Translate this page: English French German Spanish Vietnam
7 audio Paltalk: Ts Nguyễn Đình Thắng + Gs Nguyễn Quốc Khải

KÍNH NHỜ CHUYỂN TIN VỀ VIỆT NAM

Kính chuyển 7 audio thu âm Thứ Bảy 28/6/2008 từ Diễn Đàn Paltalk của "Phong Trào Yểm Trợ Khối 8406" sinh hoạt hội thảo mỗi tuần từ 7:00g –10:00pm

tối ngày Chủ Nhật, giờ miền Tây Hoa Kỳ.



Sau nghi thức chào cờ 7:00 sáng, trong "câu chuyện dưới cờ", Linh mục Phan Văn Lợi, là Cha linh hướng của PTYTK8406, đại diện cho Ban Điều Hành Khối 8406 quốc nội, đã mở đầu cuộc hội luận "thân mật hữu ích" liên quan đến chủ đề nhà cầm quyền Việt Cộng đàn áp nhân quyền, hà hiếp bóc lột dân lao động.
http://audio.freevietnews.com/0628_LmPVLoi.m3u 


Cha Lợi ca ngợi sự "hoạt động hữu hiệu" của 2 diễn giả hôm nay GS Nguyễn Quốc Khải và TS Nguyễn Đình Thắng chuyên vận động cho tự do tôn giáo và bênh vực quyền lợi công nhân. Cha Lợi nói đến chuyến đi của Nguyễn Tấn Dũng khấu tấu Hoa Kỳ, đối đầu các biểu tình mãnh liệt của đồng bào hải ngoại.

http://audio.freevietnews.com/0628_GsNQKhai.m3u


Gs Nguyễn Quốc Khải nói đến những phương cách yểm trợ cụ thể cho khối đồng bào nạn nhân cộng sản ở quốc nội, đặc biệt chú ý tập thể công nhân lao động thường xuyên xuống đường ở Việt Nam, giúp đỡ họ thành lập Công Đoàn độc lập, biểu tình đòi quyền lợi.


http://audio.freevietnews.com/0628_GsNQKhai_2.m3u


Gs Nguyễn Quốc Khải là một chuyên gia về kinh tế tài chánh và quyền lao động, từng giảng dạy tại School of Advanced International Studies, Johns Hopkins University, làm việc nhiều năm cho World Bank. Từng là cố vấn kinh tế cho chương trình Việt-Nam của Radio Free Asia. Ông là sáng lập viên và chủ bút báo điện tử www.vietnamreview.com đăgn tải những tin tức và bình luận thời sự sâu sắc. 


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/VNeconomic_KhaiNguyen_TMi-20050427.html/KhaiNguyen150.jpg


Gs Nguyễn Quốc Khải nguyên là thành viên Ủy Ban Cứu Người Người Vượt Biển. Một trong những sáng lập viên của Liên Minh Chống Nô Lệ Mới ở Á Châu và hiện là Chủ Tịch Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ người Lao Động Việt Nam có thành tích giúp giải cứu giới công nhân lao động ở Jordan và Malaysia trong đó có 1300 công nhân Viêt Nam.

Gs Khải viết biên khảo Anh ngữ đăng trên tập san nghiên cứu Harvard Asia Quarterly và the Journal of Democracy & Development. Ông thường xuyên có mặt trong các cuộc thưong thuyết về mậu dịch kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, và tích cực tham dự các vận động tranh đấu cho nhân quyền và quyền lao động tại VN.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/InterviewProfNguyenChinhKet_NAn-20070110.html/NguyenChinhKetMLNQVN200.jpg


Giáo sư Nguyễn Chính Kết, một đại diện của Khối 8406 quốc nội thoát ra hải ngoại qua ngõ Cambốt, rồi qua Mỹ bằng VISA, phát biểu cảm tưởng về cuộc diễn hành văn hoá ở New York giữa rừng cờ vàng rực rỡ. Ông nói đến "căn cước" tị nạn chính trị và tư cách tị nạn cộng sản của người Việt hải ngoại trong tình yêu quê hương và sức sống phấn đấu mạnh mẽ dưới ngọn cờ Tự Do đòi dân chủ cho VN. 


http://audio.freevietnews.com/0628_Gs_NCKet.m3u


Gs Chính Kết nhấn mạnh nhu cầu yểm trợ các chiến sĩ tự do ngày đêm đối đầu với Việt Cộng. GsNCK cho phát một audio phỏng vấn nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ, cũng đang có mặt trong Diễn Đàn Paltalk. Chị nán lại sau 10:00 cuối hương trình, "chat" với các thành viên yêu mến chị. Anh Vi Đức Hồi bạn chiến sĩ của chị TKTT cũng đã phát biểu sau Cha Lợi, tố cáo công an Việt Cộng khủng bố những ai bỏ đảng cộng sản như anh vậy.


http://audio.freevietnews.com/0628_LTCNhan.m3u


Ban Điều Hành phòng Hội Luận Paltalk đã diễn đọc các đối thoại của từ nhà tù Thanh Hoá ở quốc nội, cho thấy thái độ quyết liệt khẳng khái cương nghị của Ls Lê Thị Công Nhân không ra hải ngoại theo yêu cầu của VC.

http://3.bp.blogspot.com/_c7hg2TG8MyY/SGJNveaVhMI/AAAAAAAAAJU/AaaJTv6PMmk/s400/LeThiCongNhan7.jpg


Cô cương quyết "ở trên đất nước của mình chung vai sát cánh với các nhà đấu tranh dân chủ...không riêng gì cho tôi, mà cho đồng bào tôi nữa"...sẵn sàng coi nhà tù là "địa chỉ vĩnh viễn". VC bắt cô LTCN lau rửa nhà vệ sinh, "sĩ nhục và nói cay độc" cô mỗi ngày...


Cụ Phan Vỹ, nhà cách mạng lão thành 86 tuổi, xuất thân từ Việt Nam Quốc Dân Đảng đã lên tiếng phát biểu yểm trợ các chiến sĩ Khối 8406 trong ngoài nước. Cụ Phan Vỹ là cựu chủ tịch Cộng Đồng người Việt vùng Washington DC, Maryland và Virginia.Cụ Phan Vỹ là cháu Cụ Phan Khôi thời Nhân Văn Giai Phẩm chống cộng sản Bắc Việt.


http://audio.freevietnews.com/20080627_phanvy.m3u

Cụ Vỹ là tác giả quyển sách "Từ Tù Tới Tu", từng vào tù ra khám 7 lần từ thời kháng Pháp đến kháng Cộng. Cụ kể lại chuyến đi New York tham dự cuộc diễn hành văn hoá do Liên Hiệp Quốc tổ chức hàng năm, với sự tham dự của mấy ngàn người Việt hải ngoại diễn hành giữa rừng cờ vàng. Cụ kể lại cuộc tiếp xúc với đại diện Liên Hiệp Quốc tố cáo nhà nước Việt Cộng gian xảo dối trá, chuyên đàn áp tôn giáo và nhân quyền.


Cụ Phan Vỹ cho biết là sẽ khởi sự thời kỳ "tịnh cốc" trong suốt 1 năm, sáng chiều Cụ sẽ tụng Bộ kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật gồm 600 quyển, để liên lỉ cầu nguyện cho nước Việt Nam và những người thân yêu.

Cụ Vỹ nói cụ già lắm rồi mà vẫn phải chống gậy xuống đường tham gia đấu tranh, để làm gương cho giới trẻ, và liên tục tranh đấu cho quốc gia dân tộc. Cụ Phan Vỹ ước mong mọi người hãy dấn thân hết lòng yểm trợ các chiến sĩ Khối 8406 đang gian nan đấu tranh chống Việt Cộng.



Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đặc biệt nói về 2 Đạo Luật của Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo và Buôn Người, làm căn bản tạo áp lực Việt Cộng phải tôn trọng nhân quyền và cải thiện tình hình lao động. Ts Thắng là giám đốc điều hành Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển BPSOS, và là đồng sáng lập viên Ủy Ban Tôn Giáo cho Việt Nam, cùng với bà Ngô Thị Hiền.


http://audio.freevietnews.com/0628_TsNDThang.m3u


TS NDThắng vượt biển đến Hoa Kỳ 1979. Tốt nghiệp kỹ sư cơ khí năm 1986. Năm 1988 tham gia Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển. Năm 1990 thành lập chương trình LAVAS để can thiệp về pháp lý cho thuyền nhân. Năm 1996 can thiệp thành công cho trên 18,000 thuyền nhân đến Hoa Kỳ định cư, sau khi họ bị cưỡng bách hồi hương trở về Việt Nam. Năm 1999, ông bắt đầu can thiệp cho nạn nhân buôn người. 3 vụ lớn nhất được quốc tế biết đến: 250 nạn nhân ở đảo Samoa (1990), 2600 nạn nhân ở Malaysia (2007), và 176 nạn nhân VN"xuất khẩu lao động" ở Jordan (2008).

Quý vị nghe toàn bộ các Diễn Đàn Paltalk phòng"8406" nhiều kỳ.

http://vietlinhweb.com/Diendan/index.php?s=957386014849d5b4aaee877ce48f3d6b&showforum=125


Xin quý vị chiến sĩ truyền tin hãy tiếp tay phổ biến rộng rãi tin tức yểm trợ các chiến sĩ quốc nội. Hãy vui lòng gởi các audio-link vào quốc nội, cài audio link vào website, blogs. Phổ biến links qua emails, Internet...Quý vị xem thêm tin tức và phổ biến

http://tudongonluan.atspace.com
http://khoi8406vn.blogspot.com
http://nguyenchinhket.blogspot.com
http://trankhaithanhthuy.blogspot.com
http://www.tdngonluan.com


KÍNH NHỜ CHUYỂN TIN VỀ VIỆT NAM

http://audio.freevietnews.com

www.freevietnews.com


(bài post thêm)



International Conference on Vietnam

 

Foundation for Development of Vietnam (SOV)

and

Universal Peace Foundation (UPF)

 

 

Quyền Công Nhân và luật Lao Động Việt Nam

(Workers’Rights and Labor Law in Vietnam)

Bản tóm tắt tiếng Việt

 

Nguyễn Quốc Khải

 

Ngày 6 tháng 2, 2010

Sandtonhotel Toor Hotel, Stationplein 2 Alphen a/d Rijn

The Netherlands.

 

Luật Lao Động Việt Nam ban hành vào năm 1994 ấn định mức lương tối thiểu, công nhận những quyền lợi căn bản của công nhân, bao gồm cả quyền thành lập nghiệp đoàn và quyền đình công dưới một số điều kiện. Trên thực tế, Luật Lao Động được soạn thảo nhằm mục tiêu giúp cho chánh quyền kiểm soát chặt chẽ công nhân Việt Nam. Hậu quả là công nhân Việt Nam bị từ khước mọi quyền lao động căn bản.

 

Cũng vì không tôn trọng luật lao động do quốc tế công nhận, Viêt Nam đã không đủ điều kiện để được gia nhập  Chương Trình Uu đãi Thuế Quan Phổ Quát của Hoa Kỳ (Generalized System of Preferences – GSP) vào năm 2008. Nếu được chấp thuận, Việt Nam sẽ có thể xuất cảng sang Hoa Kỳ khoảng 5,000 sản phẩm mà không phải trả thuế nhập cảng.

 

Quyền lập hội

 

Mặc dù Việt-Nam là một hội viên của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (International Labor Organization – ILO), nhưng Việt Nam chưa thừa nhận Quy Uớc 87 liên quan đến quyền tự do lập hội và quyền tổ chức và Quy Uớc 98 liên quan đến quyền tổ chức và thương lượng tập thể.

 

Tất cả các nghiệp đoàn ở mọi cấp (địa phương, tỉnh, hay quốc gia) đều nằm dưới sự kiểm soát của Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam (TLĐLĐVN) , một tổ chức trực thuộc Đảng CSVN.  Công nhân có quyền lựa chọn cấp nghiệp đoàn thuộc TLĐLĐVN để tham gia, nhưng không đươc tham gia bất cứ nghiệp đoàn nào độc lập với TLĐLĐVN.

 

Tổng Liên Đoàn Lao Động Hoa Kỳ (AFL-CIO) nhận định rằng  ”Theo điều (1) của Luật Nghiệp Đoàn [Viêt Nam], nghiệp đoàn là một tổ chức của Đảng CSVN.  Quyền lập hội không có thể nói là tồn tại khi công nhân không thể liên hệ hoặc tự thành lập một tổ chức cho chính mình và không bị chính trị chi phối. Mặc dù, một vài nghiệp đoàn độc lập đã được thành lập, nhưng không được chính thức công nhận.”  [1]

Quyền tập hợp

 

Tại Việt Nam, công dân không có quyền tập hợp. Mọi tập hợp từ trên 5 người trở lên phải có giấy phép của chính quyền địa phương.  Nghị định số 38/2005/ND-CP quy định chi tiết về vấn đề này.   Mọi sự tập hợp lớn trên đường phố, vỉa hè, trước các công ốc, tổ chức quần chúng, Hội nghị quốc tế, Quốc Hội, Hội đồng Nhân Dân, hoạt động chính trị của đảng, nhà nước, Mặt Trận Tổ Quốc (MTTQ) hoặc những tổ chức xã hội chính trị khác đều bị cấm đoán. Ngoài ra, Nghị định này cấm tất cả nhửng tập hợp làm cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, nhửng tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế, những lãnh tụ của đảng CSVN, chính quyền, và MTTQ.

 

Kết quả là người dân nói chung và công nhân nói riêng, không có quyền biểu tình để bầy tỏ quan điểm và đòi hỏi của mình.

 

Quyền tổ chức và thương lượng tập thể.

 

Những người lãnh đạo TLĐLĐVN tại mọi cấp đều là đảng viên CSVN. Họ cũng là nhân viên của cơ sở kinh doanh nơi làm việc và thường lãnh lương cao. Do đó, những lãnh tụ nghiệp đoàn này phục vụ quyền lợi của công ty và đảng CSVN thay vì quyền lợi của công nhân.

 

Luật Lao Động Việt-Nam cho phép công nhân đình công, nhưng áp đặt rất nhiều điều kiện khiến cho khó có thể tổ chức được đình công hợp pháp. Trước hết, bất cứ cuộc đình công nào cũng phải được sự chấp thuận của TLĐLĐVN. Nhưng chưa bao giờ TLĐLĐVN khởi xướng, tổ chức, hay hỗ trợ cuộc đình công nào cả. Tất cả mọi cuộc đình công ở Viêt Nam đều bất hợp pháp, đều là tự phát, không có tổ chức, và không được hỗ trợ. Do đó, sức mạnh của công nhân về mặt thương lượng tập thể rất là yếu.

 

Muốn có giấy phép để đình công, công nhân trước hết phải đệ trình khiếu nại lên hội đồng hoà giải lao động địa phương bao gồm một số đại diện công nhân và cùng số đại diện chủ nhân. Nếu cuộc hòa giải thất bại, bất cứ bên nào cũng có quyền khiếu nại tiếp lên Hội đồng Hòa Giải Lao Động cấp huyện do Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh thiết lập hoặc Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện. Nếu cuộc tranh chấp không được giải quyết, đôi bên phải đưa vấn đề lên Hội đồng Hòa Giải Lao Động tỉnh, tiếp theo là Toà An Lao Động nằm dưới Toà An Nhân Dân Tỉnh. Nếu cần đôi bên có thể khiếu nại tiếp với toà hòa giài va toà An Tối Cao. Nếu không đạt được kết quả, lúc đó công nhân có quyền đình công hợp pháp. [2]

 

Đảng CSVN kiểm soát không những TLĐLĐVN mà còn cả các hội đồng Hoà Giải, Ủy Ban Nhân Dân, và các Tòa An Nhân Dân. Do đó, việc cho phép đình công hợp pháp rất hiếm hoi, nếu không muốn nói là không bao giờ xẩy ra.

 

Không những thế, vào năm 2007, Luật Lao Động Việt-Nam lại được tu chính để áp đặt thêm mộ số biện pháp hành chánh và hình sự để trừng phạt người tham dự đình công. [3] Trước hết, mọi cuộc đình công phải có sự đồng ý của ít nhất 75% thành viên trong nghiệp đoàn tại công ty với 300 công nhân trở lên và 50% đối với công ty có dưới 300 công nhân. Ngoài ra, công nhân tham gia vào cuộc đình công trái phép, sẽ phải bồi thường thiệt hại cho chủ nhân.

 

Điều luật buộc công nhân phải bồi thường thiệt hại cho chủ nhân nếu tham gia đình công bất hợp pháp xem ra không thể thi hành được. Gần đây một công ty ở Saigon kiện công nhân ra tòa, nhưng không thành công vì toà không định được người nào trong số 10,000 công nhân đứng đầu cuộc đình công.  [4] [5]

 

Như thế vẫn còn chưa đủ, Luật Lao Động mới chỉ cho phép công nhân đình công vì lý do tranh chấp về quyền lợi (benefits) mà thôi. Đối với tranh chấp về quyền lao động (labor rights) hay vấn đề thi hành hợp đồng,  đôi bên phải giải quyết tại tòa.

 

Tại  một hội nghị lao động tại Saigon vào tháng 6, 2008, các viên chức chính phủ và đại diện TLĐLĐVN nói rằng “Những nghiệp đoàn yếu kém không lôi cuốn được sự tin cậy của công nhân. Do đó, công nhân chọn lựa đình công bất hợp pháp thay vì nhờ công đoàn can thiệp.”  Mặt khác, phần đông các đại diện công đoàn tại các công ty có tên trong sổ lương của công ty cũng không muốn lãnh đạo đình công vì sợ mất việc. [6]

 

Nói tóm lại, trên thực tế, công nhân Việt Nam không có quyền đình công và nếu đình công là bất hợp pháp và có thể bị mất việc và bồi thường chủ nhân. Công nhân Việt Nam không nhận được hỗ trợ nào từ tổ chức, đoàn thể, hay chính phủ khi có tranh chấp với chủ nhân. Do đó, thế thương lượng tập thể của công nhân rất yếu.

 

Cưỡng bách lao động

 

Luật pháp Việt Nam cấm đoán cưỡng bách lao động và lao động trẻ em, nhưng trên thực tế tệ nạn này tiếp tục xẩy ra ở Việt-Nam. Tù nhân bắt buộc phải làm việc để sản xuất thực phẩm và dụng cụ để dùng trong tù hoặc bán để lấy tiền tiêu dùng theo báo cáo của nhà nước.

 

Kỹ nghệ ”xuất khẩu lao động” phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Hiện nay có khoảng 500,000 công nhân Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng lao động. Mỗi năm họ mang về cho Việt Nam khoảng 3 tỉ Mỹ kim.

 

Chương trình “xuất cảng lao động” của Việt-Nam đã gây ra nhiều tiếng xấu. Vì thiếu tài nguyên, thiếu kinh nghiệm, và thiếu chuẩn bị, chính quyền đã không đủ khả năng trong việc bảo vệ công nhân làm việc tại nước ngoài. Họ trở thành nạn nhân của chủ nhân và nhân viên công lực ngoại quốc. Xa quê hương và bất đồng ngôn ngữ, họ rất dễ bị bóc lột.

 

Vào tháng 2, 2008, BPSOS (Boat People SOS) và Liên Minh Bài Trừ Nạn Nô Lệ Mới ở A châu. (Coaltion to Abolish Modern day Slavery in Asia – CAMSA) đã giải cứu được 200 công nhân Việt Nam làm việc tại những xưởng máy trong điều kiện tồi tệ tại Amman, Jordan. Ngoại trừ 4 người, tất cả công nhân còn lại là phụ nữ.  Những công nhân này bị đánh đập, làm việc quá sức, và ăn chặn tiền lương.

 

Cũng trong tháng 2, 2008, BPSOS và CAMSA đã thành công trong việc giải cứu 2,600 công nhân ngoại quốc tại Malaysia, gồm một nửa là công nhân Việt Nam. Họ là nạn nhân của sự bóc lột và đối sử tồi tệ.  Theo hợp đồng, những công nhân này phải được trả US$245 mỗi tháng.  Tuy nhiên trên thực tế, họ chỉ nhận được US$3 mỗi hai tuần.  BPSOS và CAMSA quyết định hủy bỏ đơn kiện sau khi giới chủ nhân của công ty này đồng ý bồi thường cho tất cả các công nhân theo đúng với hợp đồng nguyên thủy.

 

Không những vậy, công nhân Việt-Nam còn bị bóc lột ngay tại quốc gia của mình. Họ phải trả một lệ phí rất cao so với lợi tức của họ để có cơ hội kiếm việc làm ở nước ngoài.  Thường những công nhân này phải làm kiệt lực trong hai năm mới có thể có tiền trả lệ phí có thể lên đến khoảng US$10,000 (165 million VNĐ). Một số công ty quốc doanh liên hệ đến dịch vụ buôn bán nguời dưới hình thức “xuất khẩu lao động.”

 

Chính phủ Việt Nam đã tìm cách cải thiện chương trình ”xuất khẩu lao động” trong thời gian gần đây. Các viên chức Việt Nam đã giảm bớt thái độ đối nghịch đối với các tổ chức thiện nguyện. Trong năm 2009, chính quyền Việt Nam đã dóng cửa 16 công ty “xuất cảng lao động” vì vi phạm luật. [7]

 

Tuổi tối thiểu và lao động trẻ em.

 

Việt Nam đã phê chuẩn hai quy ước 182 về việc cấm hình thức tồi tệ nhất về lao động trẻ em vào năm 2000 và quy ước 138 về tuổi lao động tối thiểu vào năm 2003. Tuy nhiên Việt Nam vẫn có nạn lao động trẻ em và trẻ em tiếp tục trở thành nạn nhân của sự bóc lột.

 

Lý do là chính quyền Việt Nam không dành đủ ngân sách để cưỡng bách việc thi hành luật. Bộ Xã Hội và Thương Binh Việt Nam vào tháng 6, 2006 báo cáo rằng khoảng 30% trẻ em Việt-Nam trong khoảng 6-17 tuổi phải làm một số việc. Nhưng người ta tin rằng con số này có thể cao hơn nhiểu vì đa số trẻ em làm việc trong nông trại ở thôn quê hoặc cơ sở kinh doanh của gia đình không chịu ảnh hưởng của Luật Lao Động.

 

Điều kiện làm việc và lương bổng

 

Chính phủ Việt Nam ấn định mức lương tối thiểu cho nhiều vùng khác nhau, cho những loại công ty khác nhau và cho những khu vực kinh tế  khác nhau.

 

Mức lương tối thiểu cho công nhân không có khả năng chuyên môn tại những công ty đầu tư nước ngoài là 1 million VNĐ (khoảng US$61) tại Hà Nội và Saigon, 900,000 VNĐ (US$55) cho những vùng đô thị gần hai thành phố này và những khu kỹ nghệ và thành phố khác và 800,000 VNĐ (US$48) cho tất cả những vùng còn lại.  Mức lương tối thiểu cho  công nhân không có khả năng chuyên môn trong khu vực của chính phủ là 540,000 VNĐ (US$ 34).

 

Một số công ty liên doanh có thể được miễn theo mức lương tối thiểu nếu mới thành lập hoặc hoạt động tại những nơi hẻo lãnh.  Tuy nhiên lương của công nhân không thể dưới 800.000 VNĐ (US$ 48).

 

Công nhân làm việc 40 giờ một tuần trong khu vực công. Chính phủ khuyến khích khu vực tư nhân cũng áp dụng số giờ tương tự, tuy nhiên không bắt buộc. Làm trên 40 giờ, công nhân được trả tiền phụ trội bằng 1.5 lần lương thường, 2 lần nếu phải làm việc vào ngày nghỉ trong tuần, 3 lần nếu cần phải lam việc vào ngày nghỉ lễ hay vào thời gian nghỉ có trả lương.

 

Luật Lao Động giới hạn số giờ làm việc phụ trội bắt buộc tối đa là 4 giờ mỗi tuần và 200 giờ cho mỗi năm. Trong trường hợp đạc biệt số giờ phụ trội có thể tăng lên đến 300 giờ, nếu có sự chấp thuận của chính phủ, TLĐLĐVN và chủ công ty. 

 

Trên thực tế, công nhân Việt-Nam không được bảo vệ đúng theo luật. Họ vẫn phải chịu lương thấp, ngày làm việc dài, và không được trả tiền làm giờ phụ trội, trong điều kiện thiếu vệ sinh, không có bảo hiểm và không có tiền hưu trí. Nguyên nhân là chính phủ không đủ nhân lực và thanh tra để buộc các chủ nhân thi hành luật.

 

Lương của công nhân trung bình khoảng $US700 một năm, so với tổng sản phẩm nội địa trung bình đầu người ước lượng cho năm 2009 là US$1,036. Với lợi tức thấp như vậy, công nhân không thể nuôi sống gia đình một cách đầy đủ.

 

Vào tháng 9, năm 2009, trên 1,000 công nhân tại công ty sản xuất giầy An Thịnh tại tỉnh Bình Dương đã đình công để đòi tăng lương và cải thiện bửa ăn. Một đại diện của giới chủ nhân nói rằng công nhân đòi tăng lương 10% trên số lương đang áp dụng là 2 triệu VNĐ (US$112). Trong khi đó tờ báo Lao Động cho biết lương của công nhân chỉ có 1 triệu VNĐ (US$56) và bữa cơm của công nhân trị giá 5,500 VNĐ (US$0.30).

 

Công nhân đình công 400 lần trong năm 2006, 600 lần trong năm 2007, 309 lần trong năm 2008, và 216 lần trong năm vừa qua. Khoảng 72% số đình công này xẩy ra ở các công ty có đầu tư nước ngoài.  Công nhân tiếp tục đình công mặc dù họ phải cẩn thận hơn vì luật Lao động mới khắt khe. 

 

Rất khó để tiên đoán số lần đình công và số công nhân tham gia đình công, cũng như cường độ của đình công trong năm 2010. Trong hai năm 2008-2009, số lần đình công giảm một cách đáng kể có thể vì tình trạng kinh tế tri trệ, khiến công nhân không có nhiều việc lam để chọn lựa. Họ phải bám vào việc làm đang có.  Tình trạng kinh tế sáng sủa hơn trong năm 2010 có thể sẽ làm đảo ngược chiều hướng này.  Mặt khác, trong 5 năm vừa qua, ban quản trị công ty và chính quyền đã có kinh nghiệm hơn đối với nguyện vọng và phản ứng của công nhân. Điều này sẻ giúp cho sự thương lượng giữa đôi bên chủ nhân và người lao động dễ đi đến kết quả và tránh được đình công.

 

Kết luận:

 

Để cải thiện thật sự quyền lợi của công nhân, chính phủ Việt Nam nên (1) phê chuẩn hai quy ước của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế 87 và 98 để chính thức công nhận quyền lập hội và quyền tổ chức và thương lượng tập thể của công nhân; (2) cho phép công nhân thành lập nghiệp đoàn độc lập; (3) công nhận Hiệp Hội đoàn Kết Công Nông Việt Nam và Công Đoàn Độc Lập Việt Nam; (4) Hủy bỏ nghị định 38/2005/ND-CP để cho phép công nhân được tụ tập tự do trong việc tranh đấu cho quyền lợi của công nhân; (5) Biến đổi TLĐLĐVN thành viện nghiên cứu lao động; và (6) dành ngân sách rộng rãi để kiểm soát việc thi hành Luật Lao Động; (6) Chấm dứt tình trạng bóc lôt những công nhân ngay trong nước khi họ tìm cơ hôi ra nước ngoài kiếm sống; và (7) Bảo vệ công nhân Việt Nam làm việc tại hải ngoại.

 

Một khi Luật Lao Động được hoàn chỉnh và việc thi hành luật được tiến hành đứng đắn, quyền lợi của công nhân Việt-Nam sẽ được bảo đảm hơn. Một Đạo Luật Lao Động nghiêm chỉnh cần phải tạo cho công nhân có phương cách và nơi chốn để bầy tỏ nguyện vọng chính đáng một cách công bằng và ôn hòa. Trong điều kiện như vậy, xã hội mới được ổn định, và Kinh tế sẽ được phát triển thuận lợi.

 

Cũng trong hoàn cảnh như thế, Việt-Nam sẽ hội đủ tiêu chuẩn để gia nhập Chương Trình Ứu đãi Thuế Quan Phổ Quát của Hoa Kỳ (Generalized System of Preferences – GSP). Theo đó, Việt Nam sẽ có thể xuất cảng sang Hoa Kỳ hàng ngàn sản phẩm mà không phải trả thuế nhập cảng. Điều này giúp tạo thêm công ăn việc làm và gia tăng lợi tức cho công nhân và nông dân Việt-Nam.

 

Một lý do khiến chính quyền Việt-Nam, cũng như trong những chế độ cộng sản độc tài khác, không chấp nhận phong trào công đoàn độc lập cũng như không chấp nhận bất cứ một tổ chức phi chính phủ nào khác, là họ muốn bảo vệ vị thế độc tôn của đảng Cộng Sản và duy trì chế độ độc đảng. Bao lâu chính quyền Việt Nam còn duy tri tình trạng này, quyền lợi của người dân, đặc biệt là công nhân, còn bị thiệt thòi.  Một chế độ mệnh danh là xã hội chủ nghĩa thì không thể dùng luật để áp chế công nhân, thay vì bảo vệ quyền lợi của công nhân.

 

oo0oo

 

Tác giả Nguyễn Quốc Khải hiện tại đang làm chuyên viên tư vấn tại Ngân Hàng Thế Giới. Ông  cũng là Chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ báo điện tử Vietnam Review và chủ tịch Ủy Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam. Trước đây ông là một chuyên viên kinh tế trong nhiều năm cũng tại Ngân Hàng Thế Giới và từng là giáo sư thỉnh giảng (professorial lecturer) tại Johns Hopkins University, Hoa Kỳ. Bài viét trên đây trình quan điểm riêng của tác giả.

 

Chú thích:

 



[1]  The American Federation of Labor & Congress of Industrial Organizations (AFL-CIO), “Comments Concerning the Application of Vietnam to be Designated as An Eligible Beneficiary Developing Country Under the Generalized System of Preferences (GSP)”, August 4, 2008.    

[2]  Human Rights Watch, “Not Yet a Workers’ Paradise”. May 4, 2009.

[3]  Decree No. 11/2008/NĐ-CP, January 30, 2008 and Circular No. 07/2008/TTLT-BLDTBXH-BTC, May 30, 2008.

[4]  WorkerFreedom, “330 Illegal Strikes in Six Months,” June 21, 2008.

[5]   Decree No. 11/2008/NĐ-CP, January 30, 2008 and Circular No. 07/2008/TTLT-BLDTBXH-BTC, May 30, 2008.

[6] WorkerFreedom,Workers Prefer Illegal Strikes To Impotent Labor Unions,” June 24, 2008.

[7]  The U.S. Department of State, “Country Reports on Human Rights Practices – 2008,” released by the Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor, February 25, 2009.

 -----------------

Xin mời qúy vị bấm vào đây để đọc bản tin và nghe cuộc phỏng vấn của phóng viên Thanh Phương, đài RFI với LS Phan Quốc Cường, đại diện tổ chức BPSOS, về vấn nạn buôn người, vai trò của chính phủ Việt Nam, và một số đề nghị cụ thể để tạo thay đổi, giải quyết vấn nạn này.
 
Theo bản báo cáo 2009 về nạn buôn người trên thế giới, do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vào tháng sáu năm ngoái, Việt Nam vừa là nơi xuất phát, vừa là điểm đến của các đường dây buôn người. Theo nhận định của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ Việt Nam chưa hoàn toàn đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu về việc xoá nạn buôn người, tuy đã có một số nỗ lực đáng kể.
 
Phỏng vấn Luật sư Phan Quốc Cường
 
(12:16)


Cuộc đi bộ chống nạn buôn người 2009 tại bang Virginia
Photo: BP SOS

Phụ nữ và trẻ em vẫn bị bán sang Trung Quốc, Cam Bốt, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài Loan và Macao để khai thác tình dục. Việt Nam cũng là nơi xuất phát nhiều lao động nam và nữ, ra nước ngoài thông qua các công ty môi giới của Nhà nước hay tư nhân để làm việc trong các ngành xây dựng, ngư nghiệp hay trong các xưởng sản xuất, chủ yếu là tại các nước Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Tây Âu và Trung Đông. Đa số phải làm việc như những nô lệ thời đại và bị nợ nần chồng chất do phải vay rất nhiều tiền để được đi. Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, chi phí mà người lao động phải trả cho các công ty xuất khẩu lao động có thể lên tới 10 ngàn đôla. 

Cũng có những thông tin cho biết là các tổ chức tội phạm buôn trẻ em sang Anh quốc làm việc trong những nông trại trồng cần sa và nhiều em bị bán sang Trung Quốc để làm việc trong ngành nông nghiệp và sản xuất. Cũng có không ít phụ nữ Việt Nam còn bị dụ dỗ sang lấy chồng ở các nước Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Macao và Hàn Quốc, để rồi trở thành nạn nhân của khai thác tình dục và lao động cưỡng bức. 

Nhưng ngược lại, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao, Việt Nam cũng là điểm đến của các đường dây buôn trẻ em Cam Bốt đến các vùng đô thị làm việc như nô lệ hoặc mãi dâm. Nhiều trẻ em Việt Nam và Cam Bốt từ các miền quê bị bán lên Sài Gòn và Hà Nội và bị buộc phải đi ăn xin, bán hoa, bán vé số, nộp tiền cho các băng đảng kiểm soát đường dây này. Mặt khác, Việt Nam ngày càng là điểm đến của du lịch tình dục trẻ em từ nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Úc, châu Âu và Mỹ. 

Theo nhận định của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ Việt Nam chưa hoàn toàn đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu về việc xoá nạn buôn người, tuy đã có một số nỗ lực đáng kể. Hiện giờ, trong danh sách các nước buôn người do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thiết lập, Việt Nam được xếp thứ hạng 2, nhưng Liên minh bài trừ nô lệ mới ơ châu Á, gọi tắt là CAMSA, ngày 28/3 vừa qua đã kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào thứ hạng 3. Hạng 3 gồm các quốc gia có tình trạng buôn người trầm trọng và chính quyền đã không chứng minh quyết tâm chống tệ nạn này và thậm chí trong một số trường hợp lại có sự can dự của giới chức chính quyền. 

Liên minh CAMSA hiện gồm năm tổ chức thành viên, BPSOS, Uỷ ban Hoa Kỳ bảo vệ người lao động Việt Nam, Liên hội người Việt Canada, Hiệp hội nhân quyền quốc tế của Đức, và tổ chức Tenaganita của Malaysia. 

Riêng tổ chức BP SOS Uỷ ban cứu người vượt biển đã ra đời từ năm 1980 với nhiệm vụ giúp đở thuyền nhân Việt Nam và nay cũng tham gia nhiều vào công tác chống nạn buôn người liên quan đến Việt Nam. Trong phần tạp chí hôm nay, chúng tôi xin mời quý vị nghe phần phỏng vấn với luật sư Phan Quốc Cường, Quản trị truyền thông và giao tế của BPSOS. 

Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100405-viet-nam-chua-co-du-quyet-tam-chong-nan-buon-nguoi

Phát Biểu Tại Hội Nghị Toàn Quốc Của Các Luật Sư Người Mỹ Gốc Việt

Hoa Thịnh Đốn, 2 tháng 4, 2011

 

Ts. Nguyễn Đình Thắng

 

(Nguyên văn tiếng Anh)

 

Kính chào quý thượng khách, quý luật sư,

 

Tôi xin nói rõ: tôi không phải là luật sư đâu nhé.

 

(Quan khách cười rộ)

 

Tôi vẫn tin rằng đối diện với luật sư một hoặc cùng lắm hai lần trong đời là đủ lắm rồi. Thế mà xem này, chỉ riêng hôm nay tôi đang đối diện cơ man nào luật sư. Vinh dự thay.

 

(Cười rộ)

 

Trước hết tôi chúc mừng ba sinh viên luật được trao học bổng. Các bạn đã phấn đấu và xứng đáng với học bổng ấy. Tôi nghiêng mình thán phục.

 

(Vỗ tay)

 

 

Ts. Nguyễn Đình Thắng Phát Biểu Tại Hội Nghị Toàn Quốc Của Các Luật Sư Người Mỹ Gốc Việt tại Hoa Thịnh Đốn, 2 tháng 4, 2011. (ảnh Chi Lan Vu)

 

Hồi nãy, trong phần tiếp tân, tôi có vinh dự đặc biệt được bác Paul Nguyễn, vị được trao danh hiệu Người Mở Đường (Trailblazer). cho tôi một ly rượu vang đỏ. Và nếu bây giờ lời nói của tôi mà có bất nhất thì quý vị biết tại ai

 

(Cười rộ)

 

Tại buổi tiếp tân chiều hôm qua, một người trong số quý vị, Giáo Sư Luật Việt Đinh, thôi thúc chúng ta đáp lời réo gọi phục vụ.



Trong 20 năm qua tôi có hân hạnh chuẩn bị cho nhiều người bạn trẻ cho điều ấy: phục vụ.

 

Có lẽ một số người nghĩ đến một trong những thực tập sinh của tôi mà sau này trở thành vị dân biểu liên bang người Mỹ gốc Việt đầu tiên. Tôi rất hãnh diện về người ấy và mọi người trong chúng ta đều nên hãnh diện.

 

Nhưng hôm nay tôi không nói về Dân Biểu Joseph Cao mà muốn nói về một thực tập sinh đến với tôi từ San Diego cách đây 10 năm.

 

Một hôm tôi chở cậu ta trên xe. Hai anh em hứng thú nói về các sinh hoạt cho giới trẻ. Khi tôi nhắc đến một tổ chức tên là Lạc Việt ở Louisville, Kentucky, chuyên lo dạy kèm cho những trẻ em gia đình nghèo, cậu ta hứng thú reo lên: Hội này chọn tên hay quá. Thật phù hợp!

 

Tôi khá ngạc nhiên vì không ngờ một thanh niên trẻ, không rành tiếng Việt lắm, lại có thể hiểu được ý nghĩa của cái tên Lạc Việt.

 

Theo truyền thuyết, cách đây gần 5 ngàn năm nhiều bộ tộc Việt sống dọc theo mạn Nam của sông Hoàng. Họ tạo nên nền văn hoá Bách Việt. Nền văn hoá nông nghiệp ấy bị giống dân du mục từ phương Bắc tấn công và thống trị. Chỉ có một ít bộ tộc sống thoát, trong đó có bộ tộc Lạc Việt, lấy loài chim Lạc làm biểu tượng. Họ di chuyển xuống phương Nam để tránh bị diệt chủng và lập quốc ở giải đất mà bây giờ là Việt Nam. Đó là truyền thuyết về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Tôi không ngờ cậu ta lại biết về truyền thuyết này.

 

Vừa ngạc nhiên vừa tò mò, tôi hỏi: Sao lại nói vậy?

 

Vẫn với giọng phấn khởi, cậu ta trả lời: Thì lạc là đi lạc, còn Việt là người Việt. Những người Việt lạc lõng, đúng với tâm trạng tụi em đó anh.

 

(Quan khách cười rộ)

 

Thoạt tiên tôi thấy câu trả lời ngộ nghĩnh. Nhưng khi nghĩ lại, vì hiểu hoàn cảnh của cậu thanh niên này, tôi thấy đau nhói trong tim. Cậu ta lớn lên trong một gia đình thiếu đầm ấm; bố mẹ say sỉn. Là người độc nhất trong gia đình vào đại học, cậu ta tốt nghiệp với số điểm tối thiểu là 2.0. Ở tuổi mới lớn, cậu ta không có người hướng dẫn, không có ai làm gương, không định hướng cho cuộc đời.

 

Mọi người chúng ta ở đây may mắn hơn cậu thanh niên ấy.

 

Quý vị chắc chắn là may mắn hơn cậu ta. Quý vị là những gương thành công, là niềm hãnh diện của cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ. Và hơn nữa quý vị đã đóng góp trở lại. Nếu có quyển sách về sự thành đạt của những người Mỹ gốc Việt thì mỗi người trong số quý vị phải được ghi nhận và vinh danh về những thành đạt bản thân và đóng góp cho cộng đồng và xã hội.

 

Trong 36 năm qua cộng đồng của chúng ta đã thể hiện nghị lực sinh tồn vượt bực. Từ thân phận tị nạn và di dân, các gia đình người Việt đã xây dựng lại cuộc sống ở một đất nước hoàn toàn mới lạ, đã nuôi nấng con cái nên người, và đồng thời hỗ trợ cho thân nhân ở trong nước.

 

Tuy nhiên, trong bức hình toàn thể về cộng đồng của chúng ta, có một cái gì đó không ổn.

 

Những người như quý vị đã thành công là do chính sự phấn đấu của mình và sự hy sinh và dìu dắt của ông bà, cha mẹ chứ đâu phải do nỗ lực chung của cộng đồng. Chúng ta có nhiều thành đạt cá nhân nhưng như một tập thể chúng ta đã không thành công. Trong 36 năm qua, cộng đồng chúng ta đã không quan tâm đầu từ cho tương lai của chính mình. Cộng đồng chúng ta cần thay đổi, cho những người kém may mắn, như cậu thực tập sinh của tôi vừa kể.

 

Cách đây vài hôm, tôi tiếp xúc với một số em trong hội sinh viên địa phương, ở quận Fairfax. Các em đang cần gây quỹ dăm ba ngàn để thực hiện dự án dạy kèm cho các học sinh trung học yếu về học lực. Các em thật chật vật mà vẫn không tìm ra ngân khoản. Trong khi đó cuối tuần nào ở các thành phố lớn nhỏ cũng đều có các buổi gây quỹ, tổng cộng lên đến hàng trăm ngàn, hàng triệu Mỹ kim, cho các chương trình cứu tế, từ thiện ở Việt Nam. Có điều gì không ổn nơi bức tranh về cộng đồng của chúng ta.

 

Trong những chuyến đi khắp nơi ở Hoa Kỳ, tôi đã gặp biết bao trẻ em Việt bỏ học vì thiếu sự hướng dẫn, thiếu cơ hội, thiếu phương tiện. Thế nhưng trong cộng đồng chúng ta lại có rất nhiều những chương trình xây nhà trường, cấp học bổng ở Việt Nam. Có điều gì không ổn nơi bức tranh về cộng đồng của chúng ta.

 

Tôi cũng đã gặp biết bao gia đình khốn khó, mất công ăn việc làm, mất bảo hiểm trong nền kinh tế khó khăn hiện nay. Có những người nhiều năm rồi không dám đi bác sĩ. Thế nhưng trong cộng đồng chúng ta lại có biết bao các phái đoàn y sĩ đi phục vụ ở Việt Nam mỗi năm. Có điều gì không ổn nơi bức tranh về cộng đồng của chúng ta.

 

Hiện có khoảng 130 ngàn tiểu thương trong cộng đồng. Đó là rường cột kinh tế của cộng đồng, là nguồn thu nhập của phần lớn các gia đình Việt. Nhờ đó mà những người Việt tị nạn và di dân đã nuôi nấng cho con cái trưởng thành và đỗ đạt, sản xuất biết bao bác sĩ, kỹ sư, luật sư, nghệ sĩ cho cộng đồng chúng ta và đất nước Hoa Kỳ. Thế nhưng phần lớn các tiểu thương này èo uột vì không đi vào được thị trường dòng chính. Cộng đồng chúng ta chưa có một kế hoạch, một chương trình nào để giúp cho các tiểu thương ấy phát triển. Trong khi đó có biết bao dự án đầu tư vào Việt Nam lên đến bạc tỉ. Có điều gì không ổn nơi bức tranh về cộng đồng của chúng ta.

 

Xin đừng hiểu lầm rằng tôi bài bác việc trợ giúp cho người dân trong nước. Trong 30 năm qua đó là điều tôi đã làm: trợ giúp người dân trong nước. Tôi kêu gọi sự quân bình trong mối quan tâm của chúng ta đối với đồng bào ở Việt Nam và đối với chính cộng đồng của mình ở ngay tại Hoa Kỳ.

 

Cộng đồng chúng ta có nhiều hội đoàn nhưng thiếu các tổ chức có cơ chế để đáp ứng các nhu cầu đa dạng trong chính cộng đồng của mình. Đó là những tổ chức có sứ mạng và chức năng rõ rệt, có cơ sở ổn định, có cấu trúc điều hành, có nguyên tắc quản trị, có nhân viên chuyên nghiệp, có ngân sách, và có kế hoạch trường tồn. Cứ trung bình một ngàn rưởi người Mỹ thì lại có một tổ chức có cơ chế như vậy. Tính theo tỉ lệ ấy thì lẽ ra cộng đồng chúng ta đã phải có trên một ngàn tổ chức như vậy trên toàn quốc. Nhưng làm gì có. Thực sự chúng ta cũng không biết đích xác là cộng đồng mình có bao nhiêu tổ chức như vậy. Theo tôi, không đến 50. Có điều gì không ổn nơi bức tranh về cộng đồng của chúng ta.

 

Thiếu những tổ chức có cơ chế như vậy dẫn đến thất thoát tài năng. Khi những người trẻ muốn phục vụ toàn thời cho cộng đồng thì họ đi đâu? Không có nơi nào trong cộng đồng của chúng ta thu dụng họ, thì họ phải qua những cộng đồng khác để phục vụ. Chúng ta đang mất họ. Và khi không có những người có năng lực, có ý chí làm việc toàn thời để huy động và phối hợp những người tình nguyện thì dần dà chúng ta cũng mất luôn cả những tình nguyện viên. 

 

Quý vị là những người lãnh đạo giỏi trong lãnh vực chuyên môn của mình. Cộng đồng chúng ta có nhiều người lãnh đạo như vậy, nhưng lại thiếu một loại lãnh đạo: đó là lãnh đạo cộng đồng. Đấy là những người lãnh đạo am tường tâm lý và ngay cả những nghịch lý trong cộng đồng. Họ phải biết cách huy động những khuynh hướng đa dạng, biết cách hoá giải những bất đồng. Họ phải biết cách cơ chế hoá các tổ chức quần chúng. Họ phải có tầm nhìn sách lược, đầu óc cấu trúc và khả năng tìm giải pháp. Cộng đồng chúng ta chưa có một kế hoạch đào tạo nên những người lãnh đạo cho chính cộng đồng.

 

Trong 12 tháng qua tôi đã đi nhiều nơi trên nước Mỹ, từ những tỉnh lớn đến các thành phố nhỏ, để tiếp xúc với đồng bào thuộc mọi thành phần, tại các trung tâm cộng đồng và ở những trường đại học, để chuyển tải thông điệp về sự thay đổi. Thông điệp này rất đơn giản: hãy đầu tư cho chính tương lai của cộng đồng, và hãy khởi đầu ngay. Chúng ta phải khởi đầu ngay vì khi mà lớp người mà tôi gọi là đội ngũ cầu nối, nghĩa là những người tiến vào dòng chính dễ dàng mà vẫn gắn bó với cộng đồng và dân tộc, phai dần vào hoàng hôn của đời người thì đã quá trễ nếu chưa kịp bắc nhịp cầu cho thế hệ sau tiếp nối.  

 

Thông điệp này được sự hưởng ứng rộng rãi của mọi thành phần thuộc các thế hệ khác nhau.

 

Ngày 2 tháng 7 tới đây, từ hai đến ba trăm người đồng tâm đồng chí, với kinh nghiệm lãnh đạo khác nhau, sẽ từ khắp nơi tụ hội về Hoa Thịnh Đốn với một mục đích chung: đặt nền móng cho một kế hoạch 10 năm để đưa cộng đồng chúng ta tiến lên trong cả ba lãnh vực chính quyền, kinh doanh, và xã hội, cùng lúc.

 

Trong lãnh vực chính quyền, kế hoạch này sẽ khuyến khích người trẻ tham gia các cơ quan chính quyền, phục vụ trong quân đội, tranh cử và vận động chính sách. Trong lãnh vực kinh doanh kế hoạch này sẽ hỗ trợ cho giới tiểu thương phát triển, khuyến khích và hướng dẫn người trẻ đi vào thương trường, và chuẩn bị để người Việt tiến lên các vị trí lãnh đạo trong các công ty dòng chính. Trong lãnh vực xã hội, kế hoạch này sẽ thúc đẩy việc hình thành các tổ chức có cơ chế cho cộng đồng, tập hợp quần chúng, và liên kết với các cộng đồng sắc dân bạn để tạo tiếng nói và thế đứng.  

 

Để hỗ trợ cho sự phát triển trong cả ba lãnh vực này, đại hội sẽ đưa ra hai đề xuất: nghiên cứu và đào tạo lãnh đạo. Về nghiên cứu, chúng tôi đang kết nối lực lượng những chuyên viên nghiên cứu và học giả gốc Việt để thực hiện các cuộc khảo cứu về chính cộng đồng mình. Về đào tạo lãnh đạo, chúng tôi đã bắt đầu chương trình “500 trong 5 năm”, qua đó đào tạo đội ngũ người lãnh đạo có bản lĩnh, đạo đức, và hữu hiệu.

 

Có người cho rằng đây là viễn cảnh lớn với những thử thách to tát. Đúng vậy, cộng đồng chúng ta đang cần một tầm nhìn rộng lớn đủ để quy tụ mọi người có tâm huyết, để tạo cảm hứng cho mọi người ở mọi lứa tuổi, để thu hút nhân tài ở mọi nơi, và để biến sự khác biệt thành sự đa dạng phong phú.

 

Còn nói về thử thách thì dù to tát cũng chẳng so sánh được với những thử thách của Biển Đông mênh mông và cánh đồng tử thần ở Cambốt mà chúng ta hay cha mẹ chúng ta đã phải vượt qua trước đây khi đi tìm tự do, chẳng thể so sánh được với những thử thách của những gia đình phải xây dựng lại từ đầu nơi đất khách quê người, và cũng chẳng thể so sánh được với những thử thách của công trình lập quốc của bộ tộc Lạc Việt cách đây mấy nghìn năm.

 

Tôi kêu gọi những bộ óc tuyệt vời và những tấm lòng nhân ái ở nơi đây hãy đến cùng với hàng trăm những người lãnh đạo khác vào ngày 2 tháng 7 sắp tới, cho cùng một đại nghĩa.

 

Trong số quý vị có người có lẽ còn thắc mắc về người thanh niên đến thực tập với tôi từ San Diego. Thưa vâng, sau khi hoàn tất một năm thực tập, cậu ta đã vào Đại Học Yale để theo đuổi ngành y. Cậu ta giờ đây có tương lai. Và cộng đồng của chúng ta cũng vậy, cũng sẽ có tương lai, nếu như mọi người trong chúng ta đủ quan tâm để biến viễn cảnh thành hiện thực.

 

Chúng ta có hy vọng. Chúng ta có trách nhiệm. Đã đến phiên chúng ta nhận lãnh vai trò do lịch sử giao phó.

 

(Vỗ tay)

 

Thông tin về đại hội ngày 2 tháng 7: http://vasummit2011.org/


Posted on 22 Jul 2009
TOP
back to Audio FreeViet INDEX
...MORE COLLECTIONS

  • Trần Phong Vũ: Tam Tòa đang đi vào những trang Sử hào hùng rực sáng !
  • 14 audio đồng bào hải ngoại gởi tâm tình hiệp thông đồng bào Thái Hà
  • 20 audio Paltalk yểm trợ Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền cho Việt Nam
  • 21 AUDIO tâm tình và nhận định về sự kiện Việt Cộng bắt giam tù Linh mục Nguyễn Văn Lý cùng các chiến sĩ Khối 8406
  • 7 audio Paltalk: Ts Nguyễn Đình Thắng + Gs Nguyễn Quốc Khải
  • Gs Nguyễn Lý Tưởng: Tư cách hiên ngang anh hùng của Cha Lý
  • HT Thích Vân Đàm: Lịch sử đã điểm!
  • 78 năm Ngày Tang Yên Bái, tưởng niệm Nguyễn Thái Học và 12 Liệt Sĩ của Việt Nam Quốc Dân Đảng
  • Tiến sĩ Maran Turner: FREEDOM NOW và sứ mệnh giải cứu các Tù Nhân Lương tâm
  • Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm: Tưởng niệm Tháng Tư Đen
  • 8 AUDIO tâm tình gởi đồng bào quốc nội --Tháng Năm 2009
  • Gs Lê Hồng: Hãy biểu tình, rỉ tai, biên thơ rơi, truyền bá!
  • Nguyên Trần: Bọn vô thần cắt xương thịt cha ông, đem dâng hiến cho kẻ thù phương bắc!
  • Cụ Phan Vỹ: Không còn cách nào khác hơn là phải vùng lên lật đổ đám cộng sản!
  • Giáo sư Nguyễn Văn Canh: Những hành vi của Việt Cộng trái với quy định quốc tế
  • HT Thích Chánh Lạc: Hãy cùng nhau đứng lên dẹp tan giặc cộng!
  • Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng: "Ai gieo trong đau thương, sẽ gặt trong vui mừng"!
  • Mặc Giao: Sức Mạnh của Tôn Giáo (Paltalk 5/24/2008)
  • 5 audio Paltalk: Nghị Quyết 36, Văn học VN, Nhân Quyền
  • Đỗ Minh Đức: Việt Nam Trong Tim Tôi
  • TS Nguyễn Xuân Nghĩa: Giờ Giải Ảo + Bên Kia Màn Khói
  • Ts Phan Văn Song: Tinh thần Đại Việt giữ nước và cứu nước
  • Ts Nguyễn Đình Thắng: Muốn thay đổi, phải hành động!


    Các Đài Phát Thanh Việt Ngữ
    hướng về Việt Nam:

    » VOA
    » BBC phát thanh từ Luân Đôn
    » RFI (Radio France Internationale)
    » RFA - Radio Free Asia
    » VERITAS - Chân Lý Á Châu
    » Đài Phật Giáo Việt Nam

    Các đài phát thanh từ Hoa Kỳ:

    » Radio Bolsa
    » Saigon Radio Hải Ngoại


    « FreeVietNews.com

  •  



      
      Services | © 2008 - 2024
    (1)