở y tế hoặc các hiệu dược phẩm tại địa phương để mua thuốc hoặc chữa chạy, vì các cơ sở này được lệnh không cấp bán thuốc cho họ.

Bên cạnh đó, công việc làm ăn của một số giáo dân cũng bị cản trở hoặc bị gây khó dễ. Một cán bộ đã chỉ thẳng mặt một giáo dân có mặt tại hiện trường hôm xảy ra đụng độ: “Rồi mày sẽ biết tay tao!”. Đặc biệt có một gia đình sở hữu một chiếc xe ôtô làm phương tiện sinh nhai, thì nay chạy đến đâu đều bị cảnh sát ách lại và tìm cớ hoạnh họe phạt tiền đến đấy. Họ đã bị giấy phạt đầu tiên là 3 triệu đồng hôm 16-09.

Cũng xin nhắc lại rằng cách đây hơn 10 năm, tháng 7-1999, nhà cầm quyền Cộng sản đã tính cướp đất của nhà thờ Loan Lý để mở rộng thêm diện tích của khách sạn Hương Giang (mà giáo dân nói là tài sản của bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn). May thay cha sở lúc đó, Cái Hồng Phượng, và giáo dân đã đoàn kết sống chết bên nhau nên họ đã chiến thắng, nghĩa là đã kịp rào khu vực nhà thờ, khiến Giáo xứ không mất một tấc đất nào cả.

Cũng xin lưu ý thêm rằng: sau khi hầm Hải Vân (là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, 6.280m, xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên-Huế với thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam), được khánh thành vào năm 2005, thì thị trấn Lăng Cô (sát chân đèo và hầm đèo) trở nên hấp dẫn khách du lịch.

Đến ngày 6-6-2009, Lăng Cô lại chính thức trở nên thành viên của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Lễ trao giấy chứng nhận đã diễn ra tại thành phố Setubal, Bồ Đào Nha, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh lần thứ V với chủ đề "Đại dương kết nối chúng ta".

Đến sáng ngày 1-8-2009, tại Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô lại diễn ra Lễ khởi công xây dựng Dự án Khu du lịch Laguna-Huế tại huyện Phú Lộc. Chính Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và phát lệnh khởi công dự án lớn này. Kể từ đó (từ 2005), đất đai vùng Lăng Cô trở nên đắt như vàng.

Cán bộ cộng sản thi nhau chia chác đất công hoặc ngang nhiên cướp đất tư. Việc này đã bị nhân dân tố cáo qua đơn từ vô số (nhưng vô vọng) cũng như phản ảnh qua nhiều cuộc trả lời phỏng vấn trên đài Chân Trời Mới. Chính vì thế, thay vì bỏ ra một số đất công để xây trường mới cho con em thị trấn, nhà cầm quyền CS đã ngang nhiên cướp trường của Giáo xứ và Giáo hội.



Kết luận: Việc cưỡng chiếm một tài sản của tư nhân, nhất là của tập thể tôn giáo, dù để làm một công trình công cộng nào đó (như tòa Khâm sứ, linh địa Thái Hà đã bị biến thành công viên…) vẫn là một hành vi bất công, không thể nào biện minh được, vì xâm phạm quyền tư hữu chính đáng và vì chính tài sản đó của tôn giáo cũng nhắm phục vụ cộng đồng.

Đấy chỉ thuần là trò ăn cướp của một nhà cầm quyền độc tài, coi mình là sở hữu chủ tối cao mọi đất đai tài sản. Việc chiếm một ngôi trường của tôn giáo để làm một ngôi trường công cộng cũng không thể chấp nhận được và ngoài ra, còn là một hành vi phản giáo dục hoàn toàn. Thật ra, nền giáo dục của chế độ CSVN từ hơn nửa thế kỷ nay có gì là tốt đẹp, có gì là nhân bản, có gì là thành quả đâu!

Phần các giáo dân Giáo xứ Loan Lý, (vốn còn gọi là Luân Lý, nghĩa là lấy đạo làm gốc, làm trọng, sống bác ái công bình), họ chỉ biết sống đời hiền lương từ bao năm nay, đêm nhà không đóng cửa, ngoài vườn không hàng rào. Tuy nhiên, họ vẫn quyết bênh vực công lý sự thật.

Qua việc bảo vệ tài sản Giáo hội, họ chỉ muốn đấu tranh cho một cái gì rộng lớn hơn: đó là dân chủ nhân quyền, là tự do tôn giáo trước bạo cường cộng sản độc tài toàn trị. Nay thì giáo dân đang mong chờ các lãnh đạo tinh thần cao nhất của Giáo hội tại Huế và tại Việt Nam lên tiếng hiệp thông với họ trong mối ưu tư chung về sự thật và lẽ phải, xứng danh môn đồ của Chúa Kitô!

Kết thúc bài này, chúng tôi xin được ngỏ lời cảm ơn những giáo dân Loan Lý tuyệt vời, đầy đức tin sống động và tấm lòng can đảm. Chính nhờ những chuyện họ kể, hình họ chụp (dưới đôi mắt cú vọ của công an) mà mới có bản tường trình này gởi đến Đồng bào và Thân hữu quốc tế. Xin tất cả tiếp tục thông tin, cầu nguyện và ủng hộ cho những vị anh hùng dân dã chân đất này.
 
Nhóm LM Nguyễn Kim Điền tường trình
---------------
 
 

Quý vị nghe audio
http://audio.freevietnews.com/150909loanly2.m3u
Linh mục Nguyễn Hữu Giải tường trình qua telephone. Bản tin này do Dòng Chúa Cứu Thế truyền đi http://dcctvn.net/

       

                hoa lan                     

Thư của một người con giáo xứ Loan Lý
xa quê hương gửi về giáo xứ cũ mến thương

VietCatholic News (15 Sep 2009 16:22)
Thành phố Memphis, Tenessee ngày 15 tháng 9 năm 2009

Kính thưa Cha Sơn, chánh xứ Loan Lý, ông bà, anh chị em, và các cháu thuộc giáo xứ Loan Lý thân thương,

Con là Linh Mục Simon Hoàng Thời, SVD, thành viên của Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời, hiện đang làm mục vụ tại giáo xứ Chúa Lên Trời, và tại trường Đại Học Memphis, thuộc giáo phận Memphis, TN.

Con là một người con tha phương của Giáo xứ Loan lý thân thương. Con rất tự hào được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của Giáo xứ, được nuôi dưỡng bởi một đức tin kiên cường do dòng máu của các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam, và được thụ hưởng được một nền giáo dục làm người - lấy nhân nghĩa làm đầu.

Viết lên những dòng tâm thư này, với những giọi nước mắt cứ mãi tuôn rơi. Nhất là trong những ngày này, lòng con luôn hướng về Giáo xứ, nhớ rõ khuôn mặt từng người, cảm thấu những giọi nước mắt rơi của các ông bà cụ già, những vết thương tích bầm tím của các chị em và các em bé, và những khuôn mặt mất ngũ, lo âu và sợ hải của mọi người.

Con muốn được ở tại Giáo xứ mình trong những ngày này, được đồng hành với những người mình thương mến, muốn được cùng chịu những đau khổ tinh thần và thể xác mà bà con mình đang chịu. Con muốn được làm các em bé Thiếu Nhi, ngồi ngoài sân trường để học giáo lý, khi cửa phòng học bị khoá lại, để hát những bài ca ca tụng Chúa, và cầu nguyện cho những người làm hại mình.

Con muốn làm những người chị, người mẹ, quên đi nỗi đau thân xác, nỗi nhục của con tim, để xông vào dành lại mãnh đất mà cha ông chúng ta để lại. Con muốn làm những em bé trai, xông vào cứu mẹ, bảo vệ mẹ, và nếu được cùng chết với mẹ mình để bảo vê danh thơm cho ông bà tổ tiên.

Con muốn được làm các anh chị giảng viên, mạnh dạn đứng lên giảng dạy giáo lý, truyền đạt đức tin cho con em, ngay trước mặt những kẻ tự xưng mình là vô thần. “Hãy đứng lên đừng sợ những kẻ giết được thể xác mà không là làm hại được linh hồn.” (Luca 12:4)

Con muốn được làm Cha Sơn, vì đàn chiên hiên ngang không sợ chết, anh dũng bảo vệ tài sãn giáo hội. Nói lên tiếng nói của kẻ yếu thế. Hãy can đảm lên đừng sợ! Con muốn làm các sơ, luôn luôn đồng hành với các em và những người yếu thế. Luôn bên vực và bảo vệ mần non đức tin. Hãy can đảm lên đừng sợ, “Thầy sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận thế.” (Matheo 28:20)

Con muốn làm những cụ ông cụ bà, ngày đêm với những lời kinh và tràng hạt, tha thiết cầu xin cho sự bình an và an toàn của con cháu, và còn cầu nguyện cho những kẻ đang làm hại mình, đang lấy đi mãnh đất nhỏ, món quà thiêng liêng cha ông để lại. Con vẩn còn nhớ lại những gốc dừa mà cụ ông cụ bà đã trồng lên, đã hái trái của nó bán lấy tiền mua bánh và rượu lễ vì hoàn cảnh Giáo xứ nghèo khó. Hãy can đảm lên! Hãy nói như thánh Phao lô: “Cha đã chạy đến cùng đường và giữ vững đức tin.” (2Timothy 4:7)

Con không muốn làm những người lãnh đạo họ làng, đứng khoăn tay nhìn cảnh đau thương xãy ra trước mặt. Đứng nhìn, mẹ, vợ và con gái mình bị đánh đập khinh khi mà không ra tay bảo vệ. Anh em hãy đứng lên, đừng sợ! Các giọt máu đào của các Thánh tử đạo đã nãy sinh thêm nhiều con nhà có đạo.

Con không muốn làm những người cọng sãn, vì họ đánh mất tư cách của một con người. Cuộc sống của họ quá phản cách mạng, đi ngược với lương tâm con người. Họ không còn biết lấy dân làm đầu, lấy lợi ích chung làm chủ cho mọi hành động và quyết định của họ. Chức quyền và ảo ảnh đã chiếm lấy con tim của họ. Họ không còn tư cách là một con người cọng sãn Việt nam “Yêu nước thương dân!”

Con không muốn làm một người con tha phương, chỉ biết sống trong sự đầy đủ tiện nghị của cải vật chất mà quên đi hàng vạn người đang bị tước mất quyền làm người, vị sợ hãi mà không dám lên tiếng trước những bất công, vì sợ không thể về thăm quê hương nữa mà không nói lên sự thật, vì sợ nói lên sẽ ảnh hưởng bà con và những người ruột thịt còn lại ở quê nhà. Hãy can đảm lên đừng sợ! Nếu trên quê hương đó còn có bất công, còn có việc đánh đập phụ nữ và trẻ em, ngược đãi người già nua, không tôn trọng tự do tôn giáo, mà con không làm gì cả, thì Viêtnam không còn là quê hương của con nữa. Hãy can đảm lên đường sợ!

Kính thưa Cha Sơn, ông bà, anh chị em, Tuy xa ngàn vạn dặm, con vẫn đang ở với quý vị, như Mẹ Maria dưới chân Thánh Giá Chúa Giêsu, trong ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi hôm nay. Con sẽ đứng đó mãi cho đến khi công lý được ngự trị trên giáo xứ và quê hương mình. Con sẽ đứng với mọi người cho đến khi ngôi trường được trả lại, sân trường được rộng mở cho các con cháu vui chơi, sinh hoạt và học giáo lý. Bức tường ngăn cách phải được sụp đổ. Sự tự do tôn giáo phải được bảo vệ và nhân phẩm con người được tôn trọng.

Mỗi lần con về quê thăm, nơi trước tiên mà con đến luôn luôn là ngôi trường này, nơi mà con cũng đã từng mài lủng túi quần, đánh vần e a, học về văn hóa dân tộc và đức tin Công Giáo. Sân trường là nơi mà con đã một thời vui chơi, leo dừa, đá banh và đánh căng. Con sẽ lớn tiếng mà không còn sợ hãi nữa: Hãy trả lại cho tôi tuổi thơ, hãy trả lại cho tôi những gì là của cha ông chúng tôi!

Đất đai quanh làng quanh xóm đã bị cắt, bán đứng, đất vườn khoai, vườn dưa, vườn rau muống đã bị dâng đãi cho nhũng kẻ có quyền và có thế lực. Bờ biển yêu thương đã bị chia ngàn xẽ vạn cho những thú vui của thế trần và cho những túi tiền không bao giờ cạn và cho lòng tham không bao giờ được thoả mãn.

Chúng ta còn lại những gì? Chỉ có một ngôi trường làng cũ năm nào, nơi mà Đức tin được nuôi dưỡng, lòng nhân-nghĩa-lễ được truyền đạt. Một chút quà nhỏ còn lại của cha ông, những người đã rời quê cha đất tổ đi tìm tự do tôn giáo, vào đây lập làng lập họ. Chúng ta nỡ đánh mất sao!? Hãy can đảm lên đừng sợ! Người ta có thể xây thành đắp lũy, nhưng người ta không thế dập tắt được ngọn lữa lòng của chúng ta.

Hiệp với Giáo xứ, con cầu mong cho sự bình an của quê hương, làng họ và cho sự thay lòng của kẻ làm lãnh đạo.
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi,
Memphis ngày 15 tháng 9 năm 2009
LM Simon Hoàng Thời, SVD



Sau cuộc đụng độ, công an đã chiếm ngôi Trường Giáo lý giáo xứ Loan Lý ở Lăng Cô thuộc TGP Huế
VietCatholic News (15 Sep 2009 10:41)
HUẾ (14/9/2009)- Giáo dân giáo xứ Loan Lý ở Lăng Cô thuộc giáo phận Huế từ hôm Chúa nhật tới nay đã cố gắng giữ lại ngôi trường giáo lý của mình nhưng đã hầu như tuyệt vọng.

Hình ảnh học sinh giáo xứ Loan Lý ngày khai trường sau đó có công an và chính quyền địa phương đến đàn áp chiếm giữ

Công an bao vây trường họ Loan Lý
Những giáo dân của giáo xứ sau hơn một đêm cố gắng bảo vệ ngôi trường của mình và cả đêm bị một lực lượng công an và nhân quân địa phương bao vây và tấn công. Giáo dân gồm cả đàn bà và trẻ con đã thấm mệt, nhiều nhiều trong nhóm họ đã bị thương. Hai thanh niên cố gắng bảo vệ các bà mẹ của mình đã bi công an bắt đi trong đêm đó, nhưng ngày hôm qua thứ Hai đã được thả ra.

Sáng ngày thứ Hai 14/9 công an đến đông hơn, gồm cả các xe quân đội và xe xây cất đậu chung quanh khu nhà thờ và trường học.

Hôm nay ngày 14.09.2009 ông Hồ Xuân Mãn, Bí Thư Tỉnh ùy tỉnh Thừa Thiên Huế đã huy động một lưc lượng hơn 1500 người gồm Bộ đội, công an cơ động công an Biên phòng, và những phụ nữ được bịt mặt đã tới bao vây Giáo xứ Loan Lý, Hat Hai Vân thuộc Tổng giáo Phận Huế. Ngoài sự có mặt của ông Bí thư tỉnh ùy Tinh Thừa Thiên có sự hiện diện của các ông như sau:

- Ông Thiên, chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên –Huế
- Ông Tòan, Giám đốc sở công an dân tỉnh Thừa Thiên –Huế.

Nhừng cán bộ cao cấp của thi Trấn Lăng Cô cung có mặt trong cuộc đàn áp này.

- Ông chủ tịch Thị Trấn Lăng Cô, ông Lê Vân Tình
- Ông Phó chủ tich Thị Trấn Lăng Cô, ông Dương Quang Trung
- Truởng công an thi Trấn, ông Truơng thanh Sơn
- Phó công an thị Trấn, ông Nguyễn Tiến Dũng.

Nhửng cán bộ thuộc Huyện Phú Lộc cũng có mặt trong cuộc đàn áp Giáo dân xứ Loan Lý:

- Chủ tịch Huyện, ông Cái Vĩnh Tuấn
- Phó chủ tịch Huyện, ông Nguyễn Thanh Hà
- Trưởng công an Quận, ông Tuấn
- Phó công an Huyện, ông Le Quang Y.

Công an đã xử dụng súng xịt nước và gậy điện để đàn áp và dẹp yên giáo dân.

Cảnh sát giao thông đã đóng chốt xa lộ I 1. Cảnh sát cũng kiểm soát gắt gao và không cho giáo dân dời khỏi khu vực giáo xứ.

Đang khi có chính quyền địa phương cho xây cất bức tường chung quanh nhà trường mà họ giờ đây chiếm đóng bất hợp pháp.

Giáo dân không vô vọng nhìn cảnh chính quyền chiếm trường học của họ một cách bất công và tàn bạo mà không làm gì được!

Diễn biến xẩy ra trong Ngày Chúa Nhật 13/9/2009

Khoảng 8:00 sáng (giờ địa phương), các em học sinh, các sơ, giảng viên giáo lý và phụ huynh, với cha chánh xứ Phao lô Ngô Thanh Sơn, cùng nhau tụ trước cổng nhà thờ và xân trường để bắt đầu năm học giáo lý. Giáo xứ Loan lý thuộc địa phận Huế.

Cha Ngô Thanh Sơn, Chánh xứ của Giáo xứ Loan Lý
Chính quyền địa phương và cảnh sát đến, đuổi các em ra khỏi phòng học, khoá hết cửa lại, với ý định là chiếm lấy ngôi trường là tài sãn của giáo xứ.

Dưới sự hướng dẫn của Cha Sơn, các em bắt đầu năm học giáo lý ngay ở ngoài sân trường. Các sơ và giảng viên giáo lý cho các em học giáo lý, cầu nguyện, ca hát và nhãy múa. Trong khi các em học giáo lý và sinh hoạt, chính quyền địa phương, công an với máy quay phim và chụp hình vể những gì đang xãy ra, chờ đợi cơ hội để ra tay.

Sau giờ giáo lý, trong giờ sinh hoạt các em hát bài “Cái nhà là nhà của ta, công khó ông cha lập ta, ta quyết tâm giũ gìn” trước sự tức giận của chính quyền địa phương và công an

Cha Sơn biết là chuyện sẽ không ổn sẽ xãy ra, nên cho các em giải tán, trong khi công an và chính quyền đứng nhìn, sẵn sàng hành động. Cha và mọi người hy vọng có một giải pháp ôn hoà.

Chuyện không dừng lại ở đó. Với những chiếc xe vận tải làm đường và xây dựng, chính quyền địa phương muốn chiếm lấy ngôi trường, tài sãn của giáo xứ và giáo hội. Khoảng một giờ sang thứ hai, (giờ địa phương), trong khi mọi người đang ngũ, chính quyền bắt đầu đựng hàng rào chung quanh trường. Chuông nhà thờ reo báo hiệu sự việc, tất cả phụ nữ và trẻ em khéo đến để bảo vệ tài sản của giáo xứ. Thế là cuộc xô xát bắt đầu.

Cuộc đụng độ giữa giáo dân và công an
Kết quả của cuộc xô xát là nhiều phụ nữ và trẻ em bị thương. Hai em thành niên bị bắt vì can thiệt khi công an đánh mẹ của hai cháu. Chính quyền địa phương đặt lên hÀng rào, và giáo dân thì phá xuống. Lời qua tiếng lại đôi bên, vũ phu từ công an và chính quyền xãy ra suốt đêm. Giáo dân tay không chân đất, dùng hết sức hơi để bảo vệ tài sãn của giáo hội.

Sáng thứ Hai, chính quyền địa phương và chính quyền cấp cao tăng cường thêm nhân lực, cảnh sát, xe xịt nước và các trang bị khác để chống lại những người giáo dân tay trắng. Chính quyền đóng đường quốc lộ số 1, chạy ngang qua giáo xứ. Họ dựng cổng hai đầu làng không cho ai đi vào và đi ra.

Chuyện gì sẽ tiếp tục xãy ra chúng ta khó mà đoán được, nhưng nếu không ai can thiệp hoặc lên tiếng, những người giáo dân vô tội tiếp tục bị hành hạ và ngược đãi.

Xin quý vị tiếp tục cầu nguyện cho giáo xứ Loan Lý, nhất là cho các trẻ em và phụ nữ.
LM Simon Hoàng Thời, SVD

 


Vụ bạo động tại giáo xứ Loan Lý, Lăng Cô

Khánh An, phóng viên đài RFA

Từ khuya ngày 13/9 đến rạng sáng ngày 14/9, tại giáo xứ Loan Lý, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã xảy ra một vụ tranh chấp giữa giáo dân và chính quyền địa phương về vấn đề chủ quyền trên khu đất xây dựng trường học.

Trong khi các diễn đàn quốc tế phát đi “Tin khẩn từ Giáo xứ Loan Lý, hạt Hải Vân, thuộc Tổng Giáo phận Huế” cho biết tỉnh Thừa Thiên Huế “đã huy động một lưc lượng hơn 1500 người gồm bộ đội, công an cơ động, công an biên phòng và những phụ nữ được bịt mặt đã tới bao vây Giáo xứ Loan Lý” với ý định chiếm lấy ngôi trường là tài sản của giáo xứ thì báo chí trong nước lại loan tin giáo dân bị kích động, lợi dụng tôn giáo để ngăn cản việc nâng cấp trường học.

Khánh An có cuộc phỏng vấn Linh mục Ngô Thanh Sơn, người bị cho là đã trực tiếp chỉ đạo việc cản trở xây dựng trên, để tìm hiểu về các thông tin này.

Đơn xin xác nhận chủ quyền không được giải quyết

Khánh An: Thưa LM Ngô Thanh Sơn, theo báo chí trong nước thì giáo dân thôn Loan Lý đã cản trở việc xây dựng, nâng cấp Trường Tiểu Học Thị Trấn Lăng Cô vì cho rằng khu vực trường học là đất của nhà thờ, mặc dù hoàn toàn không có căn cứ. Linh Mục có ý kiến gì không ạ?

LM Ngô Thanh Sơn : Vấn đề giáo xứ không có căn cứ, thì năm 1954 giáo xứ Loan Lý từ ngoài Quảng Trị cũng vì chiến tranh di cư vào năm 1954. Vào đây rồi thì ngay trên vùng đất mà hiện tại là cái nhà, đối với chúng tôi là nhà giáo lý hay là nhà sinh họat của giáo xứ, mà đang xảy ra tranh chấp đó, thì là xây Nhà Thờ Giáo Xứ Loan Lý.

Nhưng mà một vài năm thấy thấp nên sau đó, năm 1956, thì dời lên trên (chỗ) bây giờ, Nhà Thờ Loan Lý dời qua khỏi Quốc Lộ 1, nó chỉ cách Quốc Lộ 1 thôi, còn cái đường đất là nó vẫn liền với nhau. Thì khi xây nhà thờ trên nầy thì dưới kia nền nhà thờ là xây cái nhà mục vụ giáo xứ mà đặc biệt là cho các em vào học giáo lý, gồm có 3 phòng khoảng 200 mét, thì các em học giáo lý tuy nhiên ngày chủ nhật, còn ngày thuờng thì có các nữ tu dạy văn hoá cho các em.

Thì đến năm 1975 khi nhà nước vào thì nhà nước họ trưng dụng hay gì gì đó thì thời đó chúng tôi chỉ trông cho an toàn mạng sống mà thôi còn của cải vật chất thì không bao giờ dám đụng đến. Từ đó, từ 1975 cho đến bây giờ, 34 năm, là ngày thường thì họ dạy, chiều chủ nhật suốt thời gian liên tục chúng tôi lại đưa các em đi học giáo lý.

Cho đến cuối tháng 8 này thì nhà nước có vẻ muốn như là lấy (cái nhà mục vụ này). Ngày mùng 9 thì công văn đầu tiên của nhà nước - gởi đến ngày mùng 9 - họ nói họ chiếu theo luật , điều luật của quốc gia để họ lấy cái nhà này.

Thì qua ngày 12 họ gởi thêm một cái nữa. Công văn thứ hai là ngày 12 nhưng ngày 13, tức chúa nhựt, họ báo tôi đi họp nhưng ngày chúa nhựt tôi không đi họp vì tôi là cha sở - linh mục tôi làm việc cho nên tôi không có đi họp được, thì họ trách tôi không đi họp là không đúng với chúa nhựt, thì họ lại đưa cho tôi cái bản văn ngày 12 là họ quyết định lấy cái đó.

Bây giờ nói là giáo xứ không có căn cứ thì đúng là giấy tờ thì không có nhưng mà trong thực tế thì mọi người trong giáo xứ đều biết rằng đây là giáo xứ của cha ông mình xây nên và mình dạy giáo lý, tuy nhiên cũng có vấn đề văn hoá vô đó, trước 1975 chuyện đó là rất bình thường ở Miền Nam này. Chúng tôi vẫn khẳng định đây là chủ quyền của chúng tôi và chúng tôi xin, chúng tôi đề nghị giao trả lại nhà đất để chúng tôi làm nhà giáo lý cho các em học.

Khánh An: Như vậy là giáo xứ đã làm đơn xin xác nhận chủ quyền trên mảnh đất rồi, phải không ạ?

LM Ngô Thanh Sơn : Thì cái chuyện này là cha sở cũ ngài đã gửi đi rồi, hai ba lần rồi, nhưng nhà nước không trả lời về quyền sử dụng đất. Họ không trả lời mặc dầu họ hướng dẫn mọi cái thủ tục cũng giống như các nhà thờ khác. Chương trình của họ là quyền sử dụng đất cho các nhà thờ thì trong đó có nhà giáo lý này, thì các cụ đã gởi hồ sơ cho họ rồi nhưng họ không giải quyết.

Xô xát thì có, chứ chuyện tấn công thì không

Khánh An : Báo Thanh Niên cho rằng các giáo dân đã bị kích động đập phá tường rào, tháo biển hiệu trường và tấn công công nhân xây dựng. Việc này có không, thưa Linh Mục?

LM Ngô Thanh Sơn : Không bao giờ có vấn đề tấn công. Không bao giờ có trong vấn đề đó. Một cách chung là nói mọi cái xô xát ở Miền Nam này, tức là cái xô xát thì có, chứ chuyện tấn công thì không có tấn công. Cụ thể ở đây là vì sao mà không có tấn công, là vì cái diễn tiến là như thế này : Mới 5 ngày thôi, tờ công văn mùng 9, tờ công văn 12 và 13 tức đúng ngày Chúa Nhựt thì chuyện đó sau khi tôi làm lễ cho các em giáo lý xong, khai giảng xong trên này họ không cho khai giảng dưới trường đó, thì chúng tôi không khai giảng vì sợ xảy ra bức xúc.

Sau lễ, chúng tôi xuống thì họ đã dàn sẵn quân hết rồi, đủ mọi ngành cũng khoảng chừng một trăm người của họ, rồi họ quay camera với chụp ảnh v.v. thì tôi dẫn các em xuống, tôi mặc áo dòng đàng hoàng, thì tôi xuống tôi nói xin vui lòng mở cửa cho chúng tôi dạy học, họ nói không mở. Tôi nói thôi không mở thì chúng tôi học giữa sân thôi.

Rồi tối lại thì họ có dựng một cái cổng sơ sơ với vải gì đó thì có một số người giáo dân khuya lắm, khoảng 12 giờ tới 2 giờ sáng tối Chúa Nhựt 13, thì giáo dân có xô xát, có báo cho chúng tôi, thì chúng tôi có nói đất đai của chúng tôi làm cái chi phải có giấy có tờ, có cấp trên đồng ý đàng hoàng.

Tự nhiên là dựng lên cái cổng, trụ, có cái bảng, rồi lưới B40. Thì đúng là có một số giáo dân hất đi, nói là không được làm như vậy. Thì tối Chúa Nhựt tôi đi vắng giáo xứ, và sáng Thứ Hai thì hoàn toàn đổi mới. Cái tốc độ của dân chính quyền từ một trăm đến hai trăm, ba trăm và cuối cùng trên một ngàn người.

Suốt trong ngày Thứ Hai, ngày 14 tháng 9 đó, là hơn một ngàn người, kể tất cả mọi cấp và mọi thứ người mà bên chính quyền họ dàn. Ông Mãn, bí thư tỉnh uỷ, có mặt. Họ đem lực lượng tới như vậy và họ bắt đầu xây tường thành. Giáo dân không phản ứng gì nữa cả. Thì bây giờ tiếc là vấn đề này là vấn đề luật lệ và toàn quốc rồi, đụng vào đó thì trúng hay sai thì không biết về mặt luật pháp nhưng mà chúng tôi đụng vào thì sẽ mắc tội vi phạm luật pháp, cho nên kể từ sáng Thứ Hai chúng tôi không đụng chạm gì nữa cả thôi.

Cuối cùng thì 9 giờ thì ông Mãn bí thư đến rồi họ để chúng tôi ra khỏi hiện trường cái sân đó, và bây giờ họ xây một cái tường thành ngăn hẳn, không thông thương chi được, khoảng hai mét rưỡi, nhìn chỉ thấy cái mái đó thôi. Và (cảnh sát) cơ động rất là đông, họ chận hai đầu lại khoảng chừng 10 cây số, không được ai đi ngang qua đó dù là quốc lộ. Họ bắt đi cái vòng sau cái vòng ở giữa đó, hoặc là sau đầm. Hai con đường phải đi vòng, không đi ngang trước này, suốt ngày.

Khánh An : Cũng theo bản tin trên của báo Thanh Niên thì họ quy kết chính Linh Mục là người đã “chỉ đạo trực tiếp” đưa phụ nữ và trẻ em ra để làm bình phong cho việc cản trở xây dựng. Ông nói sao về cái quy kết này, thưa ông?

LM Ngô Thanh Sơn : Trong cái bài báo là tối chủ nhật 13 và sáng 14 tức là Thứ Hai, Linh mục Ngô Thanh Sơn trực tiếp chỉ đạo vân vân và vân vân thì tôi đi vắng, cho đến chiều Thứ Ba tôi mới về tức chiều hôm qua, đúng 4 giờ rưỡi, thì tôi cùng 3 cha nữa mới trở về nhà xứ. Trong bài báo nói rằng linh mục Ngô Thanh Sơn trực tiếp chỉ đạo mọi chuyện đó thì hoàn toàn tôi không có mặt, và cha hạt trưởng - Cha Nguyễn Đức Tuân đứng ra thay mặt tôi để dàn xếp, không cho chuyện ẩu đả xảy ra và giáo dân đã nghe lời Ngài. Mọi chuyện yên ổn.

Khánh An : Cảm ơn LM Ngô Thanh Sơn và chúc Linh Mục cùng với giáo dân luôn bình an.

 



Bức tường ô nhục vây quanh ngôi

Trường Giáo lý Loan Lý đã được dựng lên!

www.vietcatholic.net (16 Sep 2009 11:08)

LĂNG CÔ (16/9/2009) - Sau hơn ba ngày đêm, từ sáng sớm Chúa Nhật (12/9/09) đến thứ Tư (16/9/09), chính quyền đã dùng một lực lượng lớn mạnh bao gồm nhiều thành phần: Cảnh sát giao thông, bộ đội biên phòng, cán bộ nam nữ gồm đủ mọi ban ngành các cấp. Với lực lượng xe cộ hùng hậu: xe xịt nước, xe trang bị sung phóng hơi ngạt, xe cần cẩu, xe ben chở vật liệu xây dựng, lựu đạn cay, dùi tre, tấm chắn bảo hô, và nhiều vũ khí đàm áp khác.

Cùng với những phương pháp đàn áp thật bỉ ổi: đánh đập phụ nữ, xổ đẩy những người già và trẻ em, xô đẩy các Linh Mục, cô lập những người dân vô tội bằng cách chận và đóng các con đường ra vào Giáo xứ Loan Lý không cho giáo dân từ hai giáo xứ bạn là Lăng Cô và Sao Cát, cùng những người dân thường thuộc thị trấn Lăng Cô tiếp cận cùng bà con Loan Lý để chứng kiến sự vụ đàm áp bỉ ổi mà họ đã sắp xếp từ lâu và có tổ chức này.

Chính quyền đã thành công dựng lên bức tường xi măng dày chung quanh ngôi trường giáo lý, tài sản của Giáo Xứ Loan Lý, tài sản của Giáo Phận Huế, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Bức tường bịt bùng tứ phía, chỉ có cổng phía sau đi vào, còn phía hướng đối diện với nhà Thờ Loan Lý thì đóng kính mít.

Tường đã xây xong, nhưng họ vẫn còn lực lượng vũ trang lớn căn giữ, mỗi lần chuông nhà thờ rung lên là mỗi lần bọn họ phải trong tư thế sẵn sàng để chiến đấu. Mỗi lần giáo dân tụ lại đọc kinh, dâng lễ là mỗi lần họ phải trong tư thế sẵn sàng ứng chiến! Mỗi lần có người giáo dân đi ngang, là mỗi lần họ cũng sẵn sàng trong tư thế đề phòng!

Ngoài việc cho lực lượng vũ trang căn gác, chinh quyền dùng nhiều thủ đoạn tuyên truyền bỉ ổi, xuyên tạc sự thật, gây náo động và chia rẽ giáo dân, đàn áp tinh thần của những người dân vô tội, muốn nói lên tiếng nói của lương tâm và của sự thật. Họ vu khống Cha Sơn, cha Sở Loan Lý, là người đứng đàng sau cuộc nỗi loạn. Họ vu khống giáo dân nói lời nhục mạ cán bộ làm việc. Chưa ai biết được những gì đã xãy ra cho hai em bé bị chúng bắt và cho về! Tên tuổi của hai em cũng chưa được biết đến công khai!

Bức từng đã dựng xong, nhưng họ không thể dập tắt được nỗi bất mãn của giáo dân Giáo dân Loan lý đang đòi hỏi công lý cho mình. Nhà nước Csvn đã chà đạm lên nhân phẩm con người, vùi dập sự thật, và họ tiếp tục đàn áp những người dân vô tội, đàn áp tự do tôn giáo một cách quy mô và có tổ chức.

Bức từng được dựng lên để chiếm đoạt tài sản của giáo hội, nhưng họg sẽ không dập tắt được tinh thần yêu chuộng tự do tôn giáo, họ sẽ không làm im lặng được tiếng kêu gào cho tự do nhân quyền và nhân phẩm con người. Trường giáo lý bị chiếm đoạt, nhưng Csvn sẽ không ngăn cản được việc giáo dân tiếp tục truyền đạt Đức Tin Công Giáo cho con cháu hôm nay và thế hệ mai sau. Đức Tin Công Giáo được các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam đổ ra để chứng minh sẽ không bị quên lãng.

Giáo dân Loan Lý đang tha thiết tha kêu gọi mọi người có lòng nhân ái, yêu chuộng hoà bình và sự thật, yêu chuộng tự do tôn giáo, yêu chuộng tự do nhân quyền, hãy lên tiếng để sự thật về việc đàm áp giáo dân vô tội của giáo xứ Loan Lý được giải bầy và Công lý được thực thi.
------------------------

(bài đọc thêm)

Từ Thái Hà đến Bát Nhã
(VietCatholic News)

Dân ta có truyền thống tôn trọng những bậc tu hành. Ðó là một trong những nền tảng văn hóa và đạo đức của dân tộc. Có rất nhiều vị vua khi lên ngôi, đã cho trùng tu và xây dựng rất nhiều chùa chiền, mà bây giờ đã trở thành di sản văn hóa.

Trong ký ức lờ mờ, tôi nhớ vào những ngày giữa tháng 4 năm 1975, bố mẹ tôi đưa các anh em tôi đến ngôi Chùa gần nhà để trú ẩn, vì sợ "chiến tranh". Ðến khoảng giữa năm 1980, khi đất nước đã thống nhất, bỗng dưng phi trường quân sự ở quê tôi phát nổ. Những tiếng nổ long trời lở đất kéo dài từ sáng sớm cho đến chiều tối, hệt như chiến tranh đang xảy ra. Ðến giữa trưa, mọi người lũ lượt kéo đến các nhà Chùa và nhà Thờ để trú ẩn. Sau này khi lớn lên, bố mẹ tôi giải thích là phải vào nhà Chùa hoặc nhà Thờ vì đó là nơi linh thiêng, "chiến tranh" không vào được. Vả lại, ai ai cũng tôn trọng những bậc tu hành. Tôi mang bài học và sự trải nghiệm đó khi lớn lên. Gặp các Cha, các Sư thầy tôi đều lễ phép và kính trọng. Rồi có dịp đọc Kinh Thánh và các sách nhà Phật tôi càng tin rằng những bậc tu hành là biểu tượng của đạo đức và niềm tin. Cuộc đời của các vị không có gì ngoài hai chữ Tu Hành.

Hằng năm, sau giao thừa, rất nhiều người đã kéo đến các Chùa, nhà Thờ để thắp hương cầu nguyện cho một năm mới an lành. Nét đẹp văn hóa đó đã in sâu vào lòng từng người dân Việt Nam. Khi nói đến nhà Thờ, nhà Chùa tôi tin rằng mọi người đều công nhận đó là những nơi tôn kính và linh thiêng. Vậy mà, từ nhà thờ Thái Hà đến nhà chùa Bát Nhã là câu chuyện nhiều bi thương, thể hiện sự xuống cấp của một nền đạo đức và sự suy đồi của nền văn hóa dân tộc.

Câu chuyện bắt đầu từ những buổi " cầu nguyện lịch sử " của những người Công giáo ở nhà thờ Thái Hà. Sau sự kiện đó nhiều giáo dân đã bị bắt, bị truy đuổi và đánh đập. Từ đó, các Cha bị xem là "tội đồ”, nhà thờ Thái Hà bị xem là nơi "nguy hiểm" cho Chính quyền. Nhiều "đối sách” đã được đưa ra để "xử lý" nhà Thờ và các Cha. Môt lực lượng "đa thành phần" đã được huy động để bao vây nhà Thờ và các Cha. Ðặc biệt trong đoàn quân "Liên hợp quốc" đó có cả đám "xì ke, hút chích" và đám “thanh niên, sinh viên tình nguyện". Họ hô to: giết, giết, bất chấp đó là nơi linh thiêng. Họ nhổ nước bọt và phỉ báng các cha bằng những lời thô tục, bất chấp các Cha là những bậc tu hành. Ðám xì ke hút chích đã đành, ở đây có rất nhiều thanh niên sinh viên. Trong số họ chắc có nhiều Ðoàn viên, chắc hẳn có nhiều người từng đoạt danh hiệu “cháu ngoan Bác Hồ”. Mà Bác đâu có dạy những điều mất dạy và vô đạo đức đó! Ði đến đâu, từ trường tiểu học, đến trung học, đến đại học đều thấy nêu cao khẩu hiệu: Tiên học lễ, hậu học văn! Không hiểu sao họ lại hành đông mất hết cả lương tâm và đạo đức như vậy.

Ðến Bát Nhã, câu chuyện càng kinh hoàng hơn! Lần này không biết có đoàn quân "Liên hợp quốc" không, nhưng thấy có rất nhiều "côn đồ”. Ðám này tấn công trực diện vào các nhà sư. Ðánh đập và xua đuổi chưa đủ, đám này tung "tuyệt chiêu" bóp vào "chỗ kín" của các sư thầy. Ở đây, không những đạo đức đã không còn, mà tình người và lương tâm cũng bi đánh mất. Sự kiện này đã gây xúc động cho hàng triệu triệu người. Hàng trăm người đã tình nguyện ký vào danh sách phản đối. Dòng chúa cứu thế Việt Nam cũng đã có sự chia sẻ và cầu nguyện cho Bát Nhã. Phải chăng cả hai đều là nạn nhân của một nền đạo đức suy đồi và xuống cấp? Phải chăng những giá tri xã hội chuẩn mực đã bị xóa nát, nhường chỗ cho những "giáo điều" hoang tưởng, lạc hậu và ngu ngốc?

Ðạo đức là gốc của con người. Pháp luật có thể vô tình, nhưng đạo đức thì không. Ðạo đức chứa đựng cả tâm tư tình cảm của con người, chứa cả "hồn" của dân tộc. Nếu như pháp luật điều chỉnh con người từ bên ngoài, thì đạo đức điều chỉnh từ bên trong. Pháp luật trừng phạt con người bằng sức mạnh Nhà Nước, thì Ðạo đức trừng phạt bằng sức mạnh của dư luận. Một hệ thống pháp luật ổn đinh phải dựa trên một nền tảng đạo đức ổn định. Tôi không có điều kiện để làm thống kê về tội phạm một cách chính xác, nhưng qua những bản án có được, tôi nhận thấy những người có Ðạo ít có khuynh hướng phạm tội. Ðó là điều cần lưu ý để thấy được sự tác động tích cực của tôn giáo trong việc xây dựng nhân tố con người và ổn định xã hội.

Có người hỏi tôi: "Có phải vì muốn đàn áp tôn giáo nên người ta sử dụng nhiều biện pháp vô đạo đức, hay vì nền đạo đức xuống cấp nên người ta mới đàn áp tôn giáo, hay cà hai đều đúng?". Câu trả lời xin nhường lại cho quý độc giả.

Sài Gòn ngày 17/10/2009
Ls Lê Trần Luật
Posted on 18 Oct 2009


Posted on 18 Sep 2009
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • Tiến sĩ Nguyễn văn Canh: Đảng CSVN là thái thú của Trung Cộng đang thực thi đường lối của nhà Hán! (10/2009)
  • Tiến sĩ Hà văn Hải: Cộng sản Việt Nam phải bị giải thể! (10/2009)
  • Sinh Viên Yêu Nước--- audio nhạc Lê Huy Phong
  • Nguyễn Chí Thiện: Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị Đảng VC đáng bị treo cổ vì tội ác diệt chủng (6/2009)
  • Hòa Thượng Thích Quảng Độ: Cội Tùng Trước Gió
  • Nguyên Dung: Các Bạn ơi, Phải Dứt Điểm Chế Độ Này! (10/2009)
  • 40 Bài Ca Sinh Hoạt vui tươi cho Thanh Thiếu Niên -- Collection01
  • 32 Bài Ca Sinh Hoạt vui tươi cho Thanh Thiếu Niên -- Collection02
  • AUDIO PALTALK Phòng "8406": Mỗi Chủ Nhật 7:00pm tối giờ California

  • Việt Cộng ngang nhiên cướp Trường Giáo Lý Loan Lý (Huế)
  • Lm Phan văn Lợi: Tôn giáo trong dòng sinh mệnh Dân Tộc
  • Mặc Giao: Con Đường tìm Công Lý chưa kết thúc
  • Gs Nguyễn văn Canh: Những hành vi của Việt Cộng trái với quy định quốc tế
  • Ts Mai Thanh Truyết: Đồng loạt đứng lên giành lại Đất Nước Việt Nam!
  • Đức Tổng Giám Mục NGÔ QUANG KIỆT, Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
  • Bài Giảng của Lm Nguyễn Văn Khải: Sự Câm Điếc về Nhân Cách và Tâm Linh
  • Mặc Giao: Bước đường cùng của Cộng sản Việt Nam
  • Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận: Con có Một Tổ Quốc
  • Thông Bạch Vu Lan 8/2009 + Radio Phật Giáo + www.queme.net
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)